intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm tiếng ồn tại khoa hồi sức sơ sinh

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp: Mô tả dữ liệu về cường độ tiếng ồn được thu thập tại những thời điểm khác nhau và ở những vị trí khác nhau tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm tiếng ồn tại khoa hồi sức sơ sinh

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ỒN TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH<br /> Nguyễn Đức Toàn*, Hồ Tấn Thanh Bình*, Phạm Thị Thanh Tâm*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br /> Phương pháp: Mô tả dữ liệu về cường độ tiếng ồn được thu thập tại những thời điểm khác nhau và ở những<br /> vị trí khác nhau tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br /> Kết quả: Cường độ tiếng ồn cao nhất vào thứ 2 (76,4  2,7 dB) và thấp nhất vào thứ 7 (67,3  1,9 dB).<br /> Cường độ tiếng ồn cao nhất vào buổi chiều (78,6  4,2 dB) và thấp nhất vào buổi tối (66,5  3,7 dB). Cường độ<br /> tiếng ồn cao nhất ở khu vực hành chánh (78,4  3,4 dB) và thấp nhất ở khu vực cách ly (66,4  8,2 dB). Những<br /> tác nhân có thể là nguyên nhân làm cho tiếng ồn tại khoa vượt quá tiêu chuẩn cho phép là tiếng ồn do dụng cụ rơi,<br /> báo động của pulse oximeter và máy thở rung tần số cao SensorMedics.<br /> Kết luận: Cường độ tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cao hơn tiêu chuẩn cho phép<br /> của Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ.<br /> Từ khóa: Cường độ tiếng ồn, khoa hồi sức sơ sinh.<br /> ABSTRACT<br /> NOISE LEVELS IN A NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT<br /> Nguyen Duc Toan, Ho Tan Thanh Binh, Pham Thi Thanh Tam<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 219 - 225<br /> <br /> Objective: The aim of this study was to describe characteristics of the noise level in a Neonatal Intensive<br /> Care Unit.<br /> Method: Noise levels (dB) were collected at different time frames and areas in the Neonatal Intensive Care<br /> Unit of Children’s Hospital 1 Vietnam.<br /> Results: Mean sound level was highest on Monday (76.4  2.7 dB) and lowest on Saturday (67.3  1.9 dB).<br /> Afternoon shift was recognized to be the loudest (78.6  4.2 dB) and evening shift (66.5  3.7 dB) was the most<br /> quiet time frame in our neonatal intensive care unit. Data also showed that administration area had the highest<br /> noise level (78.4  3.4 dB) and isolation area had the lowest intensity (66.4  8.2 dB). Some factors may contribute<br /> to increased sound levels were stated as healthcare instruments, pulse oximeters alarm sounds and high-frequency<br /> oscillatory ventilators.<br /> Conclusion: Noise levels in our Neonatal Intensive Care Unit were found to be above the levels<br /> recommended by the American Academy of Pediatrics and the American Environmental Protection Agency.<br /> Key words: noise level, neonatal intensive care unit.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ cao độ (tần số), chu kỳ và thời gian. Cường độ<br /> âm thanh hay tiếng ồn được đo bằng đơn vị<br /> Âm thanh là kết quả của sự rung động trong decibel (dB).<br /> một môi trường nào đó, thường là môi trường<br /> Bào thai và sơ sinh có thể tiếp xúc với tiếng<br /> không khí. Tiếng ồn được hình thành từ những<br /> ồn trong quá trình hình thành và phát triển thính<br /> âm thanh mà người nghe không mong muốn.<br /> giác. Âm thanh có thể được dẫn truyền tốt trong<br /> Âm thanh có các tính chất là cường độ (độ lớn),<br /> <br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 1<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Đức Toàn, ĐT: 0902409480, Email: nicukids@gmail.com<br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 219<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> môi trường tử cung(8,13). Tiếng ồn gây ảnh hưởng Khoa hồi sức sơ sinh đã thất bại trong việc tập<br /> tiêu cực đến bào thai và trẻ sơ sinh và rất nhiều hót (17).<br /> phụ nữ mang thai phải làm việc trong môi Từ nhiều kết quả được báo cáo, dựa theo các<br /> trường có nhiều tiếng ồn(15,19). Nguy cơ sinh non khuyến cáo của Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ<br /> tăng lên ở phụ nữ tiếp xúc với tiếng ồn có cường EPA (7) và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ AAP (2),<br /> độ 80 dB trong ca làm việc kéo dài 8 giờ(12). Nhiều những tiêu chuẩn về tiếng ồn ở Khoa hồi sức sơ<br /> nghiên cứu từ năm 1974 cho thấy việc tiếp xúc sinh (5,9) đã được xây dựng tại giường bệnh hoặc<br /> với tiếng ồn quá mức cho phép sẽ khiến cho bào khu vực có bệnh nhân được chăm sóc, khi đo<br /> thai và trẻ sơ sinh bị mất thính lực do tiếng ồn và trong khoảng thời gian một giờ: cường độ âm<br /> nhiều vấn đề sức khỏe khác(1). thanh không được vượt quá 45 dB, cường độ âm<br /> Từ năm 1997, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã thanh không được vượt quá 50 dB trong 10%<br /> đưa ra khuyến cáo như sau: cần theo dõi âm thời gian của một giờ, cường độ âm thanh “1-<br /> thanh tại Khoa hồi sức sơ sinh và bên trong lồng giây” tối đa không được vượt quá 65 dB.<br /> ấp. Cần quan tâm theo dõi nếu cường độ âm Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br /> thanh > 45 dB. Một cách lý tưởng, theo đề xuất trả lời cho câu hỏi nghiên cứu:<br /> của Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ, nên tránh<br /> Đặc điểm tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh<br /> những âm thanh có cường độ > 45 dB. Nhân viên<br /> Bệnh viện Nhi Đồng 1 là gì?<br /> y tế cần có biện pháp làm giảm tiếng ồn tại Khoa<br /> hồi sức sơ sinh (không gõ lên nắp lồng ấp, đóng Mục tiêu tổng quát<br /> mở nhẹ nhàng nắp lồng ấp, mang giày mềm…). Khảo sát đặc điểm tiếng ồn tại Khoa hồi sức<br /> Nếu những biện pháp đơn giản, rẻ tiền đó thất sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br /> bại trong việc làm giảm tiếng ồn, những kỹ thuật Mục tiêu chuyên biệt<br /> khác cần được xem xét (che phủ lồng ấp, dùng<br /> Xác định cường độ tiếng ồn vào các thời<br /> những dụng cụ ít gây tiếng ồn...). Vấn đề tiếng<br /> điểm khác nhau tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh<br /> ồn cần được đặt ra khi mua hoặc thay thế trang<br /> viện Nhi Đồng 1.<br /> thiết bị y tế(2).<br /> Xác định cường độ tiếng ồn tại các khu vực<br /> Chúng ta biết rằng trẻ sơ sinh nhập Khoa hồi<br /> khác nhau của Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện<br /> sức sơ sinh (NICU) thường là những trẻ sinh non<br /> Nhi Đồng 1.<br /> hoặc mắc phải những bệnh lý nặng nề có thể đe<br /> So sánh cường độ tiếng ồn tại Khoa hồi sức<br /> dọa đến tính mạng và cần phải được chăm sóc<br /> sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 với tiêu chuẩn cho<br /> một cách tích cực cũng như theo dõi liên tục. Rất<br /> phép theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi<br /> nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh phải tiếp<br /> khoa Mỹ và Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ.<br /> xúc liên tục với tiếng ồn, đặc biệt là ở những<br /> Khoa hồi sức sơ sinh. Cường độ tiếng ồn cũng Xác định những tác nhân có thể là nguyên<br /> như những tác động của nó do các thiết bị hỗ trợ nhân làm cho tiếng ồn tại khoa vượt quá tiêu<br /> hô hấp tuần hoàn (như thở máy tần số cao chuẩn cho phép theo khuyến cáo của Viện hàn<br /> HFOV, HFJV hoặc oxy hóa qua màng ngoài cơ lâm Nhi khoa Mỹ và Ủy ban bảo vệ môi<br /> thể ECMO) vẫn chưa được báo cáo (3,14). Những trường Mỹ.<br /> tiếng ồn lớn ở Khoa hồi sức sơ sinh làm thay đổi PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> có ý nghĩa những đáp ứng về hành vi và sinh lý<br /> ở trẻ sơ sinh, tình trạng giảm oxy máu xảy ra khi<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> trẻ đột ngột tiếp xúc với âm thanh có cường độ Quan sát mô tả<br /> lớn (khoảng 80 dB)(21). Chim non được nuôi trong Đối tượng nghiên cứu<br /> lồng có môi trường và mức độ tiếng ồn tương tự Dữ liệu về cường độ tiếng ồn được thu thập<br /> <br /> <br /> 220 Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tại những thời điểm khác nhau và ở những khu KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> vực khác nhau tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh<br /> Bảng 1: Cường độ tiếng ồn ở những ngày khác nhau<br /> viện Nhi Đồng 1<br /> trong tuần (dB)<br /> Định nghĩa biến số Chủ<br /> Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7<br /> nhật<br /> Âm thanh là kết quả của sự rung động trong<br /> 76,4  69,6  71,3  75,7  73,9  67,3  68,5 <br /> một môi trường nào đó, thường là môi trường 2,7 4,1 5,2 3,2 6,1 1,9 2,3<br /> không khí. Tiếng ồn được hình thành từ những (71,2– (64,0– (64,7– (70,8– (65,5– (57,1– (65,3–<br /> 83,3) 75,4) 77,1) 81,2) 81,4) 71,3) 73,7)<br /> âm thanh mà người nghe không mong muốn.<br /> Cường độ âm thanh hay tiếng ồn được đo bằng<br /> đơn vị decibel (dB).<br /> Thu thập số liệu<br /> Tác giả trực tiếp thu thập số liệu và ghi nhận<br /> một cách khách quan cường độ tiếng ồn tại Khoa<br /> hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1.<br /> Nghiên cứu được thực hiện trong một tuần<br /> làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật.<br /> Cường độ tiếng ồn được đo tại 4 khu vực:<br /> Biểu đồ 1: Cường độ tiếng ồn ở những ngày khác<br /> nội khoa, ngoại khoa, cách ly và hành chánh.<br /> nhau trong tuần (dB)<br /> Cường độ tiếng ồn được đo tại các thời điểm:<br /> Nhận xét: cường độ tiếng ồn cao nhất vào<br /> buổi sáng từ 8 giờ đến 9 giờ, buổi chiều từ 13 giờ<br /> thứ 2 và thấp nhất vào thứ 7<br /> 30 đến 14 giờ 30, buổi tối từ 19 giờ 30 đến 20 giờ<br /> 30. Bảng 2: Cường độ tiếng ồn ở những thời điểm khác<br /> Cường độ tiếng ồn ở mỗi thời điểm hoặc mỗi nhau trong ngày (dB)<br /> khu vực là kết quả trung bình của những giá trị Buổi sáng Buổi chiều Buổi tối<br /> đo được trong khoảng thời gian một giờ. 74,9  1,7 78,6  4,2 66,5  3,7<br /> (68,6 – 80,2) (73,5 – 83,3) (57,1 – 72,9)<br /> Vị trí để máy đo cách các tường ít nhất 1 mét,<br /> cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ<br /> khoảng 1,5 mét.<br /> Công cụ thu thập số liệu<br /> Máy đo cường độ tiếng ồn SL4201 của<br /> Shenzhen Sanpo Instrument Co., Ltd. Các thông<br /> số kỹ thuật: dải tần số 31,5 Hz đến 8 kHz, phạm<br /> vi đo 30-130 dB, độ chính xác ± 1.5 dB. Thiết bị<br /> này được chế tạo đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế<br /> IEC PUB 651 TYPE2 và tiêu chuẩn Mỹ ANSI S1.4<br /> TYPE2.<br /> Biểu đồ 2: Cường độ tiếng ồn ở những thời điểm<br /> Xử lý và phân tích số liệu khác nhau trong ngày (dB)<br /> Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData Nhận xét: Cường độ tiếng ồn cao nhất vào<br /> 3.1, xử lý bằng phần mềm Stata 11.0. Các biến số buổi chiều và thấp nhất vào buổi tối<br /> định lượng: tính trung bình và độ lệch chuẩn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 221<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> Bảng 3: Cường độ tiếng ồn ở những khu vực điều trị BÀN LUẬN<br /> khác nhau (dB)<br /> Tiếng ồn tại khoa hồi sức sơ sinh có thể được<br /> Hành chánh Nội khoa Ngoại khoa Cách ly phân loại là dạng tiếng ồn ở mức độ cơ bản<br /> 78,4  3,4 75,7  4,1 74,8  6,3 66,4  8,2 (background) và thỉnh thoảng có những tiếng ồn<br /> (72,5 – 83,3) (70,6 – 81,8) (65,7 – 82,9) (57,1–77,8)<br /> dạng đỉnh (peak) nổi bật lên. Trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi, cường độ tiếng ồn là trung bình<br /> của những cường độ âm thanh đo được trong<br /> một khoảng thời gian, chúng tôi ghi nhận tiếng<br /> ồn ở mức độ cơ bản (background) chứ không ghi<br /> nhận tất cả những tiếng ồn dạng đỉnh (peak)<br /> trong thời gian đo.<br /> Blackburn (1998) đã xây dựng các mục tiêu<br /> về môi trường tại Khoa hồi sức sơ sinh nhằm<br /> đáp ứng được các yêu cầu để phát triển và<br /> trưởng thành về sinh lý cũng như tâm thần và<br /> vận động của trẻ. Những yếu tố cần thay đổi bao<br /> Biểu đồ 3: Cường độ tiếng ồn ở những khu vực điều gồm môi trường vật lý (ánh sáng và tiếng ồn)<br /> trị khác nhau (dB) cũng như những can thiệp trong quá trình chăm<br /> Nhận xét: cường độ tiếng ồn cao nhất ở khu sóc trẻ. Blackburn kết luận là loại tiếng ồn tại<br /> vực hành chánh và thấp nhất ở khu vực cách ly Khoa hồi sức sơ sinh có thể gây cản trở cho trẻ<br /> So sánh cường độ tiếng ồn với các tiêu trong việc phân biệt giọng nói, bước quan trọng<br /> đầu tiên để hình thành khả năng về ngôn ngữ<br /> chuẩn cho phép hiện nay<br /> sau này(4).<br /> Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong điều<br /> kiện làm việc, cường độ tiếng ồn tại Khoa hồi Cường độ tiếng ồn ở những ngày khác<br /> sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 cao hơn tiêu nhau trong tuần<br /> chuẩn cho phép của Ủy ban bảo vệ môi trường Cường độ tiếng ồn cao nhất vào thứ 2 (76,4 <br /> Mỹ EPA và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ AAP. 2,7 dB) và thấp nhất vào thứ 7 (67,3  1,9 dB).<br /> Bảng 4: Đặc điểm tiếng ồn do một số tác nhân gây ra Chúng ta hy vọng có thể lý giải điều này dựa<br /> Cường độ tiếng ồn vào thứ 2 là ngày khởi đầu một tuần làm việc<br /> Tác nhân tối đa trong môi mới và thực tế ghi nhận hoạt động điều trị tại<br /> trường điều trị (dB)<br /> khoa sôi nổi nhất là vào thứ 2. Sự khác biệt về<br /> Dụng cụ rơi 99,5<br /> tiếng ồn tại một khoa hồi sức sơ sinh giữa các<br /> Báo động pulse oximeter 79,4<br /> Báo động máy thở rung ngày điều trị trong tuần chưa được phân tích bởi<br /> 78,8<br /> SensorMedics các nghiên cứu hiện nay. Mặc khác, do đặc điểm<br /> Máy in kim biên lai viện phí 78,3 và hoạt động điều trị giữa các khoa hồi sức sơ<br /> Máy thở rung SensorMedics 77,5<br /> sinh có thể rất khác nhau nên chúng tôi chưa thể<br /> Báo động nồi làm ẩm 75,4<br /> Báo động máy thở thường 74,6 so sánh hay lý giải được gì.<br /> Máy quay Hct 72,8 Cường độ tiếng ồn ở những thời điểm khác<br /> Cửa bật 72,5<br /> nhau trong ngày<br /> Máy thở rung Babylog 71,8<br /> Nôi đẩy 67,1 Cường độ tiếng ồn cao nhất vào buổi chiều<br /> Báo động monitor đa thông số 66,4 (78,6  4,2 dB) và thấp nhất vào buổi tối (66,5 <br /> Báo động bơm tiêm 51,2 3,7 dB). Do hạn chế về mặt kỹ thuật của phương<br /> <br /> <br /> <br /> 222 Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tiện đo tiếng ồn nên chúng tôi tập trung ghi chăm sóc trẻ sơ sinh khác nhau; cách ly, mức độ<br /> nhận cường độ tiếng ồn tại những thời điểm mà II, và mức độ III trong những Khoa hồi sức sơ<br /> chúng tôi cho là ồn nhất trong một ngày làm sinh ở hai bệnh viện riêng biệt (20). Việc đo lường<br /> việc. Thời điểm từ 8 giờ đến 9 giờ là thời điểm mức độ âm thanh (Leq) được thực hiện bằng<br /> khởi đầu một ngày làm việc mới. Thời điểm từ định lượng kế (dosimeter) Larson Davis 703+<br /> 13 giờ 30 đến 14 giờ 30 và thời điểm từ 19 giờ 30 trong khoảng thời gian 8 ngày. Người ta nhận<br /> đến 20 giờ 30 là thời điểm bàn giao bệnh nhân và thấy cường độ âm thanh cao hơn 45 dB, trong<br /> công việc giữa các tua làm việc. hơn 70% thời gian, và ở tất cả các mức độ chăm<br /> Darcy, Hancock và Ware (2008) so sánh sóc của Khoa hồi sức sơ sinh(20). Kết quả nghiên<br /> cường độ âm thanh trung bình giữa ba Khoa hồi cứu của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo này.<br /> sức sơ sinh khác nhau và so sánh những kết quả So sánh cường độ tiếng ồn với các tiêu<br /> này với mức độ cho phép theo khuyến cáo của chuẩn cho phép hiện nay<br /> Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ EPA và Viện hàn<br /> Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh<br /> lâm nhi khoa Mỹ AAP. Họ cũng đánh giá sự<br /> phải tiếp xúc liên tục với tiếng ồn, đặc biệt là ở<br /> khác biệt về cường độ âm thanh trung bình giữa<br /> những Khoa hồi sức sơ sinh (3,14).<br /> ca ngày và ca đêm. Cường độ âm thanh được đo<br /> Theo các khuyến cáo của Ủy ban bảo vệ môi<br /> bằng âm lượng kế Sper Scientific Mini và đo ở<br /> trường Mỹ EPA(7) và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ<br /> hai giờ khác nhau trong ca ngày và ca đêm. Cứ<br /> AAP (2), những tiêu chuẩn về tiếng ồn ở Khoa hồi<br /> mỗi giờ có mười hai kết quả đo được (mỗi 5 phút<br /> sức sơ sinh(5,9) đã được xây dựng tại giường bệnh<br /> có một kết quả) ở mỗi Khoa hồi sức sơ sinh. Kết<br /> hoặc khu vực có bệnh nhân được chăm sóc, khi<br /> quả nghiên cứu cho thấy cường độ âm thanh<br /> đo trong khoảng thời gian một giờ: cường độ âm<br /> trung bình ở cả ba trung tâm được nghiên cứu là<br /> thanh không được vượt quá 45 dB, cường độ âm<br /> 57,2 dB vào ca ngày và 57 dB vào ca đêm. Họ kết<br /> thanh không được vượt quá 50 dB trong 10%<br /> luận là cường độ âm thanh ở cả ba Khoa hồi sức<br /> thời gian của một giờ, cường độ âm thanh “1-<br /> sơ sinh được nghiên cứu đều vượt quá chuẩn<br /> giây” tối đa không được vượt quá 65 dB.<br /> cho phép của quốc gia(6). Kết quả nghiên cứu của<br /> chúng tôi cũng phù hợp nhưng cường độ tiếng Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong điều<br /> ồn cao hơn so với báo cáo này. kiện làm việc, cường độ tiếng ồn tại Khoa hồi<br /> sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 cao hơn tiêu<br /> Cường độ tiếng ồn ở những khu vực điều<br /> chuẩn cho phép của Ủy ban ban bảo vệ môi<br /> trị khác nhau trường Mỹ EPA và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ<br /> Cường độ tiếng ồn cao nhất ở khu vực AAP.<br /> hành chánh (78,4  3,4 dB) và thấp nhất ở khu<br /> Đặc điểm tiếng ồn do một số tác nhân gây<br /> vực cách ly (66,4  8,2 dB). Khu vực hành<br /> chánh thường xuyên tập trung mật độ cao<br /> ra<br /> nhân viên y tế và quá trình sửa soạn, chuẩn bị Một số tác nhân có thể là nguyên nhân làm<br /> dụng cụ cũng được thực hiện tại khu vực này. cho cường độ tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh<br /> Khu vực cách ly mặc dù có mật độ bệnh nhân Bệnh viện Nhi đồng 1 vượt quá tiêu chuẩn cho<br /> nằm điều trị thấp nhưng có thể do diện tích phép. Đứng đầu trong những tác nhân này là<br /> nhỏ và tập trung nhiều thiết bị y tế có báo tiếng ồn do dụng cụ rơi, báo động của pulse<br /> động nên cường độ tiếng ồn tại đây vẫn cao oximeter, báo động của máy thở rung tần số<br /> hơn tiêu chuẩn cho phép. cao SensorMedics, máy in kim biên lai viện<br /> phí và máy thở rung tần số cao SensorMedics.<br /> Williams, van Drongelen và Lasky (2007) đã<br /> Một mâm đựng dụng cụ rơi có thể tạo ra tiếng<br /> ghi âm và so sánh tiếng ồn ở những mức độ<br /> ồn đến 99,5 dB.<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 223<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> Cường độ âm thanh cũng như những tác nhẹ khi trao đổi với nhau. Bên cạnh đó cần tăng<br /> động của nó do các thiết bị hỗ trợ hô hấp tuần cường nhận thức về những hành vi có thể gây ra<br /> hoàn (như thở máy tần số cao HFOV, HFJV hoặc tiếng ồn như rửa tay, xử lý dụng cụ, và đóng mở<br /> oxy hóa qua màng ngoài cơ thể ECMO) chưa cửa ra vào. Những tay đổi tối thiểu về thiết kế<br /> được báo cáo (3,14). Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khoa bao gồm sử dụng những thùng đựng chất<br /> APP đã khuyến cáo là vấn đề tiếng ồn cần được thải bằng nhựa và tắt hệ thống điện thoại nội bộ.<br /> đặt ra khi mua hoặc thay thế trang thiết bị y tế (2). Nghiên cứu này đã không thể chứng minh là có<br /> Tiếng nói của nhân viên y tế hoặc thân nhân thể làm giảm cường độ âm thanh tại Khoa hồi<br /> cũng như tiếng khóc của trẻ sơ sinh có thể là sức sơ sinh trong và sau can thiệp (11).<br /> những yếu tố góp phần làm gia tăng đáng kể Krueger và Parker (2007) so sánh cường độ<br /> cường độ tiếng ồn tại khoa, tuy nhiên trong quá âm thanh tại một Khoa hồi sức sơ sinh ở thời<br /> trình nghiên cứu chúng tôi không khảo sát được điểm trước và sau khi xây dựng lại(10). Cường độ<br /> cường độ tiếng ồn do tiếng người gây ra. âm thanh được đo liên tục trong vòng tám giờ từ<br /> Lồng ấp ít khi được sử dụng tại Khoa hồi sức 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều, trước và sau khi xây<br /> sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 nên chúng tôi dựng lại. Cường độ âm thanh tương đương<br /> chưa có cơ hội khảo sát đặc điểm tiếng ồn liên (Leq) trung bình là 60,4 dB trước khi xây dựng<br /> quan đến tác nhân này. lại và 56,4 dB sau khi xây dựng lại. Nghiên cứu<br /> này kết luận là ngay cả sau khi xây dựng lại,<br /> Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa<br /> cường độ âm thanh vẫn vượt quá mức cho phép<br /> Mỹ AAP, nhân viên y tế cần có biện pháp làm<br /> theo các khuyến cáo hiện nay và cần thiết phải<br /> giảm tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh (không gõ<br /> có những can thiệp để cải thiện tình trạng này (10).<br /> lên nắp lồng ấp, đóng mở nhẹ nhàng nắp lồng<br /> ấp, mang giày mềm…). Nếu những biện pháp Nghiên cứu của Robertson, Cooper-Peel và<br /> đơn giản, rẻ tiền đó thất bại trong việc làm giảm Vos (1999) có mục tiêu là xây dựng chiến lược để<br /> tiếng ồn, những kỹ thuật khác cần được xem xét làm giảm cường độ âm thanh ở Khoa hồi sức sơ<br /> (che phủ lồng ấp, dùng những dụng cụ ít gây ồn sinh dựa trên những số liệu về mức độ tiếng ồn<br /> ào hơn) (2). do quá trình giao tiếp và do luồng khí lưu thông<br /> khi sử dụng máy thở và máy điều hòa (18). Kết<br /> Mục tiêu nghiên cứu của Liu (2010) là làm<br /> quả được thu thập trong vòng 3 ngày từ 14 giờ<br /> giảm cường độ tiếng ồn tại Khoa hồi sức sơ sinh<br /> 30 đến 15 giờ 15 phút và âm lượng kế được đặt ở<br /> bằng cách thay đổi tối thiểu thiết kế của khoa<br /> trần nhà tại hai vị trí ở hai đầu tận cùng của<br /> cũng như thay đổi những yếu tố con người (11).<br /> Khoa hồi sức sơ sinh. Kết quả được so sánh với<br /> Giả thiết nghiên cứu của họ là bằng cách thay<br /> những mức khuyến cáo hiện nay. Kết quả là<br /> đổi hành vi con người và thiết kế khoa sẽ làm<br /> cường độ âm thanh tương đương (Leq) trung<br /> giảm giảm cường độ âm thanh đo được tại Khoa<br /> bình là 55,8 dBA và nếu loại bỏ những âm thanh<br /> hồi sức sơ sinh. Đây là một nghiên cứu tiến cứu<br /> do quá trình giao tiếp và luồng khí lưu thông thì<br /> với các số liệu được đo trước, trong và sau các<br /> chỉ giảm được 4,5 dB. Như vậy ngay cả khi hạn<br /> can thiệp. Cường độ âm thanh được đo bằng<br /> chế tiếng ồn trong quá trình giao tiếp và do<br /> định lượng kế Larsen Davis Spark 706 trong<br /> luồng khí lưu thông gây ra, cường độ âm thanh<br /> khoảng thời gian 24 giờ. Giáo dục cho nhân viên<br /> tại Khoa hồi sức sơ sinh vẫn vượt quá mức cho<br /> y tế bằng cách tăng cường nhận thức của họ về<br /> phép hiện nay(18).<br /> những nguyên nhân do con người có thể gây ra<br /> tiếng ồn. Nhân viên y tế được khuyến khích giữ Chúng ta biết rằng tiếng ồn là một yếu tố gây<br /> yên lặng trong quá trình chăm sóc trẻ, chuyển stress cho trẻ sinh non (Peng và cộng sự, 2009)<br /> (16). Những chỉ tố của tình trạng đau và stress<br /> điện thoại sang chế độ rung và nói chuyện nhỏ<br /> sinh lý bao gồm những thay đổi về nhịp tim,<br /> <br /> <br /> 224 Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nhịp thở, huyết áp, mức oxygen đo qua da 6. Darcy A, Hancock L, Ware E. (2008), A descriptive study of<br /> noise in the neonatal intensive care unit. Advances in Neonatal<br /> (tcP02), độ bão hòa oxygen (O2Sat), áp lực nội sọ, Care.; 8(3), 165–175.<br /> tưới máu mô… Mức độ tiếng ồn gây ra những 7. Environmental Protection Agency, Office of Noise Abatement<br /> and Control. (1974), Information on Levels of Environmental Noise<br /> thay đổi về sinh hiệu của trẻ sơ sinh vẫn chưa<br /> Requisite to Protect Public Health and Welfare with an Adequate<br /> được đề cập đến trong y văn. Nếu xác định được Margin of Safety (Report No. 5509-74-004). Washington, DC:<br /> mức độ âm thanh mà ở đó gây ra những ảnh Government Printing Office;.<br /> 8. Gerhardt KJ, Abrams RM, Oliver CC.(1990), Sound environment<br /> hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, chúng of the fetal sheep. Am J Obstet Gynecol.; 162:282–287.<br /> ta sẽ có cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn âm thanh 9. Graven SN. (2000), The full-term and premature newborn:<br /> cho phép ở Khoa hồi sức sơ sinh một cách sound and the developing infant in the NICU, conclusions and<br /> recommendations for care. J Perinatal.; 20: S88–S93.<br /> chuyên biệt và phù hợp (16). 10. Krueger C, Parker L. (2007), Neonatal intensive care unit sound<br /> levels before and after structural reconstruction. MCN.; 32(6),<br /> KẾT LUẬN 358–362.<br /> Trong một tuần làm việc, cường độ tiếng ồn 11. Liu W. (2010), The impact of a noise reduction quality<br /> improvement project upon sound levels in the open-unit-design<br /> cao nhất vào thứ 2 và thấp nhất vào thứ 7. Giữa neonatal intensive care unit. Journal of Perinatology.; 30, 489–496.<br /> các thời điểm khác nhau trong ngày, cường độ 12. Mamelle N, Laumon B, Lazar P. (1984), Prematurity and<br /> occupational activity during pregnancy. Am J Epidemiol.;<br /> tiếng ồn cao nhất vào buổi chiều và thấp nhất<br /> 119:309–322.<br /> vào buổi tối. Giữa các khu vực điều trị khác 13. National Research Council; Committee on Hearing,<br /> nhau, cường độ tiếng ồn cao nhất ở khu vực Bioacoustics, and Biomechanics; Assembly of Behavioral and<br /> Social Sciences. Prenatal Effects of Exposure to High-Level Noise.<br /> hành chánh và thấp nhất ở khu vực cách ly. Report of Working Group 85. Washington, DC: National Academy<br /> Trong điều kiện làm việc tại Khoa hồi sức sơ Press; 1982.<br /> sinh Bệnh viện Nhi đồng 1, cường độ tiếng ồn 14. Nzama NP, Nolte AG, Dorfling et al. (1995), Noise in a neonatal<br /> unit: guidelines for the reduction or prevention of noise.<br /> cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Ủy ban ban bảo Curationis.; 18:16–21.<br /> vệ môi trường Mỹ EPA và Viện hàn lâm Nhi 15. Paul M et al. (1993), Occupational and Environmental Reproductive<br /> Hazards. A Guide for Clinicians. Baltimore, MD: Williams &<br /> khoa Mỹ AAP. Một số tác nhân có thể làm cho<br /> Wilkins;: xviii.<br /> tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép là tiếng 16. Peng N, Bachman J, Jenkins R, Chen C, Chang Y, Wang T.<br /> ồn do dụng cụ rơi, báo động của pulse oximeter, (2009), Relationships between environmental stressors and stress<br /> biobehavioral responses of preterm infants in nicu. Journal<br /> báo động của máy thở rung tần số cao Perinatal & Neonatal Nursing.; 23(4), 363–371.<br /> SensorMedics, máy in kim biên lai viện phí và 17. Philbin MK, Ballweg DD, Gray L. (1994), The effect of an<br /> máy thở rung tần số cao SensorMedics. Chúng intensive care unit sound environment on the development of<br /> habituation in healthy avian neonates. Dev Psychobiol.; 27:11–21.<br /> tôi không khảo sát được cường độ tiếng ồn do 18. Robertson A, Cooper Peel C, Vos P. (1999), Contribution of<br /> tiếng người gây ra. heating, ventilation, and air conditioning airflow and<br /> conversation to the ambient sound in a neonatal intensive care<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO unit. Journal of Perinatology.; 19(5), 362–366.<br /> 1. American Academy of Pediatrics, Committee on Environmental 19. Rudolph L, Forest CS. (1990), Female reproductive toxicology.<br /> Hazards (1974). Noise pollution: neonatal aspects. Pediatrics.; In: LaDou J, ed. Occupational Medicine. Norwalk, CT: Appleton &<br /> 54:476–479. Lange;:275–287.<br /> 2. American Academy of Pediatrics (1997). Committee on 20. Williams A, van Drongelen W, Lasky R. (2007), Noise in<br /> Environmental Health. Noise: A Hazard for the Fetus and contemporary neonatal intensive care. Journal of the Acoustical<br /> Newborn. Pediatrics.;100;724. Society of America.; 121(5), 2681–2690.<br /> 3. Bess FH, Peek BF, Chapman JJ. (1979), Further observations on 21. Zahr LK, Balian S. (1995), Responses of premature infants to<br /> noise levels in infant incubators. Pediatrics.; 63:100–106. routine nursing interventions and noise in the NICU. Nurs Res.;<br /> 4. Blackburn S. (1998), Environmental impact of the nicu on 44:179–185.<br /> developmental outcomes. Journal of Pediatric Nursing.; 13(5), 279–<br /> 289.<br /> 5. Consensus Committee to Establish Recommended Standards for Ngày nhận bài: 31/3/2016<br /> Newborn ICU Design (2006). Recommended Standards of Ngày phản biện: 31/5/2016<br /> Newborn ICU Design; Accessed October 8,;<br /> http://www.nd.edu/~nicudes/stan%2023.html. Ngày đăng báo: 25/7/2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa 225<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2