Đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu Bồn
lượt xem 1
download
Bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề câu thơ trong trường ca Thu Bồn. Những vấn đề chính được trình bày trong bài nghiên cứu là: Câu thơ ngắn chất chứa cảm xúc dồn nén, sâu lắng; câu thơ dài biểu hiện cảm xúc cuồn cuộn ào ạt. Bài viết phần nào giúp người học và người dạy nhìn nhận toàn diện đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu bồn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu Bồn
- ĐẶC ĐIỂM CÂU THƠ TRONG TRƯỜNG CA THU BỒN Đặng Phan Quỳnh Dao 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu TÓM TẮT Bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề câu thơ trong trường ca Thu Bồn. Những vấn đề chính được trình bày trong bài nghiên cứu là: Câu thơ ngắn chất chứa cảm xúc dồn nén, sâu lắng; câu thơ dài biểu hiện cảm xúc cuồn cuộn ào ạt. Bài viết phần nào giúp người học và người dạy nhìn nhận toàn diện đặc điểm câu thơ trong trường ca Thu bồn. Từ khóa: Sử thi, từ ngữ, thể loại, trường ca 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sử thi là một trong ba loại hình nội dung cơ bản của văn học, tồn tại trong suốt tiến trình phát triển văn học thời cổ đại, trung đại đến thời hiện đại với nội dung lịch sử dân tộc. Ở mỗi dân tộc và ở từng thời điểm lịch sử, thể loại này tuy biến đổi về một số phương diện song nhìn chung vẫn giữ nguyên những đặc trưng cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ trong sử thi là vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu về thể loại văn học. Trường ca cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi cổ đại và trung đại. Trường ca được phát triển từ những thiên sử thi miêu tả những sự kiện mang ý nghĩa lịch sử toàn dân. Trong trường ca, một thể loại được cách điệu hóa cao độ, các đặc trưng của ngôn ngữ sử thi càng thể hiện rõ nét. Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn từ sử thi trên cơ sở khảo sát trường ca của một tác giả sẽ góp phần giúp hiểu toàn bộ đặc trưng của thể loại sử thi Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học nói chung, của thơ ca nói riêng. Một trong những điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ là sự phân chia ra thành dòng thơ, câu thơ với những qui định riêng về độ dài ngắn tùy theo từng thể loại. Dòng thơ cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý. Thơ cổ điển thường đồng nhất dòng thơ với câu thơ nhưng thơ ngày nay có sự mở rộng, linh hoạt hơn rất nhiều. Có khi một dòng gồm hai câu thơ; lại có lúc 2-3 dòng, thậm chí cả khổ mới diễn đạt hết ý của một câu thơ trọn nghĩa. Nói chung, câu thơ dài –ngắn, sức chứa mỗi câu nhiều ít… còn tùy thuộc vào thể loại thơ cũng như phong cách nghệ thuật của từng ngòi bút nghệ sỹ. Nhà thơ Thu Bồn là một trong những tác giả văn học Việt Nam hiện đại có sức sáng tạo dồi dào về thể loại trường ca. Tác phẩm của ông mang các đặc điểm nội dung và những nguyên tắc hình thức thuộc thể loại sử thi tương đối rõ. Bài viết tìm hiểu đặc điểm câu thơ ở trường ca Thu Bồn, bước đầu khai thác sâu hơn những đặc điểm ngôn ngữ chung của thể loại sử thi. Hiện nay, trong chương trình giảng dạy ở phổ thông, không những giảng dạy các sử thi cổ điển mà còn tìm hiểu các tác phẩm trung đại, hiện đại thuộc đề tài lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề ngôn từ, câu thơ sử thi sẽ giúp người giáo viên có cái nhìn nhận đúng đắn, toàn diện khi giảng dạy các tác phẩm văn chương. 2. NỘI DUNG 2.1. Các câu thơ ngắn chất chứa cảm xúc dồn nén, sâu lắng 365
- Trong trường ca, Thu Bồn chủ yếu sáng tác theo lối thơ tự do, có điều số câu, số chữ lại tùy thuộc vào mức độ cảm xúc cụ thể. Lúc cảm xúc dồn dập, mạnh mẽ thì câu thơ rút gọn trong 3 – 3 chữ; khi ào ạt tuôn trào thì câu thơ trải dài 15-20 chữ ở một dòng thơ. Thậm chí có những khổ dưới 10 dòng nhưng thực chất chỉ là một câu trong thơ; tưởng như đó là mạch cảm xúc mà chính tác giả cũng không thể ngừng. Trong trường ca Thu Bồn có khá nhiều câu thơ ngắn, tập trung ở những câu thơ giao tiếp. Có thể đó là lời gọi, lời hỏi, lời ra lệnh hoặc đối thoại trực tiếp khác. Song chúng đều có thể dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt. Ta cảm giác như những đối tượng trữ tình có bao cảm xúc dồn nén, chất chứa trong lòng, rồi không thể kìm nổi bật lên thành những âm thanh cụ thể. Trong các trang viết trường ca rất nhiều câu thơ như thế, những câu trọn nghĩa, ngắn gọn đứng riêng thành một dòng thơ: - Dang Nghi A ơi! - Dy Mơ Thưng ơi! (Vách đá Hồ Chí Minh) - Lũ làng ơi! - Em! Em Tôi gọi hai lần Nhưng đồi núi lặng im Em ở đâu? Chim vàng ơi! Bay về đây! (Chim vàng chốt lửa) Đây đều là những lời vang lên trong những tình huống nước sôi lửa bỏng, trong những thời khắc gay cấn… Vì thế những câu thơ giao tiếp cũng đong đầy cảm xúc, chất chứa tâm trạng. Những lời đó cất lên tức thời, bộc phát nên mạnh mẽ, ngắn gọn, dứt khoát, dồn dập, gấp gấp. Nó vang lên chắc chắn kiên quyết tưởng như không thể nào khác được. Các câu thơ ngắn không chỉ dừng lại ở lời giao tiếp đơn thuần mà còn bộc lộ chính kiến, quan điểm, ý chí của nhân vật trữ tình. Lúc đó, lời thơ chẳng khác gì một thành ngữ, một khẩu hiệu, hàm súc cô đọng đến bất ngờ: - Chịu thôi - Được, ta sẽ gặp chim ưng trên vách đá… - Thôi anh đi! Chim ưng chờ anh trên đỉnh núi… - Trong tim ta dòng chữ sáng ngời Mi không thể nào xóa được… - Trước mắt anh là biển sâu? Ta lấp lánh… Trong một số tình huống, các câu thơ ngắn lại có sức biểu cảm đặc biệt và đem lại hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Có thể kể đến trường ca “Vách đá Hồ Chí Minh”; “Bài ca đục đá” có đến mười dòng thơ ngắn chỉ gồm hai chữ “chát chan”. Câu thơ trước hết mô phỏng âm thanh tiếng đục tiếng choòng mà dũng sỹ Dang Nghi A đang đục lên vách đá nhằm khắc sâu thêm dòng chữ “Hồ Chí Minh muôn năm”. Song hai tiếng “chát chan” ấy vang lên rắn đanh, chắc nịch đầy dũng khí… nó vang lên như chất chứa lòng căm thù giặc sôi sục, ý chí quyết tâm sắc đá và cả tấm lòng yêu quý lãnh tụ vô bờ của một người con Tây Nguyên kiên cường bất khuất. Đáng lưu ý là câu thơ tượng thanh đó lại đươc đặt xen kẽ với hàng loạt câu thơ ngắn với nhiều dấu ngắt nghỉ gợi tả nhịp tay đều đặn nhịp nhàng của động tác đưa lên đập xuống liên tục khi đập đá. Đục cho sâu, đục cho sâu Dân tộc kết đoàn Buôn dài, rẫy rộng Phát rừng, chặt cây, hưu nai tưởng sấm’Máu, mồ hôi, nước mắt tràn Gió đằng đông, đằng tây Quạt lên mát, đục hăng say Đục cho sâu, đục càng nhanh… 366
- Và đỉnh điểm của cảm xúc lại chứa đựng trong một dòng thơ ngắn gọn; dòng thơ có vai trò đặc biệt quan trọng khiến tác giả phải nhắc đi nhắc lại tới hai lần: Người xông lên Người xông lên Căm hờn như thuốc ngấm vào tên Hóa ra hành động gan dạ anh hùng của cá nhân dũng sỹ Dang Nghi A trở thành động lực thúc đẩy toàn buôn làng đứng lên chiến đấu. Sức mạnh đoàn kết đó tạo thành dòng thác mạnh mẽ tràn lên dữ dội, quyết liệt… dòng thác người ào ào xông lên từng đợt, từng đợt như vậy chỉ có thể diễn tả bằng nhịp nhanh, mạnh của những câu thơ ngắn ba chữ mà thôi. Quả thực, chẳng cần nhiều lời mà Thu Bồn vẫn có thể tái hiện một khung cảnh hoành tráng đậm màu sắc sử thi đến thế. Nếu trong “Vách đá Hồ Chí Minh”, cảm hứng anh hùng ca tràn ngập từng trang viết và tập trung rõ nhất ở những câu thơ ngắn thì đến với “Quê hương mặt trời vàng”, chúng ta cũng gặp những câu thơ cô đọng hàm súc. Song chúng lại thể hiện tâm tình đằm thắm lắng sâu của một người con đối với mẹ hiền, với đất nước quê hương. Hãy nghe nhà thơ tâm sự qua những lời thơ ngắn gọn mà dạt dào tình cảm: Lời mẹ ru Tay mẹ nựng Mắt mẹ nhìn Môi mẹ hôn Mẹ quạt con bằng gió nồm lòng mẹ Mẹ ấp con bằng lồng ngực không còn mùa đông Mẹ xoa đầu con Bằng bàn tay xoa dịu cánh đồng Lời thơ ít mà có thể mở ra bao tầng nghĩa sâu xa. Mỗi dòng thơ ba chữ thôi mà chứa dài gấp nhiều lần số ngôn ngữ ít ỏi đó… ấy là tình cảm yêu thương trìu mếm, lòng tôn kính biết ơn, niềm tự hào ngưỡng mộ dành cho người mẹ hiền tần tảo, nhân hậu thủy chung. Bao dòng thơ là bấy nhiêu chút lòng thơm thảo của người con dâng kính mẹ. Và những nổi niềm xúc động trào dâng không thể kìm nén, nó trào tuôn, ào chảy tự nhiên… Có thể nói những câu thơ dài ngắn đan xen kia chính là bản xướng âm ghi lại những nốt nhạc ngọt ngào đằm thắm của tình mẫu tử, nó vang ngân không bao giờ tắt trong lòng mỗi người đọc chúng ta. Nhịp trầm tĩnh, lắng sâu của những câu thơ ba chữ một lần nữa giúp ta cảm nhận rõ đây không phải là tình cảm nhất thời, sôi nổi, bồng bột mà lắng đọng, sâu sắc vô cùng. Từ những tình cảm nặng sâu với mẹ của mình, nhà thơ trào dâng ý thức tự hào và cả nổi niềm ưu tư với người mẹ Tổ quốc. Nhà thơ thốt lên lời thơ đầy tha thiết yêu thương: Nơi tầm hồn tôi thắp lên ngọn lửa Viết Nam! Có những câu thơ chỉ cần hai tiếng “Việt Nam” đứng riêng trong một dòng thơ cũng đủ gói ghém trọn vẹn mọi cảm xúc của tác giả “Việt Nam”. Câu thơ vang lên vừa trang trọng thiêng liêng, vừa thân thương ấm áp! Việt Nam thắp sáng tâm hồn con ngọn lửa, vầng sáng ấy cháy mãi như sức sống bất diệt của một dân tộc anh hùng. Dòng thơ ngắn, câu thơ gọn mà ý thơ rộng mở sâu lắng vô cùng. Đây không còn là tiếng gọi của một cá nhân riêng lẻ mà là tâm sự của cả một thế hệ trước những vấn đề lớn lao của thời đại hôm nay. Chính điều này tạo nên cho những câu thơ ngắn trong trường ca Thu Bồn có sắc thái riêng khác biệt với những câu thơ tương tự trong các tác phẩm trữ tình đương thời. Và có người gọi đây là những câu thơ ngắn ăm ắp âm hưởng sử thi không phải là không có lý. Chắc chắn lời thơ như vậy sẽ có sức sống lâu dài trong lòng độc giả. 2.2. Câu thơ dài biểu hiện cảm xúc cuồn cuộn ào ạt Phần lớn các câu thơ trong trường ca Thu Bồn khá dài và chúng luôn biến hóa linh hoạt để phù hợp với từng cung bậc cảm xúc. Hay gặp nhất ở các sáng tác trường ca là cách tạo câu thơ dài theo 367
- lối vắt dòng. Trong “Chim vàng chốt lửa”, “Quê hương mặt trời vàng”, “Badan khát”, “Campuchia hy vọng” đều có nhiều câu thơ như vậy: - Những cây thốt nốt kia như những linh hồn’ của người chết đêm đêm về đứng đó đứng sờ sững lặng câm trong gió Dưới ngàn vạn ngôi sao vết thủng của bầu trời… - Tất cả chúng tôi Sờ lên mái tóc Phủi sạch những vết bùn của tổ quốc chúng tôi… - Đây là lời tuyên ngôn cây súng Của tất cả dòng sông Của những cánh rừng Của những cây thốt nốt Của ruộng đồng Và những người đã chết… Có khi một khổ thơ nhiều dòng chữ cũng chỉ là một câu thơ vắt dòng mà thôi. Tám dòng mở đầu trường ca “Quê hương mặt trời vàng” thực chất chính là một câu thơ để giới thiệu về đặc điểm địa lý, về chiều dài truyền thống dân tộc Việt Nam: Quê hương tôi bé nhỏ đẹp xinh Cỏ đá trong mưa Lửa trong nắng Dòng sông cạn mà đồng lại sâu Có mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng Chim lạc bay về trên mặt trống Đông Sơn Cổ Loa Thành mở ra kho truyền thuyết Những điều ấy trẻ em điều biết… Rõ ràng chỉ nêu một chủ ngữ rồi liệt kê hàng loạt các vị ngữ song hành nhau cũng đủ giới thiệu được rất nhiều điều về quê hương. Nếu chuyển sang câu văn xuôi thì đó là một cấu trúc rườm rà, dài dòng, thậm chí sai ngữ pháp. Song ở đây, với lối câu thơ vắt dòng, nhạc điệu của lời thơ vẫn được đảm bảo mà ý thơ lại mở ra rộng. Vần “mưa – lửa, sông – đồng, sâu - Âu , trứng – trồng, thuyết - biết” tạo nên khuôn nhạc riêng lời lẽ đoạn thơ và khiến những câu thơ dài của trường ca tràn đầy chất thơ. Cũng trong tác phẩm này, Thu Bồn còn tạo nhiều câu thơ dài vắt dòng để kể cho chúng ta nghe về “quê hương mặt trời vàng” với dáng hình đất nước: Đất nước tôi nghèo Thắt dây lưng ong Dài như đòn gánh Hai đầu vựa lúa phì nhiêu Với những tháng năm cơ cực hiện diện sau một câu thơ sáu dòng dằng dặc như bao khổ đau đói rách chất chồng. Xóm làng tôi những năm đói lả Bà con chảng còn ai Con giái chết bên con trai Say nấm rừng rễ độc Cơn gió nào cũng xoáy thành lốc Đi đường nào cũng đá đít bạn trai Nhìn chung, câu thơ vắt dòng tạo điều kiện cho tác giả xây dựng được những hình ảnh thơ kiểu mới, mở thêm nhiều phương diện phong phú cho ý thơ mà vẫn tạo ra tính nhạc, chất thơ cho ngôn ngữ trường ca. Tuy nhiên, có lúc nó làm cho lời thơ gần hơn với ngôn ngữ văn xuôi và nếu không khéo sẽ khiến câu thơ trở nên dài dòng, khiên cưỡng, khó hiểu, khó nhớ. Không phải lúc nào Thu 368
- Bồn cũng thành công trong lối viết câu thơ dài theo lối vắt dòng, song bù lại, chất thơ lại toát lên từ chiều sâu cảm xúc ở mỗi trường ca. Một dạng nữa ta cũng thấy xuất hiện trong một số trường ca Thu Bồn là kiểu câu thơ trải dài, có đến vài chục chữ trong một câu thơ. - Tre nứa mang nguyên nhaanxanh thẫm vào những chiếc gường êm, đón thân thể chúng tôi qua bao ngày mệt nhọc. - Không có thuốc nào có thể chữa nổi đau cho người đẻ nhưng cũng chẳng có gươm nào phạt sạch niềm vui, hạnh phúc đầm đìa của người mẹ sinh con. - Giếng nước trước đình cây cổ thụ bị bom đã nhú mầm như em bé đứng lên, tiếng cười giòn tan cô dân quân dắt tôi ra sau vườn mở ngay dưới chân tôi miệng giếng. - Tôi sững sờ nhìn khuông mặt mình hiện lên từ chỗ thẳm sâu… - Tôi đứng trên cửa biển, quân thù vừa tháo chạy hôm qua. nòng súng tôi còn dính biển và bao năm súng dính muối ta từ bờ vai gầy hõm sâu nòng súng, bờ vai tôi cứ lấn đến chân trời… Đây không còn là chuyện câu chữ nữa mà chính là dòng chảy cảm xúc, những xúc cảm ào ạt, cuồn cuộn tuôn trào khiến câu thơ buộc lại trải dài mới có thể chuyển tải nổi. Thực sự Thu Bồn đã mở rộng kích thước, biến hình đổi dáng thể thơ tự do để tạo ra trường ca của mình lối viết câu thơ mới mang dấu hiệu của câu thơ sử thi. Đặc biệt trong: “Người vắt sữa bầu trời” nhà thơ đã thử nghiệm lối thơ văn xuôi với những câu thơ dài trên dưới bốn mươi chữ: - Để có thể nhìn xa vời vợi đến những ngày của thế kỷ chúng ta… sự bàn giao của chiến tranh cho lời ru bà mẹ, lời súng gươm cho lúa gạo hòa bình… … Các dân tộc đã vùng lên trên bán đảo, ngày quân thù đốt cháy dãy Trường Sơn, ngày ta chưa đủ quân đủ áo, chụp củ mài khoai sắn thay cơm… Tan tầm cuộc chiến tranh, người chạy tung đi tìm hạnh phúc, xin cho thơ tôi chạy đến trái tim người, những trang thơ cũ đã viết lên từ máu giờ réo gọi ta viết tiếp khúc ru này. Những cánh buồm mọc lên như tư tưởng sau thế kỷ hai mươi ngọn gió chẳng nể vì ngoạn gió chẳng khoang thai, nhịp bài hát chẳng cần theo hai bốn chẳng cần theo ba tư bài hát của cuộc đời. Cây độc quyền có một dây xích đạo, tiếng nỉ non xin trả lại chim trời, mỗi vĩ tuyến trở thành nhịp phách, đàn tơ rưng lay động cả một thời. … Thơ xin trọn đời là thơ nhưng sức vóc hơn xưa… Thơ viết trên lá tre rì rào, thơ tạc trên đá tảng, thơ mọc theo vầng trăng khuyết chiếc liềm cong, thơ ngủ trên ngực em, thơ thẹn thùng má đỏ, hạnh phúc khổ đau này xin tặng hết cho thơ… Kỷ lục nhất trong trường ca Thu Bồn là một câu thơ văn xuôi dài tám mươi ba chữ- ở khúc “Vĩ thanh” của tác phẩm “Người vắt sữa bầu trời” Ta lột hết những ngữ ngôn bóng bảy, những áo xống triều thần trong những tụng ca, khám sức khỏe toàn năng cho những bài thơ mới, những bài thơ trẻ trung cởi áo trước mặt trời làm nghĩa vụ công dân, những trái tim khỏe mạnh lạ kỳ, trận giáp chiến giữa hai thế kỷ, sự cân đo kỳ vỹ của con người, sự tuyển lựa giữa hai con đường, sự sông thẳng của thép gang, sự cuồn cuộn của bão giông. Trong câu thơ dằng dặc ấy, tác giả đã khéo cài đặc những dấu ngắt nghỉ hợp lý và sử dụng thanh điệu, âm vần hài hòa khiến câu thơ đọc lên vẫn có sức vang ngân đặc biệt. Tất nhiên không ở khắp các trường ca, nhà thơ luôn tạo ra những câu thơ trải dài như vậy. Song mọi câu thơ dài ngắn được viết ra đều chịu sự chi phối của mạch nguồn cảm xúc. Mà xúc cảm ở đây vừa tuôn chảy ào ạt, 369
- vừa phóng khoáng rộng dài - một cảm xúc sử thi - vậy thì việc xuất hiện nhiều câu thơ có độ dài tầm cỡ cũng là điêu dễ hiểu. Nhìn lại toàn bộ hệ thống câu thơ ở các trường ca, ta nhận thấy sự độc đáo của Thu Bồn so với những tác giả đương thời. Cũng sáng tác theo thể tự do nhưng nhà thơ không chịu sự quy định về số câu số chữ mà chỉ phụ thuộc vào cảm xúc, để rồi sáng tạo ra những câu thơ cô đọng - dồn nén thông tin hay câu thơ – bộn bề tâm trạng. Những dòng thơ đó được viết lên khi trái tim nghệ sỹ thực sự rung động trước những vấn đề lớn lao của dân tộc, của đất nước. Đây là yếu tố góp phần quan trọng làm nên tính chất sử thi cho các tác phẩm trường ca và cũng là nét riêng của phong cách Thu Bồn. 3. KẾT LUẬN Thu Bồn là một nhà thơ Việt Nam hiện đại được độc giả biết đến từ những năm 1960. Các sáng tác nghệ thuật thuộc thể loại loại trường ca của ông phản ánh một thời đại trong lịch sử dân tộc - thời đại chiến đấu chống xâm lược và dựng xây đất nước. Trên lĩnh vực ngôn từ, Thu Bồn đã khẳng định một tiếng nói dân tộc độc đáo. Đọc các tác phẩm trường ca của ông, người ta gặp ở đây những hình ảnh đẹp đẽ, lộng lẫy, to lớn, mạnh mẽ với kích thước phi thường kì vĩ về con người, không gian, thiên nhiên… Nhà thơ cũng rất chú trọng trọng việc xây dựng những biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc, chúng biểu trưng cho lý tưởng, sức sống, niềm tin, khát vọng của dân tộc Việt Nam. Đóng góp lớn nhất của Thu Bồn chính là nhà thơ đã thổi vào dòng chảy trường ca hiện đại Việt Nam một hơi thở mới: vừa có cái phóng khoáng dữ dội của vùng đất Tây nguyên vừa có cái lãng mạn bay bổng của thi sĩ Quảng Nam. Nhà thơ không dừng lại ở những gì mình đã có, ông vẫn đang tìm tòi sự đổi mới trên bước đường sáng tác để thể nghiệm ngòi bút của mình ở nhiều khía cạnh diễn đạt mới mẻ, độc đáo hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Bắc (1998). Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945-1975. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 2. Thu Bồn (1985). Người vắt sữa bầu trời. Thành phố Hồ chí Minh: Nhà xuất bản Văn nghệ. 3. Thu Bồn (1976). Badan khát. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh Niên. 4. Thu Bồn (1975). Quê Hương Mặt trời vàng. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng. 5. Hà Minh Đức (1998). Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Phan Thu Hiền (1999). Sử thi Ấn Độ Tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp nhận nghệ thuật thơ ca. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 8. Phan Đăng Nhật (2001). Nghiên cứu sử thi Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 370
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm hình thức thể loại trong thơ ca Việt Nam
29 p | 95 | 11
-
Chức năng tâm linh và giá trị của Then hắt khoăn của người Tày Lạng Sơn
8 p | 95 | 8
-
Quan điểm của Trương Vĩnh Ký về khả năng kết hợp của danh từ tiếng Việt trong tác phẩm “Grammaire de la langue Annamite” - 1884
10 p | 134 | 7
-
Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa
18 p | 85 | 7
-
Sự thờ cúng ở Dinh Cậu - huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
6 p | 60 | 7
-
Tổ chức dạy đọc thơ Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông theo hướng trải nghiệm
4 p | 54 | 3
-
Đặc điểm ngữ pháp của lớp từ thuộc trường nghĩa vườn trong thơ Nguyễn Bính trước 1945
9 p | 20 | 3
-
Đặc điểm của điển cố trong thơ bang giao Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
14 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn