intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh phổi kẽ (ILD) là một nhóm bệnh gồm nhiều rối loạn đặc trưng bởi tổn thương nhu mô phổi lan tỏa, với đặc điểm lâm sàng ,hình ảnh, giải phẫu bệnh cũng như tiên lượng khác nhau. Nghiên cứu tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì (Ssc-ILD).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO CỦA BỆNH PHỔI KẼ TRÊN BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ Mai Thị Ngân1 TÓM TẮT Nguyễn Văn Tình2 Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng, Phạm Ngọc Hà3 cận lâm sàng và đặc điểm tổn thương trên phim chụp cắt lớp Phan Thu Phương1 vi tính độ phân giải cao của bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì (Ssc-ILD). 1 Trường Đại học Y Hà Nội 2 Bệnh viện 74 Trung ương, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 3 Bệnh viện Bạch Mai 52 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tại Trung tâm Hô hấp và Trung tâm Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 09/2022 đến tháng 09/2023. Kết quả: Tuổi trung bình: 57,75 + 11, 6. Tỉ lệ nam/nữ ~ 1/1,9, hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 23,1%. Có 82,7% xơ cứng bì toàn thể, 13,5% bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì thể không có biểu hiện da, 3,8% xơ cứng bì giới hạn. Triệu chứng lâm sàng: Rale nổ hay gặp nhất (96,2%), xơ cứng da (84,6%), hội chứng Raynaud (59,6%), giãn mạch dưới da (40,4%). Đặc điểm cận lâm sàng: Kháng thể ANA dương tính (93,5%), kháng thể kháng dsDNA dương tính (10%), kháng thể kháng Scl-70 (71,0%). Có 38,46% bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi qua siêu âm tim. Các chỉ số khi thăm dò chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế như FVC, FEV1 đều giảm. Hình ảnh tổn thương trên HRCT: dạng lưới (92,3%), dạng kính mờ (84,6%), giãn phế quản co kéo (57,7%), hình ảnh ổ ong (26,9%), (100%) bệnh nhân có tổn thương nhiều thùy trên HRCT phổi. Hình thái tổn thương NSIP (48,1%), NSIP phối hợp với UIP (21,2%), OP và không phân loại (1,9%). Chưa có mối liên quan giữa tiền Tác giả chịu trách nhiệm sử hút thuốc lá, lào, giới, tăng áp lực động mạch phổi với phân Mai Thị Ngân loại tổn thương phổi kẽ trên HRCT. Trường Đại học Y Hà Nội Email: maingan02081997@gmail.com Kết luận: Bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hay gặp ở tuổi trung niên, triệu chứng lâm sàng ở cơ quan hô hấp và tổn Ngày nhận bài: 21/8/2023 thương da, trên HRCT phổi hay gặp dạng lưới, kính mờ, giãn Ngày phản biện: 28/9/2023 phế quản, hình thái NSIP và UIP là phổ biến. Ngày đồng ý đăng: 10/10/2023 Từ khóa: Bệnh phổi kẽ, xơ cứng bì, HRCT Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 215
  2. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ chuyên khoa bệnh phổi kẽ tại bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán là bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân Bệnh phổi kẽ (ILD) là một nhóm bệnh gồm xơ cứng bì hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn nhiều rối loạn đặc trưng bởi tổn thương nhu đoán xơ cứng bì theo hội khớp học châu Âu và mô phổi lan tỏa, với đặc điểm lâm sàng ,hình Hoa Kỳ năm 2013 (>=9 điểm) và có tổn thương ảnh, giải phẫu bệnh cũng như tiên lượng khác phổi kẽ nhau. Tuy nhiên, trong hầu hết các bệnh phổi kẽ, thành phế nang bị thâm nhiễm bởi các tế Bảng 1. Bệnh xơ cứng bì được chẩn đoán bào viêm, tế bào xơ và có sự tăng sinh của các theo tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2013 [3] tế bào thành phế nang [1], [2]. Xơ cứng bì hệ Nhóm Phân nhóm Điểm thống (systemic sclerosis - Ssc) là bệnh mô liên kết hiếm gặp, được đặc trưng bởi sự rối loạn đáp Dày da các ngón 9 ứng miễn dịch,ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tay 2 bên, lan tỏa cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy xơ cứng bì gần khớp bàn ảnh hưởng đến da, mạch máu, hô hấp, đường ngón tiêu hóa, tim mạch,… Trong số đó, tổn thương - Sưng phù các phổi kẽ là nguyên nhân thường gặp nhất trong Dày da các ngón ngón tay 2 các nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân tay (chỉ tính điểm - Xơ cứng da xơ cứng bì [3]. Chính vì lẽ đó, cần phát hiện và cao hơn) các ngón tay (xa 4 chẩn đoán sớm bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ các khớp bàn cứng bì để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu ngón nhưng quả. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (high gần các khớp resolution computed tomography - HRCT) là ngón gần) công cụ hữu ích để chẩn đoán sớm bệnh phổi kẽ Tổn thương đầu - Loét đầu ngón 2 trên bệnh nhân xơ cứng bì. Tại Việt Nam, nghiên ngón (chỉ tính - Sẹo đầu ngón 3 cứu về tổn thương phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng điểm cao hơn) bì trên phim HRCT còn khá ít, do vậy chúng tôi Giãn mạch dưới da 2 tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Bất thường mao 2 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mạch nền móng một số yếu tố liên quan của bệnh phổi kẽ trên bệnh Tăng áp động - Tăng áp động 2 nhân xơ cứng bì. mạch phổi hoặc mạch phổi 2 2. Nhận xét đặc điểm tổn thương trên phim bệnh phổi kẽ (tối - Bệnh phổi kẽ chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh đa 2 điểm) phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì. Raynaud 3 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Kháng thể tự - Kháng 3 miễn liên quan centromere 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu đến SSc (kháng - Kháng 3 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân centromere, kháng topoimerase I Bệnh nhân lớn hơn 18 tuổi và đồng ý tham topoimerase I, - Kháng RNP gia nghiên cứu kháng RNP III) (tối polymerase III đa 3 điểm) Những bệnh nhân được hội đồng đa Trang 216 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | MAI THỊ NGÂN VÀ CỘNG SỰ 2.1.2 . Tiêu chuẩn loại trừ 2.2.4. Đạo đức nghiên cứu: Tất cả các đối - Bệnh nhân dưới 18 tuổi tượng tham gia nghiên cứu tiến cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích nghiên cứu và - Bệnh nhân đồng mắc các bệnh lí tự miễn đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. khác 2.3. Số liệu trong nghiên cứu được xử lý - Bệnh nhân không đồng ý tham gia số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 nghiên cứu 3. KẾT QUẢ - Bệnh nhân không đủ dữ liệu nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ 2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đặc điểm về tuổi và giới: Tuổi trung bình - Thời gian: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng của bệnh nhân trong nghiên cứu là 57,75 + 11,6 9 năm 2023 trong đó BN trẻ nhất 29 tuổi, lớn tuổi nhất 77 - Địa điểm: Trung tâm Hô Hấp, Trung tâm tuổi. Nam giới chiếm tỉ lệ 18/52 BN (34,6%) ít Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai. hơn so với nữ 34/52 BN (65,4%), tỉ lệ nam/nữ là 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ~ 1/1,9 tiến cứu mô tả cắt ngang. - Thời gian phát hiện bệnh: Tuổi phát hiện 2.2.3. Cỡ mẫu và quy trình nghiên cứu: xơ cứng bì trung bình là: 53,5 + 11,5, nhỏ nhất: - Cỡ mẫu thuận tiện 28 tuổi, lớn nhất 75 tuổi. Tuổi phát hiện bệnh phổi kẽ trung bình là: 59,5 + 11,7, nhỏ nhất; 29 - Thiết kế bệnh án mẫu với các mục tiêu của tuổi, lớn nhất 77 tuổi. đề tài. - Một số yếu tố nguy cơ của bệnh: Hút - Quy trình nghiên cứu: Dữ liệu lâm sàng và xét thuốc lá, lào 12/52(23,1%). Trong đó nhóm hút nghiệm được thu thập qua thăm khám lâm sàng, có số bao trung bình /năm là: 9,3 + 3,1. hồ sơ bệnh án và biên bản hội chẩn của hội đồng đa chuyên khoa về bệnh phổi kẽ, bao gồm: tiền sử, - Phân chia nhóm bệnh: Nghiên cứu này bệnh sử, khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu, có 43/52 (82,7%) bệnh nhân được chẩn đoán xơ khí máu động mạch, chức năng hô hấp, siêu âm cứng bì toàn thể, 7/52(13,5%) bệnh nhân được tim, phim HRCT ngực được chụp và phân tích bởi chẩn đoán xơ cứng bì thể không có biểu hiện bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh. da, 2/52 (3,8%) bệnh nhân xơ cứng bì khu trú. Bảng 2. Thời điểm chẩn đoán ILD và chẩn đoán bệnh xơ cứng bì (n=52) Xơ cứng bì Xơ cứng bì Xơ cứng bì thể không Thời điểm phát hiện toàn thể giới hạn có biểu hiện da Tổng ILD n (%) n (%) n (%) Phát hiện xơ cứng bì 34 (65,4%) 2 (3.8%) 0 (0%) 36 (69,2) trước bệnh phổi kẽ Phát hiện đồng thời 9 (17,3%) 0 (0) 7 (13,5%) 16 (30,8) Tổng 43 (82,7%) 2 (3,8%) 8 (13,5%) 52 (100) Nhận xét: Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện xơ cứng bì trước ILD là 36/52 (69,2%), phát hiện đồng thời 16/52(30,8%). Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 217
  4. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì n=52 Xơ cứng bì Xơ cứng bì Xơ cứng bì thể không có Triệu chứng Chung toàn thể giới hạn biểu hiện da Lâm sàng n (%) n (%) n (%) n (%) Sốt 10 (19,2) 9 (17,3) 1 (1,9) 0 Ho 41 (78,8) 34 (65,4) 1 (1,9) 6 (11,5) Khó thở 50 (96,2) 42 (80,8) 2 (3,8) 6 (11,5) Rale nổ ở phổi 50 (96,2) 42 (80,8) 1 (1,9) 7 (13,5) Raynaud 31 (59,6) 23 (44,2) 2 (3,8) 6 (11,5) Ợ hơi, ợ chua 31 (59,6) 23 (44,2) 1 (1,9) 7 (13,5) Xơ cứng da 44 (84,6) 43 (82,7) 1 (1,9) 0 Giãn mạch dưới da 21 (40,4) 14 (26,9) 1 (1,9) 7 (13,5) Nhận xét: Hầu như tất cả các bệnh nhân trường hợp, trong các triệu chứng ở phổi, rale đều có triệu chứng hô hấp, các triệu chứng xơ nổ là triệu chứng hay gặp nhất 96,2%. cứng da chỉ xuất hiện trong 84,6% trong các Bảng 4. Kết quả thăm dò chức năng hô hấp và khí máu động mạch Chỉ số (đơn vị tính) X + SD min, max FVC (%) (n=44) 69 + 16,4 39; 111 FEV1 (%) (n=44) 75 + 17,3 37; 111 FEV1/FVC (%) (n=44) 82 + 0.08 60; 98 PaO2 (mmHg) (n=36) 74,5 + 14,4 49; 116 PaCO2 (mmHg) (n=36) 40,1 + 4,7 31; 49 PaO2/FiO2 (n=36) 351,3 + 64,7 225; 460 Nhận xét: Giá trị trung bình của các chỉ số Trong nghiên cứu này, có 28% bệnh nhân khi thăm dò chức năng thông khí phổi bằng có chỉ số FVC < 0,8 so với chỉ số dự đoán phế dung kế như FVC, FEV1 đều giảm. Bảng 5. Giá trị của các tự kháng thể Chỉ số Dương tính (n;%) Âm tính (n;%) Tổng (n;%) Scl-70(n=31) 22(71,0) 9(29,0) 31(100) dsDNA(n=30) 3(10) 27(90) 30(100) ANA (n=31) 29(93,5) 2(6,5) 31(100) Nhận xét: Kháng thể kháng nhân dương dsDNA dương tính là 10%, kháng thể kháng Scl- tính 29/31 (93,5%) bệnh nhân, kháng thể kháng 70 là 71,0%. Trang 218 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | MAI THỊ NGÂN VÀ CỘNG SỰ - Tăng áp lực động mạch phổi qua siêu âm Chú thích: tim (Áp lực động mạch phổi đo trên siêu âm tim NSIP (nonspecific instertitial pneumonia): lớn hơn 30mmHg): 20/52 (38,46%) bệnh nhân Bệnh phổi kẽ không đặc hiệu có tăng áp lực động mạch phổi qua siêu âm tim, áp lực động mạch phổi trung bình là: 44 + 16,4 UIP (usual instertitial pneumonia): Bệnh mmHg, nhỏ nhất : 24 mmHg, lớn nhất 90 mmHg. phổi kẽ thông thường 3.2. Đặc điểm tổn thương trên phim HRCT OP (organnized pneumonia): Viêm phổi tổ của bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì. chức hóa Bảng 6. Dạng tổn thương phổi trên phim Nhận xét: Hình thái NSIP hay gặp nhất HRCT (n=52) chiếm: 25/52(48,1%), sau đến là NSIP phối hợp với UIP 11/52 (21,2%), ít gặp nhất là OP và không Dạng tổn thương Số lượng Tỷ lệ (%) phân loại 1/52(1,9%). Dạng lưới 48 92,3 4. BÀN LUẬN Dạng kính mờ 44 84,6 4.1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, Giãn phế quản 30 57,7 yếu tố nguy cơ Hình ảnh tổ ong 14 26,9 Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nữ/nam: 2/1. Đông đặc nhu mô 12 23,1 Mặc dù trên thực tế, tỉ lệ nữ trong xơ cứng bì rất cao (nữ: nam = 4.7: 1), nhưng nam giới một khi Nhận xét: Dạng tổn thương theo thứ tự đã mắc xơ cứng bì thì có nhiều nguy cơ tiến triển hay gặp: dạng lưới 48/52(92,3%), dạng kính đến bệnh phổi kẽ cao hơn nữ, điều này được mờ 44/52(84,6%), giãn phế quản 30/52 (57,7%), thể hiện qua một số nghiên cứu, như nghiên hình ảnh ổ ong 14/52(26,9%), đông đặc nhu mô cứu của Christine Peoples và cộng sự trên 2686 ít gặp nhất 12/50(23,1%). bệnh nhân xơ cứng bì, tỉ lệ nam: nữ là 4: 1 nhưng - Mức độ tổn thương trên phim chụp có đến 52% bệnh nhân nam có biểu hiện tổn HRCT phổi: 52/52(100%) bệnh nhân có tổn thương phổi kẽ, trong khi chỉ có 39% bệnh nhân thương nhiều thùy trên HRCT phổi nữ (95% CI; 1.01 – 1.52) [6], [7]. Bảng 7. Hình thái tổn thương phổi kẽ trên Tỉ lệ cao nhất vẫn là xơ cứng bì toàn thể HRCT (n =52) chiếm 82,7%, sau đó đến xơ cứng bì thể không có biểu hiện da 13.5%, có đến 1/3 số bệnh nhân Tỷ lệ được phát hiện xơ cứng bì sau khi khởi phát các Hình thái tổn thương Số lượng (%) triệu chứng đường hô hấp, trong số đó có một NSIP 25 48,1 nửa là xơ cứng bì thể không có biểu hiện da. Đối với thể này , tất cả các bệnh nhân đều có triệu NSIP + UIP 11 21,2 chứng khởi phát đầu tiên là khó thở, so với các UIP 8 15,4 nghiên cứu khác, như nghiên cứu của Sophie NSIP + OP 6 11,5 P. Toya và cộng sự năm 2009, cũng cho kết quả tương đồng [8]. 100% bệnh nhân có các triệu OP 1 1,9 chứng phổi như ho, rale nổ tại phổi. Khi so sánh Không phân loại 1 1,9 với một nghiên cứu của Phạm Xuân Trường thực Tổng 52 100 hiện tại trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 219
  6. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 bệnh viện Bạch Mai trên 223 bệnh nhân xơ cứng 71%, kết quả này tương tự như các nghiên cứu bì chỉ có 55,0% bệnh nhân có triệu chứng rale khác trên thế giới như nghiên cứu của George nổ ở phổi [9]. Sự khác biệt này là có thể là do các Spencer-Green và cộng sự (1997), cho thấy tỉ lệ bệnh nhân xơ cứng bì khởi phát triệu chứng da dương tính của kháng thể Scl 70 trong khoảng trước và các triệu chứng này nổi trội khiến các từ 3% đến 75% [11]. bệnh nhân tới khám và điều trị tại chuyên khoa Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này đều dị ứng đầu tiên , khi đã có chẩn đoán xơ cứng có tổn thương phổi kẽ trên phim chụp cắt lớp bì bệnh nhân sẽ được thăm dò để chẩn đoán vi tính độ phân giải cao trong khi đo chức năng bệnh phổi kẽ nếu nghi ngờ. Còn nghiên cứu của thông khí, chỉ 28% bệnh nhân có chỉ số FVC < chúng tôi được thực hiện trên những bệnh nhân 80%, điều này chứng tỏ việc đo chức năng thông xơ cứng bì có tổn thương phổi kẽ, các bệnh khi không phải là công cụ để phát hiện sớm bệnh nhân Ssc – ILD thường đến vì các triệu chứng phổi kẽ. Điều này cũng tương tự như 1 số nghiên hô hấp, do đó tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng hô cứu khác, chẳng hạn như nghiên cứu của Yossra hấp là gần 100%, trong khi các triệu chứng da có A. Suliman và cộng sự (2015), có 64% bệnh nhân thể ít hơn. Mặc dù các triệu chứng hô hấp xuất được phát hiện ILD trên HRCT, trong khi chỉ có hiện ở gần như tất cả các bệnh nhân tới khám 27% đo chức năng thông khí có FVC < 80% so với tại phòng khám hô hấp, tuy nhiên đây đều là các số lý thuyết, trong nghiên cứu này cũng có đến triệu chứng không đặc hiệu, khiến người bệnh 62,5 % bệnh nhân có tổn thương kẽ trên HRCT chủ quan chậm trễ đi khám và khiến bác sỹ nhưng kết quả đo chức năng thông khí bình nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường. thường. Tất cả những điều này đều cho thấy tầm Bệnh phổi kẽ có thể được chẩn đoán đồng quan trọng của việc chụp cắt lớp vi tính độ phân thời (30,8%) hoặc sau khi đã có chẩn đoán bệnh giải cao một cách thường quy để tầm soát bệnh xơ cứng bì (69,2%). Trong nghiên cứu này, có phổi kẽ sớm ở những bệnh nhân xơ cứng bì. 13,5 % bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng bì 4.2. Đặc điểm tổn thương trên phim chụp có tổn thương phổi kẽ mà ko có tổn thương da cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh phổi tại thời điểm chẩn đoán. Một số nghiên cứu trên kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì. Thế giới cũng đã chứng minh bệnh phổi kẽ có thể là biểu hiện ban đầu và duy nhất của một Trong nghiên cứu này, hình ảnh tổn thương số bệnh lý mô liên kết [10]. Thực tế là, bên cạnh trên HRCT: dạng lưới (92,3%), dạng kính mờ những bệnh nhân xơ cứng bì có biểu hiện lâm (84,6%), giãn phế quản (57,7%), hình ảnh ổ ong sàng rõ ràng, một số bệnh nhân không hề có (26,9%). biểu hiện da tại thời điểm chẩn đoán như các Tổn thương dạng NSIP hay gặp nhất chiếm: bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi và (48,1%), sau đến là NSIP phối hợp với UIP (21,2%), với xu thế y học thế giới dần dịch chuyển về ít gặp nhất là OP và không phân loại (1,9%). Kết hướng chẩn đoán sớm, điều trị sớm để cải thiện quả này khác so với nghiên cứu của Jonathan tiên lượng bệnh lâu dài, chúng tôi cho rằng G. Goldin và cộng sự được thực hiện năm 2008, quan niệm truyền thống sàng lọc bệnh xơ cứng được thực hiện trên 162 bệnh nhân xơ cứng bì, bì dựa trên khám lâm sàng đánh giá tổn thương có trên 90% bệnh nhân được chẩn đoán tổn da là chưa đủ để chẩn đoán sớm căn nguyên thương kính mờ và xơ phổi trên phim HRCT, bệnh phổi kẽ trên những bệnh nhân này. điều mà là dấu ấn cho hình thái NSIP, trong khi Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh chỉ có 37, 2% bệnh nhân có tổn thương tổ ong nhân có kháng thể Scl 70 dương tính chiếm (đặc điểm được cho là dấu ấn của UIP), (4). Trang 220 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | MAI THỊ NGÂN VÀ CỘNG SỰ 5. KẾT LUẬN Danoff SK, Denton CP, et al(2020). Predictors of progression in systemic sclerosis patients Qua nghiên cứu 52 BN được chẩn đoán xác with interstitial lung disease. Eur Respir J. định là Bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì, May;55(5):1902026. chúng tôi đưa ra các kết luận sau: 5. Volkmann ER, Tashkin DP(2016). Treatment Xơ cứng bì có tổn thương phổi kẽ gặp ở of Systemic Sclerosis-related Interstitial nữ nhiều hơn nam ( tỉ lệ 2: 1), mặc dù nếu được Lung Disease: A Review of Existing and chẩn đoán xơ cứng bì thì nam giới có xu hướng Emerging Therapies. Ann Am Thorac Soc. phát triển bệnh phổi kẽ nhiều hơn nữ. Có 13,5% Nov;13(11):2045–56. bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì nhưng không hề có biểu 6. Peoples C, Medsger TA, Lucas M, hiện tổn thương da tại thời điểm chẩn đoán. Tỉ Rosario BL, Feghali-Bostwick CA(2016). lệ xuất hiện kháng thể Scl 70 là 71%, NSIP là tổn Gender differences in systemic sclerosis: thương thường gặp nhất ở những bệnh nhân relationship to clinical features, serologic được chẩn đoán xơ cứng bì có tổn thương phổi status and outcomes. J Scleroderma Relat kẽ . Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao nên là Disord.;1(2):177–240. một xét nghiệm thường quy để tầm soát bệnh 7. Hussein H, Lee P, Chau C, Johnson SR(2014). phổi kẽ trên bệnh nhân xơ cứng bì The effect of male sex on survival in systemic sclerosis. J Rheumatol. Nov;41(11):2193–200. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Toya SP, Tzelepis GE(2009). The many faces of scleroderma sine scleroderma: a literature 1. Valentini G, Black C. Systemic sclerosis. review focusing on cardiopulmonary Best Pract Res Clin Rheumatol (2002). complications. Rheumatol Int. Dec;16(5):807–16. Jun;29(8):861–8. 2. Steele R, Hudson M, Lo E, Baron M, 9. Connective Tissue Disease-Associated Canadian Scleroderma Research Group Interstitial Lung Disease (CTD-ILD) (2012). Clinical decision rule to predict (2022): Background, Pathophysiology, the presence of interstitial lung disease Epidemiology. Dec 20 [cited 2023 Sep 14]; in systemic sclerosis. Arthritis Care Res, Available from: https://emedicine.medscape. Apr;64(4):519–24. com/article/1343513-overview. 3. Van den Hoogen F, Khanna D, Fransen J, 10. Suliman YA, Dobrota R, Huscher D, Nguyen- Johnson SR, Baron M, Tyndall A, et al( 2013). Kim TDL, Maurer B, Jordan S, et al (2015). Classification criteria for systemic sclerosis: Brief Report: Pulmonary Function Tests: an American college of rheumatology/ High Rate of False-Negative Results in European league against rheumatism the Early Detection and Screening of collaborative initiative. Ann Rheum Dis. Scleroderma-Related Interstitial Lung Nov;72(11):1747–55. Disease. Arthritis Rheumatol Hoboken NJ. 4. Distler O, Assassi S, Cottin V, Cutolo M, Dec;67(12):3256–61. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 221
  8. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Abstract CLINICAL FEATURES, SUBCLINICAL FEATURES AND IMAGES HIGH-RESOLUTION COMPUTED TOMOGRAPHY OF INTERSTITIAL LUNG DISEASE IN PATIENTS WHITH SCLERODERMA Objective: This study was conducted to describe clinical, subclinical features and imaging partterns on high-resolution computed tomography (HRCT) of interstitial lung disease in patients with systemic sclerosis (Ssc-ILD). Research subjects and methods: The cross-sectional study aimed to describe 52 patients diagnosed with Ssc- ILD at the Respiratory Center and Musculoskeletal Center of Bach Mai Hospital from September 2022 to September 2023. Results: Average age: 57.75 + 11,6. Male/female ratio ~ 1/1.9, smoking (23.1%), (82.7%) diffuse scleroderma, (13.5%) patients diagnosed with sine scleroderma, (3.8%) with limited scleroderma. Clinical symptoms: most common crackles (96,2%), skin sclerosis (84,6%), Raynaud’s phenomenon (59,6%), telangiectasia (40,4%). Subclinical features: ANA antibody (93,2%), dsDNA antibody (10%), anti-Scl-70 antibody (71.0%). Pulmonary function tests in patients with SSc – ILD demonstrate a restrictive pattern, with reduced FVC. Imaging features on HRCT: reticular pattern (92,3%), ground glass (84,6%), bronchiectasis (57,7%), honeycombing (26,9%), 100% patients had multilobe lesions on lung HRCT. NSIP (48.1%), NSIP combined with UIP (21,2%), OP and unclassified (1,9%). There is no relationship between smoking history, age, gender, pulmonary hypertension and the classification of interstitial lung disease on HRCT. Conclusion: Interstitial lung disease in patients with systemic scleroderma is common in middle age, with skin and lung manifestation, the most common imaging patterns on HRCT are NSIP and UIP. Keywords: Interstitial lung disease (ILD), scleroderma, HRCT Trang 222 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2