TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BỎNG BÀN TAY TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG <br />
CHỈNH HÌNH BỎNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
Lê Đình Khánh, Bùi Huy Thái, Thái Văn Bình<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bàn tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy chỉ chiếm 2,25% [1] diện <br />
tích cơ thể, nhưng bàn tay có chức năng lao động, với những cử động tinh vi nhất, <br />
với các động tác hài hòa, có ý thức và thói quen. Khi bị bỏng bàn tay cần phải được <br />
coi là bỏng nặng. Tỉ lệ bỏng bàn tay so với bệnh nhân bỏng chung ở bệnh viện Việt <br />
Tiệp Hải Phòng là 23% [2],[4]; Bệnh viện Chợ Rẫy là 21,1% [2]; ở Pháp theo <br />
Colson là 42% [3].<br />
Điều trị và phòng di chứng bỏng bàn tay cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế và <br />
khó khăn.Tuy số công trình nghiên cứu về bỏng đã được công bố rất nhiều nhưng <br />
những nghiên cứu về bỏng bàn tay còn ít. Tại Huế, chưa có công trình nào nghiên <br />
cứu về lĩnh vực này. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Đặc điểm bệnh lý bỏng bàn <br />
tay tại khoa Chấn thương Chỉnh hình Bỏng Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm <br />
mục tiêu nêu lên một số đặc điểm về bệnh lý bỏng bàn tay được điều trị tại Khoa <br />
Chấn thương Chỉnh hình Bỏng, Bệnh viện Trung ương Huế.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
76 bệnh nhân bỏng bàn tay trong tổng số 485 bệnh nhân bỏng được điều trị <br />
tại khoa CTCH Bỏng, Bệnh viện Trung ương Huế từ 01.01.1999 đến 30.12.2000.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thăm khám và ghi nhận các đặc điểm <br />
sau:<br />
a. Đặc điểm chung:<br />
Tuổi giới nghề nghiệp địa chỉ <br />
<br />
b. Đặc điểm lâm sàng<br />
79<br />
Nguyên nhân gây bỏng bàn tay<br />
Thời gian từ lúc bỏng đến lúc vào viện<br />
Vị trí của bỏng bàn tay<br />
Độ sâu của bỏng bàn tay: theo phân độ của Viện Bỏng quốc gia<br />
Đặc điểm phối hợp của bỏng bàn tay<br />
Diện tích bỏng cơ thể phối hợp với bỏng bàn tay<br />
Đặc điểm xử trí ban đầu ngay sau bỏng.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
A. Đặc điểm chung:<br />
76 bệnh nhân bỏng bàn tay/485 bệnh nhân bỏng chung chiếm tỷ lệ 15,7%. <br />
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng theo giới<br />
Giới Nam Nữ<br />
Tình trạng Số lượng (n) % n %<br />
Bệnh nhân<br />
Bỏng chung 303 62,47 182 37,53<br />
Bỏng bàn tay 45 59,21 31 40,79<br />
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ bỏng (cả bỏng chung và bỏng bàn tay) có khuynh <br />
hướng ở nam cao hơn nữ <br />
<br />
39.5<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20 15.8<br />
13.2<br />
15 9.2<br />
6.6<br />
10 5.3 6.6<br />
3.9<br />
5<br />
0<br />
50 tuäø<br />
i<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân phối bệnh nhân bỏng bàn tay theo nhóm tuổi<br />
Tuổi nhỏ nhất là 6 tháng tuổi. Tuổi cao nhất là 76 tuổi. Tuổi trung bình là 18,2. <br />
Nếu gộp lại 2 nhóm tuổi 21 30 và 31 40 tuổi thì tỉ lệ bỏng bàn tay trong độ tuổi <br />
lao động chiếm tới 29,0 %.<br />
<br />
Bảng 2 : Nghề nghiệp của bệnh nhân bỏng bàn tay<br />
Nghề nghiệp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ ( % )<br />
80<br />
Trẻ nhỏ (