Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM VÀNG DA Ứ MẬT <br />
TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 <br />
Phạm Công Luận*, Phạm Lê An**, Nguyễn Hoài Phong**, Nguyễn Minh Ngọc*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và điều trị của bệnh nhi vàng <br />
da ứ mật. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu và hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. <br />
Kết quả: 251 bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam:nữ = 1,46:1. Đa số <br />
nhập viện vì vàng da (86,5%). Tuổi nhập viện trung bình 11,93 ± 0,65 tuần. 54,6% bệnh nhi tiêu phân vàng <br />
tươi. 87,3% có gan to, 63,3% lách to và 8,4% kèm tật tim bẩm sinh. Bilirubin máu toàn phần, trực tiếp tăng <br />
cao, lần lượt gấp khoảng 10 lần và 20 lần so với giới hạn trên bình thường. Men gan AST, ALT, ALP và GGT <br />
lần lượt tăng gấp 7 lần, 4 lần, 3 lần và 6 lần. 45,8% có thiếu máu, đa số đẳng sắc đẳng bào. Nguyên nhân rất <br />
đa dạng, trong đó viêm gan sơ sinh vô căn, teo đường mật và nhiễm CMV là ba nguyên nhân thường gặp nhất, <br />
lần lượt chiếm tỷ lệ 29,1%, 25,9% và 19,1%. Thời gian nằm viện trung bình 19,41 ± 0,95 ngày, nhiễm trùng <br />
bệnh viện chiếm 16,0%, 14,4% phải sử dụng từ 3 loại kháng sinh trở lên. 47,0% hết vàng da sau 6 tháng, <br />
18,3% vàng da giảm dần, khoảng 15% vàng da tăng dần, diễn tiến nặng đến bệnh gan giai đoạn cuối. 46,6% <br />
số bệnh nhi nhập viện trễ. Lý do chủ yếu do quan niệm sai lầm trong cộng đồng, cho rằng phơi nắng sẽ hết <br />
(52%), vàng da sinh lý tự hết (8%), tự ý uống thuốc gia truyền (8%), hoặc do chính nhân viên y tế (25%). <br />
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhi vàng da ứ mật nhập viện trễ còn cao. Đáng chú ý có hơn một nửa số bệnh nhi tiêu <br />
phân vàng tươi. Cần giáo dục nâng cao kiến thức về vàng da ứ mật cho nhân viên y tế và cộng đồng. <br />
Từ khóa: vàng da ứ mật, nhập viện trễ <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CHARACTERISTICS OF INFANTS WITH CHOLESTATIC JAUNDICE <br />
AT GASTROINTESTINAL DEPARTMENT, CHILDREN’S HOSPITAL 2 <br />
Pham Cong Luan, Pham Le An, Nguyen Hoai Phong, Nguyen Minh Ngoc <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 402 ‐ 407 <br />
Objectives: Identify the epidemiological characteristics, clinical manifestations, laboratory tests, aetiology, <br />
and outcome of infants with cholestatic jaundice. <br />
Method: Retrospective and prospective, descriptive study. <br />
Results: 251 patients with cholestasis who met criteria were involved to our study. Male/female ratio was <br />
1,46:1. Chief complaint of 86.5% was jaundice. Mean age was 11.93 ± 0.65 weeks. 54.6% had pigmented stool, <br />
87.3% had enlarged liver, 63.3% had enlarged spleen and 8.4% had congenital cardiovacsular defects. The total <br />
and direct serum bilirubin level increased very highly, more than 10 and 20 times upper limit of normal <br />
successively. Liver enzymes of AST, ALT, ALP and GGT also elevated more than 7, 4, 3 and 6, respectively. <br />
45.8% had anemia with normocytic one. Aetiology was diverse, in which idiopathic neonatal hepatitis, <br />
extrahepatic biliary atresia and CMV infection were the most popular, occupied 29.1%, 25.9% and 19.1% <br />
successively. Mean duration of hospitalisation was 19.41 ± 0.95 days, the ratio of nosocomial infection was <br />
*Nội trú Nhi, khóa 2010‐2013, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh <br />
**Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh <br />
***Bệnh viện Nhi Đồng 2 <br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Công Luận <br />
ĐT: 0972792794<br />
Email: phamcongluan85@gmail.com<br />
<br />
402<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
16.0%, 14.4% needed using more than three different kinds of antibiotics. After 6 months, jaundice was not <br />
remained (47.0%), reduced (18.3%), increased gradually, leading to end‐stage liver disease (15%). 46.6% among <br />
patients encountered late referral. Factors leading to that were public faulty opinion, such as sunbath could treat <br />
jaundice, physiological jaundice could resolve by itself, taking traditional medicine or repeated reassurances by <br />
medical and paramedical staff. <br />
Conclusion: The ratio of children with cholestasis delayed to visit primary care doctor was still high. <br />
Remarkably, there was more than one half of them had normal pigmented stool. In addition to education of <br />
medical and public health workers, and parents on cholestasis and the importance of early visit primary care <br />
doctor. <br />
Key words: cholestasis, late visit primary care doctor <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Vàng da ứ mật (VDUM) rất thường gặp <br />
trong các bệnh lý gan mật ở trẻ em, có thể dẫn <br />
đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều <br />
trị kịp thời(11,12). Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện và <br />
chẩn đoán trễ còn cao, dẫn đến giảm hiệu quả <br />
điều trị, ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh(5). <br />
<br />
Tất cả bệnh nhi VDUM từ 1‐24 tháng tuổi <br />
nhập khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong <br />
thời gian từ 1/1/2010 đến 28/02/2013. <br />
<br />
Theo tác giả Minh Ngọc, có tới ¼ số bệnh <br />
nhân VDUM được chẩn đoán trễ tại Bệnh viện <br />
Nhi Đồng 2(9). Theo Way Seah Lee, có tới 43% trẻ <br />
nhập viện trễ tại Bệnh viện Đại học Y Malaysia. <br />
Lý do nhập viện trễ có thể do lỗi của nhân viên y <br />
tế như chẩn đoán lầm vàng da do sữa mẹ, vàng <br />
da sinh lý, hoặc do kiến thức về y tế của cộng <br />
đồng còn thấp, từ chối điều trị, tự ý uống thuốc <br />
gia truyền, nghĩ phơi nắng hết vàng da(5)…. <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả <br />
đặc điểm, xác định tỷ lệ và lý do nhập viện trễ <br />
của bệnh nhi VDUM tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. <br />
Từ đó góp phần nâng cao ý thức phát hiện sớm, <br />
giúp cải thiện chất lượng sống và tiên lượng <br />
bệnh. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm <br />
sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và điều trị của <br />
trẻ VDUM tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi <br />
Đồng 2. <br />
2. Xác định tỷ lệ và lý do nhập viện trễ. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh <br />
Trẻ từ 1‐24 tháng tuổi có VDUM, được tái <br />
khám và theo dõi bilirubin toàn phần, trực tiếp ít <br />
nhất 6 tháng từ lúc chẩn đoán. <br />
<br />
Tiêu chí loại trừ <br />
Bỏ tái khám đối với chẩn đoán theo dõi viêm <br />
gan sơ sinh vô căn và teo đường mật có phẫu <br />
thuật dẫn lưu mật. <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
Ước tính tỷ lệ lưu hành: <br />
<br />
Z 21 / 2 p(1 p )<br />
N<br />
<br />
d2<br />
Trong đó: α = 0.05 → Z = 1.96, d = 0.1 <br />
p: tỷ lệ nguyên nhân VDUM thường gặp <br />
nhất, tỷ lệ nhập viện trễ. <br />
Theo nghiên cứu của tác giả Minh Ngọc, teo <br />
đường mật chiếm tỷ lệ cao nhất, 25,7% → N = <br />
74(9). Theo tác giả Lee, viêm gan sơ sinh chiếm tỷ <br />
lệ cao nhất, 38% → N = 91(5). <br />
Tỷ lệ nhập viện trễ, theo tác giả Lee, chiếm <br />
43%→ N = 95(5). <br />
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 95 <br />
trường hợp <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Mô tả hàng loạt ca. <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
403<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Các bước tiến hành <br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
‐ Thu thập số liệu theo hồ sơ bệnh án lưu <br />
trữ, sổ tái khám ngoại trú và phiếu thu thập số <br />
liệu soạn sẵn. <br />
‐ Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 for Windows <br />
để quản lý và xử lý số liệu: tính tần số và tỷ lệ <br />
phần trăm với các biến định tính, trị số trung <br />
bình, độ lệch chuẩn, trung vị với các biến định <br />
lượng. So sánh các tỷ lệ bằng phép kiểm chi bình <br />
phương (χ2), các trung bình bằng phép kiểm T‐<br />
test mẫu độc lập và Anova, với p 12 tuần<br />
Chậm tăng trưởng<br />
Tăng dần<br />
Khoảng trống không<br />
Đặc điểm<br />
vàng da<br />
vàng da<br />
Giảm dần<br />
Không rõ<br />
Trắng<br />
Màu phân<br />
Vàng nhạt<br />
Vàng tươi<br />
Tiểu sậm màu<br />
Vàng mắt<br />
2cm<br />
Kích thước<br />
gan (dưới hạ<br />
3cm<br />
<br />
404<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
N = 252 (100)<br />
217 (86,5)<br />
153 (70,0)<br />
54 (21,5)<br />
11 (4,4)<br />
8 (3,2)<br />
91 (36,25)<br />
205 (81,7)<br />
(13,5)<br />
1 (0,4)<br />
11 (4,4)<br />
33 (13,1)<br />
81 (32,3)<br />
137 (54,6)<br />
249 (99,2)<br />
250 (99,6)<br />
94 (37,5)<br />
102 (40,6)<br />
<br />
4cm<br />
>4cm<br />
Độ 1<br />
Kích thước<br />
Độ 2<br />
lách to<br />
Độ 3<br />
Tật tim bẩm sinh<br />
<br />
Thời gian từ lúc phát hiện vàng da đến lúc <br />
nhập viện trung bình là 8,38 ± 0,43 tuần, sớm <br />
nhất là 3 ngày sau vàng da, trễ nhất là 42 tuần. <br />
Không có sự khác biệt nơi cư trú (p=0,518). Các <br />
tật tim bẩm sinh thường gặp là thông liên nhĩ, <br />
còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp phổi… <br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng <br />
<br />
Tần suất (%)<br />
N = 252 (100)<br />
149:102 (1,46:1)<br />
173 (68,9)<br />
199 (79,3)<br />
194 (77,3)<br />
11,93 ± 0,65<br />
12 (4,8)<br />
85 (33,9)<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
<br />
sườn phải)<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
N = 252 (100)<br />
22 (8,8)<br />
1 (0,4)<br />
139 (55,5)<br />
62 (24,6)<br />
8 (3,2)<br />
21 (8,4)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần suất (%)<br />
N = 252 (100)<br />
Trung bình ± SD<br />
<br />
Thiếu máu<br />
<br />
115 (45,8)<br />
<br />
Rối loạn đông máu<br />
<br />
75 (29,9)<br />
<br />
Giảm albumin máu<br />
<br />
51 (20,3)<br />
<br />
Bilirubin toàn phần (mg/dl)<br />
<br />
12,34 ± 6,16<br />
<br />
Bilirubin trực tiếp (mg/dl)<br />
<br />
6,67 ± 3,25<br />
<br />
AST (U/L)<br />
<br />
272 ± 265<br />
<br />
ALT (U/L)<br />
<br />
181 ± 205<br />
<br />
ALP (U/L)<br />
<br />
1031 ± 668<br />
<br />
GGT (U/L)<br />
<br />
285 ± 296<br />
<br />
Đa số thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào. Có mối <br />
liên quan giữa rối loạn đông máu với mức <br />
Albumin máu (p 0,05) <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm dịch tễ <br />
Sự chênh lệch giới tính trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi khác tác giả Dehghani và Hisham <br />
(không có sự khác biệt giới tính)(3,4), nhưng <br />
tương tự tác giả Minh Ngọc (nam:nữ = 1,8:1), <br />
Lee (2,1:1), Aanpreung (1,15:1)(1,5,9). Kết quả này <br />
có thể do sự mất cân bằng giới tính lúc sinh. <br />
Tỷ lệ mắc bệnh giai đoạn sơ sinh cao, chủ <br />
yếu là vàng da tăng bilirubin gián tiếp, trực <br />
tiếp…phản ánh sự thiếu sót của nhân viên y tế <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
trong việc dặn dò, hướng dẫn thân nhân theo <br />
dõi diễn tiến bệnh, dẫn đến sự nhập viện trễ của <br />
trẻ. Vì khi vàng da trở lại, trẻ vẫn tiếp tục được <br />
phơi nắng hoặc uống thuốc gia truyền cho đến <br />
khi gan đã tổn thương mới được nhập viện. <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
<br />
Đặc điểm điều trị <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Có 36,3% trẻ chậm tăng trưởng, tương tự <br />
nghiên cứu của tác giả Minh Ngọc (32,4%)(9). <br />
Điều này do sự rối loạn hấp thu các chất: lipid, <br />
protein, cacbonhydrat, các vitamin tan trong dầu <br />
và nguyên tố vi lượng…Vàng da thường tăng <br />
dần, một số có khoảng trống không vàng da, <br />
thường xảy ra ở trẻ teo đường mật thể chu sinh <br />
sau khi tiếp xúc với chất độc, nhiễm <br />
trùng…Màu phân vàng tươi cũng góp phần <br />
khiến bệnh nhi được nhập viện trễ vì khi phát <br />
hiện thấy bệnh nhi vàng da nhưng phân vẫn <br />
vàng tươi, thân nhân thường trì hoãn việc đưa <br />
trẻ đi khám, cho đến khi vàng da tăng dần hoặc <br />
phân nhạt màu dần. Đặc điểm gan to, lách to <br />
tương tự nghiên cứu của tác giả Minh Ngọc <br />
(87,9% và 54,3%) và Lee (93,2% và 55,5%)(5,9). Kết <br />
quả cho thấy gan to, lách to là triệu chứng rất <br />
thường gặp. Tuy nhiên, đây không phải những <br />
triệu chứng đặc hiệu chẩn đoán phân biệt <br />
nguyên nhân. <br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng <br />
Thiếu máu nhẹ và trung bình chiếm đa số, tỷ <br />
lệ lần lượt 65,2% và 31,3%, có thể do: tuổi nhập <br />
viện trung bình của trẻ là 12 tuần, trung vị 9 <br />
tuần. Đây là giai đoạn phát triển nhanh của trẻ, <br />
trẻ cần nhiều sắt để tạo hồng cầu. Tuy nhiên, chế <br />
độ ăn trong giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ và <br />
sữa công thức chứa ít sắt. Mặt khác, dữ trữ sắt <br />
trong cơ thể trẻ bắt đầu giảm, nhất là đối với trẻ <br />
non tháng. Trong số những trẻ sanh thiếu tháng, <br />
42,3% có thiếu máu. Tổn thương gan làm giảm <br />
chức năng tổng hợp albumin – nguyên liệu <br />
trong quá trình tạo máu, gây thiếu máu. <br />
Rối loạn đông máu thường gặp ở nhóm <br />
giảm Albumin máu (p