ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HÁN<br />
VÀ NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ, CA DAO<br />
VỀ TÌNH YÊU HÔN NHÂN<br />
Võ Thị Hồng Duyên1<br />
Tóm tắt: Có thể nói ngôn ngữ và văn hóa luôn có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.<br />
Sự phát triển của văn hóa gắn liền sự phát triển của ngôn ngữ và ngược lại. Tục ngữ,<br />
ca dao của người Hán và người Việt là những tinh hoa đặc sắc của mỗi dân tộc, nơi<br />
mà ngôn ngữ, văn hóa dân tộc được chuyển tải một cách đặc sắc nhất. Bài viết đưa ra<br />
một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nổi bật của hai dân tộc Hán – Việt thông qua tục<br />
ngữ ca dao về tình yêu hôn nhân để thấy được những nét văn hóa truyền thống của mỗi<br />
dân tộc là hết sức độc đáo. <br />
Từ khóa: Tục ngữ, ca dao, tình yêu, hôn nhân<br />
1. Mở đầu<br />
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó chính là<br />
công cụ hữu hiệu nhất để chúng ta truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm...và tất cả<br />
những điều muốn nói. Bên cạnh đó, ngôn ngữ và văn hóa lại có mối quan hệ gắn bó<br />
chặt chẽ, hài hòa cùng phát triển trong sự thống nhất. Đồng thời, sự phát triển của văn<br />
hóa cũng là tiền đề tạo nên sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ.<br />
Tục ngữ, ca dao là một trong các loại hình văn hóa dân gian được lưu giữ như<br />
những “trầm tích văn hóa” đặc sắc. Đó còn là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần<br />
quý giá và là tinh hoa dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học<br />
người Hán hay người Việt, so với các thể loại khác, tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn<br />
nhân là một trong những phương diện có sức thu hút mạnh mẽ đối với giới nghiên cứu.<br />
Sức hấp dẫn ấy là do tục ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân không chỉ là sản phẩm của<br />
văn học trữ tình giàu màu sắc mà còn là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm<br />
quý báu, những triết lí nhân sinh sâu sắc thâm thúy mà còn đầy tính nghệ thuật được<br />
lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói, ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu mọi<br />
mặt cuộc sống của con người. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ tư duy, công cụ giao tiếp<br />
mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử dân tộc, truyền thống văn hóa, phong tục<br />
tập quán của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ được coi là yếu tố tiên quyết trong số các yếu tố<br />
tạo nên văn hóa. Nó là phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất để chuyển tải và lưu giữ<br />
những di sản văn hóa của một dân tộc, của một quốc gia. Những đặc điểm văn hóa, truyền<br />
thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, hay phong tục tập quán đều được phản ánh trong ngôn<br />
ngữ của dân tộc đó.<br />
_______________________<br />
1.<br />
<br />
ThS, Phòng QLKH&HTQT, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
49<br />
<br />
Đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của người Hán và người Việt...<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của người Hán và người Việt qua tục<br />
ngữ, ca dao về tình yêu hôn nhân<br />
2.1.1. Sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống trong ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao<br />
về tình yêu hôn nhân<br />
Nền văn hóa Trung Quốc gắn chặt với yếu tố lễ giáo phong kiến, trong đó tư<br />
tưởng trọng nam khinh nữ hết sức phổ biến, tác động đến hầu hết mọi khía cạnh trong<br />
cuộc sống của con người. Điều này được thể hiện khá nhiều trong tục ngữ, ca dao về<br />
tình yêu hôn nhân, có thể kể đến một số câu tục ngữ phổ biến như “嫁夫随夫” (Lấy<br />
chồng theo chồng); “夫唱妇随” (Phu xướng phụ tùy), “妻跟夫走,水随沟流” (Vợ<br />
theo chồng như nước chảy theo mương)... Qua đó, chúng ta thấy rõ vị trí, vai trò quyết<br />
định của người chồng trong hôn nhân cũng như sự phụ thuộc của người vợ.<br />
Có thể nói, hệ tư tưởng phong kiến của Trung Quốc không chỉ tác động đến đời<br />
sống của dân tộc này mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á khác. Việt Nam<br />
cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Do hoàn cảnh địa lý và điều kiện lịch sử mà văn<br />
hóa và ngôn ngữ người Hán đã ảnh hưởng đến rất nhiều đến mọi lĩnh vực của đời sống<br />
xã hội Việt Nam. Hiển nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cũng còn nhiều hạn<br />
chế nhất định. Chẳng hạn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cập ở trên. Trong thời<br />
kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những<br />
quan niệm nặng nề của tư tưởng Nho gia như “三从四德” (Tam tòng tứ đức). Tư tưởng<br />
này cũng được thể hiện qua những câu tục ngữ như: “Chồng xướng vợ theo”; “Chồng<br />
tới vợ phải lui”;“Chồng giận thì vợ làm lành”... trong đó yếu tố “chồng” luôn được đặt<br />
trước yếu tố “vợ” thể hiện rõ tư tưởng luôn đề cao vai trò của người chồng trong quan<br />
hệ gia đình. Trong ca dao cũng vậy:<br />
“Chàng lên non, thiếp cũng lên non<br />
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng”<br />
“Có chồng thì phải theo chồng<br />
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo<br />
Có chồng thì phải theo chồng<br />
Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng vui”<br />
Bên cạnh đó, văn hóa người Việt cũng đã phản ánh tư tưởng Trung dung và triết<br />
lý Âm dương do ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng triết học và cách đối nhân xử thế của<br />
người Hán. Có thể thấy rằng, dân tộc Hán và Việt luôn đề cao yếu tố “hòa” trong gia<br />
đình cũng như trong giao tiếp xã hội, các thành viên trong cộng đồng cùng chung sống<br />
hòa thuận, đoàn kết yêu thương quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Thế hệ trước che chở,<br />
dạy dỗ thế hệ sau, thế hệ sau kính trọng, hiếu thuận với các bậc bề trên, từ đó tạo nên<br />
một sức mạnh tinh thần để cùng nhau lao động, hỗ trợ nhau qua mọi khó khăn cũng<br />
50<br />
<br />
Võ Thị Hồng Duyên<br />
như thử thách của cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua những câu tục ngữ và ca dao<br />
sau:“Chồng giận thì vợ bớt lời/ cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”; “Chồng hòa vợ<br />
thuận gia đường yên vui” (Tục ngữ)<br />
Vợ chồng là nghĩa tào khang/ Chồng hòa vợ thuận gia đường yên vui. (Ca dao)<br />
Đốn cây ai nỡ đứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương.<br />
Trong tục ngữ, ca dao người Hán cũng có những câu tương tự như:“百年修得<br />
同舟,十年修得共枕棉.” (Tu trăm năm mới ngồi chung một chiếc thuyền tu mười<br />
năm mới nên vợ chồng); “在天愿做比翼鸟,在地一为连理枝” (Trên trời nguyện<br />
làm chim liền cánh, dưới đất như cây liền cành); “夫妻夫妻,生死相依,夫妇夫妇<br />
两相关顾”. (Vợ chồng sống chết nương tựa vào nhau).<br />
Qua đây, chúng ta thấy có nhiều nét tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa, cách sử<br />
dụng hình ảnh, những sự vật, hiện tượng quen thuộc để thể hiện cảm xúc trong tình<br />
yêu hôn nhân trong cả hai ngôn ngữ. Chúng tôi đã khái quát nên một số sự tương đồng<br />
về đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ về tình yêu hôn nhân của người Hán và người Việt<br />
như sau:<br />
TT<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Tục ngữ của người Hán<br />
<br />
Tục ngữ của người Việt<br />
<br />
公不理婆,秤不离砣. (Ông không Bà phải có ông, chồng phải<br />
thể xa bà như cân không thể rời có vợ.<br />
quả cân)<br />
嫁夫随夫 (Lấy chồng theo chồng)<br />
<br />
1<br />
<br />
Tình<br />
cảm vợ<br />
chồng yêu<br />
thương<br />
gắn bó<br />
<br />
Lấy chồng theo họ nhà<br />
chồng.<br />
<br />
妻跟夫走,水随沟流 (Vợ theo Chồng đâu vợ đó; chồng<br />
chồng như nước chảy theo mương) như đó, vợ như hom.<br />
夫妻夫妻,生死相依,夫妇夫妇<br />
Sống gửi thịt, chết gửi<br />
两相关顾 (Vợ chồng sống chết<br />
xương.<br />
nương tựa vào nhau)<br />
夫妻是打骂不开的 (Vợ chồng Chồng giận thì vợ bớt lời,<br />
có đánh mắng cũng không xa nhau cơm sôi nhỏ lửa, một đời<br />
không khê.<br />
được)<br />
夫为恶,妻有赳 (Chồng làm điều<br />
(6) Chồng nợ, vợ phải trả.<br />
ác, vợ có trách nhiệm)<br />
<br />
51<br />
<br />
Đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa của người Hán và người Việt...<br />
<br />
二人同心,其利断金 (Hai người Thuận vợ thuận chồng tát<br />
bể đông cũng cạn.<br />
đồng tâm,cắt đứt kim loại)<br />
<br />
2<br />
<br />
Sự thủy<br />
chung<br />
hạnh phúc<br />
trong tình<br />
cảm vợ<br />
chồng<br />
<br />
爱屋及鸟 (Yêu chim yêu cả cái Yêu ai yêu cả đường đi lối<br />
về<br />
lồng chim)<br />
隔山隔水不隔心 (Cách sông cách Đói no một vợ một chồng<br />
núi mà lòng không xa)<br />
要死死一块,要活活一堆.<br />
Sống gửi thịt, chết gửi<br />
(Muốn được cùng sống chết có<br />
xương.<br />
nhau, quyết không rời xa nhau)<br />
生是婆家人,死是婆家鬼 (Sống<br />
Sống quê cha, ma quê<br />
làm người nhà chồng, chết làm ma<br />
chồng<br />
nhà chồng)<br />
没三顿饱饭,有三顿饱饭<br />
(Ba bữa no, ba bữa không no)<br />
<br />
3<br />
<br />
Những<br />
biểu hiện<br />
tiêu cực<br />
trong tình<br />
cảm vợ<br />
chồng<br />
<br />
Cơm chẳng lành canh<br />
chẳng ngọt<br />
<br />
夫妻同床睡,人心隔肚皮<br />
(Vợ chồng ngủ cùng giường, lòng Đồng sàng dị mộng<br />
người cách nhau da bụng)<br />
恋新忘旧 (Quên nghĩa phụ tình)<br />
<br />
Chồng ăn chả vợ ăn nem.<br />
<br />
妻有私情,恨夫彻骨 (Vợ có tư Chồng chết chưa héo cỏ đã<br />
bỏ đi lấy chồng.<br />
tình, ghét chồng tận xương tủy)<br />
树欲静而风不止 (Cây muốn lặng Cây muốn lặng mà gió<br />
chẳng muốn ngừng.<br />
mà gió chẳng muốn ngừng)<br />
癞蛤蟆想吃天鹅肉<br />
(Cóc mà đòi ăn thịt thiên nga)<br />
<br />
4<br />
<br />
Quan<br />
niệm và<br />
đối xử<br />
trong tình<br />
nghĩa vợ<br />
chồng<br />
<br />
鱼找鱼,虾找虾,王八结了个鳖<br />
亲家 (Cá tìm cá, tôm tìm tôm, rùa Nồi nào úp vung nấy.<br />
kết thúc với một thân con rùa)<br />
知夫莫若妻<br />
(Hiểu chồng không ai bằng vợ)<br />
<br />
Thế gian vợ giống tính<br />
chồng, đời nào đầy tớ<br />
giống ông chủ nhà.<br />
<br />
好马不配双鞍,好女不嫁嫁二夫 Gái chính chuyên chẳng<br />
(Ngựa tốt không lắp hai yên, gái lấy hai chồng.<br />
ngoan không lấy hai chồng)<br />
鸡随鸡,嫁狗随狗<br />
(Gả gà theo gà, gả chó theo chó)<br />
<br />
52<br />
<br />
Đũa mốc mà đòi chòi mâm<br />
son.<br />
<br />
Chồng xướng, vợ theo.<br />
<br />
Võ Thị Hồng Duyên<br />
2.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của mỗi dân tộc qua tục ngữ, ca dao về tình yêu<br />
hôn nhân<br />
Việt Nam là một quốc gia có nền tảng nông nghiệp lúa nước, gần gũi với thiên<br />
nhiên nên ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao thường mang đậm chất trữ tình và truyền<br />
thống dân tộc. Có thể thấy rõ chất lãng mạn, thi ca thể hiện qua một số câu tục ngữ, ca<br />
dao sau:<br />
“Em nghe anh đau đầu chưa khá<br />
Em băng rừng bẻ lá anh xông<br />
Ở làm sao cho trọn nghĩa vợ chồng<br />
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che”<br />
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu<br />
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”<br />
“Đèn lồng khi xách, khi treo<br />
Vợ chồng khi thảm, khi nghèo có nhau.”<br />
Những lời oán trách của người vợ như những tiếng hát nỉ non, được cất lên đầy<br />
xót xa vì bị chồng phụ bạc:<br />
“Dang tay đánh thiếp sao đành<br />
Tấm rách ai vá, tấm lành ai mang?”<br />
“Chồng gì anh, vợ gì tôi<br />
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây!”<br />
Đồng âm là một trong những phương thức tu từ của tiếng Hán, được sử dụng để<br />
tạo nghĩa hàm ẩn làm nên sự thú vị trong tục ngữ, ca dao. Đây cũng chính là nét đặc<br />
trưng văn hóa độc đáo của ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao người Hán.<br />
Tục ngữ người Hán có câu: “差之毫厘,谬以千里” (sai một tí, xa nghìn dặm).<br />
Từ “厘” và “里” trong tiếng Hán là đồng âm. “厘” có nghĩa là “ly” hay còn gọi là<br />
“centimet”, còn từ “里” trong tiếng Việt nghĩa là “dặm” (là đơn vị tính là 500 mét).<br />
Trong tiếng Việt cũng có câu tục ngữ “Sai một ly, đi một dặm”. Tuy hai vế của câu tục<br />
ngữ này không có sự đồng âm, nhưng “đi một dặm”, thì “đi” trong tiếng Việt cũng có<br />
nghĩa là “mất” hoặc cũng có nghĩa là “sai” như “谬” của tiếng Hán. Nhưng tiếng Việt<br />
muốn thể hiện có vần có điệu dễ nghe dễ hiểu mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa, nên dùng<br />
“đi một dặm” thì sẽ nghe hay hơn nhiều. Câu tục ngữ này, ở khía cạnh nghĩa về tình<br />
yêu hôn nhân có nghĩa là muốn gửi đến những ai muốn lập gia đình hoặc tìm hạnh phúc<br />
cho riêng mình, thì phải đắn đo suy nghĩ tính toán cho kĩ đừng để “Sai một li, đi một dặm”<br />
để phải hối tiếc về sau.<br />
53<br />
<br />