T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC Ở<br />
BỆNH NHÂN VIÊM MỦ MÀNG PHỔI GIAI ĐOẠN II<br />
Lê Thanh Hùng*; Lê Vũ Duy**; Ngô Tuấn Minh**<br />
Trần Đình Dưỡng**; Nguyễn Văn Nam**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực ở bệnh nhân (BN)<br />
viêm mủ màng phổi (VMMP) giai đoạn II. Đối tượng và phương pháp: 45 BN được chẩn đoán<br />
xác định VMMP giai đoạn II, điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến 4 - 2017. Thống kê đặc điểm hình ảnh CLVT lồng ngực có<br />
tiêm thuốc cản quang. Kết quả: mủ màng phổi hầu hết xảy ra ở một bên, tỷ lệ gặp bên phải<br />
tương đương với bên trái. Phần lớn lượng dịch màng phổi < 500 ml (68,9%). Đa số tăng tỷ<br />
trọng (93,3%), trong đó chủ yếu là dịch tự do (84,4%), vách hóa (91,1%) và dày màng phổi<br />
(68,9%). Các tổn thương kèm theo xác định được trên phim CLVT: viêm phổi (37,8%), áp xe<br />
phổi (13,3%), xẹp phổi (11,1%), hạch trung thất (6,7%), u phổi (2,2%). Kết luận: CLVT là<br />
phương pháp tốt để đánh giá mủ màng phổi giai đoạn II và các tổn thương đi kèm.<br />
* Từ khóa: Viêm mủ màng phổi giai đoạn II; Cắt lớp vi tính lồng ngực.<br />
<br />
The Morphologic Features of Thoracic Computed Tomography in<br />
Patients with Fibrinopurulent Empyema<br />
Summary<br />
Objectives: To survey thoracic computed tomography (CT) features of the stage II<br />
fibrinopurulent empyema. Subjects and methods: 45 patients diagnosed with fibrinopurulent<br />
empyema were treated at Department of Thoracic Surgery at 103 Hospital from 1 - 2013 to 4 2017. The thoracic CT features of these patients were collected and described. Results: Pleural<br />
fluid was mainly unilateral, the right side was equal the left one. Volume of pleural effusion<br />
below 500 mL was 68.9%. Pleural fluid with hyperdensity was 93.3%, most of them were free<br />
(84.4%), 91.1% had split pleura sign and the thickened pleura had 68.9%. The accompanying<br />
lesions in CT imaging: pneumonia (37.8%), lung abscess (13.3%), lung collapse (11.1%), the<br />
mediastinal lymph nodes (6.7%), lung tumors (2.2%). Conclusions: CT is a good method to<br />
evaluate fibrinopurulent empyema and different coordinate lesions.<br />
* Keywords: Empyema thoracic stage II; Thoracic computed tomography.<br />
* Bệnh viện TWQĐ 108<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Tuấn Minh (ngotuanminh103hospital@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/05/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br />
<br />
110<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm mủ màng phổi là tình trạng xuất<br />
hiện mủ trong khoang màng phổi. Theo<br />
Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (The American<br />
Thoracic Society - ATS), VMMP tiến triển<br />
theo ba giai đoạn: giai đoạn I là viêm mủ<br />
xuất tiết (exudative empyema). Giai đoạn<br />
II là quá trình lắng đọng fibrin hình thành<br />
các vách và mủ (fibrinopurulent empyema).<br />
Giai đoạn III: lắng đọng fibrin và collagen<br />
(organizing phase) hay giai đoạn tổ chức<br />
hóa [4]. VMMP thường do các loại vi<br />
khuẩn gây bệnh trực tiếp tại khoang<br />
màng phổi hoặc thứ phát sau nhiễm<br />
khuẩn phổi, phế quản.<br />
Ở Mỹ mỗi năm có trên 60.000 trường<br />
hợp mắc, tỷ lệ tử vong 6 - 24%. Ở Việt<br />
Nam, VMMP vẫn là một bệnh lý hay gặp.<br />
Theo thống kê tại Bệnh viện Lao và Bệnh<br />
phổi Trung ương trong 10 năm (1982 1992) có 477 BN VMMP [1].<br />
Điều trị VMMP ở giai đoạn III còn gặp<br />
nhiều khó khăn, gây ra biến chứng nặng,<br />
làm mất chức năng hô hấp của phổi, biến<br />
dạng lồng ngực, BN phải chấp nhận tàn<br />
phế suốt đời, là gánh nặng cho gia đình<br />
và xã hội. Chính vì vậy, việc chẩn đoán<br />
sớm VMMP đem lại hiệu quả cao cho quá<br />
trình điều trị.<br />
Ngày nay, các kỹ thuật chẩn đoán hình<br />
ảnh thường áp dụng trong chẩn đoán<br />
VMMP bao gồm: chụp X quang phổi<br />
thường quy, siêu âm dịch màng phổi và<br />
chụp CLVT lồng ngực. Trong đó, chụp<br />
CLVT lồng ngực là phương tiện chẩn<br />
đoán rất có giá trị giúp chẩn đoán xác<br />
định, chẩn đoán giai đoạn và góp phần<br />
chẩn đoán căn nguyên: thông qua tỷ<br />
trọng của dịch, xác định được nhu mô<br />
phổi và khoang màng phổi có tổn thương<br />
<br />
hay không, đo tổng lượng dịch giúp đặt ra<br />
phương pháp điều trị.<br />
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên<br />
cứu về VMMP, nhưng chủ yếu là nghiên<br />
cứu hiệu quả điều trị, đặc điểm hình ảnh<br />
CLVT lồng ngực ở BN VMMP giai đoạn<br />
sớm vẫn chưa có nhiều báo cáo. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục<br />
tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh CLVT<br />
lồng ngực ở BN VMMP giai đoạn II.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
45 BN được chẩn đoán xác định<br />
VMMP giai đoạn II, điều trị tại Khoa<br />
Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh<br />
viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến<br />
4 - 2017.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn<br />
đoán xác định VMMP giai đoạn II, chụp<br />
CLVT lồng ngực. Loại trừ những trường<br />
hợp VMMP giai đoạn I, giai đoạn III và<br />
không tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt<br />
ngang.<br />
BN được khám lâm sàng, chụp X quang<br />
lồng ngực thẳng, nghiêng bên tổn thương,<br />
chụp CLVT lồng ngực có tiêm thuốc cản<br />
quang, điều trị phẫu thuật xử trí tổn<br />
thương và lấy dịch màng phổi, làm xét<br />
nghiệm mô bệnh học.<br />
Chẩn đoán VMMP giai đoạn II: lâm<br />
sàng có hội chứng tràn dịch màng phổi,<br />
chọc hút khoang màng phổi có dịch đục,<br />
mủ. Chụp CLVT có hình ảnh tràn dịch<br />
màng phổi, vách hóa khoang màng phổi.<br />
Có kết quả giải phẫu bệnh hoặc đánh giá<br />
giai đoạn trong quá trình phẫu thuật.<br />
111<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Chụp CLVT lồng ngực xoắn ốc, độ dày<br />
lát cắt 5 mm, liên tục từ nền cổ đến hết<br />
chân hoành ở 2 thì trước và sau khi tiêm<br />
thuốc cản quang tĩnh mạch. Thể tích dịch<br />
màng phổi tính bằng phần mềm có sẵn<br />
trên máy chụp CLVT.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi, giới<br />
(n = 45).<br />
Tuổi<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
< 20<br />
<br />
2<br />
<br />
4,4<br />
<br />
20 - 40<br />
<br />
10<br />
<br />
22,2<br />
<br />
40 - 60<br />
<br />
21<br />
<br />
46,7<br />
<br />
> 60<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7<br />
<br />
Tuổi trung bình (X ± SD)<br />
Giới<br />
<br />
49,77 ± 43<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nam<br />
<br />
37<br />
<br />
82,2%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
8<br />
<br />
17,8%<br />
<br />
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là<br />
49,77, độ tuổi mắc bệnh hay gặp từ 40 60 tuổi chiếm 46,7%, tuổi nhỏ nhất 19,<br />
tuổi lớn nhất 76. Trong đó, đa số BN<br />
nghiên cứu ở độ tuổi lao động (20 - 60<br />
tuổi) (68,9%), tỷ lệ nam/nữ là 37/8. Ở độ<br />
tuổi này, BN có cường độ lao động cao,<br />
giao tiếp nhiều, làm tăng nguy cơ nhiễm<br />
trùng đường hô hấp, nam có nguy cơ<br />
mắc bệnh cao hơn do đặc điểm công việc<br />
lao động liên quan đến hoạt động thể<br />
chất. Việc phát hiện sớm điều trị phẫu<br />
thuật nhằm giảm biến chứng và di chứng<br />
sẽ đảm bảo nguồn nhân lực cho xã hội.<br />
Peter N. Wurnig và CS (2006) nghiên cứu<br />
130 BN bị VMMP, điều trị tại Bệnh viện<br />
112<br />
<br />
Otto-Wagner, Vienna, Áo từ 1993 - 2003<br />
cho thấy tuổi trung bình của đối tượng<br />
nghiên cứu là 45, nam 75,4% [9].<br />
2. Đặc điểm hình ảnh CLVT lồng ngực.<br />
* Đặc điểm vị trí tổn thương (n = 45):<br />
Bên phải: 22 BN (48,9%); bên trái:<br />
19 BN (42,2%); hai bên: 4 BN (8,9%).<br />
Theo Đinh Văn Lượng (2013), vị trí tổn<br />
thương khoang màng phổi bên phải<br />
chiếm 54,78% ở giai đoạn I, II [2]. Một số<br />
tác giả trên thế giới cũng nhận thấy VMMP<br />
tương đương nhau ở 2 bên, nghiên cứu<br />
của Daniel T.L Chan (2007), tổn thương<br />
bên phổi phải chiếm 58,5% [5]; của John<br />
R. Roberts (2003) là 55% [6].<br />
* Mức độ tràn dịch (n = 45):<br />
Mức độ tràn dịch < 500 ml: 31 BN<br />
(68,9%); 500 - 1.000 ml: 11 BN (24,4%);<br />
> 1.000 ml: 3 BN (6,7%). Số lượng dịch<br />
màng phổi được tính bằng phần mềm có<br />
sẵn trên máy chụp CLVT, trong 45 BN<br />
nghiên cứu, 6,7% tràn dịch màng phổi<br />
> 1.000 ml, 24,4% tràn dịch với số lượng<br />
từ 500 - 1.000 ml và 68,9% (31 BN) tràn<br />
dịch < 500 ml. Kết quả của chúng tôi<br />
tương đồng với nghiên cứu của các tác<br />
giả trong nước và trên thế giới. Theo Đinh<br />
Văn Lượng (2013), 25% BN bị VMMP giai<br />
đoạn I và II có lượng dịch > 500 ml [2].<br />
Ngoài ra, lượng dịch màng phổi tự do có<br />
thể ước tính bằng khoảng cách giữa mặt<br />
trong của thành ngực trước, vòm hoành<br />
với nhu mô phổi trên phim CLVT lồng<br />
ngực. Chụp CLVT có thể phát hiện được<br />
các trường hợp tràn dịch màng phổi số<br />
lượng ít (đo được < 10 ml). Light R.W và<br />
CS (2007) có nhận xét: nếu lượng dịch<br />
trên phim CLVT > 10 mm, cần phải chọc<br />
hút điều trị [8].<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Bảng 2: Đặc điểm hình ảnh VMMP (n = 45).<br />
Hình ảnh CLVT<br />
Tỷ trọng dịch<br />
<br />
Tính chất dịch<br />
<br />
Vách hóa<br />
<br />
Dày màng phổi<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
42<br />
<br />
93,3<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
3<br />
<br />
6,7<br />
<br />
Tự do<br />
<br />
38<br />
<br />
84,4<br />
<br />
Khu trú<br />
<br />
7<br />
<br />
15,6<br />
<br />
Có<br />
<br />
41<br />
<br />
91,1<br />
<br />
Không<br />
<br />
4<br />
<br />
8,9<br />
<br />
Có<br />
<br />
31<br />
<br />
68,9<br />
<br />
Không<br />
<br />
14<br />
<br />
31,1<br />
<br />
Chụp CLVT lồng ngực cho phép xác<br />
định dịch tự do hay khu trú và một số tính<br />
chất của khối dịch. Trong nghiên cứu, hầu<br />
hết có dịch mủ tăng tỷ trọng. Theo Đinh<br />
Văn Lượng (2013), đối với VMMP giai<br />
đoạn I, II hầu hết dịch ổ mủ đều tăng tỷ<br />
trọng (86,95%), chủ yếu là dịch tự do<br />
(82,61%), hình ảnh vách hóa 89,57% và<br />
67,83% các trường hợp có hình ảnh dày<br />
màng phổi. Nghiên cứu của Kirsch E và<br />
CS (1994) gặp tỷ lệ dày màng phổi 88%,<br />
vách hóa 80% và có tới 92% dày và tăng<br />
tỷ trọng tổ chức mô dưới màng phổi [7].<br />
Qua phân biệt tỷ trọng dịch, độ dày lớp<br />
vỏ ổ dịch có thể giúp đánh giá phân biệt<br />
giai đoạn VMMP, định hướng cho các<br />
nhà lâm sàng phương pháp điều trị<br />
VMMP đạt hiệu quả tốt nhất.<br />
* Các tổn thương phối hợp xác định<br />
được trên phim CLVT (n = 45):<br />
Viêm mủ màng phổi thường do các<br />
loại vi khuẩn gây bệnh trực tiếp tại<br />
khoang màng phổi hoặc thứ phát sau<br />
<br />
nhiễm khuẩn phổi, phế quản. Qua đánh<br />
giá hình ảnh CLVT lồng ngực có tiêm<br />
thuốc cản quang, có thể chẩn đoán<br />
nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và các tổn<br />
thương phối hợp như tình trạng xẹp phổi,<br />
viêm phổi, phân biệt được bệnh lý khu<br />
vực màng phổi và nhu mô phổi (tổn<br />
thương lao, ung thư, áp xe phổi), áp xe<br />
dưới hoành mà trên phim X quang lồng<br />
ngực quy ước không làm được.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, 45 BN<br />
VMMP giai đoạn II, chủ yếu là viêm phổi<br />
(17 BN = 37,8%), 13,3% (6 BN) áp xe<br />
phổi, 11,1% (5 BN) xẹp phổi. Có 3 trường<br />
hợp (6,7%) phát hiện hạch trung thất, đặc<br />
biệt có 1 trường hợp (2,2%) phát hiện u<br />
phổi; không có tổn thương: 13 BN<br />
(28,9%).<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với<br />
nghiên cứu của Trần Hoàng Thành<br />
(2007) với 40% trường hợp phát hiện<br />
viêm phổi, 14% áp xe phổi, 4% u phổi,<br />
6% có hạch trung thất và 8% có vôi hóa<br />
màng phổi [3].<br />
113<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
- Tổn thương phối hợp xác định được<br />
trên hình ảnh CLVT có tiêm thuốc cản<br />
quang là: viêm phổi (37,8%), áp xe phổi<br />
(13,3%), xẹp phổi (11,1%), hạch trung<br />
thất (6,7%) và u phổi (2,2%).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Thị Hậu. Tìm hiểu căn nguyên tràn<br />
mủ, ổ cặn màng phổi và các phương pháp<br />
điều trị hiện nay. Nội san Lao và Bệnh phổi.<br />
1993, 14, tr.09-20.<br />
<br />
Hình 1: VMMP thể tự do.<br />
<br />
2. Đinh Văn Lượng. Nghiên cứu chẩn đoán<br />
và điều trị phẫu thuật VMMP người lớn. Luận<br />
án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.<br />
3. Trần Hoàng Thành, Ngô Quý Châu.<br />
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
và chụp CLVT của BN VMMP. Tạp chí Nghiên<br />
cứu Y học. 2007, 5, tr.61-64.<br />
4. Andrews N.C et al. Management of nontuberculous empyema: a statement of the<br />
subcommittee on surgery. Am Rev Respir Dis.<br />
1962, 85, pp.935-936.<br />
5. Chan D.T, Sihoe A.D, Chan S et al.<br />
Surgical treatment for empyema thoracis: is<br />
video-assisted thoracic surgery "better" than<br />
thoracotomy?. Ann Thorac Surg. 2007, 84 (1),<br />
pp.225-231.<br />
<br />
Hình 2: VMMP thể khu trú.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu đặc điểm hình ảnh<br />
CLVT lồng ngực có tiêm thuốc cản quang<br />
ở 45 BN VMMP giai đoạn II, chúng tôi rút<br />
ra một số kết luận:<br />
- Mủ màng phổi thường gặp ở một<br />
bên, tỷ lệ ở bên phải tương đương với<br />
bên trái. Lượng dịch chủ yếu < 500 ml<br />
(68,9%). Hầu hết dịch ổ mủ tăng tỷ trọng<br />
(93,3%), trong đó dịch tự do 84,4%, vách<br />
hóa 91,1% và dày màng phổi 68,9%.<br />
114<br />
<br />
6. J.R Roberts. Minimally invasive surgery<br />
in the treatment of empyema: intraoperative<br />
decision making. Ann Thorac Surg. 2003, 76,<br />
pp.225-230.<br />
7. Kirsch E Guckel C, Kaim A. The findings<br />
and value<br />
of<br />
computed<br />
tomography<br />
andultrasound in parapneumonic effusion<br />
andempyema. Institute for Diagnostische<br />
Radiologie. 1994, 161 (5), pp.404-411.<br />
8. R.W Light. Parapneumonic effusions<br />
and empyema. Pleural Diseases. 2007,<br />
pp.180-210.<br />
9. Wurnig P.N, Wittmer V, Pridun N.S et al.<br />
Video-assisted thoracic surgery for pleural<br />
empyema. Ann Thorac Surg. 2006, 81 (1),<br />
pp.309-313.<br />
<br />