intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm của trẻ thời kì nhũ nhi

Chia sẻ: Nguyen Kieu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

434
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một đời người trãi qua rất nhiều giai đoạn phát triển, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết con người phải qua những giai đoạn như: thời kỳ phôi thai, thời kỳ sơ sinh, thời kỳ nhũ nhi, thời kỳ răng sữa, thời kỳ tuổi thiếu niên- tuổi học đường, thời kỳ dậy thì, giai đoạn thanh niên, thời kỳ phát triển sau trưởng thành. Trong những giai đoạn đó, thời kỳ nhũ nhi có một vị trí quan trọng. Trong thời kỳ này bé có những phát triển về thể chất, cảm xúc rỏ rệt và đáng ngạc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm của trẻ thời kì nhũ nhi

  1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THỜI KỲ NHŨ NHI Trong một đời người trãi qua rất nhiều giai đoạn phát triển, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết con người phải qua những giai đoạn như: thời kỳ phôi thai, thời kỳ sơ sinh, thời kỳ nhũ nhi, thời kỳ răng sữa, thời kỳ tuổi thiếu niên- tuổi học đường, thời kỳ dậy thì, giai đoạn thanh niên, thời kỳ phát triển sau trưởng thành. Trong những giai đoạn đó, thời kỳ nhũ nhi có một vị trí quan trọng. Trong thời kỳ này bé có những phát triển về thể chất, cảm xúc rỏ rệt và đáng ngạc nhiên. Nhũ nhi là thời kỳ được xác định từ khi trẻ hai tháng tuổi cho đến một tuổi. Những giai đoạn đáng chú ý trong thời kỳ này như: bé tập vận động bằng các động tác như lệch, ngồi, bò, tập đi… hay như giai đoạn mọc răng, giai đoạn tập cho bé ăn dặm. Những đặc điểm sinh học của bé trong thời kỳ này là: • Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh,nhất là trong 3 tháng đầu. • Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng tiêu hóa; tình trạng miễn dịch thụ động giảm nhanh trong khi khả năng tạo miễn dịch chủ động của trẻ còn chưa hoàn thiện. • Hệ thống thần kinh cũng bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt. Đã hình thành hệ thống tín hiệu thứ nhất là các phản xạ có điều kiện và đến cuối năm đầu trẻ bắt đầu hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai (Trẻ bắt đầu biết nói) Bởi vậy việc tìm hiểu các đặc điểm sinh học của trẻ trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe các lứa tuổi nói chung và sức khỏe trẻ trong thời kỳ nhũ nhi nói riêng. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BÉ THEO TỪNG THÁNG TUỔI 1, Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi: Giai đoạn này bé bắt đầu quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Bé cười nhiều và chân tay cựa quậy liên tục.Trẻ có các phát triển về các phương diện như: a.Thị giác Lúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời.
  2. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này. Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. b. Cử động Nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn. Bé có sở thích cho tay vào miệng. Bây giờ, nếu bạn đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được. c. Âm thanh Bé thường chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh ch ưa rõ nghĩa nh ư “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đ ặc bi ệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi l ặp l ại nh ững âm thanh quen thuộc đó hàng ngày. d. Thính giác Cơ quan này cũng đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé ch ỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay c ủa những người xung quanh. • Hướng dẩn chăm sóc bé trong giai đoạn này: - Khi nói chuyện với bé, bạn nên chú ý điều tiết âm thanh lên xuống nh ịp nhàng. Bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn. Bạn cũng có th ể ngân nga những bài hát, đoạn thơ có tiết tấu vui vẻ cũng khiến bé thích thú tập trung. - Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và gi ữ tinh th ần bé thoải mái. Chú ý giữ căn phòng ấm áp khi bạn bắt đ ầu th ực hi ện các động tác massage cho bé. Cho bé nằm ngửa trên giường và khởi động việc massage bằng cách lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nh ỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân… Âm nhạc và ánh sáng nhạt sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong quá trình massage cho bé. - Cho bé nằm trên xe nôi và đẩy bé đến khu vực yên tĩnh, có nhiều cây cối. Không khí trong lành ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và kích thích trí não bé phát triển tốt. - Tuyệt đối tránh đặt những loại thức ăn nóng, nước nóng… g ần bé vì lúc này bé đã khá hiếu động, bé có thể dùng tay kéo, giật mình bất kỳ thứ gì xung quanh. 2. Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi:
  3. Ở thang nay, bé đã hinh thanh môt số đăc điêm về tinh cach và đã băt đâu nhân ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ́̀ ̣ biêt được răng cuôc sông có nhiêu điêu thú vi. ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̣ Tuyêt vời nhât là bé có thể thức lâu hơn vao ban ngay và ngủ dai hơn vao ban ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ đêm. • Bé ăn Cứ mỗi 2 - 3 giờ bé lai ăn môt lân và có thể ngủ 3 - 4 giờ giữa những cữ bú ban ̣ ̣̀ đêm. Môi lân bú bé cung bú nhiêu hơn. Vì vây, cac mẹ đừng nghĩ đên chuyên cai ̃̀ ̃ ̀ ̣ ́ ́ ̣ sữa cho bé ở thời điêm nay nhé vì sữa vẫn nên là nguồn cung cấp tất cả các chất ̉ ̀ dinh dưỡng cho đến khi em bé 6 tháng tuổi. • Bé ngủ Bé băt đâu ngủ giâc dai hơn môi đêm và giâc ngủ cua bé đi dân vao quỹ đao. Một ́̀ ́ ̀ ̃ ́ ̉ ̀ ̀ ̣ số bé ở giai đoạn này có thể ngủ liền mạch nhiều tiếng trong đêm, mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bú. Môt ngay bé có thể ngủ tới 15 giờ (10 giờ vào ban ̣ ̀ đêm và khoảng 3 giờ vào ban ngày, chia thanh cac giâc ngủ ngăn). ̀ ́ ́ ́ • Thinh giac cua bé ́ ́ ̉ Bé đã biêt quay đầu về phía âm thanh, nhân biêt được sự khác biệt giữa giọng ́ ̣ ́ nói cua nam và nữ cũng như giữa các giọng nói giận dữ hay thân thiện. Các tiếng ̉ động lớn sẽ làm em bé giật mình hoặc khóc, nhưng giọng nói quen thuộc của mẹ sẽ nhanh chóng dỗ dành được em bé! • Khả năng tập trung cua bé ̉ Bé đã có thể tập trung tốt hơn, kể cả khi đôi tượng di chuyên từ bên nay sang bên ́ ̉ ̀ kia. Đăc biêt bé rât thich những đối tượng có màu sắc rực rỡ. ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ • Vân đông Bé có thể ngóc đầu dậy và hào hứng ngăm nhin bàn tay mình. Bé con có thể duôi ́ ̀ ̀ ̃ tay để với lấy đồ vật cho dù chưa thể tóm được chúng. Nêu bế con ở tư thế ́ đứng, bé có thể giữ đâu thăng và ôn đinh trong vai phut. ̀ ̉ ̉ ̣ ̀ ́ Cha mẹ cân lam: ̀ ̀ • Kich thich giac quan cua bé ́ ́ ́ ̉ Đây là thời gian lý tưởng để treo một vật di động phía trên cũi vừa tầm với của em bé. Bé sẽ rât thich tiêng leng keng hoăc xuc xăc và sẽ đưa tay ra để cham vao ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̀ cac vât đo. Phương pháp này rất tuyệt để em bé phối hợp tay - mắt. ́ ̣ ́ • Phat triên trí tuệ cua bé ́ ̉ ̉ Viêc hat và noi chuyên với bé là hai cach tuyêt vời nhât giup tăng hoat đông nao. ̣ ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̃ Ngoai ra, mẹ có thể thử môt vai cach mới như: dung cac chât giong khac nhau khi ̀ ̣̀́ ̀ ́ ́ ̣ ́ noi, hat cho bé nghe. Trong môi câu hat, mẹ có thể đưa tên bé vao để bé sớm nhân ́ ́ ̃ ́ ̀ ̣ thức được minh. Hoăc cha mẹ có thể bế bé đi dao bên ngoai để bé tiêp xuc với ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ́ thiên nhiên và cac âm thanh ngoai trời như tiêng chim, tiêng lá cây... ́ ̀ ́ ́ 3. Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi: Giai đoạn này, bé có xu hướng quan tâm đến những âm thanh, hình ảnh từ bên ngoài môi trường (đôi khi nhiều hơn cả việc được bạn cho bú). Những lúc rỗi rãi, bạn nên trò chuyện, cười đùa với bé nhi ều h ơn. N ếu b ạn kh ẽ nhăn mũi, chun miệng hoặc nhìn “chằm chằm” vào bé, bé sẽ nhanh chóng học và
  4. bắt chước theo điệu bộ này từ bạn. Đổi lại, khi bé chóp chép miệng tạo thành âm thanh, bạn cũng có thể làm lại như thế với bé để gây sự chú ý. Thời điểm này, bạn có thể sử dụng những câu hội thoại dài hơn khi giao ti ếp với bé để giúp bé làm quen sâu hơn với ngôn ngữ. B ạn th ử ch ọn m ột cu ốn sách tranh có hình minh họa thật đẹp và bắt đầu đọc cho bé. 4. Giai đoạn 6 tháng tuổi: Giai đoạn 6 tháng tuổi: mọc răng có thể gây chút phiền hà nhưng bù lại, bé có sự phát triển lớn về ngôn ngữ Ngôn ngữ ở bé được cải thiện dần theo thời gian. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể thực hành kết hợp nguyên âm và phụ âm, tạo thành các phát âm như “mama”, “dada” hoặc bập bẹ một chuỗi từ thường xuyên. Bé có thể bắt đầu mọc răng. Răng sữa thêm sự đa dạng trong cách tạo âm thanh của bé. Mọc răng gây đau lợi, có thể đi kèm sốt hoặc phát ban. é có thể cho thấy dấu hiệu muốn tự ăn và bé có thể đủ khỏe để xử lý việc ăn bốc. Nếu bạn để bé tự ăn thì lưu ý rằng, giai đoạn này bé vẫn chưa thành thạo trong các kỹ năng và có thể làm rơi, làm vỡ. bé có thể lật hoàn toàn theo hai hướng: ngửa thành úp, úp thành ngửa. Bé còn có thể duy trì vị trí ngồi đến 30 giây nhưng mẹ phải đỡ cánh tay ở phía trước phòng khi bé sấp mặt xuống. 5. Giai đoạn 7 tháng tuổi: Khi 7 tháng tuổi, bé đã nhận ra tên mình và sẽ quay xung quanh tìm khi ai đó gọi tên bé. 7 tháng, có trẻ đã biết bò, cũng có trẻ chưa. Nhưng một số đặc điểm chung dưới đây thì hầu như trẻ 7 tháng tuổi nào cũng có. • Chuyện ăn của bé Giai đoạn này mẹ có thể cho bé thử làm quen với một số mùi vị và thức ăn mới. Mùi vị mới sẽ làm bé thích thú với thức ăn hơn. Đến tháng tuổi này, nếu muốn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm thì mẹ cũng có thể cho bé uống thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ. Để khuyến khích và tạo lập thói quen tốt cho bé khi ăn uống, mẹ hãy cho bé ăn vào những giờ nhất định trong ngày và cho bé ngồi vào ghế ăn của riêng mình. • Kỹ năng nghe và nói Bé có thể dễ dàng bắt chước những âm thanh người lớn nói, đặc biệt nếu chúng dễ phát âm (có một âm tiết và bắt đầu với một phụ âm, chẳng hạn như “ba” hoặc “ma”). Bé đã nhận ra tên mình và bé sẽ quay xung quanh tìm khi bạn gọi tên bé. • Bé biết giữ cân bằng 7 tháng tuổi, bé đã phát triển phản xạ để giúp duy trì sự cân bằng. Bé có thể ngồi mà không cần trợ giúp hoặc biết chống tay để giữ thăng bằng khi ngồi. • Phản xạ cầm nắm của bé
  5. Bé có thể dễ dàng nắm ngay lấy những vật gì trong tầm tay. Ngón tay cái và ngón tay trỏ của bé bắt đầu hoạt động một cách riêng biệt. Bé có thể dùng hai ngón tay này để cầm một thứ gì lên hoặc biết cách cầm thìa với cả bàn tay. • Vận động Chuyện lật qua lật lại đã trở thành quá dễ dàng với bé. Bé đã có thể nằm sấp để chơi, xoay người hoặc nâng người, với tay... Một số bé bắt đầu bò lê xung quanh sàn nhà. Nếu được giữ để đứng dưới đất, bé có thể làm những động tác thay đổi từ chân này sang chân kia như thể đang bước đi. Điều này cho phép bé tăng cường cơ bắp và làm quen với bước đi. • Bé biết lạ Trí não của bé tăng trưởng nhanh chóng, nhất là các tế bào và các kết nối dây thần kinh. Bé ý thức được mối quan hệ của mình với cha mẹ, với thế giới xung quanh và những nguy hiểm tiềm ẩn (nếu có). Kết quả, bé biểu hiện sự lo lắng với người lạ. Điều đó chứng tỏ bé bắt đầu phân biệt được người thân – người lạ rõ ràng. • Trí nhớ Trí nhớ của bé phát triển rất nhanh. Một ví dụ điển hình là bây giờ, bé hiểu ra một đồ vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy. Nhận thức của bé Bé có thể đọc được tình cảm của người khác. Lúc này biểu hiện điệu bộ và âm điệu của mẹ được trẻ nhận biết, trẻ sẽ làm quen với sự trao đổi thông tin từ mẹ. Hơn nữa cũng giúp khơi dậy sự nhạy bén về cảm xúc của trẻ. 6. Giai đoạn 9 tháng tuổi: Nếu các tháng trước, em bé chủ yếu học xong các bài vỡ lòng về ăn uống, ngủ nghê. Tháng 9, em bước hẳn sang một thời kỳ mới phát triển trí tuệ. Đảm bảo cả nhà sẽ ngỡ ngàng luôn luôn vì em. Em bé 9 tháng đã biết thế nào là người lạ và cảnh lạ, không chịu cho mấy cô hàng xóm bế nựng dễ dàng nữa. Mẹ thường yêu con hơn khi thấy con quấn quít và yêu thương người thân. Điều này vừa dễ thương vừa bất tiện nếu mẹ mẹ đi làm, ở xa khiến bé khó ngủ vì nhớ nhung. Một chiếc khăn có hơi mẹ sẽ cho bé cảm thấy mẹ gần bên, và đỡ quấy hơn. Búp bê hoặc siêu nhân nên dùng trong thời gian ngắn để bé yên tâm, nhưng không nên dùng hoài làm bé thành nhút nhát. Khoảnh khắc đẹp nhất đời bố mẹ chờ đợi là bước chân đầu tiên, tiếng “ba mẹ” đầu tiên. Những bé thông minh sẽ biết đi vào khoảng tháng 9 này. Không chỉ nói, bé còn biết nghe tốt hơn. Bé không hiểu chính xác bạn nói gì, nhưng nhận ra được giọng bạn vui hay không. Bé sẽ mỉm cười nghe mẹ nựng nịu, nói “không” dứt khoát, bé sẽ hiểu là mẹ không thích đâu. Nụ cười em bé lúc này duyên hẳn
  6. lên với 4-5 chiếc răng cửa. Răng sữa duyên còn giúp bé tập ăn cháo, gặm trái cây hay nhai mấy hạt cơm be bé. 7. Giai đoạn 12 tháng tuổi: Bé 12 tháng tuổi có thể cùng ăn 3 bữa chính với các thành viên khác trong gia đình. Ngoài 3 bữa chính, bé cần thêm 3 bữa phụ mỗi ngày để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Lúc này, bé đã phát triển tương đối độc lập và thường thích thú khi được tự xúc thức ăn. Dù bé có làm đổ thức ăn hoặc bôi bẩn quần áo, bạn vẫn nên để bé hoàn thiện kỹ năng cầm thìa múc thức ăn. Bạn có thể đeo yếm và rải một lớp báo dưới chỗ bé ngồi để giữ vệ sinh. Bé một tuổi đã được vệ sinh răng miệng bằng bàn chải nhỏ và kem đánh răng chứa flour (loại dành cho bé). Bạn tuyệt đối không nên dùng kem đánh răng của người lớn để vệ sinh răng miệng bé. Bạn cũng nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để kịp thời phát hiện những chứng bệnh truyền nhiễm hoặc biểu hiện bất thường trong giai đoạn phát triển của bé. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THEO NHỮNG PHÁT TRIỂN VỀ VẬN ĐỘNG, THỂ CHẤT. 1. Giai đoạn bé học bò Hầu hết các bé bắt đầu biết bò khi được 7-10 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có bé học bò sớm hoặc muộn hơn một chút. Càng nằm úp bụng khi vui chơi trên sàn nhà thường xuyên, bé càng sớm biết bò. Một số bé bỏ qua giai đoạn học bò, nhảy cóc thẳng tới giai đoạn học đi. Nếu 7- 10 tháng tuổi, bé vẫn chưa biết bò, cha mẹ cũng không nên quá lo. Nhiều bé không thích bò nhưng vẫn ngồi vững và thích với tay lên mặt bàn, sẵn sàng học đứng. ‘Huyến luyện’ bé nằm sấp để bé nhanh biết bò Để học bò, bé cần biết cách nâng phần trên cơ thể bằng hai cánh tay và quỳ gối, dướn người về phía trước. Cho bé nằm sấp khi vui chơi có tác dụng khiến các cơ chân, tay, bụng chắc khỏe. Mỗi lần ngẩng đầu nhìn xung quanh, bé buộc phải chống tay, nâng đỡ phần thân trên – dần dần các cơ tay, chân sẽ khỏe khoắn. Nếu không được luyện tập nằm sấp, bé có khả năng chậm biết lật, biết bò và chậm biết đi. *,Dấu hiệu bé sắp biết bò Các bé thường lắc lư cổ và lưng trước khi bắt đầu biết bò. Nếu trong suốt thời gian nằm sấp, bạn thấy bé đu đưa phần lưng và cổ nhiều thì chứng tỏ, bé sắp biết bò. Khi lắc lư như vậy, bé sẽ học được cách lấy đà, đấy cơ thể về phía trước. Cũng nên đặt món đồ chơi trước mặt bé để kích thích bé nhoài người mới chộp được món đồ. *,Dấu hiệu cần lo lắng
  7. Không phải bé nào cũng biết bò trong giai đoạn 7-10 tháng tuổi. Lên 1 tuổi, nhiều bé chưa bò được nhưng lại biết đứng và biết đi tốt. Nếu bé gặp khó khăn trong việc phối hợp giữa tay và chân khi di chuyển trên sàn nhà (khi bé được 1 tuổi), bạn nên đưa bé đi khám. Ngoài ra, nếu bé chỉ cử động và di chuyển ở một bên cơ thể, bạn cũng nên để bé gặp bác sĩ sớm. 2. Giai đoạn bé học đi Phần lớn các bé biết đi khi được khoảng 13 tháng tu ổi nh ưng cũng có bé bi ết đi sớm hơn (9-10 tháng tuổi) hoặc muộn h ơn (15-16 tháng tu ổi). Th ời đi ểm bi ết đi ở các bé là khác nhau. *, Giai đoạn biết đứng Trước khi học đi, bé biết giữ cơ thể cân bằng ở vị trí đứng. Khoảng 8-10 tháng tuổi, bé có thể tự vịn tay vào thành ghế và đứng dậy. Cha mẹ nên khuyến khích và hỗ trợ bé đứng cùng chiếc ghế hoặc những đồ đạc chắc chắn khác. Để bé vui vẻ và đứng lâu hơn, bạn có thể đặt món đồ chơi yêu thích vào thành ghế. Cách này giúp bé phối hợp giữa sử dụng đôi tay để lấy đồ chơi vừa chống tay vào thành ghế cho khỏi ngã trong khi bé vẫn giữ được cân bằng ở tư thế đứng. *, Tự bước đi Khoảng 9-10 tháng, bé sẽ có những bước đi đầu tiên. Để bé có cảm hứng khi học đi, nên thử đu đưa chùm chìa khóa hoặc rung món đồ trước mặt khi bé còn đang đứng chống tay lên thành ghế. Bị thu hút, bé sẽ cố với người, thả tay để chộp lấy món đồ - bước tự đi đầu tiên. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý đỡ bé vì lúc này, bé rất dễ bị ngã. *, Những lưu ý khi bé học đi - Khi bé biết đứng vịn tay vào một đồ vật, bạn nên huấn luyện cho bé cách vịn tay và bước chân từ thành ghế này sang thành một chiếc ghế khác gần đó. Nên đặt chiếc ghế này cận kề ghế kia nhưng không nên để hai chiếc ghế quá gần, nên tạo ra một khoảng cách vừa đủ đế bé di chuyển tay vịn từ chiếc ghế này sang chiếc ghế kia. Cũng có thể đặt một món đồ hấp dẫn ở chiếc ghế còn lại để bé chuyển tay vịn sang chiếc ghế đó. Nếu được thực hành nhiều lần, bé sẽ học được cách bước chân và tóm lấy đồ chơi. - Đu đưa một món đồ trước mặt sẽ giúp bé ham thích học đi. Nên chọn đồ chơi có trọng lượng nhẹ, bắt mắt để kích thích bé với tay lấy món đồ. - Không cần sử dụng xe tập đi dành cho bé. Xe tập đi ở bé thường được gắn kèm bánh xe, khi bé ở trên xe và di chuyển, bánh xe sẽ hỗ trợ bé bước đi. Thực tế, một chiếc xe dành cho bé tập đi không giúp bé nhanh biết đi và cũng không khuyến khích bé học đi. Một số vùng ở Canada, xe tập đi dành cho bé còn bị cấm quảng cáo, phân phối và bán do nghi ngại về độ an toàn. - Mẹ nên dùng tay đỡ bé khi bé tập đi. Bạn có thể quỳ gối trước mặt bé và đỡ bé
  8. bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà. Khi đã thành thạo hơn, bạn có thể dắt bé bằng một tay khi bé bước đi. - Nếu bé học đi trong nhà, bạn không cần phải đi giày (dép) cho bé. Các bé thường thấy khó khăn và mất cân bằng khi đi trong giày (dép). Do đó, việc học đi ở bé sẽ hiệu quả hơn khi bé đi chân đất và sử dụng giày (dép) cho những hoạt động ngoài trời. *, Dấu hiệu nên lo lắng Không phải bé nào cũng biết đi ở cùng một thời điểm. Một số bé biết đi sớm hơn những bé khác mà không có lý do đặc biệt. Vì thế, cũng không có gì đáng lo nếu dưới 18 tháng tuổi, bé chưa biết đi. Nếu bé chậm biết đi, cha mẹ nên kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ và những kỹ năng vận động khác ở bé. Một số bé có kỹ năng ngôn ngữ bình thường trong khi lại chậm biết đi (kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn kỹ năng vận động). Nếu các kỹ năng khác ở bé là tốt nhưng hơi chậm biết đi thì cha mẹ cũng không nên quá lo. 3. Các giai đoạn cho bé ăn dặm Bữa ăn đầu đời không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết mà còn giúp bé làm quen với nhiều mùi vị thức ăn mới. Tùy thể trạng mỗi bé, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm trong khoảng 4-6 tháng tuổi. 3 giai đoạn trong quá trình ăn dặm của bé Giai đoạn ăn bột - Thời gian bắt đầu khi bé được khoảng 4 tháng tuổi trở lên. - Lúc đầu, bạn nên cho bé ăn bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng uy tín trên thị trường. Khoảng tháng đầu tiên, bạn có thể cho bé ăn một cữ bột/ngày. Sau đó, tăng khẩu phần lên cho bé ăn hai cữ bột một ngày. Để thay đổi khẩu vị, bạn nên cho bé ăn bột ngọt và bột mặn đan xen nhau. - Bạn có thể tham khảo cách tự nấu bột cho bé như sau: Thịt và rau thái nhỏ, cho vào nước lạnh đun chín. Sau đó, bạn để nguội và cho hỗn hợp rau, thịt vào máy sinh tố. Bạn nên xay mịn cả nước lẫn cái để bé hấp thu chất xơ. - Bạn pha loãng bột với nước, đổ vào hỗn hợp thịt, rau và nấu chín. Bạn có thể thêm vào bột một thìa nhỏ dầu ăn (trộn vào khi bột gần chín). Giai đoạn ăn cháo - Bước vào tháng thứ 9-10, bạn bắt đầu nấu cháo cho bé ăn. Nên nhớ là bạn không nên chỉ hầm lấy nước ngọt của xương để nấu cháo cho bé. Giai đoạn này, bé cần ăn cả thịt, rau nhuyễn để đảm bảo đủ chất. Bạn nên hầm cháo thật nhừ để tránh bé bị hóc, nghẹn. - Bạn nên thêm dầu ăn vào cháo để đảm bảo chất mỡ cho bé. Ngoài ra, cháo của bé cũng chỉ nên nêm nhạt. - Bạn có thể tham khảo công thức nấu cháo cho bé như sau: 2 thìa canh g ạt b ột gạo; 1 thìa canh gạt chất đạm (nếu là thịt, cá bạn nên băm thật nhuyễn mà không cần sử dụng máy say sinh tố); 1 thìa canh gạt rau củ băm nhuyễn; 1-2 thìa d ầu
  9. ăn. Ngoài ra, bạn không cần nêm thứ gì. Nhiều người mẹ thích nêm một chút mắm, muối trong cháu cho bé. Điều này cũng không ảnh hưởng gì nh ưng nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì cũng không sao. Giai đoạn ăn cơm nát Khi bé được khoảng 20 chiếc răng, bạn mới nên cho bé làm quen với cơm mềm được dằm nát. Lúc này, bạn cũng nên cho bé làm quen với các loại canh rau (nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai và không bị hóc). Ngoài cơm, bạn có thể cho bé làm quen với bún, phở, mì, nui, bánh mì… để đổi khẩu vị, kích thích sự ngon miệng. Những lưu ý khác trong quá trình ăn dặm - Bạn nên chọn thực phẩm tươi ngon, mua bữa nào dùng hết bữa đó cho bé. Nên nấu chín kỹ tất cả các loại thức ăn cho bé như thịt, cá… Khi chế biến món ăn cho bé, bạn cũng nên linh động; ví dụ: bữa trưa cho bé ăn cá thì bữa tối nên thay đổi với thịt. Các món rau củ, bạn cũng nên đa dạng cho bé. Bạn cũng nên hạn chế cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa caroten (carrot, bí đỏ). Bởi vì, ăn nhiều bé dễ mắc chứng vàng da. Chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa carrot (hoặc bí đỏ hàng tuần), mỗi bữa ½ củ nhỏ (với carrot), ½ miếng nhỏ (với bí đỏ). - Không nên cho bé ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi). Bởi vì, cơ thể bé chưa thể hấp thu các dưỡng chất nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tất nhiên, bạn cũng không nên cho bé ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi). Bởi vì, bé sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình phát triển. - Mới đầu, bạn chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới. Đợi trong khoảng 3-4 ngày, xem cơ thể bé có phản ứng gì lạ với thức ăn mới không. - Bạn có thể cho bé uống nước lọc vào những lúc bé khát trong ngày. Nh ưng không nên cho bé uống nhiều trước bữa ăn. - Bé 4 tháng tuổi, bắt đầu uống được nước hoa quả. Vài tháng sau, b ạn có th ể dầm nhuyễn hoa quả cho bé. - Bạn nên lưu ý với những món ăn dễ gây dị ứng cho bé dưới 1 tuổi bao gồm: sữa bò, mật ong, trứng, lạc, bột mỳ… - Bên cạnh chế độ ăn dặm, bạn vẫn nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sử dụng thêm sữa hộp. 4. Giai đoạn mọc răng: Bé có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể, ví dụ: mệt mỏi, rất quấy, hay khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số bé hay chảy nhiều nước dãi và thích gặm thứ gì đó. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên bé dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, bé thường bị sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo đi ngoài phân lỏng. Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm bé luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, bé
  10. thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ vật gì có trong tay vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau cho bé và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng. Điều này khiến bé hay quấy khóc và lười ăn uống, thậm chí có bé sút cân. Có rất nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của bé, nên khi thấy bé biếng ăn và quấy khóc thường cho bé uống các loại men tiêu hoá và thuốc bổ. Cha mẹ trẻ cần giữ bình tĩnh và đưa bé đến bác sĩ Răng - Hàm - Mặt (RHM) ở các bệnh viện Nhi để được điều trị - giúp giảm các triệu chứng khi mọc răng. Lưu ý: Các dấu hiệu đã nêu chỉ là quá trình sinh lý bình thường và thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày Những vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng 1. Có thể làm dịu cho bé tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để bé cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy các bé đau dữ dội có thể đến tư vấn khám Bác sĩ chuyên khoa RHM tại các bệnh viện nhi. 2. Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5ºC trở lên và đau nhiều, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để bé sốt quá cao. 3. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước dãi hay chảy quanh miệng bé bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho bé bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho bé uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong. 4. Chú ý cho bé uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến bé dễ mất nước. 5. Nên cho bé ăn các thức ăn mềm để bé ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng bé. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm cho bé hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày. 6. Hãy kiên nhẫn dỗ dành bé, tạo môi trường vui thích cho bé với những đồ chơi mà bé thích. Sự quan tâm kịp thời của người lớn sẽ làm dịu nỗi đau của bé. 7. Nếu bé sốt cao, nôn trớ hay tiêu chảy thì đây không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa bé đi bác sĩ ngay. Nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và bé có nguy cơ sụt cân... bạn cũng nên đưa bé đến bác sĩ. DINH DƯỠNG CHO THỜI KỲ NHŨ NHI: Để đạt được mong muốn giúp con mình phát triển thể chất tốt, thông minh, nhanh nhẹn và ít bị bệnh tật, cha mẹ cần quan tâm phát triển thị lực, não bộ và hệ miễn dịch cho trẻ
  11. Đây là hai yếu tố rất quan trọng với sự phát triển và thành công của trẻ. Nếu thị lực được coi là “cửa sổ nhìn vào não bộ” thì hệ miễn dịch là hệ thống giúp cơ thể trẻ chống lại các nguy cơ dày đặc từ môi trường. Trẻ có thị lực tốt, hệ miễn dịch hoàn thiện thì sẽ phát triển vượt trội so với trẻ thị lực kém, miễn dịch yếu. Nhưng cần làm những gì cụ thể để đạt được mục tiêu này? Phải phối hợp nhiều biện pháp, từ những điều có vẻ đơn giản như chăm sóc, vui chơi, tiếp xúc với trẻ... đến vấn đề lâu dài và nền tảng hơn nhiều là dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời. Dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển cơ thể của trẻ thay đổi ít nhiều tùy vào giai đoạn. Với trẻ nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng cho việc xây dựng cấu trúc tế bào là tối quan trọng, trong khi với trẻ lớn hơn thì dinh dưỡng liên quan đến hoạt động của tế bào lại cần thiết hơn. Các chất dinh dưỡng cần thiết rất dễ bị thiếu hụt ở trẻ nhũ nhi là vitamin A, i-ốt, sắt, kẽm, chất béo, đặc biệt là các axít béo no chuỗi dài (như DHA, ARA). Đây là các chất dinh dưỡng có tác động rất quan trọng đến sự phát triển thị lực và nhận thức của trẻ sau này. Hội nghị Dinh dưỡng và Tiêu hóa nhi khoa châu Âu vừa tổ chức tháng 6-2010 đã có các công bố y tế về vai trò của DHA đối với trẻ nhũ nhi. Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ cũng vừa công bố một công trình nghiên cứu cho thấy nhũ nhi có khẩu phần DHA, ARA cao sẽ phát triển miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch ở đường hô hấp trong 3 năm đầu đời. Đấy cũng là lý do vì sao mới đây Hiệp hội An toàn thực phẩm châu Âu khuyến cáo sữa công thức nên có hàm lượng DHA ít nhất là 0,3% trên tổng hàm lượng axít béo. Giai đoạn nhũ nhi là giai đoạn các tế bào thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhất cả về số lượng lẫn kích thước kể từ lúc trẻ sinh ra, vì vậy nhu cầu các chất béo dùng xây dựng tế bào thần kinh cũng gia tăng tương ứng. Do nhu cầu tăng cao nên cơ thể trẻ rất dễ thiếu hụt các chất béo no chuỗi dài, nhất là trẻ nhũ nhi thường ăn uống chưa đủ đa dạng, thức ăn chính chỉ là sữa, trong khi chức năng gan còn non yếu chưa có khả năng tổng hợp tốt các chất. Khi trẻ lớn hơn, ăn uống đa dạng hơn, trẻ có thể nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết này theo nhu cầu từ khẩu phần ăn đa dạng hằng ngày, nhất là qua các thực phẩm thiên nhiên từ biển (đặc biệt nhiều ở cá hồi, rong biển...), đấy là chưa kể gan cũng sẽ giúp tổng hợp một phần. CÁC VẤN ĐỀ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHŨ NHI: Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch cũng như sức chịu đựng của cơ thể, chính vì vậy rất dễ nhiễm bệnh. Để các bậc cha m ẹ có th ể chăm sóc bé tốt hơn, hãy lưu ý những bệnh sau đây nhé. • Táo bón Táo bón là một bệnh rất phổ biến ở trẻ và có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% trẻ em trong độ tuổi dưới 1 tuổi. Ở tuổi này, thông th ường bé không có m ột l ịch trình bình thường cho việc đại tiện. Một số trẻ sơ sinh có thể đi đại tiện ngay
  12. sau mỗi bữa ăn, trong khi một số trẻ khác lại phải chờ đợi một ngày hoặc th ậm chí lâu hơn mới đại tiện. Lịch trình đại tiện này của trẻ phụ thuộc vào những gì trẻ ăn, cách th ức hoạt động và mức độ tiêu hóa thức ăn của trẻ. Tuy nhiên cu ối cùng cha m ẹ s ẽ có th ể tìm thấy một lịch trình đại tiện riêng của trẻ sau khi theo dõi lịch ăn, ị của các bé. Một dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón là khi trẻ b ắt đ ầu đi đ ại ti ện v ới t ần su ất thấp hơn bình thường, đặc biệt là nếu trẻ đi đại tiện nhi ều h ơn 1-3 ngày/ l ần và nó làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, phân của trẻ có bi ểu hiện b ị cứng hoặc khô cũng là một trong các triệu chứng của bệnh táo bón. • Ho và cảm lạnh Hầu như tất cả trẻ em đều bị bệnh này ghé thăm trong năm đầu tiên của mình. Ước tính có hàng trăm loại virus có thể gây ra cảm lạnh, và trẻ s ơ sinh l ại có h ệ thống miễn dịch còn non nớt và đang phát triển nên càng dễ bị chúng xâm nh ập gây bệnh. Chưa kể đến việc, trẻ thường đưa tay hoặc các vật dụng khác vào miệng. Đây cũng là con đường thuận lợi khiến các vi sinh vật gây bệnh có th ể xâm nh ập vào cơ thể trẻ một cách nhanh chóng nhất. Nói chung, trẻ sơ sinh thường bị ho và cảm lạnh trong mùa đông. Nếu như một người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-4 lần/năm thì trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trung bình từ 6-10 lần/năm. Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi, sốt nhẹ, hoặc ho. Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 10 ngày, b ạn nên đ ưa bé đi thăm khám bác sĩ. • Phát ban do tã lót Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đang mặc tã hoặc đóng bỉm sẽ có nhiều nguy cơ bị hăm ở một giai đoạn nào đó. Cứ 4 em bé thì có một em bé bị hăm tã, bỉm trong tháng sơ sinh đầu tiên của mình. Phát ban do tã lót hoặc bỉm có thể xảy ra nếu trẻ sử dụng tã, bỉm bẩn quá lâu hoặc một bé có một làn da nhạy cảm. Tình trạng này sẽ được biểu hiện ở trẻ với làn da đỏ và đau đớn. Nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban tã lót hoặc bỉm vì tã và bỉm không thể hấp thụ tất cả nước tiểu đọng lại của các em bé. Vì thế nước tiểu cùng vi khuẩn hoạt động trong một thời gian dài và có thể gây ra hăm tã. • Tiêu chảy Tiêu chảy ở trẻ có thể kéo dài nhiều ngày, và đôi khi đi kèm v ới tình tr ạng chu ột rút đau đớn. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở trẻ là do nhi ễm trùng, vi khu ẩn hoặc virus. Tiêu chảy do nhiễm virus có thể được đi kèm với chứng nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh và đau đớn. Trong khi đó, tiêu chảy do nhiễm trùng vi khuẩn th ường kèm theo đau bụng, ra máu, sốt và nôn. Tuy nhiên, tiêu ch ảy ở tr ẻ cũng có th ể được gây ra bởi các phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc thuốc kháng sinh. • Nhiễm trùng tai
  13. Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng tai. Bởi vì bất cứ điều gì cũng có th ể phá vỡ ch ức năng của ống Eustachian như cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm tăng nguy c ơ nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ khá linh hoạt. Khi ấy trẻ s ẽ có một thay đổi đột ngột trong hành vi của mình và dễ khóc, cáu kỉnh. Trẻ sơ sinh thường kéo hoặc chà tai, sốt, nôn và đôi khi kèm theo tiêu chảy. • Nôn Một số em bé sơ sinh thường bị nôn mửa thường xuyên nếu được ăn một số thực phẩm mới hoặc nếu bị nhồi nhét ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, trẻ bị nôn cũng có thể là do dị ứng, nuốt một cái gì đó đ ộc h ại, hay khóc và ho quá dai dẳng. Nôn thường không gây hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh miễn là dấu hiệu này không kéo dài. Nếu trẻ bị nôn liên tục, nó có th ể là một d ấu hi ệu c ủa b ệnh nh ư viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai hay một bệnh tật khác nghiêm trọng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2