ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
lượt xem 44
download
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÍ HẬU I. CÂU HỎI Câu 1. Chứng minh tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện qua nền nhiệt độ cao. Câu 2. Chứng minh rằng khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Câu 3. Chứng minh rằng khí hậu có lượng mưa ẩm cao. Câu 4. Chứng minh rằng khí hậu phân hóa đa dạng. Câu 5. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa? Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- http://diendankienthuc.net ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHÍ HẬU I. CÂU HỎI Câu 1. Chứng minh tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện qua nền nhiệt độ cao. Câu 2. Chứng minh rằng khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Câu 3. Chứng minh rằng khí hậu có lượng mưa ẩm cao. Câu 4. Chứng minh rằng khí hậu phân hóa đa dạng. Câu 5. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa? Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên của nước ta. Câu 6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sự phát triển KT-XH của nước ta. II. GIẢI ĐÁP Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện qua nền nhiệt độ cao: Tính chất nhiệt đới của khí hậu được qui định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn do trong năm mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần. Trên toàn quốc, tổng xạ nói chung đều vượt 130 kcal/cm2/năm. Cân bằng bức xạ vượt trên 75 kcal/ cm2/năm. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ trong năm đạt 8000 - 90000C, nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 270C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 – 3000 giờ. Bảng: Nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ năm tại một số địa phương Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Tổng nhiệt độ năm Lạng Sơn 2106C 78810C Hà Nội 2304C 85550C Vinh 2309C 87470C Huế 2501C 91610C Quy Nhơn 2604C 96360C TP. Hồ Chí Minh 2609C 98180C Lưu ý: - Tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới: Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net + Nhiệt độ trung bình năm: > 210C + Cân bằng bức xạ: > 75 kcal/ cm2/năm + Tổng nhiệt độ năm: 7500 – 95000C - Tiêu chuẩn khí hậu xích đạo: + Tổng nhiệt độ năm: > 95000C + Cân bằng bức xạ R = (Q + q).(1 – A) – E Trong đó: Q: Bức xạ trực tiếp, q: Bức xạ khuếch tán A: Anbêđô của mặt đất, E: Bức xạ hữu hiệu của mặt đất Như vậy, từ Quy Nhơn trở vào, xét về tổng nhiệt độ năm đã đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo. Câu 2. Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Lãnh thổ Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, là nơi giao nhau của các khối khí hoạt động theo mùa tín phong. Loại gió thường xuyên phát sinh từ khối khí cao áp cận chí tuyến, thì ở Việt Nam tín phong không còn được biểu hiện rõ mà bị lấn át bởi các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Tín phong vào Việt Nam xuất phát từ trung tâm áp cao cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm) hoạt động quanh năm ở nước ta, song chỉ mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân thu. - Gió mùa mùa đông Về mùa đông, nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Trung tâm khối khí ở 500 vĩ B, rất lạnh và khô, nhiệt độ trung bình xuống tới - 150C đến -400C, áp suât rất mạnh khoảng 1040mb – 1060mb. Khối khí lạnh ở vĩ độ ôn đới này luôn luôn được nuôi dưỡng bởi khối khí cực đới nên nó còn được gọi là khối khí cực đới. Khối khí cực đới lục địa biến tính (NPc) này vào Việt Nam theo hai đường: + Nửa đầu và giữa mùa đông vào các tháng 11, 12, 1, khối khí di chuyển qua lục địa Trung Hoa rộng lớn (NPc đất), tuy có bớt lạnh khô nhưng vẫn mang lại cho mùa đông miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. Mỗi khi khối khí này tràn về, nhiệt độ hạ thấp vài độ. + Nửa sau mùa đông vào các tháng 2 – 3, khối khí này di chuyển về phía Đông qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải (NPc biển) vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm. Vào cuối mùa, thời tiết ấm ẩm hơn. Lượng ẩm cao mang lại mưa phùn mùa đông cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc. Gió mùa đông bắc vào nước ta không kéo dài liên tục mà chỉ từng đợt bởi tầng khí áp của Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net trung tâm không dày (chỉ từ 1500 -2000m) và không ổn định. Khối khí NPc hoạt động ở Việt Nam chỉ mạnh vào mùa đông và ở miền Bắc, hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh với những ngày nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô và nửa sau mùa đông là những ngày lạnh ẩm. Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này suy yếu dần và dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng, vĩ tuyến 160B trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc trở nên ưu thế làm thành “gió mùa mùa đông” ở miền không có mùa đông do không bị khối khí cực đới tràn về. - Gió mùa mùa hạ Vào mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam. Đầu mùa, từ tháng 4 – 5, trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma khơi sauu, trung bình chỉ dưới 1000mb hút gió từ Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan (khối khí nhiệt đới vịnh Bengan – TBg). Khối khí này có nguồn gốc biển nóng ẩm nên thường gây ra đông nhiệt mạnh. Vào đầu mùa hạ, trong các tháng 5,6 khối khí TBg di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng ven biển Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên nóng khô (gió phơn Tây Nam – còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi ki áp thấp Bắc Bộ sụt sâu tạo nên sức hút mạnh làm xuất hiện gió tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ. Thời tiết gió này mang lại rất nóng khô, nhiệt độ lên tới 370C và độ ẩm xuống dưới 50%. Bắt đầu từ giữa mùa hạ vào tháng 6, áp cao cận chí tuyến nửa bán cầu Nam mạnh lên. Khối khí này xuất phát từ áp cao này di chuyển theo hướng đông nam, khi vượt qua xích đạo chuyển hướng tây nam (do lực Côriôlit) vào Việt Nam. Khối khí xích đạo (Em) có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên đường hội tụ nội chí tuyến, vì thế khối khí này rất không ổn định thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của khối khí xích đạo vào các tháng 6, 7, 8 hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt Nam. Do ảnh hưởng của địa hình và áp thấp Bắc Bộ, luồng gió này đi lên theo hướng kinh tuyến dọc miền Trung và theo hướng đông nam vào đồng bằng Bắc Bộ. Khối khí Em cùng với đường hội tụ hoạt động ở miền Nam nhiều hơn ở miền Bắc và nó là nguyên nhân gây mưa mùa hạ cho toàn quốc, vào các tháng 6 – 10 cho Nam Bộ và Tây Nguyên, tháng 8 (mưa ngâu) cho đồng bằng Bắc Bộ, tháng 9 cho Trung Bộ. Các khối khí hoạt động ở Việt Nam Tên khối khí Kí Nơi bắt Nơi đi Thời gian Khu Thời tiết hiệu nguồn qua tác động vực tác đặc trưng động chủ yếu Gió Cực Qua NPc Xibia Hoa 9 -6, Bắc vĩ Lạnh khô mùa đới đất đất (Hồ Bai Trung mạnh độ 160B quang Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net mùa biến Can) Hoa Nam nhất 10, mây đông tính 11,12 Qua NPc Xibia Biển 12 -6 Bắc vĩ Lạnh ẩm, biển biển biển Nhật mạnh độ 160B nhiều đông Bản, biển nhất 1, 2, mây. Có Trung Hoàng 3 mưa nhỏ Hoa Hải. và mưa phùn Chí tuyến Tm Tây Philippin, Cả năm Cả Mùa Bán cầu Thái Biển nước đông: mưa Bắc Bình Đông nhỏ ở Bắc Dương Bộ, mưa địa hình ở Trung Bộ, nắng ở Nam Bộ. Mùa hạ: mưa rào, dông Gió Chí tuyến TBg Bắc Ấn Vịnh 4, 5, 6, 7, Cả Nam Bộ mùa vịnh Độ Bengan 8 nước và Tây mùa Bengan Dương Nguyên: đông nhiều mây, mưa rào và dông. Bắc Bộ và Trung Bộ: nóng khô (gió Lào) Xích đạo Em Nam Inđônêxia 6, 7, 8, 9 Cả Mát, nhiều Thái Malaysia ở Nam nước mây mưa Bình Vịnh Bộ sang dai dẳng Dương Thái Lan tháng 10 có dông Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa trong chế độ khí hậu Việt Nam. Ở miền Bắc có hai mùa khí hậu là mùa đông lạnh khô ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, trong chế độ khí hậu có sự phân chia hai mùa khô, ẩm rõ rệt. Câu3. Khí hậu có lượng mưa ẩm cao. Biển Đông cùng với các khối khí đi qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho nước ta. Lượng mưa Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net trung bình năm dao động từ 1500 – 2000mm. Ở những sườn đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa có thể lên đến 3500 – 4000mm. Độ ẩm không khí cao, dao động từ 80 – 100%. Cân bằng ẩm luôn luôn dương. Một vài chỉ số về tính chất nóng của khí hậu tại một số địa phương Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1678mm 776mm +902mm Huế 2890mm 638mm +2252mm TP. Hồ Chí Minh 1979mm 1061mm +918mm Hoạt động của gió mùa đã làm phức tạp tính chất cơ bản nóng ẩm của khí hậu Việt Nam và tạo nên sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các kkhu vực. Đó là sự xuất hiện một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, sự đối lập về hai mùa mưa khô giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 4. Khí hậu phân hóa đa dạng - Khí hậu phân hóa đa dạng: Khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng thể hiện ở sự khác nhau về khí hậu giữa các khu vực. - Các miền khí hậu: Dựa trên sự khác nhau chủ yếu về nền nhiệt độ và ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đã làm tăng biên độ nhiệt khác thường ở phía bắc lãnh thổ, phần đất liền của nước ta được chia làm hai miền rõ rệt khí hậu. Ranh giới giữa hai miền là khối núi Bạch Mã (đèo Hải Vân). Sự phân chia thành hai miền khí hậu dựa trên ba chỉ số: biên độ nhiệt độ hàng năm, lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm và số giờ nắng trung bình hàng năm (theo Atlas Khí tượng Thủy văn Việt Nam, năm 1994) Một số đặc trưng của các miền khí hậu Miền khí hậu Biên độ nhiệt/năm Lượng bức xạ/năm Số giờ nắng/năm Miền khí hậu phía ≥ 90 C ≤ 140 kcl/cm2 ≥ 2000 giờ Bắc Miền khí hậu phía < 90 C > 140 kcl/cm2 > 2000 giờ Nam + Miền khí hậu phía Bắc: Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh. Mùa đông với 3 tháng lạnh (t0 < 200C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. Về phía Nam, gió mùa đông bắc yếu dần, số tháng lạnh giảm còn 1 – 2 tháng, tới Huế chỉ còn thời tiết lạnh. Mùa đông lạnh khiến cho nhiệt độ hạ thấp 4 – 50C so với các trị số trung bình của các vùng có cùng vĩ độ. Đặc điểm nổi bật của miền là tính bất ổn định rất cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu, biên độ nhiệt 9 - 140C. Độ Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net lạnh giảm dần về phía Tây, đồng thời với thời kì bắt đầu mùa mưa chậm dần về phía Nam là cơ sở chia miền khí hậu này ra bốn vùng khí hậu. + Miền khí hậu phía Nam: Khí hậu nóng đều quanh năm và có tính chất gió mùa cận xích đạo. Khí hậu trong năm chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trong miền phân chia ba vùng khí hậu: ven biển miền Trung có mùa mưa vào thu đông. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hòa hơn Tây Nguyên. - Khí hậu phân hóa thành các đai theo độ cao địa hình và các kiểu theo địa phương Về đại thể trên 600 – 700m là vành đai khí hậu á nhiệt đới trên núi, trên 2400 – 2600m là vành đai khí hậu ôn đới núi cao. Do hướng núi và độ cao địa hình mà hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít. Tùy theo sự kết hợp giữa nhiệt và ẩm mà theo địa phương có các kiểu khí hậu khác nhau. Trên lãnh thổ nước ta có các kiểu khí hậu nhiệt đới hoặc á xích đạo khô, hơi khô, hơi ẩm, ẩm, các kiểu khí hậu á nhiệt đới trên núi hơi ẩm tới ẩm và kiểu khí hậu ôn đới núi cao ẩm ướt. - Khí hậu diễn biến thất thường Sự phân mùa khí hậu không phải rõ ràng và ổn định. Sự đan xen giữa các khối khí đã làm cho khí hậu nước ta có tính chất thất thường. Tính chất thất thường không chỉ biểu hiện ở sự biến động nhiệt, ẩm giữa hai mùa trong năm mà còn giữa năm này với năm khác, làm tăng cường tính phức tạp trong diễn biến mùa của khí hậu Việt Nam. Sự thất thường còn biểu hiện ở thời gian thay đổi mùa. Thời gian bắt đầu, kết thúc, mức độ nóng, lạnh mỗi mùa cũng biến động rất lớn. Về chế độ mưa cũng rất thất thường, bão lũ, hạn hán là những thiên tai bất thường gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Câu 5. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa vì: a. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa + Do vị trí địa lí: nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nội chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu có tính chất nhiệt đới đối với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ánh sáng mạnh. + Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt. b. Biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta: - Địa hình: + Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá; Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô; Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu; Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. - Sông ngòi: Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net + Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Nước ta có 2360 con sông có chiều dài hơn 10km. Trung bình cứ 20km đường bờ biển gặp một cửa sông. + Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. + Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường. - Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này gọi là đất feralit đỏ vàng. - Sinh vật: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước ta với các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như: họ đậu, dâu tằm, dầu… Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới… + Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao. Câu 6. Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sự phát triển KT-XH. a. Thuận lợi Nông nghiệp: - Khí hậu nhiệt đới (nhiệt cao, giờ nắng nhiều…) nông nghiệp nhiệt đới phát triển, nhiều vụ quanh năm, có khả năng xen canh gối vụ. - Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước phát triển (1-3 vụ). - Có mùa đông lạnh làm phong phú sản phẩm nông nghiệp (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới..); khí hậu phân hóa theo độ cao nên có nhiều vành đai sinh vật, vùng núi cao khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho cây dược liệu phát triển, thuận lợi cho rau quả cận nhiệt và ôn đới. - Khí hậu phân hóa BN tạo thành các vùng khí hậu khác nhau, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp với nhiều hướng, nhiều sản phẩm. Công nghiệp: - Bức xạ mặt trời lớn, lượng mưa lớn, địa hình dốc, thuận lợi cho phát triển thủy điện, phát triển bức xạ năng lượng mặt trời. - Nông nghiệp phát triển tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng phát triển… Giao thông vận tải, du lịch: - Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, sông ngòi nhiều nước không đóng băng thuận lợi cho giao thông đường thủy ổn định quanh năm Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net - Khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện du lịch phát triển, như du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ mát.. - Vùng núi cao khí hậu mát mẻ thuận lợi du lịch nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh… b. Khó khăn - Khí hậu diễn biến thất thường nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…) ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, gây thiệt hại nhiều về người và của cải vật chất, chi phí phòng ngừa lớn.. - Khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện sâu bệnh phát triển, làm giảm năng suất cây trồng, dịch bệnh phát triển ảnh hưởng sức khỏe con người, khó khăn trong bảo vệ thực phẩm… - Khí hậu phân hóa sâu sắc, tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên khó khăn cho việc nghiên cứu để xác lập các biện pháp canh tác - Khí hậu diễn biến thất thường, nên buộc chúng ta phải luôn luôn thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cho phù hợp (tính thời vụ đòi hỏi phải chính xác, tuân theo lịch nhà nông, theo dự báo thời tiết). ĐỊA HÌNH I. CÂU HỎI Câu 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Câu 2. Phân tích đặc điểm địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra mạnh. Câu 3. Phân tích đặc điểm địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Câu 4. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến các thành phần tự nhiên nước ta. Câu 5. Trình bày đặc điểm địa hình núi vùng Đông Bắc và địa hình núi vùng Tây Bắc. Câu 6. Trình bày đặc điểm địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc và đại hình núi vùng Trường Sơn Nam. Câu 7. Trình bày ý nghĩa của địa hình đồi núi nước ta. Câu 8. Trình bày những đặc điểm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Câu 9. Trình bày những đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 10. Trình bày thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net Câu 11. Trình bày đặc điểm của địa hình bán bình nguyên và đồi trung du II. GIẢI ĐÁP Câu 1. Những đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước, đồng bằng chiếm ¼ diện tích cả nước. + Đồi núi thấp chiếm hơn 60% nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: + Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bậc rõ rệt. + Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. + Địa hình gồm hai hướng chính: Hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ ở đồng bằng hạ lưu các sông. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 2. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra mạnh mẽ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến các thành phần tự nhiên hình thành nên một thiên nhiên Việt Nam đắc sắc – thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm cơ bản chung nhất này của thiên nhiên Việt Nam được phản ánh qua các thành phần tự nhiên. Địa hình Việt Nam tiêu biểu cho địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa, một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ. Trên các sườn dốc, bề mătm địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá. Tại miền núi mưa nhiều, tác động của nhân tố ngoại lực dòng chảy đã khắc trạm lên bề mặt địa hình những hẻm vực, những khe sâu, sườn dốc tạo nên thế chênh vênh hiểm trở của hình thái địa hình núi trẻ. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở thành những nón phóng vật nằm ngổn ngang chân núi như tại khối núi cao Phanxipăng. Có thể nói, quá trình xâm thực bào mòn do dòng nước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái địa hình đồi núi Việt Nam hiện tại. Quá trình này còn biểu hiện điển hình ở thành tạo địa hình Cacxtơ vùng đồi núi đá vôi. Nước nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao ở nước ta đã xúc tiến cường độ các phản ứng hóa học hòa tan Cacbonát làm cho đá vôi bị phá hủy triệt để. Địa hình Cacxtơ ở Việt Nam không phải chỉ là các bề mặt cao nguyên với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô mà còn mở rộng thành Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net các đồng bằng rải rác các đồi đá vôi sót. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ lớp đất mặt cũng bị bào mòn, rửa trôi lâu ngày tạo nên loại đất xám bạc màu. Hệ quả của quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Ở rìa các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nơi hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét đất. Như vậy, quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và phát triển địa hình Việt Nam hiện tại. Câu 3: Đặc điểm địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Phần đất liền của lãnh thổ Việt Nam tuy nhỏ, hẹp ngang, nhưng hiện lên rõ nét trên bản đồ địa hình Đông Nam Á một hệ núi kéo dài trên 1400km từ biên giới Việt – Trung đến Đông Nam Bộ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chạy sát bên bờ biển Đông, làm thu hẹp diện tích đồng bằng. Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai, đồng bằng chỉ còn là những châu thổ nhỏ, những dải đất trùng xen cồn cát trải dọc ven biển. Địa hình nhiều đồi núi đã khiến cho thiên nhiên Việt Nam chủ yếu là cảnh quan đồi núi và có sự phân hóa khác nhau giữa các khu vực. Hệ thống núi ở Việt Nam đã tạo nên sự phân bậc rõ ràng, trong dó đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích tự nhiên, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. Địa hình đồi núi thấp chiếm chủ yếu có ý nghĩa lớn đối việc bảo toàn tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. Câu 4. Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến các thành phần tự nhiên nước ta - Khí hậu: + Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu phía Bắc và phía Nam – ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ. + Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. - Sinh vật và thổ nhưỡng: + Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao. + Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền : Bắc – Nam, Đông – Tây, đồng bằng lên miền núi. Câu 5. Đặc điểm địa hình núi vùng Đông Bắc và địa hình núi vùng Tây Bắc Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net - Địa hình núi vùng Đông Bắc + Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông. + Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. + Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam. + Những đỉnh núi cao trên 2.000m ở thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1000m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500 – 600m. - Địa hình núi vùng Tây Bắc + Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…) + Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây + Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt – Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu…) Câu 6. Trình bày đặc điểm địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc và địa hình núi vùng Trường Sơn Nam. - Địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc + Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. + Hướng núi là hướng Tây Bắc – Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang. + Cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã – ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam. - Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam: + Gồm các khối núi, cao nguyên badan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ. + Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc. + Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng từ 500 – 800 - 1000m : Plâycu, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây của địa hình Trường Sơn Nam. Câu 7. Ý nghĩa của địa hình đồi núi nước ta. - Thuận lợi: Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net + Khoáng sản: nhiều loại, như đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng… Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. + Thủy năng: sông dốc, nhiều nước, nhièu hồ chứa.. Có tiềm năng thủy điện lớn. + Rừng : chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia… Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ… + Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ…), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới. + Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng , tham quan… - Khó khăn: + Xói mòn đất, đất bị hoang hóa, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối… + Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai. Câu 8. Những đặc điểm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - Đồng bằng sông Hồng: + Diện tích: 15.000 km2 + Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều. + Địa hình: cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ. + Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Diện tích: 40.000 km2, lớn nhất nước ta + Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH. + Địa hình: thấp và khá bằng phẳng. + Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Câu 9. Những đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung + Diện tích: 15.000 km2. + Đồng bằng do phù sa sông biển bồi đắp Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net + Địa hình: hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ, chỉ có đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng. + Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát. Câu 10. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng. - Thế mạnh: + Là nơi có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản, lâm sản. + Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp… + Phát triển GTVT đường bộ, đường sông. - Hạn chế: + Bão, lũ lụt, hạn hán.. thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản + Đồng bằng sông Hồng vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trũng ngập nước. + Đồng băng sông Cửu Long do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thủy triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn nhiễm phèn lớn. + Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng. Câu 11. Đặc điểm của địa hình bán bình nguyên và đồi trung du Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi là cá bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du có độ cao dưới 300m, độ cắt xẻ giữa các quả đồi 50 – 60m, tối đa là 100m. Bán bình nguyên hiện rõ ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao 100m và bề mặt hình thành từ phun trào bazan coa chừng 200m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là di tích của tác động ngoại lực chia cắt các thềm phù sa cổ. Càng gần đồng bằng đồi càng thấp, nhỏ, thung lũng mở rộng. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp cho trồng các cây công nghiệp, các mô hình nông lâm kết, đôi nơi được biến đổi để trồng lúa và hoa màu. Nhiều đồi trung du đã trở thành vùng đất trống, bạc màu. Cần nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật và sử dụng hợp lí đối với vùng đất dễ bị thoái hóa này. Địa hình phân hóa đa dạng phức tạp đã tạo nên sự phân hóa đa điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên các vùng lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu sự phân hóa địa hình là cơ sở để hiểu biết sâu sắc đặc điểm tự nhiên và tài nguyên mỗi vùng nhằm sử dụng hợp lí cho mục tiêu phát triển kinh tế. Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net ĐẤT ĐAI I. CÂU HỎI Câu 1. Chứng minh rằng ở nước ta quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu và đất dễ bị thoái hóa. Câu 2. Chứng minh rằng thổ nhưỡng nước ta có sự phân hóa đa dạng. Câu 3. Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng đất ở nước ta. Câu 4. Trình bày phương hướng để sử dụng hợp lớ đất đai ở nước ta II. GIẢI ĐÁP Câu 1. Ở nước ta quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu và đất dễ bị thoái hóa. Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) tạo ra mầu đỏ vàng. Vì thế loại đất nạy gọi là đất Feralit (Fe-Al) đỏ vàng. Chế độ gió mùa với mùa mưa, mùa khô xen kẽ càng xúc tiến quá trình rửa trôi và tích tụ. Đặc biệt, ở những nơi lớp phủ thực vật bị phá hủy, mùa khô càng khắc nghiệt, sự tích tụ ôxit trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp đất mặt (tầng A) bị rửa trôi hết, tầng tích tụ (tầng B) trồi lên mặt, rắn chắc lại thành tầng đá ong (Latêrit – dạng gạch), đất bị thoái hóa mạnh. Đất càng xấu nếu tầng đá ong càng gần mặt. Như vậy, đất Feralit là sản phẩm tất yếu của quá trình hình thành đất trên đá mẹ axit diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao. Đá mẹ axit chiếm phần lớn trên vùng đồi núi Việt Nam. Đá mẹ bazơ chiếm diện tích nhỏ hơn và có hai loại chính là: đá badan và đá vôi. Đất hình thành trên các loại đá này là macgalit. Nhưng trong điều kiện nhiệt ẩm cao ở Việt Nam, đất này cũng bị Feralit hóa, tạo thành đất Feralit. Quá trình Feralit cũng diễn ra mạnh mẽ trên các đồi, thềm phù sa cổ. Ngay tại các vùng đất bồi tụ phù sa với thời gian và nếu sử dụng không hợp lí thì quá trình Feralit cũng tiến triển, thể hiện ở những vết lốm đốm đỏ vàng và các kết von. Với địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, có thể nói Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam. Câu 2. Thổ nhưỡng nước ta có sự phân hóa đa dạng Các nhân tố và điều kiện hình thành đất gồm địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật có sự phân hóa đa dạng, thêm vào đó do tác động của con người khiến cho thổ nhưỡng Việt Nam Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net phân hóa đa dạng. Ở nước ta có tới 19 nhóm đất với 54 loại đất gộp theo hai hệ đất chính là đất đồng bằng và đất đồi núi. a. Hệ đất đồng bằng. Hệ đất đồng bằng chiếm gần ¼ diện tích đất tự nhiên, gồm nhiều nhóm đất. Nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất 3,4 triệu ha. Ngoài ra, nhóm đất phèn (chua mặn) cũng chiếm diện tích khá lớn, hơn 1,85 triệu ha; nhóm đaát mặn ven biển có diện tích gần 1 triệu ha, nhóm đất cát biển hơn 500.000 ha. Tại vùng thấp trũng hình thành nhóm đất glây và nhóm đất than bùn, tập trung nhất ở vùng Đồng Tháp, U Minh. b. Hệ đất đồi núi - Hệ đất đồi núi tại các vùng đồi núi nước ta, quá trình hình thành đất Feralit chiếm chủ yếu. Có sự phân hóa đất theo đai cao. Nhóm đất Feralit vùng đồi núi thấp chân núi chiếm diện tích lớn nhất hơn 20 triệu ha (trên 60% diện tích đất tự nhiên). Trong đó các loại đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ axit, đá phiến sét, đá cát chiếm tới 14,8 triệu ha. Trong nhóm đất này, tốt nhất là loại đất Feralit nâu đỏ (2,4 triệu ha) phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi. Đất xám phù sa cổ có diện tích hơn 1,2 triệu ha, phân bố tập trung nhất ở Đông Nam Bộ 900.000 ha, còn ở rìa Đồng bằng Bắc Bộ. Do quá trình canh tác tưới nước lâu ngày, đất bị trôi hết chất màu, nhiều nơi biến đổi thành đất xám bạc màu. Các loại đất nâu đỏ, đất xám phù sa cổ rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. Một số nhóm đất khác phát triển trên đá badan và đá vôi, thường gặp ở thung lũng đá vôi, ở nơi chân đồi tụ nước mạch chứa nhiều cacbonat. Đất đen là loại đất tốt, nhiều phì liệu. - Trên đai cao khí hậu á nhiệt đới và ôn đới là các nhóm đất feralit có mùn và nhóm đất mùn alit núi cao. Hai nhóm đất này chiếm gần 3,3 triệu ha, hơn 10% tổng diện tích. Ngoài ra, ở nước ta còn có nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá. Loại đất này là bằng chứng hậu quả của hoạt động khai thác sử dụng đất bất hợp lí của con người. Câu 3. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng đất ở nước ta - Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa, một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ. Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đaát bị bào mòn rửa trôi, nhiều nới chỉ cỏn trơ sỏi đá. Tại miền núi mưa nhiều, tác động của nhân tố ngoại lực dòng chảy đã khắc trạm lên bề mặt địa hình những hẻm vực, những khe sâu, sườn dốc tạo nên thế chênh vênh hiểm trở của hình thái địa hình núi trẻ. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở thành những nón phóng vật nằm ngổn ngang chân núi như tại khối núi cao Phanxipăng. Có thể nói, quá trình xâm thực bào mòn do dòng nước là quá trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu, tạo nên hình thái địa hình đồi núi Việt Nam hiện tại. Quá trình này còn biểu hiện điển hình ở thành tạo địa hình Cacxtơ vùng đôi núi đá vôi. Nước nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao ở nước ta xúc tiến cường độ các phản ứng hóa Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net học hòa tan Cacbonát làm cho đá vôi bị phá hủy triệt để. Địa hình Cacxtơ ở Việt Nam không phải chỉ là cá bề mặt cao nguyên với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô mà còn mở rộng thành các đồng bằng rải rác các đồi đá vôi sót. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ lớp đất mặt cũng bị bào mòn, rửa trôi lâu ngày tạo nên loại đất xám bạc màu. - Hệ quả của quá trình xâm thực bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miên đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Ở rìa các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nơi hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét đất Như vậy, quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và phát triển địa hình Việt Nam hiện tại. - Đất đai có vai trò quan trọng đói với sự phát triển KT-XH đất nước, là tư liệu sản xuất không thể thiếu được đối với các nhà sản xuất nông nghiệp, là địa bàn cư trú dân cư, là môi trường sống của các loài sinh vật, là cơ sở để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hệ thống.. và cũng là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp… Nên vấn đề sử dụng hợp lí đia đôi với bảo vệ, cải tạo … là vấn đề cần được quan tâm. - Diện tích phần lãnh thổ nước ta là 331.212 km2, bình quân/người là 0,4 ha/người, bằng 1/6 mức bình quân thế giới, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 0,1 ha/người… Như vậy tài nguyên đất đai ở nước ta là tài nguyên vô cùng quí giá, là vốn đất mà chúng ta phải sử dụng như thế nào cho nó hiệu quả. - Nước ta trải qua quá trình lịch sử hình thành lâu dài và phức tạp (lịch sử địa chất, tác động của con người, tác động của tự nhiên như khí hậu, thủy sản, sinh vật…) nên tài nguyên đất ở nước ta rất phong phú đa dạng với nhiều loại hình và cấu trúc khác nhau, hiện nay có hơn 64 loại đất được chia làm 13 nhóm, trong đó có 2 nhóm chính là đất Feralit (khoảng 24 triệu ha) và đất phù sa (khoảng 9 triệu ha). Lãnh thổ nước ta ¾ là đồi núi, ¼ là đồng bằng. a. Đất Feralit: - Nguồn gốc hình thành từ quá trình phân hóa các loại đá mẹ - Phân bố chủ yếu ở miền núi trung du rộng lớn, độ dốc cao nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, không thuận lợi cho tưới tiêu và tổ chức sản xuất. - Tầng phong hóa dầy, hàm lượng chất khoáng, chất sắt, nhôm, magiê… khá cao nên thuận lợi cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi và trồng rừng phát triển… - Các loại đất Feralit: + Đất feralit trên đá badan (khoảng 24 triệu ha): phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An…). Đất này có tầng phong hóa sâu, giầu chất dinh dưỡng, nhiều nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, rộng (Tây Nguyên) thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn (vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên, Cao su ở Đông Nam Bộ…) + Đất Feralit hình thành trên đá vôi: Diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở TDMN phía Bắc, nhìn chung khá màu mỡ thoát nước tốt, tuy nhiên tầng đất mỏng, khó khai thác chủ yếu để trồng ngô, một số cây đặc sản và cây ăn quả, cây dược liệu… Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net + Đất Feralit trên các loại đá khác: (đá phiến, đá gơnai, đá mẹ khác…) phân bố ở khắp nơi, tầng đất không dầy, nghèo mùn, địa hình lại chia cắt nên chủ yếu để trồng rừng và một số cây công nghiệp (chè, sơn, trẩu và đồng cỏ cho chăn nuôi…) + Đất xám (đất phù sa cổ) phân bố rải rác ở nhiều nơi nhưng chủ yếu ở ĐNB, đất này tuy bạc màu nhưng thoát nước tốt chủ yếu để trồng cao su, điều, mía, đậu tương, thuốc lá… + Đất khác: các loại đất chất lượng xấu khác như đất trơ sỏi đá, đất trống đồi trọc, đất đá phong hóa… b. Đất phù sa - Nguồn gốc hình thành do sự bồi đắp phù sa sông, biển - Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng ven biển (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT…) địa hình tương đối bằng phẳng nên khả năng giữ nước cao, thuận lợi cho phát triển thủy lợi, áp dụng KH-KT và đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. - Đất phù sa nước ta khá phì nhiêu (đặc biệt là đất phù sa ngọt) có tầng canh tác dầy, giàu chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali… thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, đậu tương, rau…) - Các loại đất phù sa: + Đất phù sa được bồi hàng năm (ngoài đê): phân bố ở ĐBSH, dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu… đất rất tốt, bị ngập nước vào mùa mưa có thể trồng hoa màu, cây CN ngắn ngày (lạc, mía, đậu tương…) vào mùa khô. + Đất phù sa không được bồi hàng năm: phân bố diện tích rộng ở ĐBSH (trong đê) đất này rất tốt, được con người chăm bón và sử dụng thường xuyên nên rất thích hợp cho cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, hiện nay đang là địa bàn chính của nước ta về sản xuất lương thực, thực phẩm. + Đất phù sa nhiễm mặn ven biển: phân bố nhiều ở vùng đồng bằng ven biển của ĐBSH và ĐBSCL, một phần diện tích có thể cải tạo để trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả… phần diện tích đất không có khả năng cải tạo hoặc cải tạo tốn kém thì để trồng cói, sú, vẹt, nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nước lợ như tôm, cá, rau câu… + Đất phù sa nhiễm phèn: phân bố diện tích lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Cần Thơ; đất này muốn sử dụng được cần phải cải tạo bằng cách thau chua rửa phèn… + Đất cát ven biển: phân bố dọc ven biển nhiều nhất ở ven biển miền Trung, đất này thích hợp trồng hoa màu như sắn, ngô, khoai… cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương… + Các loại đất khác như đất xói mòn, rửa trôi, bạc màu, glây hóa…Đất có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ Móng Cái đến Hà Tiên dài 3260 km trên đó có hàng trăm ngàn đầm phá, cửa sông, vũng vịnh, bãi triều như Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm lợ Cà Mau… Tài nguyên đất của nước ta có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp (đáng kể là hai loại đất Feralit và đất phù sa) nên vấn đề sử dụng hợp lí đất đai, đi đôi với cải tạo, bảo vệ phải đặt lên hàng đầu. Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net Câu 4. Phương hướng để sử dụng hợp lí đất đai ở nước ta. a. Đất Feralit: - Song song với khai thác phải tiến hành trồng rừng phòng hộ để đảm bảo độ ẩm, hạn chế xói mòn đất, đặc biệt quan tâm đến bảo vệ rừng đầu nguồn. Khi khai thác rừng cần quy hoạch khai thác lâu dài. - Sử dụng đất hợp lí “đất nào cây ấy” và hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với đặc tính của đất trồng - Song song với mở rộng các vùng chuyên canh phải xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi với quy mô khác nhau để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, điều tiết nước cho phù hợp với thời vụ và hạn chế tốc độ thoái hóa đất trồng. - Tuyên truyền phổ biến cho đồng bào các dân tộc những hiểu biết về đặc điểm, sự thay đổi đặc tính của đất trồng để vận động họ sử dụng hợp lí, định canh định cư, không phá rừng làm nương rẫy. - Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ và giúp đỡ về kỹ thuật, vốn, tạo việc làm để ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc. - Cần phân bố lại dân cư giữa đồng bằng và miền núi (đặc biệt là lao động có kỹ thuật) để sử dụng hợp lí hơn tài nguyên đất. b. Đất phù sa: - Song song với đẩy mạnh thâm canh tăng vụ cần phát triển công trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu phục vụ thâm canh và góp phần cải tạo đất trồng. - Từng bước nghiên cứu cải tạo các loại đất phèn, đất mặn, đất phù sa cũ một cách hợp lí phù hợp với từng địa phương, từng loại cây trồng, nghiên cứu giống mới chịu phèn, mặn hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản. - Cần sử dụng một cách hợp lí, đi đôi với bảo vệ, cải tạo và bồi bổ cho đất (đặc biệt phải chú ý đến nguồn phân bón tự nhiên) - Cần thay đổi cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với từng địa phương từng loại đất, phá thế độc canh cây trồng. - Đối với những đồng bằng trọng điểm cần có những giải pháp riêng + ĐBSH: đẩy mạnh công tác thủy lợi , chủ động tưới tiêu, sử dụng các giống lúa mới chịu được hạn, lạnh, kết hợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày + ĐBSCL: tập trung mở rộng diện tích, nghiên cứu các biện pháp thay chua rửa mặn, giảm dần sự tác động của thủy triều, sóng biển, tạo giống cây mới phù hợp với đất nhiễm mặn, phèn Tài nguyên đất là một thế mạnh về nguồn lực tự nhiên của nước ta, cần được khai thác một cách hợp lí khoa học, có hiệu quả kinh tế cao, song song với khai thác cần cải tạo và hạn chế tình trạng suy thoái đất. Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net SÔNG NGÒI I. CÂU HỎI Câu 1. Trình bày đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. II. GIẢI ĐÁP Câu 1. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. a. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đặc điểm này của thủy văn Việt Nam là hệ quả tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm trên nền địa hình mà quá trình xâm thực là chủ yếu. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km có nước chảy thường xuyên, thì trên toàn lãnh thổ đã có 2.360 sông (bao gồm 106 dòng sông chính với 2254 phụ lưu). Mật độ lưới sông trung bình 0,6 km/km2, nơi có mật độ sông lớn 1,5 km/km2, ở đồng bằng châu thổ 3 – 4 km/km2. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Có tới 2170 con sông (chiếm 92,5% tổng số sông) có diện tích lưu vực nhỏ hơn 500km2 với chiều dài ngắn hơn 100km. b. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Mưa nhiều mang lại lượng dòng chảy lớn, hơn nữa sông ngòi nước ta nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ. Tổng lượng nước chảy trong sông ngòi trung bình hàng năm là 835 tỉ m3, trong đó lượng nước phát sinh từ lãnh thổ là 337 tỉ m3 chiếm khoảng 37,5%. Lượng nước từ lưu vực bên ngoài gần gấp đôi (chiếm 62,5% tổng lượng nước). Lượng dòng chảy mặt chiếm tới 2/3 tổng lượng dòng chảy, trong đó lượng nước phát sinh từ lãnh thổ chỉ chiếm hơn 1/3. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Sông Mê Công có lượng nước 508 tỉ m3/năm, chiếm tới 60,8% lượng nước toàn lãnh thổ, nhưng chỉ có 11% (50 tỉ m3) phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước sông Hồng là 120 tỉ m3/năm, chiếm 14,4% tổng lượng nước toàn quốc, trong đó lượng nước phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 65%. Lượng nước của tất cả các sông còn lại chỉ chiếm 24,8% tổng lượng nước. Địa hình dốc mạnh, hệ số dòng chảy lớn nên trị số xâm thực cũng rất lớn. Sông Hồng có trị số xâm thực lớn nhất, gần 800 tấn/km2/năm. Sông Mê Công và các sông Học Tập Suốt Đời
- http://diendankienthuc.net khác có trị số xâm thực nhỏ hơn, chỉ khoảng 200 – 300 tấn/km2/năm. Lượng nước lớn nên tổng lượng các bùn hàng năm sông ngòi vận chuyển ra biển Đông từ 400 – 500 triệu tấn. Lượng cát bùn trong sông Mê Công lớn nhất 215 triệu tấn/năm, sông Hồng 115 triệu tấn/năm, mỗi con sông còn lại chỉ vài triệu tấn/năm. c. Thủy chế theo mùa Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy. Các hệ thống sông lớn là hợp lưu của nhiều sông nên mưa lớn thì lũ lên nhanh, rút chậm, diện tích bị ngập lớn. Câu 2. Những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. Thuận lợi a. Nông nghiệp: - Sông ngòi nhiều nước, mật độ dày, phân bố tương đối đồng đều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ( tưới tiêu thau chua rửa mặn), 1ha lúa cần 15.000 – 60.000 m3 nước/năm. - Sông ngòi mang nhiều phù sa, là nguồn phân bón rất tốt cho đồng ruộng, đồng thời chống thoái hóa đất, nếu 1 lớp phù sa mới dày 5cm cho năng suất thêm 400kg/ha, đồng thời còn góp phần mở rộng diện tích đồng bằng. - Sông ngòi nước ta là địa bàn tốt để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ như cá lồng, cá bè, nhân giống cá… b. Công nghiệp - Sông ngòi nước ta nhiều nước lại chảy trong những vùng có độ dốc lớn nên trữ năng thủy điện lớn từ 20 – 30 triệu kw bằng 260 đến 279 tỉ kw/h (sông Hồng 11 triệu kw, sông Đà 6tr kw bằng 37% trữ lượng điện cả nước). Hệ thống sông Đồng Nai bằng 19% cả nước, công suất các nhà máy thủy điện là: + Hòa Bình: 1,9 trkw trên sông Đà. + Yaly: 700.000 kw trên sông Xê san – Kon Tum. + Trị An: 400.000 kw trên sông Đồng Nai + Đa Nhim: 160.000 kw trên sông Đa Nhim + Thác Bà: 110.000 kw trên sông Chảy. + Thác Mơ: 150.000 kw trên sông Bé. + Sông Hinh: 70.000 kw trên sông Hinh – Phú Yên. + Vĩnh Sơn: 60.000 kw trên sông Hà Giao – Bình Định + ĐRây Hlinh: 12.000 kw trên sông Xròpôk – Đắc Lắc + Các nhà máy đang xây dựng như Sơn La: 2,4 triệu kw trên sông Đà Học Tập Suốt Đời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Địa lý 5 bài 23: Châu Phi
3 p | 606 | 37
-
Giáo án Địa lý 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
5 p | 759 | 31
-
Bài giảng môn Địa lý lớp 7 Bài 50: Thực hành Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a - GV. Lê Thanh Long
27 p | 287 | 19
-
Giáo án ĐỊa lý lớp 7 : Tên bài dạy : THỰC HÀNH : VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA AUSTRAYLIA
6 p | 197 | 10
-
Chuyên đề:THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂNI. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Cung cấp cho học sinh những đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam. Sau khi học xong bài học, học sin
7 p | 169 | 10
-
Giáo án Địa Lý 7 : Tên bài dạy : THỰC HÀNH : VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA AUSTRAYLIA
6 p | 114 | 7
-
Bài giảng Tự nhiên và xã hội: Bài 22 - Cây rau
16 p | 112 | 7
-
Giáo án địa lý lớp 8 - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN DÂN CƯ – XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
7 p | 150 | 6
-
Tài liệu ôn tập môn Địa lí lớp 12: Chủ đề - Địa lí tự nhiên
28 p | 14 | 4
-
Chủ đề 5 khai thác atlat địa lí Việt Nam: Vị trí địa lí và các đặc điểm tự nhiên
17 p | 136 | 3
-
Giải bài tập Đặc điểm dân số và phân bố dân cư của nước ta SGK Địa lí 12
4 p | 74 | 3
-
Giải bài tập Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á SGK Địa lí 8
4 p | 142 | 3
-
Giải bài tập Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a SGK Địa lí 7
2 p | 314 | 3
-
Giáo án Địa lí 8 - Bài: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
6 p | 28 | 2
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Địa lí, Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 14 | 2
-
Giáo án Địa lí 9 - Bài: Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
6 p | 42 | 1
-
Giáo án điện tử môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 - Bài: Chim
36 p | 28 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn