Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU THÔNG LIÊN NHĨ TRÊN SIÊU ÂM TIM<br />
QUA THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Trịnh Phượng Kiều*, Đỗ Nguyên Tín **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá các đặc điểm giải phẫu của thông liên nhĩ (TLN) lỗ thứ hai khảo sát bằng siêu âm tim<br />
qua thực quản (SATQTQ).<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2014 trên 105 bệnh nhi được<br />
chẩn đoán TLN lỗ thứ hai đơn thuần và có chỉ định đóng lỗ thông bằng dụng cụ, đã được SATQTQ.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình (TB) là 3,94 tuổi, nữ/nam = 2,5/1. Cân nặng TB 16,02 kg, trong đó có 81% ca ≥ 10<br />
kg. Tỷ lệ thành công 66.7%. Kích thước TB của lỗ TLN 14.68 ± 5,06 mm, vách liên nhĩ (VLN) 30,6 ± 5,24 mm.<br />
Không có mối liên quan giữa tuổi, giới, cân nặng và kết quả can thiệp (p > 0,05). Có 15 hình thái khác nhau của lỗ<br />
TLN, trong đó hình dạng lệch phía động mạch chủ thường gặp nhất (35,2%), lỗ trung tâm (19,05%). Kích thước<br />
TB lỗ TLN, VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ kích thước<br />
lỗ TLN/VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kích thước<br />
rìa sau, rìa tĩnh mạch chủ trên và rìa tĩnh mạch chủ dưới liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả can thiệp (p <<br />
0,05).<br />
Kết luận: TLN có nhiều hình dạng khác nhau. Bệnh nhân có độ tuổi và cân nặng càng lớn thi kích thước TB<br />
lỗ TLN và VLN càng lớn. Thiếu rìa động mạch chủ không phải là chống chỉ định trong đóng TLN bằng dụng cụ.<br />
Thiếu rìa sau, rìa tĩnh mạch chủ trên hoặc rìa tĩnh mạch chủ dưới, nguy cơ thất bại can thiệp cao.<br />
Từ khóa: Thông liên nhĩ (TLN), vách liên nhĩ (VLN), siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MORPHOLOGY OF ATRIAL SEPTAL DEFECT ASSESSED BY TRANSESOPHAGEAL<br />
ECHOCARDIOGRAPHY AT CHILDREN HOSPITAL 1<br />
Trinh Phuong Kieu, Do Nguyen Tin<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 81 - 86<br />
Objectives: The goal was to assess the morphology of the ostium secundum atrial septal defect (ASDos) by<br />
transesophageal echocardiography (TEE).<br />
Methods: The retrospective cohort study was performed from January 2010 to April 2014. Consecutive<br />
patients (n = 105) diagnosed as isolated ASDos and indicated transcatheter ASDos closure were performed by<br />
TEE.<br />
Results: The median age at diagnosis was 3.94 years, female/male ratio = 2.5/1. The median weight was<br />
16.02 kg (81% cases ≥ 10 kg) . The success rate was 66.7%. The median diameter of the ASDos was 14.68 ± 5.06<br />
mm and of the atrial septum was 30.6 ±5.24 mm. There was no correlation between age, gender, weight and the<br />
intervention result (p > 0.05). 15 morphological variations in the ASDos were found: anterior ASDos (35.2%),<br />
central ASDos (19.05%). The median diameters of the ASDos and the atrial septum were associated with age,<br />
weight and the intervention result (p < 0.05). The ratio between the ASDos’diameter and atrial septum’s one was<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Tác giả liên hệ: BS Trịnh Phượng Kiều,<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
ĐT: 0937468898,<br />
<br />
Email: kieutrinh0912@gmail.com.<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
not associated with age, weight and the intervention result (p > 0.05). The diameters of the posterior rim, the<br />
superior vena cava rim and the inferior vena cava rim were associated with the intervention result (p < 0.05).<br />
Conclusions: There were several morphological variations in the ASDos. The older and heavier the patient<br />
was, the larger the median diameters of the ASDos and the atrial septum were. Deficiency of the aortic rim was<br />
not contraindicated in transcatheter ASDos closure. The risk of unsuccessful procedure increased when there was<br />
deficiency in the posterior rim, the superior vena cava rim or the inferior vena cava rim.<br />
Key words: atrial septal defect (ASDos), atrial septum, transesophageal echocardiography (TEE).<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo WHO, tần suất tim bẩm sinh chiếm<br />
khoảng 0,7 – 0,8% trẻ sinh sống, trong đó thông<br />
liên nhĩ (TLN) khá phổ biến, chiếm 7 – 15%, xếp<br />
hàng thứ 5 trong các bệnh tim bẩm sinh. Tại Việt<br />
Nam, theo số liệu thống kê của BV Nhi Đồng 1<br />
từ 1997 – 2002 có 3614 trẻ bị TBS, trong đó TLN<br />
chiếm 14,5%(5,19,21). Đánh giá giải phẫu của lỗ TLN<br />
rất quan trọng trong việc quyết định can thiệp<br />
bằng dụng cụ hay phẫu thuật cũng như thành<br />
công hay thất bại của can thiệp. Siêu âm tim qua<br />
thực quản (SATQTQ) tốt hơn SATQTN trong<br />
việc đánh giá giải phẫu TLN lỗ thứ hai(4,6,8,11)<br />
nhưng là phương pháp xâm lấn, cần gây mê khi<br />
thực hiện ở trẻ em và cần bác sỹ được huấn<br />
luyện về kỹ năng thực hiện. Trên thế giới và Việt<br />
Nam đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm của<br />
vách liên nhĩ và lỗ bầu dục trên SATQTQ trong<br />
can thiệp đóng TLN(2,9,12,20). Tuy nhiên, các nghiên<br />
cứu trước đây chỉ tập trung vào việc mô tả số rìa<br />
thiếu và tỷ lệ thành công trong đóng TLN bằng<br />
dụng cụ, chưa đánh giá mối liên quan của giải<br />
phẫu lỗ thông trong việc thành công hay thất bại<br />
can thiệp bằng dụng cụ. Vì vậy, mục tiêu nghiên<br />
cứu của chúng tôi là sử dụng SATQTQ để đánh<br />
giá các đặc điểm giải phẫu của TLN lỗ thứ hai, từ<br />
đó nêu ra ứng dụng của phương pháp này trong<br />
can thiệp.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ của bệnh<br />
nhân có TLN lỗ thứ hai.<br />
Xác định các đặc điểm giải phẫu của TLN lỗ<br />
thứ hai (kích thước lỗ thông, các rìa) khảo sát<br />
bằng SATQTQ.<br />
<br />
82<br />
<br />
So sánh đặc điểm TLN lỗ thứ hai giữa hai<br />
nhóm can thiệp bằng dụng cụ thành công và thất<br />
bại trên SATQTQ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu.<br />
Dân số mục tiêu<br />
Tất cả bệnh nhi đã được chẩn đoán TLN lỗ<br />
thứ hai đơn thuần, có triệu chứng lâm sàng,<br />
SATQTN có chỉ định đóng lỗ thông, nhập bệnh<br />
viện Nhi Đồng I trong thời gian từ tháng 1/2010<br />
đến tháng 4/2014.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhi đã được chẩn đoán TLN lỗ<br />
thứ hai đơn thuần, có triệu chứng lâm sàng,<br />
SATQTN có chỉ định đóng lỗ thông bằng dụng<br />
cụ, được SATQTQ, nhập Bệnh viện Nhi Đồng I<br />
trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2014.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy trọn. Chọn mẫu liên tiếp từ tháng 1/2010<br />
đến tháng 4/2014.<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Tất cả các bệnh nhi có TLN lỗ thứ hai, ≥ 6 kg,<br />
SATQTN có luồng thông T-P đáng kể (Qp/Qs ><br />
1.5) hoặc thất phải lớn hoặc tăng áp động mạch<br />
phổi và được SATQTQ<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Có tật tim bẩm sinh khác đi kèm với TLN lỗ<br />
thứ hai (bất thường tĩnh mạch phổi về tim toàn<br />
phần, Ebstein, chuyển vị đại động mạch, thiểu<br />
sản thất trái, thiểu sản van 3 lá, thiểu sản động<br />
mạch phổi không kèm thông liên thất).<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
Kiểm soát sai lệch<br />
Kiểm soát sai lệch chọn lựa: Người thực hiện<br />
đề tài trực tiếp thăm khám bệnh nhân và xem xét<br />
tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại trừ để<br />
chọn vào mẫu nghiên cứu.<br />
Kiểm soát sai lệch thông tin: Các biến số<br />
được định nghĩa rõ ràng và đo lường được, thu<br />
thập thông tin theo một mẫu bệnh án nghiên<br />
cứu thống nhất, SATQTQ do bác sĩ của khoa Tim<br />
mạch thực hiện.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Tất cả trẻ em trong nhóm nghiên cứu sẽ<br />
được SATQTQ do các bác sĩ cột 1 khoa Tim<br />
mạch thực hiện (có bằng cấp siêu âm và ít nhất 5<br />
năm kinh nghiệm) và mô tả đặc điểm TLN trên<br />
SATQTQ. Tra cứu hồ sơ bệnh án của các trường<br />
hợp được chỉ định SATQTQ nhập viện Nhi đồng<br />
1 từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2014.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Bằng Excel 2007 và phần mểm thống kê SPSS<br />
16.0.<br />
Thống kê mô tả: Các biến định tính được thể<br />
hiện dưới dạng tỷ lệ %. Các biến định lượng<br />
được thể hiện dưới dạng trung bình kèm độ lệch<br />
chuẩn.<br />
Thống kê phân tích: T test, chi bình phương,<br />
one way ANOVA.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số chung: n=105 bệnh nhân<br />
Đặc điểm chung<br />
≤1<br />
Tuổi<br />
>1<br />
≥ 10 kg<br />
Cân nặng<br />
< 10 kg<br />
Thành công<br />
Kết quả chung<br />
Thất bại<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình 3,94 tuổi (0-14<br />
tuổi), nữ/nam = 2,5/1, cân nặng trung bình 16,02<br />
kg (6-14 kg).<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số và<br />
kết quả can thiệp<br />
<br />
Số ca<br />
32<br />
73<br />
85<br />
20<br />
70<br />
35<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
30,5<br />
75,2<br />
81<br />
19<br />
66,7<br />
33,3<br />
<br />
Thành Thất bại Chi bình<br />
công (ca) (ca)<br />
phương<br />
≤1<br />
22<br />
10<br />
0,09<br />
>1<br />
48<br />
25<br />
0,102<br />
Nam<br />
19<br />
11<br />
0,21<br />
Nữ<br />
51<br />
24<br />
≥ 10 kg<br />
55<br />
30<br />
0,772<br />
< 10 kg<br />
15<br />
05<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
Cân<br />
nặng<br />
<br />
Thu thập và xử lý dữ liệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
p<br />
0,764<br />
0,749<br />
0,647<br />
0,38<br />
<br />
Nhận xét: Như vậy không có mối liên quan<br />
giữa các đặc điểm dân số (tuổi, giới, cân nặng) và<br />
kết quả can thiệp (p > 0,05).<br />
<br />
Các đặc điểm lỗ TLN và các rìa<br />
Bảng 3: Giá trị trung bình của kích thước lỗ TLN<br />
Độ lệch GT lớn GT nhỏ<br />
chuẩn nhất<br />
nhất<br />
14,68 5,06<br />
36<br />
6<br />
30,6<br />
5,24<br />
47<br />
21<br />
0,48<br />
0,13<br />
0.82<br />
0,25<br />
<br />
GTTB<br />
Kích thước TLN (mm)<br />
Kích thước VLN (mm)<br />
Tỷ lệ TLN/VLN<br />
<br />
Bảng 4. GTTB của kích thước lỗ TLN theo đặc<br />
điểm dân số<br />
Kích thước lỗ<br />
thông (số ca)<br />
≤1<br />
Tuổi<br />
>1<br />
Nam<br />
Giới<br />
Nữ<br />
≥ 10 kg<br />
Cân<br />
nặng<br />
< 10 kg<br />
Thành<br />
Kết quả<br />
công<br />
can thiệp<br />
Thất bại<br />
<br />
≥ 10<br />
mm<br />
21<br />
66<br />
23<br />
64<br />
73<br />
14<br />
<br />
< 10<br />
mm<br />
11<br />
07<br />
7<br />
11<br />
12<br />
06<br />
<br />
54<br />
<br />
16<br />
<br />
33<br />
<br />
2<br />
<br />
Chi bình<br />
phương<br />
<br />
p<br />
<br />
9,62<br />
<br />
0,002<br />
<br />
1,13<br />
<br />
0,29<br />
<br />
22,87<br />
<br />
0,09<br />
<br />
4,83<br />
<br />
0,028<br />
<br />
Nhận xét: Kích thước lỗ liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê với tuổi và kết quả can thiệp với p lần<br />
lượt là 0,002 và 0,028 (1<br />
Thành công<br />
Thất bại<br />
<br />
GTTB<br />
12,83 ±5,2<br />
15,49 ± 4,8<br />
13,72 ±4.57<br />
16,6 ±5,5<br />
<br />
Kích thước TLN<br />
Kiểm định (t/F)<br />
6,46<br />
<br />
0,013<br />
<br />
2,85<br />
<br />
0,005<br />
<br />
Nhận xét: Kích thước trung bình lỗ TLN,<br />
VLN theo cân nặng, tuổi và kết quả can thiệp<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Bảng 6:<br />
Độ lệch Kiểm<br />
chuẩn định (t/F)<br />
<br />
Tỷ lệ TLN/VLN<br />
<br />
GTTB<br />
<br />
≥ 10 kg<br />
< 10 kg<br />
≤1<br />
Tuổi<br />
>1<br />
Thành<br />
Kết quả<br />
công<br />
can thiệp<br />
Thất bại<br />
<br />
0,48<br />
0,45<br />
0,45<br />
0,49<br />
<br />
0,13<br />
0,14<br />
0,14<br />
0,12<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0,13<br />
<br />
0,51<br />
<br />
0,13<br />
<br />
Cân<br />
nặng<br />
<br />
p<br />
<br />
0,92<br />
<br />
0,36<br />
<br />
2,55<br />
<br />
0,11<br />
<br />
1,61<br />
<br />
Hình thái<br />
Số ca<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC<br />
37<br />
Trung tâm<br />
20<br />
Khiếm khuyết rìa TMCT, TMCD<br />
02<br />
Khiếm khuyết rìa sau<br />
09<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC và sau<br />
05<br />
Khiếm khuyết rìa TMCD<br />
09<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC, sau và TMCD<br />
06<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC, sau và TMP<br />
01<br />
Khiếm khuyết rìa TMP, TMCT<br />
01<br />
Khiếm khuyết rìa sau, TMCD<br />
05<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMCT, TMCD<br />
01<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMCT<br />
01<br />
Khiếm khuyết rìa sau, TMCT<br />
01<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMCD<br />
05<br />
Khiếm khuyết rìa ĐMC, TMP, TMCT,<br />
01<br />
TMCD<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
35.2<br />
19.05<br />
1,9<br />
8,6<br />
5,08<br />
8,6<br />
5,7<br />
0,95<br />
0,95<br />
5,08<br />
0,95<br />
0,95<br />
0,95<br />
5,08<br />
0,95<br />
<br />
Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm các rìa và kết<br />
quả can thiệp<br />
<br />
Rìa TMP<br />
<br />
84<br />
<br />
Đặc điểm<br />
< 5mm<br />
≥ 5mm<br />
Rìa ĐMC<br />
< 5mm<br />
≥ 5mm<br />
Rìa sau<br />
< 5mm<br />
≥ 5mm<br />
Rìa<br />
TMCT<br />
< 5mm<br />
≥ 5mm<br />
Rìa<br />
TMCD<br />
< 5mm<br />
<br />
0,11<br />
<br />
Bảng 7: Hình thái lỗ TLN<br />
<br />
Rìa nhĩ<br />
thất<br />
<br />
GTTB<br />
28,35 ± 4.34<br />
31,59 ± 5,33<br />
29,5 ± 4,4<br />
32,74 ± 6,15<br />
<br />
Kích thước VLN<br />
Kiểm định (t/F)<br />
<br />
p<br />
<br />
9,17<br />
<br />
0,003<br />
<br />
3,06<br />
<br />
0,003<br />
<br />
Thành Thất bại Chi bình<br />
p<br />
công (ca) (ca)<br />
phương<br />
02<br />
02<br />
25<br />
15<br />
0,51<br />
0,48<br />
45<br />
20<br />
53<br />
18<br />
6,28<br />
0,012<br />
17<br />
17<br />
69<br />
29<br />
9,26<br />
0,002<br />
01<br />
06<br />
64<br />
13<br />
35,16<br />
0,000<br />
06<br />
22<br />
<br />
Bảng 9:<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ kích thước lỗ TLN/VLN theo<br />
cân nặng, theo tuổi và theo kết quả can thiệp<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với trị số p<br />
lần lượt là 0,36; 0,098; 0,11 (> 0,05).<br />
<br />
Thành Thất bại Chi bình<br />
công (ca) (ca)<br />
phương<br />
≥ 5mm<br />
68<br />
35<br />
1,02<br />
< 5mm<br />
02<br />
00<br />
≥ 5mm<br />
68<br />
33<br />
0,52<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
p<br />
<br />
p<br />
0,31<br />
0,47<br />
<br />
Rìa nhĩ thất<br />
Rìa TMP<br />
Rìa ĐMC<br />
Rìa sau<br />
Rìa TMCT<br />
Rìa TMCD<br />
<br />
≥ 5 mm ( số ca – tỷ < 5 mm ( số ca –<br />
lệ %)<br />
tỷ lệ %)<br />
103 – 98,1<br />
02 – 1,9<br />
101 – 96,2<br />
04 – 3,8<br />
40 – 38,1<br />
65 – 61,9<br />
71 – 67,6<br />
34 – 32,4<br />
98 – 93,3<br />
07 – 6,7<br />
77 – 73,3<br />
28 – 26,7<br />
<br />
Kích thước rìa sau, rìa TMCT và rìa TMCD<br />
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả<br />
can thiệp (p lần lượt là 0,012; 0,002; 0.000 < 0,05).<br />
Kích thước rìa nhĩ thất, rìa TMP và rìa ĐMC<br />
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với<br />
kết quả can thiệp (p lần lượt là 0,31; 0,47; 0,48 ><br />
0,05.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dân số chung<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br />
bình là 3.94 tuổi, tương đương với nghiên cứu<br />
của Pan XB (4,2 ± 1,2) (13) nhưng nhỏ hơn<br />
Daberechi K (9 tuổi) (4) và Sahin M (7,9 tuổi) (17).<br />
Tỷ lệ đóng TLN bằng dụng cụ cao ở lứa tuổi 2-5.<br />
Tỷ lệ nữ chiếm đa số, nữ/nam = 2,5/1, tương<br />
đương với các nghiên cứu khác (1).<br />
Cân nặng trung bình 16,02 kg, trong đó có<br />
81% ca ≥ 10kg , chiếm đa số. Điều này tương<br />
đương với Pan XB (18,2 ± 4,2 kg) nhưng thấp<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
hơn Daberechi K (31,5 kg) và Sahin M (26,9kg) (17)<br />
vì các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở trẻ lớn<br />
và người lớn.<br />
Tỷ lệ thành công 66,7%, thấp hơn so với<br />
nghiên cứu của Rastogi N (97%) (16). Nguyên<br />
nhân chủ yếu của thất bại đóng TLN bằng dụng<br />
cụ do không đủ rìa đóng bằng dụng cụ.<br />
Không có mối liên quan giữa các đặc điểm<br />
dân số (tuổi, giới, cân nặng) và kết quả can thiệp<br />
(p > 0,05). Không có sự khác biệt về tuổi, giới<br />
giữa nhóm có lỗ TLN < 15 mm và nhóm có TLN<br />
> 15 mm. Điều này khác với Rastogi N, cân nặng<br />
bệnh nhân (p = 0,031) là yếu tố quan trọng quyết<br />
định thành công của thủ thuật.<br />
<br />
Các đặc điểm lỗ TLN và các rìa<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, GTTB của lỗ<br />
TLN 14,68 ± 5,06 mm, VLN 30,6 ±5,24 mm, kích<br />
thước này tương tự với các nghiên cứu Sahin M<br />
(11.4 mm, 38,5 mm), Ana Quaresma (15,6 ± 8,6<br />
mm), Pan XB (13,4 ± 3,3 mm) (15,13,17).<br />
Kích thước lỗ liên quan có ý nghĩa thống kê<br />
với tuổi và kết quả can thiệp với p lần lượt là<br />
0,002 và 0,028 ( 0,05). Tuy nhiên<br />
có 1 nghiên cứu cho rằng tỷ lệ đóng TLN thành<br />
công cao khi tỷ số kích thước lỗ TLN/VLN ≤ 0,35,<br />
tỷ số kích thước rìa ĐMC/lỗ TLN > 0,75 và tỷ số<br />
kích thước rìa nhĩ thất/lỗ TLN >1,0. Càng có<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều yếu tố trên thì tỷ lệ đóng thành công càng<br />
cao (p < 0,001) (9).<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 15 hình<br />
thái khác nhau của lỗ TLN, trong đó hình<br />
dạng khiếm khuyết rìa ĐMC thường gặp nhất<br />
(35,2%), lỗ trung tâm (19,05%). Kết quả tương<br />
tự Podnar nghiên cứu trên 190 bệnh nhân<br />
TLN có 24.2% TLN lỗ trung tâm. Có 13 hình<br />
thái TLN khác nhau.<br />
Kích thước rìa sau, rìa TMCT và rìa TMCD<br />
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả<br />
can thiệp (p < 0,05). Thiếu rìa sau, rìa TMCT và<br />
rìa TMCD, nguy cơ thất bại can thiệp càng cao.<br />
Kích thước rìa nhĩ thất, rìa TMP và rìa ĐMC<br />
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với<br />
kết quả can thiệp (p > 0,05). Thiếu rìa ĐMC<br />
chiếm đa số (61,9%) tương tự với các nghiên cứu<br />
khác. Theo Podnar thiếu rìa ĐMC chiếm 42,1%<br />
trên SATQTQ. Có mối liên quan giữa kích thước<br />
lỗ TLN và số rìa thiếu (γ=0,558, P