intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương chịu hạn DT2008

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là loài cây họ Đậu có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, nhưng rất mẫn cảm với tác động của hạn. Hạn là yếu tố phi sinh học làm giảm năng suất và chất lượng hạt đậu tương. Để chống lại stress hạn, cây đậu tương tổng hợp nhiều loại protein, trong đó có các nhân tố phiên mã kích hoạt hoạt động các gen chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương chịu hạn DT2008

Lò Thị Mai Thu và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 187(11): 163 - 168<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM CỦA GEN GmDREB6 PHÂN LẬP<br /> TỪ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CHỊU HẠN DT2008<br /> Lò Thị Mai Thu1, Nguyễn Việt Nga2, Nguyễn Thị Ngọc Lan2, Chu Hoàng Mậu2*<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Tây Bắc; 2Trường Đại học Sư phạm- ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là loài cây họ Đậu có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế<br /> cao, nhưng rất mẫn cảm với tác động của hạn. Hạn là yếu tố phi sinh học làm giảm năng suất và<br /> chất lượng hạt đậu tương. Để chống lại stress hạn, cây đậu tương tổng hợp nhiều loại protein,<br /> trong đó có các nhân tố phiên mã kích hoạt hoạt động các gen chức năng. Phân họ protein DREB<br /> (Dehydration Responsive Element Binding) thuộc họ AP2 là nhân tố phiên mã kích hoạt biểu hiện<br /> của một số gen cảm ứng với hạn, làm tăng khả năng chống chịu các stress hạn của cây đậu tương.<br /> Tăng cường biểu hiện gen GmDREB là giải pháp công nghệ nhằm nâng cao khả năng chịu hạn của<br /> cây đậu tương, trong đó khâu quan trọng là tạo gen nguyên liệu cho chuyển gen. Trong nghiên cứu này,<br /> gen GmDREB6 (cDNA) đã được khuếch đại và tách dòng từ mRNA của giống đậu tương DT2008.<br /> Gen GmDREB6 có kích thước là 693 bp, mã hóa 230 amino acid, sai khác ở 16 vị trí nucleotide và 8 vị<br /> trí amino acid suy diễn so với trình tự gen GmDREB6 mang mã số EF551166, NM_001248412 trên<br /> GenBank. Trình tự gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương chịu hạn DT2008 được sử dụng để<br /> thiết kế vector chuyển gen nhằm tăng cường khả năng chịu hạn ở cây đậu tương.<br /> Từ khóa: Gen GmDREB6, Glycine max, khả năng chịu hạn, nhân tố phiên mã, vùng AP2<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Đậu tương [Glycine max (L.) Merrill] là cây<br /> thực phẩm dễ trồng và có hiệu quả kinh tế<br /> cao. Hạt đậu tương giàu dinh dưỡng, hàm<br /> lượng protein trong hạt đạt từ 30%-52%, hàm<br /> lượng lipid từ 12%-25%, có nhiều loại<br /> vitamin, khoáng và đặc biệt trong hạt chứa<br /> nhiều amino acid thiết yếu cho người và động<br /> vật. Cây đậu tương không chỉ có giá trị kinh<br /> tế và dinh dưỡng mà còn giữ vai trò quan<br /> trọng trong việc cải thiện độ phì và sử dụng<br /> bền vững tài nguyên đất canh tác do rễ đậu<br /> tương có khả năng cố định đạm [1], [2] [3].<br /> Trong những năm gần đây do biến đổi khí<br /> hậu mà hạn hán đã xảy ra ở nhiều quốc gia<br /> trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở một số<br /> vùng ở nước ta như các tỉnh miền Trung, Tây<br /> Nguyên, hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến<br /> sản xuất nông nghiệp, làm suy giảm rõ rệt khả<br /> năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng,<br /> trong đó có đậu tương. Đậu tương được xem<br /> là loại cây trồng rất mẫn cảm với tác động của<br /> hạn và hạn là yếu tố phi sinh học nghiêm<br /> trọng nhất có thể làm giảm năng suất hạt đậu<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 383289; Email: chuhoangmau@tnu.edu.vn<br /> <br /> tương [2]. Câu hỏi đặt ra là, có thể cải thiện<br /> được khả năng chịu hạn của cây đậu tương<br /> hay không và nếu có thì ứng dụng công nghệ<br /> nào để tăng cường khả năng kháng hạn của<br /> loài cây họ đậu này. Cho đến nay các nghiên<br /> cứu đã khẳng định rằng, có thể cải thiện khả<br /> năng chịu hạn của cây đậu tương bằng kỹ<br /> thuật chọn giống truyền thống và công nghệ<br /> sinh học hiện đại.<br /> Để chống lại stress hạn, cây đậu tương tổng<br /> hợp nhiều loại protein, trong đó có các loại<br /> protein là nhân tố phiên mã kích hoạt hoạt<br /> động phiên mã của các gen chức năng [5].<br /> Protein DREB ở đậu tương (Dehydration<br /> Responsive Element Binding) là một phân họ<br /> thuộc họ AP2, có chức năng điều khiển sự<br /> biểu hiện của một số gen cảm ứng với hạn,<br /> tạo ra khả năng chống chịu các stress hạn từ<br /> ngoại cảnh. Một số thành viên của phân họ<br /> gen DREB được xác định có trong hệ gen của<br /> cây đậu tương như: GmDREBa, GmDREBb,<br /> GmDREBc,<br /> GmDREB1,<br /> GmDREB2,<br /> GmDREB3,<br /> GmDREB5,<br /> GmDREB6,<br /> GmDREB7 [7]. Trên bản đồ gen của đậu<br /> tương, gen GmDEB6 có một exon ở vị trí<br /> LOC100101914 thuộc nhiễm sắc thể số 5<br /> 163<br /> <br /> Lò Thị Mai Thu và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 187(11): 163 - 168<br /> <br /> (Hình 1) [10]. Tăng cường biểu hiện gen<br /> GmDREB sẽ kích hoạt mạnh sự phiên mã của<br /> nhóm gen chịu hạn, do vậy việc lựa chọn kỹ<br /> thuật biểu hiện mạnh gen GmDREB sẽ là giải<br /> pháp công nghệ nhằm nâng cao khả năng chịu<br /> hạn của cây đậu tương mà khâu quan trọng là<br /> tạo gen nguyên liệu cho chuyển gen.<br /> <br /> thiết kế cặp mồi DREB6-F/DREB6-R để nhân<br /> gen GmDREB6 dựa trên trình tự gen DREB6<br /> đã công bố trên GenBank có mã số EF551166<br /> [6] cặp mồi DREB6-F/ DREB6-R thiết kế có<br /> trình tự là:<br /> <br /> Giống đậu tương DT2008 trồng phổ biến ở<br /> miền Bắc Việt Nam được chọn tạo bằng<br /> phương pháp xử lý đột biến chiếu xạ tia<br /> gamma trên hạt khô dòng 2001HC từ tổ hợp<br /> lai DT2001 với HC100 được đánh giá là<br /> giống chịu hạn [9]. Trong nghiên cứu này<br /> chúng tôi trình bày kết quả tách dòng và phân<br /> tích trình tự nucleotide của gen GmDREB6<br /> phân lập từ mRNA của giống đậu tương chịu<br /> hạn DT2008.<br /> <br /> DREB6-R:5’-TTAATATGATTCCCATAGA-3’.<br /> <br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Vật liệu: Giống đậu tương DT2008 là giống<br /> chịu hạn do Viện Di truyền Nông nghiệp cung<br /> cấp được sử dụng làm vật liệu để phân lập và<br /> nghiên cứu đặc điểm gen GmDREB6.<br /> Phương pháp<br /> Quá trình thực hiện phân lập gen GmDREB6<br /> từ giống đậu tương DT2008 được thực hiện<br /> theo sơ đồ ở hình 2. Nghiên cứu thông tin và<br /> <br /> DREB6-F:5’ATGGTCATGGAAGAATCTAAC-3’;<br /> Kích thước của đoạn DNA được nhân bản dự<br /> kiến là 693 bp.<br /> Tách chiết RNA tổng số bằng bộ kit Trizol<br /> Reagents của hãng Invitrogen. cDNA được<br /> tổng hợp từ RNA tổng số bằng bộ KIT<br /> SuperScript™ VILO™ cDNA Synthesis.<br /> PCR được thực hiện theo chương trình:<br /> 95C/5 phút; 30 chu kỳ (95C/30 giây;<br /> 55C/30 giây; 72C/30 giây); 72C/8 phút và<br /> giữ ở 4C. Sản phẩm PCR được điện di trên<br /> gel agarose 1,0% và được tinh sạch theo bộ<br /> kit GeneJET PCR Purification của hãng<br /> Fermentas. Tách dòng gen được thực hiện<br /> theo Sambrook và Russell (2001) [8]. Trình<br /> tự DNA được xác định trên máy đọc trình tự<br /> tự động ABI PRISM 3100 Avant Genetic<br /> Analyzer và trình tự nucleotide của gen được<br /> đọc trên phần mềm BLAST và BioEdit.<br /> <br /> Hình 1. Vị trí của gen GmDREB6 trên NST số 5 của cây đậu tương<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Tách dòng và giải trình tự gen GmDREB6 từ giống đậu tương DT2008<br /> Mẫu lá non từ giống đậu tương giống DT2008 được sử dụng để tách chiết RNA tổng số, kết quả<br /> điện di kiểm tra sản phẩm tách chiết RNA tổng số được thể hiện trên hình 3A. RNA tổng số sau<br /> khi xử lý bằng DNase được sử dụng để tổng hợp cDNA bằng phản ứng phiên mã ngược. Từ<br /> cDNA, bằng PCR với cặp mồi DREB6-F/DREB6-R đoạn mã hóa của gen GmDREB6 đã được<br /> 164<br /> <br /> Lò Thị Mai Thu và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 187(11): 163 - 168<br /> <br /> khuếch đại. Kết quả kiểm tra sản phẩm PCR nhân gen GmDREB6 thu được băng DNA đặc hiệu<br /> với kích thước gần 0,7 kb, đúng như tính toán theo lý thuyết (Hình 3B). Sản phẩm PCR nhân bản<br /> gen GmDREB6 đã tinh sạch được sử dụng cho phản ứng ghép nối vào vector tách dòng pBT (kích<br /> thước 2705 bp) để tạo vector tái tổ hợp pBT_GmDREB6. Vector tái tổ hợp được biến nạp vào<br /> E.coli DH5α, các khuẩn lạc được chọn lọc trên môi trường chứa kháng sinh ampicillin, có chất<br /> cảm ứng IPTG và cơ chất X-Gal. Năm dòng khuẩn lạc trắng được lựa chọn để tiến hành phản<br /> ứng colony-PCR nhằm kiểm tra sự có mặt của gen GmDREB6. Kết quả điện di sản phẩm colonyPCR ở hình 3C cho thấy một băng DNA có kích thước gần 0,7 kb là kích thước của gen<br /> GmDREB6. Khuẩn lạc số 2 không xuất hiện đoạn DNA. Các dòng khuẩn lạc cho kết quả dương<br /> tính với colony-PCR được nuôi tăng sinh và sử dụng để tách chiết plasmid phục vụ giải trình tự<br /> nucleotide. Kết quả giải trình tự đoạn DNA từ plasmid tái tổ hợp pBT_GmDREB6 trên thiết bị tự<br /> động thu được trình tự nucleotide có kích thước 693 bp. Kết quả phân tích bằng BLAST trong<br /> NCBI cho thấy, trình tự nucleotide của gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương DT2008 có<br /> độ tương đồng 100% so với hai trình tự gen mang mã số NM_001248412 và EF551166. Kết quả<br /> phân tích BLAST cho phép khẳng định đoạn gen phân lập từ giống đậu tương DT2008 là gen<br /> Glycine max dehydration-responsive element binding protein 6 (GmDREB6) mRNA của cây đậu<br /> tương. Trình tự gen GmDREB6 có kích thước 693 bp mã hóa 230 amino acid (Hình 4).<br /> RNA<br /> tổng số<br /> <br /> GENBANK<br /> cDNA<br /> <br /> Thiết kế<br /> Cặpmồi DREB6F/ DREB6-R<br /> <br /> PCR<br /> <br /> Giải trình tự<br /> nucleotide<br /> <br /> Trình tự nucleotide của gen GmDREB6<br /> <br /> Gen GmDREB6 củađậu tương<br /> <br /> Hình 2. Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm phân lập gen GmDREB6 từ giống đậu tương DT2008<br /> <br /> 165<br /> <br /> Lò Thị Mai Thu và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 187(11): 163 - 168<br /> <br /> A<br /> B<br /> C<br /> Hình 3. Hình ảnh điện di trên gel agarose. A: Kiểm tra sản phẩm RNA tổng số tách từ lá non giống đậu<br /> tương DT2008; B: Sản phẩm PCR nhân gen GmDREB6 (M-thang DNA 1 kb; làn điện di 1, 2, 3- Sản phẩm<br /> PCR nhân gen GmDREB6 từ giống đậu tương DT2008); C: Sản phẩm colony-PCR nhân bản gen<br /> GmDREB6 từ 5 dòng khuẩn lạc màu trắng (M: Thang DNA 1 kb; Làn điện di số 1, 3, 4, 5 cho sản phẩm<br /> colony-PCR; làn điện di số 2 không có sản phẩm colony-PCR).<br /> <br /> Hình 4. Kết quả phân tích BLAST gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương DT2008<br /> <br /> So sánh trình tự nucleotide và trình tự<br /> amino acid suy diễn từ gen GmDREB6 của<br /> giống đậu tương DT2008 với trình tự<br /> EF551166<br /> và<br /> NM_001248412<br /> trên<br /> GenBank<br /> Tiến hành so sánh trình tự nucleotide của gen<br /> GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương<br /> DT2008 với gen GmDREB6 mang mã số trên<br /> GenBank là NM_001248412 [4] và<br /> EF551166 [6], kết quả được thể hiện ở bảng<br /> 1. Bảng 1 cho thấy, trình tự nucleotide của<br /> gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương<br /> DT2008 có 16 vị trí nucleotide sai khác so với<br /> trình tự nucleotide của gen GmDREB6 mang<br /> mã số EF551166 và NM_001248412 trên<br /> GenBank, đó là các vị trí 19, 20, 51, 52, 75,<br /> 197, 319, 320, 408, 409, 580, 581, 635, 636,<br /> 680, 681. Tất cả những sai khác này đều là sự<br /> thay thế cặp A-T bằng G-C hoặc G-C bằng AT. Vấn đề đặt ra là sự thay thế cặp nucleotide<br /> 166<br /> <br /> có làm thay đổi amino acid hay không cần<br /> phải tiến hành so sánh trình tự amino acid suy<br /> diễn của gen GmDREB6.<br /> Kết quả so sánh trình tự amino acid suy diễn<br /> của gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu<br /> tương DT2008 với hai trình tự amino acid suy<br /> diễn của gen GmDREB6 mang mã số<br /> EF551166, NM_001248412 trên GenBank<br /> cho thấy có 8 vị trí amino acid sai khác, đó là<br /> các vị trí 6, 18, 66, 107, 137, 194, 212, 227<br /> (Bảng 2).<br /> Phân tích vùng AP2 và các điểm liên kết với<br /> sợi DNA, kết quả so sánh ở hình 5 cho thấy,<br /> vùng AP2 của protein suy diễn từ gen<br /> GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương<br /> DT2008 có 2 vị trí sai khác, đó là amino acid<br /> thứ 66 và 107. Hai điểm sai khác về amino acid<br /> không thuộc vào những vị trí DNA binding (60,<br /> 61, 63, 65, 67, 69, 73, 75, 82, 84, 87).<br /> <br /> Lò Thị Mai Thu và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 187(11): 163 - 168<br /> <br /> Bảng 1. Các vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu tương<br /> DT2008 và trình tự mang mã số EF551166, NM_001248412 trên GenBank<br /> TT<br /> Vị trí nucleotide<br /> DT2008<br /> EF551166<br /> NM_001248412<br /> 1<br /> 19<br /> T<br /> A<br /> A<br /> 2<br /> 20<br /> T<br /> A<br /> A<br /> 3<br /> 51<br /> A<br /> T<br /> T<br /> 4<br /> 52<br /> A<br /> T<br /> T<br /> 5<br /> 75<br /> A<br /> T<br /> T<br /> 6<br /> 197<br /> T<br /> A<br /> A<br /> 7<br /> 319<br /> C<br /> G<br /> G<br /> 8<br /> 320<br /> C<br /> G<br /> G<br /> 9<br /> 408<br /> C<br /> G<br /> G<br /> 10<br /> 409<br /> C<br /> G<br /> G<br /> 11<br /> 580<br /> A<br /> T<br /> T<br /> 12<br /> 581<br /> A<br /> T<br /> T<br /> 13<br /> 635<br /> G<br /> C<br /> C<br /> 14<br /> 636<br /> G<br /> C<br /> C<br /> 15<br /> 680<br /> C<br /> G<br /> G<br /> 16<br /> 681<br /> C<br /> G<br /> G<br /> Bảng 2. Các vị trí sai khác trong trình tự amino acid suy diễn của gen GmDREB6 phân lập từ giống đậu<br /> tương DT2008 và suy diễn từ trình tự mang mã số EF551166, NM_001248412 trên GenBank<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> <br /> Vị trí amino acid<br /> 7<br /> 18<br /> 66<br /> 107<br /> 137<br /> 194<br /> 212<br /> 227<br /> <br /> DT2008<br /> F<br /> T<br /> L<br /> P<br /> P<br /> K<br /> G<br /> S<br /> <br /> EF551166<br /> N<br /> S<br /> Q<br /> G<br /> A<br /> L<br /> A<br /> W<br /> <br /> NM_001248412<br /> N<br /> S<br /> Q<br /> G<br /> A<br /> L<br /> A<br /> W<br /> <br /> Hình 5. So sánh trình tự amino acid của vùng AP2 trong protein suy diễn từ gen GmDREB6 của giống đậu<br /> tương DT2008 và EF551166, NM_001248412 trên GenBank<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Gen GmDREB6 (cDNA) đã được khuếch đại và tách dòng thành công từ mRNA của giống đậu<br /> tương DT2008 có kích thước là 693 bp, mã hóa 230 amino acid. Gen GmDREB6 của giống đậu<br /> tương Việt Nam DT2008 có 16 vị trí nucleotide và 8 vị trí amino acid suy diễn sai khác so với<br /> trình tự gen GmDREB6 mang mã số EF551166, NM_001248412 trên GenBank. Trình tự gen<br /> GmDREB6 từ giống đậu tương DT2008 được sử dụng để thiết kế vector chuyển gen trong mục đích<br /> tăng cường khả năng chịu hạn ở cây đậu tương.<br /> 167<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1