Trần Đình Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 109 - 116<br />
<br />
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT<br />
HÀNG HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG – HÀ GIANG<br />
Trần Đình Tuấn1, Nguyễn Thị Châu2, Lê Thị Thu Hương3<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
3<br />
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bắc Quang là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn<br />
quả và cây công nghiệp dài ngày. Trong thời gian qua Bắc Quang đã đạt được những kết quả<br />
nhất định về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên sản xuất vẫn mang<br />
tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang tính thương<br />
hiệu chưa được coi trọng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Qua<br />
nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 4 định hướng và 7 giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo<br />
hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang. Những giải pháp trên đây, nếu được thực hiện đồng<br />
bộ và tính toán cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của<br />
từng vùng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong điều kiện hội<br />
nhập kinh tế thành công ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.<br />
Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; sản xuất nông sản hàng hóa;<br />
sản xuất nông nghiệp ở Bắc Quang.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp<br />
nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức<br />
quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã<br />
hội đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và<br />
khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành<br />
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới<br />
(WTO) đã đặt ra cho sản xuất nông nghiệp<br />
nước ta những thời cơ và thách thức mới.<br />
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần<br />
thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Hiện nay và<br />
trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp,<br />
nông thôn và nông dân vẫn có tầm chiến<br />
lược đặc biệt quan trọng... Thúc đẩy nhanh<br />
quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và<br />
kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản<br />
xuất các sản phẩm có thị trường và hiệu quả<br />
kinh tế cao… Xây dựng các vùng sản xuất<br />
hàng hoá tập trung, gắn với việc chuyển giao<br />
công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục<br />
tình trạng sản xuất manh mún, tự phát”.<br />
Bắc Quang là một huyện vùng thấp của tỉnh<br />
Hà Giang, có vị trí là cửa ngõ với các địa<br />
phương ở khu vực phía Nam của tỉnh. Bắc<br />
Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát<br />
triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 039920<br />
<br />
và cây công nghiệp dài ngày. Mặc dù trong<br />
những năm vừa qua, huyện đã có chủ trương<br />
đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm<br />
nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản<br />
xuất, chuyển dần sang hướng sản xuất hàng<br />
hóa. Tuy nhiên trên thực tế, sản xuất vẫn<br />
mang tính tự phát, chạy theo thị trường; vấn<br />
đề sản xuất hàng hóa có chất lượng và mang<br />
tính thương hiệu chưa được coi trọng, nhất là<br />
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và<br />
thế giới…<br />
Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra hướng đi và giải<br />
pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng<br />
sản xuất hàng hoá ở huyện Bắc Quang, Hà<br />
Giang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và<br />
thực tiễn cho mục tiêu giải quyết các vấn đề<br />
nêu trên.<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG<br />
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG<br />
HÓA Ở HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG<br />
Theo số liệu thống kê năm 2010, Bắc Quang<br />
có tổng diện tích tự nhiên là 83,951.6ha, trong<br />
đó đất nông nghiệp là 17.068,1ha (chiếm<br />
20,33% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là<br />
66.305,5ha (chiếm 78,98%). Dân số của huyện<br />
năm 2010 là 109.734 người, với 48.268 lao<br />
động, trong đó lao động nông nghiệp là 32.352<br />
người, chiếm 67,0% tổng lao động của huyện.<br />
109<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hiện nay ở Bắc Quang có 19 dân tộc anh em<br />
cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân<br />
tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh. Về hành chính,<br />
toàn huyện có 02 thị trấn và 21 xã. Tốc độ<br />
tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 17,5%. Sản<br />
lượng lương thực bình quân/người/năm đạt<br />
453kg. Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm thủy<br />
sản chiếm 34,44%, ngành công nghiệp và xây<br />
dựng chiếm 29,53% và ngành thương mại dịch vụ chiếm 36,03% trong tổng cơ cấu kinh<br />
tế của huyện. Như vậy, cơ cấu kinh tế trong<br />
giai đoạn 2008-2010 của huyện Bắc Quang có<br />
xu hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất nông lâm<br />
nghiệp và thương mại - dịch vụ , giảm dần tỷ<br />
trọng ngành công nghiệp & xây dựng.<br />
Với điều kiện về đất đai, lao động, tập quán<br />
canh tác, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, ... của<br />
huyện thì phát triển sản xuất nông nghiệp<br />
hàng hoá là hướng đi tất yếu. Trong những<br />
năm qua cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển<br />
dịch theo hướng tăng dần diện tích, sản<br />
lượng, giá trị và giá trị hàng hóa các loại cây<br />
có giá trị kinh tế cao.<br />
Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây<br />
trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ<br />
cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi<br />
và dần trở thành tập quán sản xuất. Đến nay ở<br />
huyện Bắc Quang đã xuất hiện một số mô hình<br />
sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều<br />
tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp<br />
thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản<br />
sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao<br />
hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.<br />
Bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa<br />
với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như<br />
rau, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn<br />
gia súc, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và<br />
dài ngày… Nhiều mô hình trang trại chuyên<br />
canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được<br />
hình thành và phát triển.<br />
Cùng với sản xuất ngành trồng trọt, những<br />
năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện<br />
phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất<br />
lượng, đây là một trong những hướng mũi<br />
nhọn mà huyện Bắc Quang đã xác định nhằm<br />
<br />
91(03): 109 - 116<br />
<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.<br />
Từ năm 2008 đến năm 2010, huyện đã triển<br />
khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn<br />
lợn, bò thịt. Thực hiện trợ giá giống lợn<br />
ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo<br />
cho đàn lợn và bò thịt, hỗ trợ lãi suất cho<br />
nông dân đầu tư mua lợn giống… Kết quả<br />
giai đoạn 2008 – 2010, giá trị sản xuất ngành<br />
chăn nuôi tăng bình quân 24,2 % năm 2009 so<br />
với năm 2008 và 22,5% năm 2010 so với năm<br />
2009. Số lượng gia súc, gia cầm tăng khá, đàn<br />
lợn đạt mức tăng trưởng 10,6% năm 2010 so<br />
với năm 2009.<br />
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn,<br />
thú y và các phương thức chăn nuôi mới được<br />
ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia<br />
súc, gia cầm được nâng lên. Nhiều giống gia<br />
súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao<br />
được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã<br />
hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt<br />
hướng nạc, gia cầm, thủy cầm… với quy mô<br />
khá lớn. Phương thức nuôi công nghiệp và<br />
bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải<br />
quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa<br />
đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.<br />
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn,<br />
áp dụng tiêu chí trang trại mới sửa đổi năm<br />
2003, thì số lượng mô hình kinh tế trang trại<br />
hiện nay của huyện là 82 trang trại. Tỷ lệ<br />
trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm<br />
32/82 trang trại. Trang trại chuyên chăn nuôi<br />
còn ít chiếm 14/82 trang trại. Việc phát triển<br />
mô hình kinh tế trang trại là tất yếu của nền<br />
sản xuất hàng hóa của huyện Bắc Quang, đặc<br />
biệt là hướng phát triển trang trại chăn nuôi.<br />
Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh của Bắc<br />
Quang. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm<br />
tới 79% so với tổng diện tích tự nhiên, trong<br />
những năm qua huyện đã tổ chức khoanh nuôi<br />
bảo vệ rừng tự nhiên và đẩy mạnh công tác<br />
trồng rừng mới theo hướng sản xuất hàng<br />
hóa. Việc khai thác cũng được quản lý để<br />
nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế với bảo<br />
vệ rừng.<br />
<br />
110<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 109 - 116<br />
<br />
Bảng 1. Tình hình sản xuất hàng hóa một số cây trồng chính ở Bắc Quang<br />
TT<br />
I<br />
1<br />
2<br />
3<br />
II<br />
1<br />
2<br />
3<br />
III<br />
1<br />
2<br />
3<br />
IV<br />
1<br />
2<br />
3<br />
V<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Đvt<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Cây Lúa<br />
Diện tích<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Cây củ có bột<br />
Diện tích<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Đậu các loại<br />
Diện tích<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Cây chè<br />
Diện tích<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Diện tích<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
So sánh (%)<br />
09/08<br />
10/09<br />
<br />
ha<br />
tr.đ<br />
%<br />
<br />
7.675<br />
98.285<br />
11,03<br />
<br />
7.670<br />
104.297<br />
12,5<br />
<br />
7.696<br />
108.249<br />
15,6<br />
<br />
99,93<br />
106,10<br />
113,30<br />
<br />
100,34<br />
103,80<br />
124,80<br />
<br />
ha<br />
tr.đ<br />
%<br />
<br />
630,0<br />
7.510,7<br />
51,2<br />
<br />
1052,0<br />
15.026,3<br />
58,0<br />
<br />
1645,0<br />
26.737,2<br />
67,9<br />
<br />
167,0<br />
100,1<br />
113,3<br />
<br />
156,4<br />
177,9<br />
117,0<br />
<br />
ha<br />
tr.đ<br />
%<br />
<br />
174<br />
290,4<br />
43,2<br />
<br />
159,9<br />
326,7<br />
53,8<br />
<br />
188<br />
392,16<br />
59,7<br />
<br />
ha<br />
tr.đ<br />
%<br />
<br />
2438<br />
27.547,5<br />
81,24<br />
<br />
2783<br />
36.372<br />
84,57<br />
<br />
3050<br />
43.215<br />
90,2<br />
<br />
114,2<br />
132,0<br />
104,1<br />
<br />
109,6<br />
118,8<br />
106,7<br />
<br />
ha<br />
tr.đ<br />
%<br />
<br />
2.102,0<br />
33.630,0<br />
60,2<br />
<br />
2.288,0<br />
39.321,0<br />
64,5<br />
<br />
2.040,0<br />
47.136,0<br />
66,8<br />
<br />
108,8<br />
116,9<br />
107,1<br />
<br />
89,2<br />
119,9<br />
103,6<br />
<br />
91,9<br />
112,5<br />
124,5<br />
<br />
117,6<br />
120,0<br />
111,0<br />
<br />
Nguồn: Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê huyện Bắc Quang<br />
Bảng 2. Tình hình sản xuất một số vật nuôi chính huyện Bắc Quang<br />
TT<br />
I<br />
1<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
II<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi<br />
Chăn nuôi gia súc<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Chăn nuôi gia cầm<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Chăn nuôi khác<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Sản phẩm không qua giết thịt<br />
Tỷ suất hàng hóa<br />
Số lượng gia súc, gia cầm<br />
Tổng đàn trâu<br />
Tổng đàn bò<br />
Tổng đàn lợn<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng đàn gia cầm<br />
<br />
III<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu<br />
Thịt trâu, bò hơi<br />
Thịt lợn hơi<br />
Thịt gia cầm<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
2008<br />
22.304<br />
16.678<br />
70,01<br />
2.017<br />
52,2<br />
638<br />
51,14<br />
2.850<br />
58,35<br />
<br />
Năm<br />
2009<br />
27.704<br />
20.158<br />
65,82<br />
2.120<br />
58,9<br />
850<br />
53,76<br />
4.456<br />
64,34<br />
<br />
2010<br />
33.936<br />
24.643<br />
70,89<br />
2.535<br />
62,08<br />
1.057<br />
58,22<br />
5.572<br />
68,21<br />
<br />
So sánh (%)<br />
09/08 10/09<br />
124,2 122,5<br />
120,9 122,2<br />
-6,0 107,7<br />
105,1 119,6<br />
112,8 105,4<br />
133,2 124,4<br />
105,1 108,3<br />
156,4 125,0<br />
110,3 106,0<br />
<br />
Con<br />
Con<br />
Con<br />
1000<br />
con<br />
<br />
22.918<br />
691<br />
58.609<br />
<br />
23.612<br />
702<br />
61.478<br />
<br />
24.412<br />
743<br />
68.019<br />
<br />
103,0<br />
101,6<br />
104,9<br />
<br />
103,4<br />
105,8<br />
110,6<br />
<br />
618<br />
<br />
637<br />
<br />
695<br />
<br />
103,0<br />
<br />
109,2<br />
<br />
Tấn<br />
Tấn<br />
Tấn<br />
<br />
7,5<br />
1.865<br />
315<br />
<br />
23,8<br />
2.000<br />
350<br />
<br />
223,4<br />
2.308<br />
395<br />
<br />
317,3<br />
107,2<br />
111,1<br />
<br />
938,7<br />
115,4<br />
112,9<br />
<br />
Đvt<br />
tr.đ<br />
tr.đ<br />
%<br />
tr.đ<br />
%<br />
tr.đ<br />
%<br />
tr.đ<br />
%<br />
<br />
Nguồn: Phòng Kinh tế và Niên giám thống kê huyện Bắc Quang<br />
<br />
111<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 109 - 116<br />
<br />
Bảng 3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp huyện Bắc Quang<br />
TT<br />
1.<br />
1.1<br />
1.2<br />
2.<br />
2.1<br />
2.2<br />
2.3<br />
2.4<br />
2.5<br />
2.6<br />
2.7<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Trồng rừng<br />
Trồng rừng tập trung<br />
Trồng cây phân tán<br />
Khai thác rừng<br />
Khai thác gỗ<br />
Khai thác củi<br />
Tre, vầu, hóp<br />
Nứa<br />
Lá dong<br />
Lá cọ<br />
Mây<br />
<br />
So sánh 2010/2009<br />
Số lượng<br />
(%)<br />
<br />
Đvt<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
ha<br />
Cây<br />
<br />
5.454<br />
4.093<br />
<br />
9.686<br />
6.742<br />
<br />
4.232<br />
2.649<br />
<br />
77,6<br />
64,7<br />
<br />
m3<br />
Ste<br />
1000cây<br />
1000cây<br />
1000 tàu<br />
1000 tàu<br />
m3<br />
<br />
33.060<br />
196.200<br />
21.960<br />
68,5<br />
1.740<br />
4.970<br />
7.460<br />
<br />
13.010<br />
201.690<br />
24.356<br />
90<br />
2.104<br />
5.870<br />
8.016<br />
<br />
-20.050<br />
5.490<br />
2.396<br />
21,5<br />
364<br />
900<br />
556<br />
<br />
-60,6<br />
2,8<br />
10,9<br />
31,4<br />
20,9<br />
18,1<br />
7,5<br />
<br />
Nguồn: Phòng Kinh tế và Niên giám thống kê huyện Bắc Quang<br />
<br />
Diện tích rừng trồng mới năm 2010 đạt<br />
4.232ha đạt 88,19% kế hoạch, tăng 77,6% so<br />
với năm 2009. Bên cạnh đó, công tác tăng<br />
cường nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng;<br />
quản lý, cấp phép khai thác, vận chuyển lâm<br />
sản trên địa bàn để quản lý và bảo vệ rừng<br />
một cách hữu hiệu hơn. Trong năm 2009 đã<br />
thu hồi hơn 10 nghìn m3 gỗ khai thác và vận<br />
chuyển trái phép, xử lý 45 trường hợp vi<br />
phạm Luật Bảo vệ rừng, tịch thu nộp ngân<br />
sách nhà nước trên 200 triệu đồng.<br />
Ngoài ra, UBND huyện đã cử đoàn cán bộ<br />
của huyện, xã và đại diện một số hộ trồng cây<br />
cao su đi học tập kinh nghiệm trồng cây cao<br />
su ở Trung Quốc và các tỉnh miền Trung để<br />
phát triển cây công nghiệp tại địa phương.<br />
Năm 2010 tiến hành quy hoạch để trồng mới<br />
1.200 ha cao su theo chỉ tiêu tỉnh giao.<br />
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG<br />
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO<br />
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở<br />
HUYỆN BẮC QUANG<br />
Những kết quả đạt được:<br />
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp<br />
theo hướng hàng hóa ở huyện Bắc Quang đã<br />
đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể là:<br />
(1) Tốc độ tăng trưởng của ngành nông<br />
nghiệp liên tục tăng, năm sau cao hơn năm<br />
trước. (2) Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp<br />
chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt<br />
giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông<br />
nghiệp tăng mạnh. (3) Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu<br />
cây trồng đã có sự chuyển dịch tích cực theo<br />
<br />
hướng tăng diện tích cây có giá trị kinh tế<br />
cao, giảm diện tích cây có giá trị kinh tế thấp<br />
phù hợp với nhu cầu thị trường. Đã xuất hiện<br />
nhiều mô hình trang trại sản xuất hàng hóa<br />
quy mô vừa và nhỏ, đem lại hiệu quả kinh tế<br />
cao. (4) Ngành chăn nuôi đang từng bước<br />
phát triển vững chắc, trở thành lĩnh vực mũi<br />
nhọn trong sản xuất nông nghiệp huyện Bắc<br />
Quang. Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục<br />
tăng, chất lượng đàn trâu, bò, đàn lợn đã được<br />
nâng lên. (5) Kinh tế hộ nông dân ở huyện<br />
Bắc Quang không ngừng phát triển theo<br />
hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở kết hợp<br />
đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo<br />
yêu cầu của thị trường. Cơ cấu đất trồng cây<br />
công nghiệp và cây ăn quả có xu hướng tăng<br />
sản lượng cây ăn quả là thế mạnh của huyện<br />
như sản phẩm cam sành. UBND huyện tiếp<br />
tục chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, nâng<br />
cao chất lượng sản phẩm, tuyển chọn các loại<br />
cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường<br />
như: Chè, na, nhãn, cây cao su… để trồng<br />
mới hoặc thay thế. Trong chăn nuôi tiếp tục<br />
đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc ở<br />
các xã vùng cao của huyện, ở xã thấp thì phát<br />
triển tiểu gia súc và gia cầm.<br />
Những hạn chế, tồn tại:<br />
(1) Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp<br />
đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển<br />
dịch còn chậm, giá trị sản xuất ngành trồng<br />
trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thủy<br />
sản còn rất thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất<br />
của toàn ngành. (2) Quy mô sản xuất còn nhỏ<br />
<br />
112<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Đình Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô<br />
hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn chưa<br />
nhiều. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn<br />
thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.<br />
Sự đa dạng hóa cây trồng còn chậm. (3) Chưa<br />
chú trọng công tác phát triển thương hiệu cho<br />
các sản phẩm đặc sản vùng miền như cam Hà<br />
Giang. Cho nên sản phẩm vẫn rơi vào tình<br />
trạng được mùa thì mất giá. Giá cả vẫn bị tư<br />
thương thao túng chứ không do thị trường<br />
quyết định. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh diễn<br />
ra phức tạp hiện chưa có giải pháp khắc phục<br />
triệt để. (4) Công nghệ sản xuất còn lạc hậu,<br />
mức độ áp dụng kỹ thuật – công nghệ và cơ<br />
giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất còn hạn<br />
chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ<br />
thuật còn chậm, các mô hình sản xuất có hiệu<br />
quả chưa được nhân rộng, nhất là đối với các<br />
xã vùng sâu, xa. (5) Vấn đề bảo quản và chế<br />
biến nông sản, nhất là chế biến cây ăn quả<br />
chưa được chú trọng phát triển, do vậy tình<br />
trạng được mùa rớt giá dẫn đến hiệu quả sản<br />
xuất giảm chưa được khắc phục.<br />
Trước thực trạng và những vấn đề đặt ra trên<br />
đây, để tiếp tục phát triển nông nghiệp huyện<br />
Bắc Quang theo hướng sản xuất hàng hóa,<br />
một vấn đề then chốt là phải xác định đúng<br />
phương hướng phát triển, đồng thời cần có<br />
một hệ thống các giải pháp hữu hiệu để thực<br />
hiện các mục tiêu đề ra.<br />
Các phương án kết hợp tổng hợp<br />
Phương án I (S1O1; O1W1; S1,3T2; T2W1,2):<br />
Phương án này cho thấy có ưu điểm là khắc<br />
phục được sự bất hợp lý hiện nay trong cơ<br />
cấu nội bộ ngành nông nghiệp, qua đó nâng<br />
cao giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, đưa cơ<br />
cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch<br />
theo hướng tiến bộ. Song để có được một có<br />
cấu kinh tế nông thôn hợp lý thì sự chuyển<br />
dịch này là chưa đủ mà cần có một sự<br />
chuyển dịch đồng bộ của tất cả các mặt trong<br />
cơ cấu kinh tế nông thôn. Do đó, phương án<br />
này chưa thực sự khả quan.<br />
Phương án II (S5O1; O3W4; S4O3; T3W3 ):<br />
Theo phương án này tỉnh sẽ có định hướng<br />
<br />
91(03): 109 - 116<br />
<br />
chiến lược lâu dài, tận dụng được hầu hết các<br />
nguồn lực sẵn có ở địa phương, tranh thủ cơ<br />
hội, khắc phục khó khăn chú trọng vào cơ sở<br />
hạ tầng nông thôn, lấy yếu tố con người làm<br />
trung tâm coi đó là nhân tố quyết định, đưa<br />
công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn<br />
trở thành thế mạnh. Cùng với việc đẩy mạnh<br />
cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông<br />
thôn tiến lên sản xuất hàng hoá lớn. Đây có<br />
thể coi làn một phương án khả thi được dựa<br />
trên những nền tảng cơ bản nhất của nông<br />
thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế nông thôn ở huyện Bắc Quang - Hà Giang<br />
có hiệu quả.<br />
Phương án III (S2O2; O4W3; S4O4; T4W4):<br />
Theo phương án này, để có thể chuyển dịch<br />
có cấu kinh tế nông thôn huyện Bắc Quang<br />
tỉnh Hà Giang phải dựa chủ yếu vào sự phát<br />
triển của ngành công nghiệp thúc đẩy nông<br />
nghiệp và nông thôn phát triển. Song cũng<br />
theo phương án này sự chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế nông thôn sẽ bị thụ động, không bền<br />
vững chịu sự tác động của các nhân tố không<br />
bất định như: đầu tư viện trợ nước ngoài, tốc<br />
độ tăng trưởng kinh tế của huyện (GDP). Do<br />
đó, phương án III còn nhiều bất cập và cần<br />
được khắc phục, lựa chọn các phương án<br />
khác có hiệu quả hơn.<br />
Lựa chọn phương án phù hợp<br />
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá<br />
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn<br />
những năm qua, cùng với các điều kiện kinh<br />
tế - xã hội trên địa bàn, cũng như các tiềm<br />
năng, cơ hội và các nguồn lực có thể huy<br />
động được trong những năm tới, đồng thời<br />
căn cứ vào điều kiện thực tế cho thấy trong 3<br />
phương án thì Phương án II có khả năng<br />
đáp ứng được một cách toàn diện và đầy đủ<br />
nhất cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế nông nghiệp, nông thôn.<br />
Thực hiện phương án II (S5O1; O3W4; S4O3;<br />
T3W3 ) cho phép phát triển các ngành công<br />
nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần<br />
nâng cao giá trị hàng hoá nông sản. Xác định<br />
được ngành mũi nhọn ở nông thôn trong<br />
những năm tới phải là công nghiệp chế biến,<br />
113<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />