Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH LYMPHÔM ĐƯỜNG TIÊU HÓA<br />
Trần Hương Giang*, Hứa Thị Ngọc Hà*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Lymphôm đường tiêu hóa là lymphôm ngoài hạch thường gặp nhất. Đánh giá loại mô học của<br />
lymphôm đóng vai trò quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân<br />
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm giải phẫu bệnh lymphôm đường tiêu hóa.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 74 trường hợp được chẩn đoán Giải phẫu bệnh là lymphôm<br />
đường tiêu hóa tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ tháng 9/2005 đến tháng 5/2010. Tất cả các trường hợp được<br />
nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể kháng LCA. Phân loại lymphôm theo bảng phân loại thực hành.<br />
Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình 50,53. Tỷ lệ nam: nữ = 1,39:1. U có tần suất cao nhất ở đại tràng<br />
(33,8%), tiếp theo là dạ dày (31,1%), ruột non (25,7%). Đại thể u bao gồm ổ loét (39,2%), u đặc (33,8%), dày<br />
thành ruột (18,9%) và niêm mạc phẳng (8,1%). Kích thước trung bình của u là 5cm. Về vi thể, 74 trường hợp<br />
được chẩn đoán là lymphôm có LCA dương tính. Phân loại theo bảng phân loại thực hành ghi nhận Lymphôm<br />
lan tỏa, tế bào to chiếm ưu thế (58%); Lymphôm lan tỏa, hỗn hợp tế bào to và tế bào nhỏ đứng thứ hai (33,8%).<br />
Các loại khác chiếm tỷ lệ thấp. Mô u xâm nhập chủ yếu ở lớp thanh mạc (67,6%) và lớp cơ (31%). 59,5% trường<br />
hợp có ≥ 5 phân bào/Quang trường lớn. Tỷ lệ lymphôm hạch vùng kèm theo là 36,5%.<br />
Kết luận: Lymphôm đường tiêu hóa thường gặp ở nam. Tuổi trung bình là 50 tuổi. Lymphôm đại tràng<br />
thường gặp nhất. Về mô bệnh học, lymphôm lan tỏa loại hỗn hợp tế bào to có khía và không khía chiếm ưu thế.<br />
Từ khóa: Hóa mô miễn dịch, lymphôm đường tiêu hóa.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICOPATHOLOGIC ANALYSIS OF GASTROINTESTINAL LYMPHOMA<br />
Tran Huong Giang, Hua Thi Ngoc Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 74 - 78<br />
Background: Gastrointestinal lymphoma is one of the most common extranodal lymphomas. It is important<br />
to study histopathological types for treatment and prognosis.<br />
Objectives: To evaluate clinicopathologic characteristics of gastrointestinal lymphoma.<br />
Methods: Cross-sectional study of 74 cases of gastrointestinal lymphoma obtained from the University<br />
Medical Center from 09/2005 to 05/2010. Immunophenotyping with LCA was done to all cases. Histopathologic<br />
diagnosis was revised according to the Working formulation classification.<br />
Results: The median age of the patients was 50.53 years. The male-to-female ratio was 1.39:1. Tumor sites<br />
were as follows: colon (33.8%), stomach (31%), small intestine (25.7%). Gross appearances were as follows: ulcer<br />
type (39.2%), tumor type (33.8%), wall thickening (18.9%) and flat mucosa (8.1%). The mean diameter of<br />
lymphomas was 5cm. According to the Working formulation classification: diffuse large cell (cleaved and noncleaved) lymphoma was the most common (58%); diffuse mixed small and large cell lymphoma is second (33.8%);<br />
the other types were low rate. 59.5% were over 5 mitotics per high power field. As for depth of invasion, the<br />
lymphoma cells localized within the submucosal layer in 1 case (1.4%), beyond the muscularis propria in 23<br />
* Bộ môn Giải phẫu bệnh – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Hương Giang ĐT: 0933 551 778<br />
Email: tranhuonggiangbl@yahoo.com<br />
<br />
74<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(31.1%), and beyond the subserosal layer in 50 (67.6%). As regards the regional lymph node status, 27 cases<br />
showed involvement of the regional lymph nodes (36.5%).<br />
Conclusions: Gastrointestinal lymphoma is more common among males, mainly in their fifth decade. Colon<br />
is the most common site. Diffuse large cell lymphoma is the most frequent histologic subtype.<br />
Key words: Immunohistochemistry, Gastrointestinal lymphoma.<br />
Nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể kháng<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
LCA.<br />
Lymphôm là u nguyên phát của mô lymphô<br />
Đánh giá kết quả định tính gồm âm tính và<br />
hình thành do những biến đổi bất thường của<br />
dương tính:<br />
các tế bào dòng lymphô. Lymphôm ở đường<br />
- Âm tính: chỉ có màu xanh tím của<br />
tiêu hóa là bệnh lý không thường gặp nhưng có<br />
Hematoxylin nhuộm nhân.<br />
xuất độ cao nhất trong lymphôm ngoài hạch(18).<br />
- Dương tính: LCA bắt màu vàng nâu trên<br />
Vị trí thường gặp lymphôm ở đường tiêu<br />
bào tương và màng bào tương của tế bào u. Các<br />
hóa là dạ dày, tiếp theo là ruột non, đại tràng.<br />
trường hợp có LCA (+) được chẩn đoán là<br />
Bệnh xuất phát từ các mảng Peyer của ruột non<br />
lymphôm.<br />
và từ lymphô bào của niêm mạc dạ dày và đại<br />
tràng. Lymphôm là một nhóm bệnh phức tạp.<br />
Việc phân biệt lymphôm đường tiêu hóa<br />
nguyên phát hay thứ phát, phân biệt lymphôm<br />
với các u ác tính khác của đường tiêu hóa đôi<br />
khi gặp nhiều khó khăn. So với các loại ung thư<br />
khác như carcinôm, sarcôm, melanôm nói<br />
chung, lymphôm dễ điều trị khỏi. Đa số<br />
lymphôm đường tiêu hóa có tiên lượng tốt hơn<br />
so với carcinôm tuyến nguyên phát và đáp ứng<br />
tốt với hoá trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực<br />
hiện nghiên cứu này với các mục tiêu khảo sát<br />
một số đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh<br />
lymphôm đường tiêu hóa.<br />
<br />
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý<br />
bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bệnh phân bố nhiều nhất ở đại tràng (33,8%)<br />
(vùng manh tràng), vị trí thường gặp thứ hai sau<br />
đại tràng là dạ dày (31,1%) (vùng hang môn vị),<br />
tiếp theo là ruột non (25,7%); hồi manh tràng<br />
(8,1%), lymphôm ruột thừa ít gặp nhất (1,4%),<br />
không có lymphôm ở thực quản. Như vậy có sự<br />
khác biệt trong phân bố vị trí u của lymphôm<br />
đường tiêu hóa giữa các nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
74 trường hợp được chẩn đoán là lymphôm<br />
đường tiêu hóa tại bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại<br />
học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng<br />
9/2005 đến tháng 5/2010.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt<br />
ngang.<br />
<br />
Các bước tiến hành nghiên cứu<br />
Các mẫu bệnh phẩm được cố định trong<br />
formalin 10%, sau đó được cắt lọc, xử lý mô và<br />
vùi trong parafin. Nhuộm thường qui với H&E.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Tuổi và giới<br />
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân có tuổi<br />
trung bình là 50,53 17,77 tuổi. Nhóm tuổi<br />
thường gặp nhất là 60-69 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ <br />
1,39/1. Nghiên cứu này tương tự các nghiên cứu<br />
khác, hầu hết lymphôm đường tiêu hóa xảy ra ở<br />
người lớn tuổi, trung bình là 60 tuổi, tỷ lệ<br />
nam/nữ = 1,5(3,5).<br />
<br />
Vị trí u<br />
<br />
Bảng 1: So sánh phân bố lymphôm theo vị trí u với<br />
các nghiên cứu khác<br />
Nghiên cứu<br />
(18)<br />
Milena Todorovic<br />
(9)<br />
HoDa Ismail<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
Dạ dày<br />
63,8%<br />
38%<br />
31,1%<br />
<br />
Ruột non<br />
20,8%<br />
40,2%<br />
25,7%<br />
<br />
Đại tràng<br />
15,3%<br />
21,8%<br />
33,8%<br />
<br />
75<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Ở nước ta, lymphôm ruột có xuất độ cao vì<br />
ở vị trí này thường là lymphôm tế bào lớn, bệnh<br />
cảnh diễn tiến rầm rộ khiến bệnh nhân đi khám<br />
bệnh. Trong khi đó, loại mô học thường gặp ở<br />
dạ dày là lymphôm loại MALT độ thấp, bệnh<br />
diễn tiến âm thầm, triệu chứng mơ hồ khiến<br />
bệnh nhân bỏ qua, không đến kiểm tra tại các cơ<br />
sở y tế chuyên khoa.<br />
<br />
Đại thể u<br />
Ở nghiên cứu này, đại thể u thường gặp là<br />
dạng loét, chiếm 39,2% và dạng u đặc (u nằm<br />
dưới niêm mạc hoặc kèm loét bề mặt), chiếm<br />
33,8%, các dạng khác như thành ruột dày, niêm<br />
mạc phẳng chiếm tỷ lệ thấp hơn (18,9% và 8,1%)<br />
(Bảng 2). Theo y văn, lymphôm đường tiêu hóa<br />
có thể có dạng u đặc, ổ loét, dạng nốt, thành<br />
ruột dày,…hoặc phối hợp tùy giai đoạn và độ<br />
mô học của lymphôm. Ở giai đoạn sớm, u<br />
thường có dạng niêm mạc phẳng hoặc dạng<br />
thành ruột dày. Ở giai đọan muộn, u có dạng ổ<br />
loét hoặc khối u đặc nhô vào lòng ống tiêu<br />
hóa(4,6,13).<br />
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ các dạng đại thể u<br />
Dạng tổn thương<br />
U đặc<br />
Loét<br />
Dày thành ruột<br />
Niêm mạc phẳng<br />
Tổng<br />
<br />
Số ca<br />
25<br />
29<br />
14<br />
6<br />
74<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
33,8<br />
39,2<br />
18,9<br />
8,1<br />
100<br />
<br />
Kích thước u<br />
Kích thước u được lấy theo đường kính lớn<br />
nhất.<br />
Kích<br />
thước<br />
u<br />
thay<br />
đổi<br />
từ<br />
1-26cm. Kích thước trung bình của u là 5,31 <br />
3,95cm. Các nghiên cứu khác ghi nhận<br />
lymphôm giai đoạn sớm thường có đường kính<br />
nhỏ (trung bình khoảng 1cm), lymphôm ở giai<br />
đoạn muộn thường lớn hơn, kích thước trung<br />
bình có thể lên đến 8cm(13).<br />
<br />
Xếp loại lymphôm không Hogdkin theo<br />
bảng phân loại thực hành<br />
Trong nghiên cứu này, lymphôm lan tỏa, tế<br />
bào lớn là chủ yếu với tỷ lệ 58,1% (Bảng 3). Kết<br />
quả này tương tự y văn và các nghiên cứu khác<br />
<br />
76<br />
<br />
với ghi nhận loại mô học thường gặp nhất trong<br />
lymphôm đường tiêu hóa là lymphôm lan tỏa tế<br />
bào lớn(4,6). Tuy nhiên, loại mô học nổi trội còn<br />
tùy theo từng nghiên cứu trong đó mẫu ưu thế<br />
dạ dày hay ruột; tùy từng vùng dịch tễ và giai<br />
đoạn phát hiện bệnh.<br />
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ các loại mô học của lymphôm<br />
Loại lymphôm<br />
Lymphôm có độ ác thấp<br />
Lymphôm loại lymphô bào nhỏ<br />
Dạng nang, hỗn hợp tế bào nhỏ có<br />
khía và tế bào lớn<br />
Lymphôm có độ ác trung bình<br />
Dạng lan tỏa, tế bào nhỏ có khía<br />
Dạng lan tỏa, hỗn hợp tế bào lớn và<br />
tế bào nhỏ<br />
Dạng lan tỏa, tế bào lớn có khía và<br />
không khía<br />
<br />
Số ca<br />
2<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
2,8<br />
1,4<br />
<br />
1<br />
<br />
1,4<br />
<br />
72<br />
4<br />
<br />
97,2<br />
5,4<br />
<br />
25<br />
<br />
33,8<br />
<br />
43<br />
<br />
58<br />
<br />
Mức độ xâm nhập của mô u<br />
Trong nghiên cứu này, mô u xâm nhập chủ<br />
yếu lớp thanh mạc (67,6%) và lớp cơ (31%). Tỷ lệ<br />
mô u khu trú ở lớp niêm mạc hoặc lớp cơ niêm<br />
ít hơn nhiều (1,4%). Kết quả nghiên cứu của<br />
Wook Youn Kim và Shotaro Nakamura cũng<br />
tương tự(11, 15). Giải thích cho kết quả này có thể<br />
do đặc tính xâm lấn và phá hủy của lymphôm,<br />
bệnh được phát hiện ở giai đoạn trễ hoặc u có<br />
độ ác cao chiếm ưu thế.<br />
Theo Joel Chan(1), yếu tố xâm nhập đóng vai<br />
trò quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh.<br />
Ở dạ dày, những bệnh nhân lymphôm loại<br />
MALT có nhiễm H. pylori, nếu mô u còn khu trú<br />
ở lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc thường<br />
được điều trị khởi đầu bằng kháng sinh diệt<br />
H. pylori. Mô u khu trú ở lớp niêm mạc và lớp<br />
dưới niêm mạc, bệnh nhân có tiên lượng sống<br />
5 năm khoảng 95%. Khi u xâm lấn sâu hơn 2 lớp<br />
này, điều trị khởi đầu cho bệnh nhân bằng<br />
kháng sinh diệt H. pylori thường không hiệu<br />
quả, tiên lượng sống giảm dần từ 80 đến 54%(1).<br />
<br />
Mật độ phân bào<br />
Phân bào dễ tìm ở những lymphôm độ ác<br />
trung bình như lymphôm lan tỏa tế bào lớn,<br />
lymphôm lan tỏa loại hỗn hợp tế bào. Nghiên<br />
cứu này ghi nhận 40,5% lymphôm có phân bào<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
ít (< 5 phân bào/quang trường lớn); 59,5%<br />
lymphôm có phân bào nhiều chiếm ưu thế(≥ 5<br />
phân bào/quang trường lớn). Theo Xu Yao(19),<br />
lymphôm có độ ác càng cao càng có phân bào<br />
nhiều, mật độ thường ≥ 5 phân bào/quang<br />
trường lớn.<br />
<br />
u xâm nhập chủ yếu lớp thanh mạc (67,6%) và<br />
lớp cơ (31%). 59,5% trường hợp có ≥ 5 phân<br />
bào/Quang trường lớn. Tỷ lệ lymphôm hạch<br />
vùng kèm theo là 36,5%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Lymphôm vị trí khác kèm theo<br />
Nhiều trường hợp bệnh nhân vừa có<br />
lymphôm tại đường tiêu hóa, vừa có lymphôm<br />
hạch hoặc các cơ quan khác ngoài đường tiêu<br />
hóa. Trong tổng số 74 trường hợp ở nghiên cứu<br />
này có 27 trường hợp có lymphôm hạch vùng<br />
(chiếm 36,5%). Nghiên cứu của Hoda Ismail ghi<br />
nhận lymphôm hạch vùng kèm theo là 54,2%(9).<br />
Yếu tố lymphôm kèm theo đóng vai trò<br />
quan trọng trong điều trị. Giai đoạn lymphôm<br />
còn khu trú ở đường tiêu hóa, bệnh nhân<br />
thường được điều trị khởi đầu là phẫu thuật, có<br />
thể hóa trị hoặc xạ trị kèm theo. Tuy nhiên, nếu<br />
có kèm lymphôm hạch trên cơ hoành hoặc<br />
lymphôm ở các cơ quan ngoài đường tiêu hóa,<br />
điều trị khởi đầu thường là hóa trị(1).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát 74 trường hợp lymphôm<br />
đường tiêu hóa chúng tôi nhận thấy:<br />
Bệnh thường gặp ở nam. Tuổi mắc bệnh<br />
trung bình là 50 tuổi. U có tần suất cao nhất ở<br />
đại tràng (trong đó u ở manh tràng ưu thế),<br />
tiếp theo là dạ dày (đặc biệt là vùng hang môn<br />
vị), ruột non (u vùng hồi tràng chiếm ưu thế).<br />
Đại thể lymphôm đường tiêu hóa thường gặp<br />
nhất là ổ loét và u đặc. Kích thước trung bình<br />
của u là 5cm.<br />
Tất cả các trường hợp được chẩn đoán là<br />
lymphôm có LCA dương tính. Phân loại theo<br />
bảng phân loại thực hành ghi nhận:<br />
Lymphôm dạng lan tỏa, tế bào lớn chiếm ưu<br />
thế (58%); Lymphôm dạng lan tỏa, hỗn hợp tế<br />
bào lớn và tế bào nhỏ đứng thứ hai (33,8%);<br />
Lymphôm loại lymphô bào nhỏ chiếm 1,4%;<br />
Lymphôm dạng lan tỏa, tế bào nhỏ có khía<br />
chiếm 5,4%; Lymphôm dạng nang, hỗn hợp tế<br />
bào nhỏ có khía và tế bào lớn chiếm 1,4%. Mô<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
Chan J (2004), Malignant lymphomas of the gastrointestinal<br />
tract. In: Gastrointestinal pathology, Parakrama Chandrasoma,<br />
Stamford, pp 396-420.<br />
Eser B, Kaplan B, Unal A, Canoz O (2006), “Clinicopathologic<br />
Characteristics and Therapeutic Outcomes of Primary<br />
Gastrointestinal Non-Hodgkin's Lymphomas in Central<br />
Anatolia, in Turkey”, Yonsei Medical Journal, 47(1), pp 22–33.<br />
Fenoglio-Preiser CM (2008), “Lymphoproliferative Disorders of<br />
the Gastrointestinal Tract”. In: Gastrointestinal Pathology, 3rd<br />
Edition.<br />
Fletcher CDM (2007), “Tumor of the esophagus and stomach<br />
and tumors of the small and large intestines”. In: Diagnostic<br />
Histopathology of Tumors, 3rd Edition, 1, pp 327-397.<br />
Ghai S, Pattison J, Ghai S, O’malley ME, Khalili K, Stephens M<br />
(2007), “Primary Gastrointestinal Lymphoma: Spectrum of<br />
imaging Findings with Pathologic Correlation”, Radiographics,<br />
27(5), pp 1371-1388.<br />
Hamilton SR, Aaltonen LA (2000), World Health Organization<br />
Classification of Tumours. Pathology and Genetics of Tumors of<br />
the Digestive System, IARC press, pp 57-141.<br />
Hứa Thị Ngọc Hà, Phan Anh Kiệt, Trần Minh Thông (2004).<br />
“Đặc điểm giải phẫu bệnh vi thể của lymphôm ngoài hạch”. Y<br />
học TP.HCM, Chuyên đề giải phẫu bệnh, Phụ bản tập 8(4), tr.<br />
56–62.<br />
Isaacson P G, Du MQ (2004), “MALT lymphoma: from<br />
morphology to molecule”, Nature Review Cancer, pp 644-653.<br />
Ismail H (2002), “The Profile of Primary Gastrointestinal<br />
lymphoma in Egyptian Patients”, Journal of the Egyptian Nat.<br />
Cancer Inst., 14(2), pp169-175.<br />
Jaffe ES, Harris NL, Stein H, Vardiman JW (2008), The 2008<br />
WHO classification of lymphomas: implications for clinical<br />
practice and translational research, Hematology 2009, Lyon,<br />
France, IARC Press, 4th edition.<br />
Kim WY, (2009), “Clinicopathologic Study of Chromosomal<br />
Aberrations in Gastric Lymphomas of Korean patients”, The<br />
Korean Journal of Pathology, 43, pp 5-12.<br />
Koch P, Valle F, Berdel WE, Willich NA, Reers B (2001),<br />
“Primary Gastrointestinal Non-Hodgkin’s Lymphoma:<br />
Anatomic and Histologic Distribution, Clinical Features, and<br />
Survival Data of 371 Patients”, Journal of Clinical Oncology,<br />
19(18), pp 3861-3873.<br />
Lewin KJ, Apperman HD (1996) “Tumor of the Eosophagus and<br />
Stomach”, in AFIP, 3nd, Fascicle 18, pp 405-456.<br />
Lê Tấn Đạt (2004). Lymphôm không Hodgkin ngoài hạch<br />
nguyên phát ở người lớn: dịch tễ, chẩn đoán và điều trị. Luận<br />
văn tốt nghiệp Nội trú, Đại học Y dược TP.HCM.<br />
Nakamura S, Matsumoto T, Iida M, Yao T, Tsuneyoshi M (2003),<br />
“Primary<br />
gastrointestinal<br />
lymphoma<br />
in<br />
Japan:<br />
a<br />
clinicopathologic analysis of 455 patients with special reference<br />
to its time trends”, Cancer, 97(10), pp 2462-2473.<br />
Riddell RH, Williams GT (2003), “Lymphoma of the Intestines”,<br />
In: Rosai J, Sobin LH, Tumor of the Intestines. Washington, DC:<br />
Armed Forces Institute of Pathology, pp 400-417.<br />
<br />
77<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
78<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Speranza V, Lomanto D (2001), Primary gastric lymphoma. In:<br />
Surgical Treatment, edited by Holzheimer RG, Mannick JA.<br />
Todorovic M, Balint B, Jevtic M, et al.(2008), “Primary gastric<br />
mucosa associated lymphoid tissue lymphoma: Clinical data<br />
<br />
19.<br />
<br />
predicted treatment<br />
outcome”,<br />
World Journal of<br />
Gastroenterology, 14(15), pp 2388-2393.<br />
Yao X., Teruya-Feldstein J., Raffeld M., Sorbara L., (2001),<br />
“Non-Hodgkin Lymphoma of the Gastrointestinal Tract”,<br />
Radiographics, 12(5), pp 887-899.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />