Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM NUÔI ĂN NHŨ NHI VÀ TRẺ NHỎ<br />
Ở TRẺ EM 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI KHÁM NGOẠI TRÚ<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNH PHÚC – AN GIANG<br />
Trần Minh Thái*, Bùi Quang Vinh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Thực hành nuôi ăn nhũ nhi và trẻ nhỏ rất quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng và thừa<br />
cân – béo phì ở trẻ em.<br />
Mục tiêu: Xác định đặc điểm thực hành nuôi ăn nhũ nhi và trẻ nhỏ ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại An<br />
Giang.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, chọn ngẫu nhiên 5 trẻ/ngày, từ 6 tháng đến 5 tuổi<br />
đến khám ngoại trú tại bệnh viện tư nhân Hạnh Phúc – An Giang từ 12/2014 – 6/2015. Tiêu chuẩn loại trừ các<br />
trẻ bệnh nặng, mất nước, bệnh kéo dài. Cha mẹ trả lời bảng câu hỏi về nuôi ăn của trẻ.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 571 trẻ bao gồm 306 (53,6%) trẻ nam, tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn là 21,7 ± 12,7<br />
tháng, trong đó tỉ lệ trẻ từ 6-11 tháng, 12-23 tháng, và 24-60 tháng là 29,8%, 34,2 % và 36,0%. Tỷ lệ bú mẹ sớm<br />
trong 1 giờ đầu sau sinh là 3,2 %, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 11,7%, có bú mẹ lúc 6 tháng tuổi là<br />
56%. Thời gian dứt sữa mẹ trung bình là 11,5 ± 4,6 tháng. Tỷ lệ trẻ sử dụng sữa bột sớm trước 6 tháng tuổi là<br />
87,2%. Thời điểm bắt đầu ăn dặm trung bình là 6,2 ± 0,5 tháng, với 0,5% trường hợp ăn dặm sớm trước 4 tháng<br />
và 27,5% trễ sau 7 tháng. Chế độ ăn hầu như chỉ tập trung vào 3 nhóm: sữa, ngũ cốc, thịt cá (100% trường hợp<br />
ăn ≥ 4 lần/tuần) mà ăn ít (