TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 90 - 96<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỌ VÕI VOI<br />
ĐỤC QUẢ XOÀI Sternochetus frigidus (Fabricius) TẠI TỈNH SƠN LA<br />
Vũ Quang Giảng1, Vũ Minh Toàn211<br />
1<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
2<br />
Trường Cao đẳng Sơn La<br />
Tóm tắt: Bọ Vòi voi đục quả xoài (MPW) Stenochetus frigidus (Fabr.) là một trong những dịch hại<br />
chính gây hại trên cây xoài ở tỉnh Sơn La. Trưởng thành của MPW màu nâu tối, chiều dài cơ thể trung bình là<br />
5,73 ± 0,076 mm, chiều rộng trung bình 3,5 ± 0,06mm; sâu non màu trắng, chiều dài trung bình 10,98 ± 0,16<br />
mm, chiều rộng trung bình 2,95 ± 0,08 mm; nhộng màu trắng bóng, chiều dài trung bình 6,98 ± 0,09 mm, chiều<br />
rộng trung bình 3,95 ± 0,08 mm. Loài sâu này ăn và phát triển bên trong thịt quả nhưng không để lại vết tích<br />
ngoài bề mặt vỏ quả. Trứng được đẻ đơn lẻ trên vỏ quả, sâu non đục qua vỏ vào trong ăn và phát triển trong thịt<br />
quả. Mỗi quả bị hại có từ 1- 5 sâu; Trưởng thành MPW bắt đầu đẻ trứng gây hại từ 9/4/2017 trở đi. Thời điểm<br />
điều tra 20/7/2016, tỷ lệ quả bị hại ở huyện Sông Mã là 27%, Mường La: 26%, Thuận Châu: 21%, Yên Châu:<br />
34%. Tất cả các giống xoài địa phương đều bị MPW gây hại; ở huyện Sông Mã, tỷ lệ bị hại cao nhất đối với quả<br />
xoài tròn là 37% và xoài hôi là 35%.<br />
Từ khóa: Bọ vòi voi đục quả xoài, Sơn La.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Cây xoài (Mangifera indica L) là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ đào lộn hột<br />
(Anarcadiaceae) được trồng nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam. Trong những năm gần đây,<br />
cây xoài được chú ý phát triển ở tỉnh Sơn La. Đến nay, diện tích trồng xoài trên địa bàn toàn<br />
tỉnh là 4.293,4 ha, trong đó diện tích xoài đã cho thu hoạch sản phẩm là 3.278,5 ha. Diện tích<br />
trồng xoài tập trung chủ yếu tại các huyện: Mường La (1272 ha), Yên Châu (595 ha), Mai<br />
Sơn (374 ha), Sông Mã (249 ha). Một trong những đối tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng<br />
đến năng suất và chất lượng của sản phẩm quả xoài là Bọ Vòi voi đục quả xoài Sternochetus<br />
frigidus (Fabricius) tên tiếng Anh là Mango Pulp Weevil - MPW. Loài này là đối tượng kiểm<br />
dịch khi xuất khẩu xoài từ Philippine vào Mỹ và các nước khác (Glenda. B. Obra et al., 2014)<br />
[3]. Theo công bố của Cục Bảo vệ Thực vật, MPW đã xuất hiện và gây hại trên xoài ở Việt<br />
Nam trong đó có tỉnh Sơn La [1]. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm phát sinh, gây hại và<br />
tìm kiếm những giải pháp phòng trừ loài sâu hại này là cần thiết nhằm góp phần phát triển cây<br />
xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Bọ Vòi voi đục quả xoài Sternochetus frigidus (Fabricius).<br />
- Điều tra trên các giống xoài địa phương (xoài tròn và xoài hôi).<br />
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2016<br />
11<br />
<br />
Ngày nhận bài: 20/03/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 14/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017<br />
Liên lạc: Vũ Quang Giảng, e - mail: vugiangdhtb@gmail.com<br />
<br />
90<br />
<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Mường Bú (huyện Mường La); xã Chiềng Khương, Chiềng<br />
Cang, Mường Lầm (huyện Sông mã); xã Bó Mười, thị trấn Thuận Châu, xã Cò Mạ (huyện<br />
Thuận Châu)<br />
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
- Đặc điểm hình thái của MPW: Thu bắt các pha phát dục, quan sát mô tả đặc điểm hình<br />
thái các pha phát dục, đo kích thước các pha phát dục trên kính lúp có trắc vi, số mẫu theo dõi<br />
mỗi pha phát dục n = 30.<br />
- Tập tính gây hại của MPW:<br />
Quan sát kỹ bề mặt vỏ quả xoài để phát hiện vết tích MPW đẻ trứng. Bổ quả xoài bị hại,<br />
mô tả triệu chứng gây hại.<br />
Tiến hành lấy mẫu quả xoài bị hại ở 4 huyện: Yên Châu, Thuận Châu, Sông Mã, Mường<br />
La, định kỳ 10 ngày 1 lần, lần đầu từ 20/4/2016 (khi quả còn non), lần cuối 20/7/2016 (khi<br />
quả sắp thu hoạch); mỗi lần lấy số mẫu n = 120, đếm số lượng cá thể MPW trên 1 quả để tính<br />
số cá thể trung bình trên 1 quả bị hại ở mỗi lần theo dõi.<br />
Đánh giá thời điểm phát sinh gây hại của MPW bằng cách bao quả ở các thời điểm khác<br />
nhau ở vườn xoài tròn có lịch sử bị MPW gây hại nặng trong những năm trước tại bản Chiềng<br />
Phú, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu. Bao quả lần đầu sau khi kết thúc nở hoa 20 ngày (khi<br />
quả bằng hạt đậu tương). Sau đó tịnh tiến 7 ngày bao quả một lần, số mẫu mỗi lần bao n = 100<br />
quả. Đếm số quả bị hại vào ngày 21/6/2016 (khi chuẩn bị thu hoạch) và tính tỷ lệ (%) quả bị<br />
MPW gây hại. Từ đó xác định được khoảng thời gian MPW gây hại.<br />
- Điều tra mức độ gây hại của MPW:<br />
Mỗi địa điểm (mỗi xã) điều tra 25 cây xoài giống địa phương (xoài tròn và xoài hôi),<br />
mỗi cây điều tra 8 quả phân bố đều xung quanh tán. Quan sát các quả bị hại và tính tỷ lệ (%)<br />
quả bị hại theo thời gian.<br />
Mỗi giống xoài (xoài hôi, xoài tròn, xoài ghép giống Đài Loan GL4, xoài ghép giống<br />
c GL6 và xoài Thái Lan) lấy 15 cây đại diện cho khu vực điều tra, mỗi cây điều tra 8 quả<br />
phân bố xung quanh tán, tổng 120 quả. Tính tỷ lệ quả bị MPW hại ở mỗi giống vào ngày<br />
27/6/2016 (thời điểm chuẩn bị thu hoạch).<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Đặc điểm hình thái<br />
Trưởng thành MPW, lúc mới vũ hóa màu nâu nhạt sau chuyển thành màu nâu tối, bề<br />
mặt da xù xì; cánh trước cứng màu nâu đen có xen những vết màu nâu sáng; miệng kéo dài<br />
thành vòi, chiều dài vòi khoảng 1,5 mm; bụng có 4 đường ngấn lõm chạy theo chiều ngang<br />
của bụng. Bình thường vòi cụp xuống phần dưới của ngực. Chiều dài cơ thể (không tính vòi)<br />
là 5,73 ± 0,076 mm, chiều rộng cơ thể là 3,5 ± 0,06 mm (Bảng 1; Hình 1, 2).<br />
Sâu non của MPW khi lấy ra ngoài quả chúng cuốn hình chữ C; có 5 tuổi, màu trắng<br />
sữa, mập, đẫy sức dài 10,98 ± 0,16 mm, rộng 2,95 ± 0,08 mm, đầu màu nâu (Bảng 1; Hình 3).<br />
91<br />
<br />
Nhộng: cơ thể màu trắng bóng, có 2 mắt đen lộ rõ; mầm chân, mầm cánh, vòi nhìn thấy<br />
rõ; chiều dài cơ thể 6,98 ± 0,09 mm, chiều rộng 3,95 ± 0,08 mm (Bảng 1; Hình 4).<br />
Bảng 1. Kích thƣớc các giai đoạn phát triển của Bọ Vòi voi đục quả xoài (Sơn La, 2016)<br />
Pha phát triển<br />
<br />
Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm)<br />
<br />
Sâu non<br />
<br />
10,98 ± 0,16<br />
<br />
2,95 ± 0,08<br />
<br />
Nhộng<br />
<br />
6,98 ± 0,09<br />
<br />
3,95 ± 0,08<br />
<br />
Trưởng thành<br />
<br />
5,73 ± 0,076<br />
<br />
3,5 ± 0,06<br />
<br />
Hình 1. Trƣởng thành MPW<br />
<br />
Hình 2. Trƣởng thành MPW mới vũ hóa<br />
<br />
Hình 3. Sâu non MPW<br />
<br />
Hình 4. Nhộng MPW<br />
<br />
3.2. Tập tính gây hại của MPW<br />
Trưởng thành, khi mới vũ hóa, thân mình còn mềm yếu, sau đó cơ thể cứng hơn.<br />
Trưởng thành vẫn nằm trong lỗ đục ở thịt quả một thời gian. Sau đó chúng đục lỗ chui ra<br />
ngoài. Trưởng thành có thời gian sống rất dài, có khả năng qua đông. Vị trí qua đông ở trên<br />
các kẽ nứt của cây, hoặc khe nứt dưới đất. Ở Sơn La, MPW sau khi ngủ qua đông đến khoảng<br />
giữa tháng 3 hoặc đầu tháng 4, chúng bắt chúng bắt đầu di chuyển lên cây đẻ trứng trên quả<br />
non khi quả có đường kính khoảng từ 0,8 - 1,1 mm trở lên. Trong khi đó, ở Philippine, MPW<br />
bắt đầu đẻ trứng khi quả xoài bằng quả trứng gà [2]. Trứng được đẻ đơn lẻ trên vỏ quả,<br />
thường ở phần phía dưới quả; sau khi đẻ trứng, trưởng thành tiết dịch dính màu đen bao phủ<br />
trứng. Lớp dịch này tạo thành vỏ đệm bảo vệ trứng trông giống hạt vừng đen (Hình 5).<br />
Sâu non của Bọ cánh cứng ăn và phát triển trong quả xoài nhưng không để lại dấu vết<br />
trên vỏ quả. Khi mới nở, sâu non đục sâu vào trong quả, ăn thịt quả và phát triển trong đó.<br />
Sâu non tuổi lớn phàm ăn và thường đục một đường ống có đường kính khoảng 1 cm phần<br />
tiếp giáp giữa hạt và thịt quả (Hình 6). Chúng ở trong lỗ đục đến khi phân sâu lấp đầy; khi đó<br />
chúng chuyển hướng đục tạo thành các khoang hoặc các lỗ chuẩn bị hóa nhộng. Thời kỳ<br />
92<br />
<br />
chuẩn bị hóa nhộng sâu non không hoạt động. Nhộng nằm trong quả, nơi mà sâu non tuổi<br />
cuối đã đục từ trước, nhộng có thể cử động được. Điều này phù hợp với nhận xét của Louella<br />
Rowena J. Lorenzana1 et al. (2013) [4].<br />
<br />
Hình 5. Vết đen nơi đẻ trứng của MPW<br />
<br />
Hình 6. Đƣờng đục của sâu non MPW<br />
<br />
Kết quả điều tra trên các giống xoài địa phương (xoài tròn và xoài hôi) tại Sơn La cho thấy<br />
trong một quả xoài có thể bị 1 hoặc 5 cá thể MPW gây hại tùy thuộc vào thời gian phát triển của<br />
quả. Thời điểm 20/4/2016 đến 30/4/2016 đây là giai đoạn quả mới hình thành, chỉ thấy có 1 cá thể<br />
gây hại trên 1 quả, nhưng càng về giai đoạn sau, số lượng cá thể gây hại trong một quả tăng lên;<br />
đến 20/7/2016 lúc xoài chuẩn bị thu hoạch, số lượng cá thể MPWgây hại trong một số quả trung<br />
bình đạt 1,95 con/quả, thậm trí có quả bị 4 đến 5 cá thể MPW gây hại (Bảng 2).<br />
Bảng 2. Số lƣợng cá thể MPW gây hại trong quả xoài (Sơn La, 2016)<br />
Số quả Số quả Số quả Số quả<br />
Số sâu<br />
có 2 sâu có 3 sâu có 4 sâu có 5 sâu trung bình/quả<br />
<br />
Ngày ĐT<br />
<br />
Số quả<br />
có sâu theo dõi<br />
<br />
Số quả<br />
có 1 sâu<br />
<br />
20/4/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
120<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,00<br />
<br />
30/4/2015<br />
<br />
120<br />
<br />
120<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,00<br />
<br />
10/5/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
98<br />
<br />
17<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,23<br />
<br />
20/5/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
87<br />
<br />
26<br />
<br />
7<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1,33<br />
<br />
30/5/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
69<br />
<br />
39<br />
<br />
10<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,54<br />
<br />
10/6/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
64<br />
<br />
37<br />
<br />
15<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
1,63<br />
<br />
20/6/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
55<br />
<br />
39<br />
<br />
17<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
1,73<br />
<br />
27/6/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
50<br />
<br />
37<br />
<br />
23<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
1,81<br />
<br />
10/7/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
39<br />
<br />
42<br />
<br />
25<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
1,92<br />
<br />
20/7/2016<br />
<br />
120<br />
<br />
37<br />
<br />
43<br />
<br />
29<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
1,95<br />
<br />
Thời điểm trưởng thành MPW đẻ trứng gây hại: Xác định thời điểm trưởng thành MPW<br />
bắt đầu đẻ trứng gây hại trên xoài là một yêu cầu quan trọng để chủ động phòng chống loài<br />
sâu hại này. Kết quả cho thấy ở đợt bao quả ngày 16/4/2016 đã xuất hiện quả bị MPW gây<br />
hại. Điều đó chứng tỏ trưởng thành MPW bắt đầu đẻ trứng trên quả trong khoảng thời gian từ<br />
đợt bao quả 9/4/2016 trở đi, khi quả xoài đạt đường kính từ 0,8 - 1,1 cm; thời gian bao quả<br />
càng muộn thì tỷ lệ quả xoài bị MPW gây hại càng nhiều (Bảng 3).<br />
93<br />
<br />
Bảng 3. Tỷ lệ quả bị MPW gây hại ở các thời điểm bao quả (Sơn La, 2016)<br />
Thời gian bao quả<br />
<br />
Đường kính quả (cm)<br />
<br />
Tỷ lệ quả bị hại (%)<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
2/4/2016<br />
<br />
0,2 - 0,3<br />
<br />
0<br />
<br />
n = 100<br />
<br />
9/4/2016<br />
<br />
0,4 - 0,6<br />
<br />
0<br />
<br />
n = 100<br />
<br />
16/4/2016<br />
<br />
0,8 - 1,1<br />
<br />
7<br />
<br />
n = 100<br />
<br />
23/4/2016<br />
<br />
1,3 - 1,5<br />
<br />
35<br />
<br />
n = 100<br />
<br />
30/4/2016<br />
<br />
1,7 - 2,0<br />
<br />
78<br />
<br />
n = 100<br />
<br />
7/5/2016<br />
<br />
2,2 - 2,6<br />
<br />
85<br />
<br />
n = 100<br />
<br />
3.3. Mức độ gây hại của MPW trên xoài<br />
- Mức độ gây hại của MPW<br />
Bọ Vòi voi đục quả xoài là đối tượng dịch hại gây hại nặng ở các vùng trồng xoài ở tỉnh<br />
Sơn La. Tuy nhiên, mức độ gây hại của chúng ở các vùng có sự khác nhau. Kết quả điều tra<br />
trong năm 2016 cho thấy MPW đã gây hại ngay từ khi xoài còn nhỏ, tỷ lệ tăng dần đến khi<br />
xoài được thu hoạch. MPW bắt đầu gây hại trên xoài vào ngày 10/4/2016 ở huyện Sông Mã,<br />
còn các huyện: Mường La, Thuận Châu, Yên Châu chúng bắt đầu gây hại từ 20/4/2016 trở đi.<br />
Tỷ lệ quả bị MPW gây hại lúc quả xoài còn nhỏ (ngày 20/4/2016) không cao, chỉ đạt 1,5% ở 2<br />
huyện Mường La và Thuận Châu, đạt 2,5% ở 2 huyện Sông Mã và Yên Châu. Tuy nhiên đến<br />
gần cuối vụ thu hoạch xoài (30/7/2016), tỷ lệ quả bị MPW gây hại rất cao, cụ thể huyện Sông<br />
Mã: 27%, huyện Mường La: 26%, huyện Thuận Châu: 21%, huyện Yên Châu: 34%.<br />
Bảng 4. Tỷ lệ quả xoài bị MPW gây hại qua các kỳ điều tra (Sơn La, 2016)<br />
<br />
94<br />
<br />
Tỷ lệ quả bị hại (%)<br />
<br />
Ngày<br />
điều tra<br />
<br />
Sông Mã<br />
<br />
Mường La<br />
<br />
Thuận Châu<br />
<br />
Yên Châu<br />
<br />
10/4/2016<br />
<br />
1,00<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
20/4/2016<br />
<br />
2,50<br />
<br />
1,50<br />
<br />
1,50<br />
<br />
2,50<br />
<br />
30/4/2015<br />
<br />
4,00<br />
<br />
2,00<br />
<br />
1,50<br />
<br />
6,50<br />
<br />
10/5/2016<br />
<br />
7,00<br />
<br />
2,50<br />
<br />
6,00<br />
<br />
10,50<br />
<br />
20/5/2016<br />
<br />
12,50<br />
<br />
5,00<br />
<br />
12,00<br />
<br />
13,00<br />
<br />
30/5/2016<br />
<br />
13,50<br />
<br />
10,00<br />
<br />
13,50<br />
<br />
19,00<br />
<br />
10/6/2016<br />
<br />
17,00<br />
<br />
13,50<br />
<br />
16,00<br />
<br />
26,00<br />
<br />
20/6/2016<br />
<br />
20,00<br />
<br />
23,00<br />
<br />
17,50<br />
<br />
27,50<br />
<br />
27/6/2016<br />
<br />
21,00<br />
<br />
24,00<br />
<br />
19,00<br />
<br />
30,50<br />
<br />
10/7/2016<br />
<br />
23,00<br />
<br />
28,00<br />
<br />
20,50<br />
<br />
33,00<br />
<br />
20/7/2016<br />
<br />
27,00<br />
<br />
26,50<br />
<br />
21,00<br />
<br />
34,00<br />
<br />
30/7/2016<br />
<br />
31,00<br />
<br />
21,50<br />
<br />
34,00<br />
<br />
-<br />
<br />
10/8/2016<br />
<br />
-<br />
<br />
27,00<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />