ĐẶC ĐIỂM U BUỒNG TRỨNG TRẺ EM<br />
Nguyễn Thanh Trúc∗, Trương Đình Khải, Lê Tấn Sơn<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhằm góp phần vào việc tạo nên 1 cái nhìn tổng quát về u buồng trứng trẻ em, từ đó giúp ít phần<br />
nào cho các nhà lâm sàng định hướng việc xử trí trước 1 trường hợp u buồng trứng ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả 102 trường hợp U buồng trứng (UBT) được phẫu thuật tại bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2007.<br />
Kết quả: Tuổi tập trung từ 7-14 tuổi, thường gặp nhất là 11,3 tuổi. Triệu chứng lâm sàng bao gồm: Sờ<br />
chạm u 69,6%, đau bụng mơ hồ kéo dài 62,8%, bụng to 48%, ấn bụng đau có phản ứng 30,4% và các triệu<br />
chứng khác. UBT bên phải 50%, bên trái 38,2%, và hai bên 11,8%. Tỉ lệ UBT xoắn là 25,5%. Về giải phẫu bệnh:<br />
12,7% UBT là mô hoại tử xuất huyết, U không tân sinh 12,7%, U tân sinh 74,6%. Trong đó u quái trưởng<br />
thành 69,7%, u quái không trưởng thành 10,5%, u xoang nội bì phôi 6,6%, u nghịch mầm 2,6%, u hỗn hợp<br />
1,3%, Carcinôm phôi 1,3%, u biểu mô lành tính 5,3%, u mô đệm dây sinh dục 1,3%, Lymphom Burkitt di căn<br />
buồng trứng 1,3%. Không có sự khác biệt về tuổi giữa nhóm u lành (10,6±3,7) và u ác (10,7±2,8). Khảo sát siêu<br />
âm cho thấy dạng nang hoặc nang có vôi hóa bên trong chiếm 92,2%, dạng đặc chiếm 7,8%. Sự khác biệt về dạng<br />
u giữa nhóm u lành và u ác có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Anphafeto-Protein (AFP) tăng trong 9,8% trường<br />
hợp, βHCG tăng chiếm 2% trường hợp.<br />
Kết luận: UBT trẻ em có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ nhũ nhi đến trẻ lớn. Triệu chứng lâm sàng đa dạng<br />
thầm lặng, thường được phát hiện khi u đã to sờ đựơc hoặc khi có biến chứng xoắn. UBT xoắn chiếm tỉ lệ tương<br />
đối cao. U buồng trứng trẻ em chủ yếu là u bắt nguồn từ tế bào mầm mà phần lớn là u quái trưởng thành. Vì thế<br />
tiên lượng UBT ở trẻ em cũng tốt hơn so với người lớn. Siêu âm cho thấy dạng nang hay nang có vôi hóa chiếm<br />
ưu thế, dạng đặc rất ít gặp. Nếu u là dạng đặc thì khả năng ác tính cao hơn các dạng khác. AFP và βHCG tăng<br />
gợi ý ác tính cao.<br />
Từ khóa: U buồng trứng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL CHARACTERISTICS OF OVARIAN MASSES IN CHILDREN<br />
Nguyen Thanh Truc, Truong Đinh Khai, Le Tan Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 125 - 129<br />
Background: With a desire to contribute to the systematic review of Ovarian masses in children. So that we<br />
could help practitioners something with the approaching treatment of Ovarian masses in children.<br />
Methods: We retrospectively reviewed 102 cases operated in Children Hospital No1 from January 2006 to<br />
July 2007.<br />
Results: The age ranged from 7 to 14 years, the most common age was 11.3. The symptoms included<br />
palpable abdominal mass 69.6%, chronic dull abdominal pain 62.8%, abdominal swelling 48%, abdominal<br />
tenderness 30.4%... The right ovary was affected in 50%, the left ovary in 38.2%, bilateral in 11.8%. Ovarian<br />
torsion rate was 25.5%. Ovarian masses histopathology included 12.7% necrosed tissue, 12.7% nonneoplasm,<br />
74.6% neoplasm. The ovarian neoplasm comprised 69.7% mature teratoma, 10.5% immature teratoma, 6.6%<br />
yolk sac tumors, 2.6% dysgerminoma, 1.3% mixed germ cell tumor, 1.3% embryonic carcinoma, 5.3% benign<br />
* ∗ Bệnh viện Nhi Đồng 2.<br />
<br />
** Phân Môn Phẫu Nhi Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: BS Nguyễn Thanh Trúc<br />
<br />
ĐT: 0982867779 Email: ttrucy99c@yahoo.com.vn<br />
<br />
125<br />
<br />
cystadenoma, 1.3% sex cord stroma tumor, 1.3% Burkitt Lymphoma metatasis. There was no age difference<br />
between those with benign disease (10.6±3.7) and those with malignant tumors (10.7±2.8). The Ultrasound<br />
showed that cyst appearance or association with calcification comprised 92.2%, solid appearance 7.8%. There is<br />
ultrasound difference between benign disease and malignant tumors with p < 0.01. Increased AFP level was seen<br />
in 9.8%, increased βHCG level in 2%.<br />
Conclusion: Children ovarian tumors can be met at almost age, from infant to youth. The symptoms are<br />
diversified, silent and noticed or when those are too big or torsion. Ovarian mass torsion rate is rather high. Most<br />
of ovarian tumors originated from germ cell tumors and mature teratomas predominated. So that prediction of<br />
children ovarian tumors is better than of adult. The cyst appearance in ultrasound predominated, other<br />
appearances were rarer. If the tumors were solid in ultrasound, the potential malignancy would be higher. High<br />
level AFP or βHCG suggested much of malignancy.<br />
Keywords: Ovarian masses.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp và là nguyên nhân gây<br />
chết đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ giới. Tuy nhiên u buồng trứng ở trẻ em khác với u<br />
buồng trứng ở người lớn về triệu chứng lâm sàng cũng như tiên lượng. Theo y văn u buồng trứng là 1<br />
bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em. Tỉ lệ này hàng năm vào khoảng 2,6 ca trên 100.000 trẻ gái dưới 15 tuổi. Hiện<br />
nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về u buồng trứng. Tuy nhiên có rất ít tài liệu nghiên cứu về u buồng<br />
trứng trẻ em. Để góp phần vào làm sáng tỏ thêm đặc điểm u buồng trứng ở trẻ em nên chúng tôi thực<br />
hiện đề tài này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Góp phần tạo một cái nhìn tổng quát về u buồng trứng trẻ em, từ đó giúp ít phần nào cho các nhà<br />
lâm sàng định hướng việc xử trí trước 1 trường hợp u buồng trứng ở trẻ em.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tất cả những bệnh nhi từ 0 đến 15 tuổi được phẫu thuật u buồng trứng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2007 có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Sử dụng các phép kiểm T, Chi Bình Phương kiểm định và so sánh kết quả.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình: 10,47 tuổi.<br />
Nhỏ nhất: 0,16 tuổi (2 tháng).<br />
Lớn nhất: 15 tuổi.<br />
U buồng trứng thường gặp nhất trong độ tuổi từ 7 đến 14 tuổi.<br />
<br />
126<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Đau bụng cấp tính<br />
<br />
29<br />
<br />
28,4<br />
<br />
Đau bụng mơ hồ kéo dài<br />
<br />
64<br />
<br />
62,8<br />
<br />
Sờ chạm u<br />
<br />
71<br />
<br />
69,6<br />
48<br />
<br />
Bụng to<br />
<br />
49<br />
<br />
Xuất huyết âm ñạo<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Rong kinh<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
Vú to<br />
<br />
1<br />
<br />
Rậm lông<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Ói<br />
<br />
15<br />
<br />
14,7<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
11<br />
<br />
10,8<br />
<br />
Khác<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
102<br />
<br />
100<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất sờ chạm u.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
Siêu âm<br />
Dạng nang<br />
Dạng ñặc<br />
Dạng nang có chồi/ vách<br />
Nang có vôi hóa<br />
Tng<br />
<br />
S ca<br />
38<br />
8<br />
13<br />
43<br />
102<br />
<br />
T l%<br />
37,3<br />
7,8<br />
12,7<br />
42,2<br />
100<br />
<br />
Các xét nghiệm sinh hóa<br />
AFP tăng<br />
βHCG tăng<br />
<br />
Số ca<br />
10<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
9,8<br />
2<br />
<br />
Bên tổn thương<br />
Tác giả<br />
<br />
Số ca lâm Bên (P) Bên (T) Hai bên<br />
sàng<br />
(%)<br />
(%)<br />
E. Freud và cs<br />
34<br />
52,9<br />
38,2<br />
8,9<br />
Darrell L. Cass và cs<br />
102<br />
53,7<br />
43,4<br />
2,8<br />
Antoine De Backer<br />
66<br />
53,03<br />
40,9<br />
6,07<br />
Chúng tôi<br />
102<br />
50<br />
38,2<br />
11,8<br />
<br />
Tỉ lệ u buồng trứng xoắn theo chúng tôi và theo các tác giả khác.<br />
Tác giả<br />
Antoine De Backer<br />
Darrell L.Cass<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
24,2<br />
24,5<br />
25,5<br />
<br />
Tỉ lệ u buồng trứng xoắn trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương các<br />
tác giả khác.<br />
<br />
Kết quả Giải phẫu bệnh<br />
Mô hoại tử xuất huyết 13 TH (12,7%), U không tân sinh 13 TH(12,7%). Trong số u tân<br />
sinh thì:<br />
Giải phẫu bệnh<br />
U quái trưởng thành<br />
<br />
Số ca<br />
53<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
69,7<br />
<br />
127<br />
<br />
Giải phẫu bệnh<br />
U quái không trưởng thành<br />
U nghịch mầm<br />
U xoang nội bì phôi<br />
U hỗn hợp<br />
Carcinôm phôi<br />
U biểu mô lành tính<br />
U mô ñệm dây sinh dục<br />
Lymphom Burkitt di căn BT<br />
Tổng số<br />
<br />
Số ca<br />
8<br />
2<br />
5<br />
1<br />
1<br />
4<br />
1<br />
1<br />
76<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
10,5<br />
2,6<br />
6,6<br />
1,3<br />
1,3<br />
5,3<br />
1,3<br />
1,3<br />
100<br />
<br />
Xét về sự tương quan<br />
Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa nhóm u lành (10,6 ± 3,7 tuổi) và nhóm u<br />
ác (10,7 ± 2,8 tuổi) với p=0,833.<br />
Sự tương quan giữa dạng u trên siêu âm và đặc điểm lành ác.<br />
<br />
U BT lành tính<br />
U BT ác tính<br />
Tổng<br />
<br />
Dạng nang<br />
N (%)<br />
69(84,1)<br />
13(15,9)<br />
82(100)<br />
<br />
Dạng ñặc<br />
N (%)<br />
1(14,3)<br />
6(85,7)<br />
7(100)<br />
<br />
Tổng<br />
70(78,7)<br />
19(21,3)<br />
89(100)<br />
<br />
Khi Siêu âm cho thấy sự khác biệt giữa dạng u giữa 2 nhóm u lành và u ác có ý nghĩa<br />
thống kê với Chi Bình phương p < 0,01.<br />
Trong 10 trường hợp có AFP tăng: 4 TH là u xoang nội bì phôi, 4 TH u quái không<br />
trưởng thành, 1 TH u hỗn hợp và 1 TH là mô xuất huyết hoại tử. Chỉ có 2 TH ß-HCG<br />
tăng: 1 TH u nghịch mầm, 1TH u xoang nội bì phôi. Không có trường hợp nào u quái<br />
trưởng thành có AFP hay ß-HCG tăng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
U buồng trứng ở trẻ em theo y văn cho thấy: Đây là một bệnh lý hiếm gặp. Thật vậy đã<br />
được minh chứng trong các nghiên cứu khác như E. Freud và cộng sự nghiên cứu trong 7<br />
năm chỉ có 34 TH, Mark F.Brown và cộng sự nghiên cứu trong 11 năm chỉ có 91 TH, Darell<br />
L. Cass và cộng sự nghiên cứu trong 15 năm chỉ có 102 TH. Tuy nhiên theo chúng tôi thì tỉ lệ<br />
này lại cao hơn hẳn có đến 102 TH trong 1,5 năm(4,5,6). Điều này khó có thể giải thích được, có<br />
thể do nơi mà chúng tôi nghiên cứu là nơi được tập trung chuyển về của hầu hết các trường<br />
hợp nghi ngờ u buồng trứng. Mặt khác con số này làm cho chúng tôi phải tự hỏi liệu u<br />
buồng trứng có phải là 1 bệnh hiếm gặp.<br />
Độ tuổi u buồng trứng thường gặp trong khoảng 7-14 tuổi, tuổi trung bình là 10,47t,<br />
nhỏ nhất là 2 th, và lớn nhất là 15t. Tuổi trung bình thường gặp nhất là khoảng 11,3t.<br />
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi hơi lớn hơn so với Antoine De Baker và<br />
cộng sự (9 tuổi), tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu của ông là 3 th và lớn nhất là 15 t; tuy<br />
nhiên độ tuổi tập trung thì tương tự 8-14t. Từ đó cho thấy u buồng trứng có thể gặp ở<br />
mọi lứa tuổi; từ nhũ nhi đến thanh niên.<br />
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là u bụng (69,6%), đau bụng mơ hồ kéo dài<br />
(62,8%), bụng to (48%) ... Các triệu chứng khác cũng có thể gặp như sốt ói do biến chứng<br />
xoắn hoặc vỡ u, rong kinh, tắt kinh, xuất huyết âm đạo ít gặp hơn. Qua đó có thể nói một<br />
<br />
128<br />
<br />
cách khái quát u buồng trứng là một bệnh lý phát triển thầm lặng, triệu chứng nghèo nàn và<br />
thường được phát hiện khi u đã to và sờ được trên bụng(1,2,3).<br />
Siêu âm là một phương tiện góp phần chẩn đoán hữu hiệu, không xâm lấn, rẻ tiền, và dễ<br />
thực hiện. Tuy vậy nó cũng còn nhiều hạn chế; giá trị tiên đoán dương chỉ khoảng 32%-46%,<br />
độ đặc hiệu vào khoảng 73%-83%. Theo Fabbro và cộng sự ghi nhận siêu âm có thể chẩn<br />
đoán chính xác 100% u buồng trứng nhưng không ghi nhận lành hay ác(8). Theo chúng tôi có<br />
sự tương quan giữa u lành và ác trên siêu âm với p < 0,01. Có nghĩa là nếu ghi nhận u đặc<br />
trên siêu âm thì khả năng ác tinh cao hơn các dạng khác.<br />
AFP được tạo ra từ túi noãn hoàng và sau đó là do tế bào gan và ống tiêu hóa tạo ra.<br />
Tăng AFP ở u tế bào mầm cho thấy có thành phần ác tính đăc biệt là u xoang nội bì phôi và<br />
carcinôm phôi; β-HCG hiện diện ở u tế bào mầm cho thấy có thành phần carcinôm đệm<br />
nuôi hay hợp bào nuôi. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 63,7% được làm xét nghiệm<br />
AFP và tỉ lệ AFP tăng là 9,8%; 26,5% TH được làm β-HCG và chỉ có 2% tăng. Tuy nhiên tất<br />
cả những ca có AFP tăng đều ác tính và điều trị tiếp sau phẫu thuật. Hai TH có β-HCG tăng<br />
bao gồm 1 TH u nghịch mầm và 1 TH u xoang nội bì phôi. Từ điều này cho thấy mặc dù xét<br />
nghiệm AFP và β-HCG chưa đủ để chẩn đoán u buồng trứng lành hay ác, tuy nhiên việc<br />
thực hiện khảo sát xét nghiệm này để định hướng chẩn đoán nên thực hiện ở tất cả những<br />
bệnh nhi u buồng trứng thực thể.<br />
U buồng trứng có thể bắt nguồn từ 1 trong 3 lớp tế bào: Lớp tế bào biểu mô, Lớp tế bào<br />
mầm và Lớp mô đệm dây sinh dục. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì u buồng trứng trẻ em<br />
có thể chia thành 2 nhóm lớn: U không tân sinh và U tân sinh buồng trứng. U không tân<br />
sinh bao gồm: U nang trứng, nang hoàng thể, nang cạnh buồng trứng, lạc nội mạc tử<br />
cung…U tân sinh bao gồm: u tế bào mầm, u mô đệm dây sinh dục, u biểu mô buồng trứng.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì u không tân sinh chiếm 12,7% thấp hơn so với y văn<br />
khoảng 30%. Tỉ lệ này thấp có thể do còn 1 phần u không tân sinh nằm trong 12,7% mô hoại<br />
tử xuất huyết do u xoắn mà chúng tôi không thể tính được con số cụ thể. Về u tân sinh<br />
buồng trứng ở trẻ em khác hẳn u tân sinh ở người lớn. Vì đa số u buồng trứng ở người lớn<br />
đa số bắt nguồn từ u tế bào biểu mô còn u buồng trứng ở trẻ em đa số từ tế bào mầm. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi: U tế bào mầm chiếm khoảng 66,7%, u biểu mô chiếm 5,3%, u mô<br />
đệm dây sinh dục chiếm 1,3%. Theo Claire Templeman và cộng sự nghiên cứu trên 140 TH<br />
thì u tế bào mầm chiếm 69%, u tế bào biểu mô 2,1%, và u mô đệm dây sinh dục 3%. Còn<br />
theo Deligeoroglou và cộng sự thì 62,5% là u tế bào mầm, 20,8% là u tế bào biểu mô và<br />
16,7% là u mô đệm dây sinh dục(7). Mặc dù tỉ lệ của chúng tôi có hơi khác nhưng cũng có thể<br />
cho thấy 1 điểm chung là u tế bào mầm là loại thường gặp nhất ở u buồng trứng trẻ em; mà<br />
trong nhóm u tế bào mầm thì u quái trưởng thành chiếm tỉ lệ cao nhất cũng tương tự các<br />
nghiên cứu các tác giả khác(9,10,11).<br />
Đây là điểm khác biệt giữa UBT trẻ em và UBT ở người lớn, vì ở người lớn u tế bào biểu<br />
mô chiếm đến 70% - 80%. Vì thế việc xử trí UBT ở trẻ em cũng khác với người lớn là đa số là<br />
phẫu thuật bảo tồn cũng như đãm bảo khả năng sinh sản sau này.<br />
<br />
129<br />
<br />