intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây ớt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Đặc điểm vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây ớt" này trình bày đặc điểm loài vi khuẩn gây bệnh héo xanh và tính mẫn cảm của một số giống ớt trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh trên cây ớt

  1. Đỗ Phạm Thanh Trang và ctv. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN Ralstonia solanacearum Smith GÂY BỆNH HÉO XANH TRÊN CÂY ỚT 1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: nvphong@hcmuaf.edu.vn TÓM TẮT1 Bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra nhiều thiệt hại cho người nông dân. Từ các mẫu bệnh thu thập tại Tiền Giang, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh trên các giống ớt đang trồng phổ biến đã xác định được tác nhân gây bệnh héo xanh là vi khuẩn Ralstonia solanacearum thuộc biovar 3 thông qua phân tích hình thái, sinh hóa và sinh học phân tử. Trong điều kiện nhà lưới, sau 21 ngày chủng bệnh, ba chủng vi khuẩn phân lập gồm Rs07, Rs08 và Rs13 có khả năng gây bệnh trên 5 giống ớt gồm SVTN, SV01, HP207, CP0131 và CP04. Trong số đó chủng vi khuẩn Rs13 phân lập từ giống ớt SVTN tại Tiền Giang có khả năng gây bệnh cao nhất, tiếp đến là chủng Rs07 và Rs08 có tính gây bệnh thấp nhất. Trong các giống ớt thí nghiệm, giống SVTN là giống bị nhiễm bệnh cao nhất, các giống CP131, CP04, SV01, HP207 là những giống ớt nhiễm bệnh ở mức trung bình. Từ khóa: 16S-rRNA, héo xanh vi khuẩn, ớt, Ralstonia solanacearum. ABSTRACT Characterisation of Ralstonia solanacearum Smith bacterium causing wilt disease on chili Bacterial wilt disease incited by Ralstonia solanacearum causes economic damages to farmers. From the samples collected in Tien Giang, Dong Thap provinces, and Ho Chi Minh City, the pathogenic agent, Ralstonia solanacearum biovar 3 was identified through morphological, biochemical and molecular biology analysis. In the greenhouse conditions, 21 days after inoculation, three isolated bacterial strains infected severely on five chili cultivars including SVTN, SV01, HP207, CP0131, and CP04. Among them, the bacterial strain Rs13 isolated from the SVTN chili cultivars in Tien Giang expresses the highest pathogenicity, followed by Rs07 and Rs08. Among five chili cultivars, SVTN was the most susceptible, whiles CP131, CP04, SV01, HP207 are moderately susceptible. Keywords: 16S-rRNA, bacterial wilt disease, chili, Ralstonia solanacearum. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Bảo Quốc. 124
  2. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 1. MỞ ĐẦU tượng này chỉ kéo dài vài ngày rồi cây chết hẳn. Ở cây già triệu chứng thể hiện Ớt (Capsicum sp.) thuộc họ Cà gồm chậm hơn, thường thấy có nhiều rễ phụ cà chua, cà xanh, cà tím, cà pháo khí sinh mọc ra dọc trên thân. Vi khuẩn (Solanaceae), là một trong những cây trồng Ralstonia solanacearum có nguồn gốc quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới, đứng thứ trong đất phân bố rộng, khả năng gây hai sau cà chua. Diện tích trồng ớt trên bệnh lớn và phổ ký chủ rộng (Hayward, toàn thế giới khoảng 1.914.685 ha và sản 1991) và (Pernezny và cs., 2003). Mầm lượng quả tươi khoảng 31.171.567 tấn bệnh lưu tồn lâu trong xác bã thực vật, (FAO, 2012). Ớt được xếp vào cây trồng phân tán trong nước, có thể lan truyền quan trọng đứng thứ tư trên thế giới. qua hạt giống, đất, động vật và con người. Tại đồng bằng sông Cửu Long Ngoài ra vi khuẩn còn lưu tồn lâu trong (ĐBSCL) khu vực trồng ớt lớn tập trung đất nên có thể gây hại qua nhiều vụ chủ yếu ở các tỉnh như Đồng Tháp, An (Phạm Văn Kim, 2000). Vi khuẩn xâm Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh nhiễm và gây hại chủ yếu ở mạch dẫn của Long và Trà Vinh với diện tích khoảng cây nên rất khó phòng trị (Burgess và cs., 7.079 ha, sản lượng đạt 97.951 tấn (Sở 2008). Các biện pháp phòng bệnh héo Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các xanh vi khuẩn gồm biện pháp canh tác, tỉnh, 2015), trong đó hai tỉnh Tiền Giang hóa học, sinh học và giống kháng. Hiên và Đồng Tháp có diện tích trồng ớt lớn nay các giống ớt có khả năng kháng bệnh nhất và chiếm 53% diện tích và 50% năng héo xanh vi khuẩn cao để làm gốc ghép suất cả vùng. Những giống ớt được trồng tạo ra các giống ớt có khả năng kháng chủ yếu của vùng là ớt chỉ thiên, sừng bệnh cao (Võ Thị Bích Thủy, 2016). trâu, ớt búng, ớt hiểm, trong đó ớt chỉ Nghiên cứu này trình bày đặc điểm thiên được trồng rất phổ biến phục vụ loài vi khuẩn gây bệnh héo xanh và tính xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm mẫn cảm của một số giống ớt trồng phổ gần đây, năng suất ớt liên tục giảm do biến ở đồng bằng sông Cửu Long. biến đổi thời tiết, người dân thiếu áp dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh trên cùng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP một nền đất trong thời gian dài dẫn đến NGHIÊN CỨU dịch bệnh nghiêm trọng, trong đó bệnh 2.1. Phân lập vi khuẩn gây bệnh héo héo xanh gây hại năng nặng nề và khó xanh trên một số giống ớt phòng trị nhất (Lê Thị Thanh Thủy, 2014). Mẫu bệnh héo xanh do vi khuẩn được Bệnh có thể xuất hiện và phát sinh từ thu tại Thanh Bình - Đồng Tháp, Gò Công khi cây còn nhỏ đến khi cây thu hoạch, - Tiền Giang, Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh. tuy nhiên bệnh phát triển mạnh vào giai Chọn cây ớt có triệu chứng điển hình của đoạn cây ra hoa. Bệnh thường gây héo bệnh héo xanh ngoài đồng, thu bộ rễ và trên cây, đôi khi chỉ 1 - 2 nhánh, nhất là đoạn thân gần gốc cho vào túi nylon, giữ khi trời nắng nhưng lá vẫn còn xanh, khi trong thùng đá lạnh cho tới khi thực hiện trời mát hay đêm cây lại phục hồi. Hiện phân lập ở phòng thí nghiệm. 125
  3. Đỗ Phạm Thanh Trang và ctv. Vi khuẩn được phân lập theo Mehan thực hiện phản ứng PCR với primer (1995). Mẫu rễ hoặc đoạn thân gần gốc 27F/1492R. Sản phẩm PCR được được nhiễm bệnh được rửa sạch, khử trùng bề gửi giải trình tự tại FIRST BASE mặt bằng cồn 70, hong khô trong điều (Malaysia) và so sánh với trình tự sẵn có kiện vô trùng. Cắt một miếng nhỏ của vết từ Genbank. bệnh khoảng 0,5 cm, nhỏ 3 giọt nước cất 2.3. Đánh giá khả năng gây bệnh của vô trùng, để khoảng 1 - 2 phút cho vi các dòng phân lập trên một số giống ớt khuẩn có đủ thời gian phóng thích vào giọt nước. Rút 50 µl dung dịch cho vào Năm giống ớt gồm Sừng vàng Châu môi trường TZC, trang đều, đặt ở 28oC. Phi lai F1 (SVTN), Hiểm lai F1 số 131 Quan sát và nhận dạng vi khuẩn (CP131), Hiểm lai F1 số 04 (CP04), Hiểm R. solanacearum thông qua hình thái, lai 207 (HP207), Siêu cay F1 sv no 1 màu sắc của khuẩn lạc. Từ đó tiếp tục (SV01) được chủng bệnh với ba dòng vi chọn khuẩn lạc đơn tiếp tục cấy chuyền khuẩn phân lập phương pháp của Hayward (1991). Cây con có 8 - 10 lá thật (25 ngày TZC đến khi đồng nhất và đem lưu trữ sau khi gieo) được trồng trong các chậu trong ống nghiệm chứa môi trường đất thanh trùng (18  20  14,5 cm). Khi King’B ở nhiệt độ 4 - 8oC. cây đã bén rễ hồi xanh (khoảng 1 tuần sau 2.2. Định danh vi khuẩn trồng) tiến hành lây bệnh nhân tạo bằng cách tưới huyền phù vi khuẩn (mật số 108 Vi khuẩn được xác định dựa vào hình cfu/ml) xung quanh gốc cây ớt (5 ml/cây) thái, đặc điểm trên môi trường đặc trưng đã gây vết thương nhân tạo bằng kim số TZC. Chọn khuẩn lạc trơn, có rìa nhẵn, 1 xung quanh gốc ớt. Mỗi chậu trồng 3 màu trắng, ở giữa khuẩn lạc có màu hồng, cây, mỗi nghiệm thức gồm 10 chậu. nhuộm gram (-). Tiếp tục thực hiện các Theo dõi triệu chứng bệnh xuất hiện, so phản ứng sinh hóa gồm thử nghiệm sánh với triệu chứng ban đầu, thu mẫu catalase, oxidase, Urease, thử nghiệm và tái phân lập. Theo dõi và ghi nhận Citrate, indol, Gelatin, tinh bột, khả năng thời gian cây bắt đầu có biểu hiện bệnh di động. sau khi lây nhiễm, tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh được ghi nhận và đánh giá theo Xác định biovar chủng vi khuẩn phân Ateka và cs. (2001) gồm năm cấp bệnh. lập theo phương pháp của Hayward Cấp 0: Không bệnh; cấp 1: Có 1 - 10% (1964); He và cs. (1983); Buddenhagen lá héo; cấp 2: Có 11 - 30% lá héo; cấp 3: và Kelman (1964) dựa trên khả năng oxy 31 - 60%; cấp 4: > 60%; cấp 5: Tất cả các hóa nguồn carbon của 3 loại đường gồm lá đều héo. maltose, lactose, cellobiose và 3 loại rượu mạch vòng gồm mannitol, sorbitol, dulcitol. 2.4. Xử lý số liệu Định danh vi khuẩn R. solanacearum Các số liệu được tổng hợp bằng phần dựa vào trình tự 16S-rRNA. DNA tổng số mềm Excel, xử lý thống kê sinh học theo của vi khuẩn được tách chiết bằng DNA phân tích phương sai (ANOVA) và trắc Genome Extraction Kit (Thero Scientific), nghiệm phân hạng nếu có theo LSD. 126
  4. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân lập vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên ớt Bảng 1. Danh sách dòng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu bệnh thu thập STT Chủng Giống ớt Vị trí thu mẫu 1 Rs01 Chánh Phong 131 Tân Quới - Thanh Bình - Đồng Tháp 2 Rs02 Chánh Phong 131 Tân Bình - Thanh Bình - Đồng Tháp 3 Rs03 Chánh Phong 04 Tân Bình - Thanh Bình - Đồng Tháp 4 Rs04 Hot chili Tân Bình - Thanh Bình - Đồng Tháp 5 Rs05 Chánh phong 04 Tân Bình - Thanh Bình - Đồng Tháp 6 Rs06 Chánh Phong 04 Tân Thạnh - Thanh Bình - Đồng Tháp 7 Rs07 Chánh phong 131 Tân Thạnh - Thanh Bình - Đồng Tháp 8 Rs08 Chánh Phong 04 An Nhơn Tây - Củ Chi - TP.HCM 9 Rs09 Chánh Phong 131 An Nhơn Tây - Củ Chi - TP.HCM 10 Rs10 Chánh phong 04 An Nhơn Tây - Củ Chi - TP.HCM 11 Rs11 Chánh phong 04 An Nhơn Tây - Củ Chi - TP.HCM 12 Rs12 Chánh phong 04 An Nhơn Tây - Củ Chi - TP.HCM 13 Rs13 Sừng vàng Trung Nông Thạnh Nhựt - Gò Công - Tiền Giang 14 Rs14 Chánh phong 04 Thạnh Nhựt - Gò Công - Tiền Giang Mười bốn (14) dòng vi khuẩn được dạng bất định, lồi, nhày, xung quanh viền phân lập từ mẫu bệnh thu thập tại các trắng, nhẵn, ở giữa có phớt hồng nhạt ruộng trồng ớt ở huyện Thanh Bình, hoặc đỏ huyết. Trên môi trường King’B, Đồng Tháp; thị xã Gò Công - Tiền khuẩn lạc tròn không đều, màu trắng Giang và huyện Củ Chi - TP. Hồ Chí đục, lồi, bóng, rìa nhẵn, nhày, không có Minh. Các mẫu bệnh thu thập chủ yếu sắc tố huỳnh quang. Đa số các chủng từ các giống ớt trồng phổ biển như ớt phân lập có tế bào dạng que ngắn hoặc chỉ thiên gồm giống hiểm lai F1 số 131 que dài và nhuộm gram âm tương tự với hay số 04 (Chánh Phong); trên ớt chỉ các kết quả nghiên cứu của một số tác địa đã thu thập được hai mẫu trên giống giả đã công bố (Kelman, 1954; Bradbury, Hot chilli và sừng vàng châu Phi (Trung 1986; Hayward, 1994; Vũ Triệu Mân, Nông) (bảng 1). 1998). Ba chủng Rs03, Rs04, Rs06 có dạng hình cầu và nhuộm gram âm bị loại Các chủng vi khuẩn phân lập được bỏ (bảng 2). trên môi trường TZC khuẩn lạc có hình 127
  5. Đỗ Phạm Thanh Trang và ctv. Bảng 2. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc các dòng vi khuẩn phân lập Đặc điểm khuẩn lạc Hình Chủng Gram Môi trường TZC Môi trường King’B dạng Rs01, Bất định, lồi nhầy, màu đỏ huyết ở giữa, Trắng đục, hình tròn, không Que dài - Rs02, Rs05 xung quanh viền trắng kem lồi, không bóng, răng cưa. Rs03, Bất định, lồi nhầy, màu đỏ huyết ở giữa, Trắng đục, tròn, lồi, không Cầu - Rs04, Rs06 viền trắng trong xung quanh bóng, nhẵn Rs07, Rs08 Bất định, ít lồi nhầy, ở giữa có màu phớt Trắng đục, tròn, lồi, bóng, Que ngắn - hồng, xung quanh viền trắng kem nhẵn Rs09, Rs13 Bất định, ít lồi nhầy, ở giữa có màu phớt Trắng đục, tròn, lồi, bóng, Que dài - hồng, xung quanh viền trắng kem nhẵn Rs10 Bất định, lồi nhầy, màu đỏ huyết ở giữa, Trắng đục, tròn, lồi ít, không Que ngắn - xung quanh viền trắng kem bóng, răng cưa Rs11 Bất định, lồi nhầy, màu đỏ huyết ở giữa, Trắng đục, tròn, không lồi, Que ngắn - xung quanh viền trắng kem không bóng, răng cưa. Rs12 Bất định, lồi nhầy,màu đỏ huyết ở giữa, Trắng đục, tròn, lồi, không Que ngắn - xung quanh viền trắng kem bóng, nhẵn Rs14 Bất định, lồi nhầy, màu đỏ huyết ở giữa, Trắng đục, tròn, lồi, Que dài - xung quanh viền trắng kem bóng, nhẵn Các chủng vi khuẩn phân lập đều gelatin. Các dòng vi khuẩn Rs7, Rs8, có khả năng di động, phản ứng dương Rs9, Rs10, Rs13 biến dưỡng đường tính đối với các quá trình như khử glucose, lactose theo phương thức oxi nitrat, khử citrate, catalase và oxidase, hóa (bảng 3). Kết quả này tương tự với urê, thủy phân Tween 80, tuy nhiên công bố về đặc tính sinh hóa của R. không có khả năng tạo ra indol, không solanacearum của Hayward (1964) thủy phân tinh bột, không hóa lỏng (Nguyễn Văn Viết, 2014). Bảng 3. Đặc điểm sinh hóa của các mẫu vi khuẩn phân lập Chủng Catalase KOH Oxidase MOB GLU ONPG NIT CIT URE IND TB Gelatin Tween 80 Rs01 + + + + - + + + + - - - + Rs02 + + + + + - + + + - - - + Rs05 + + + + + + + + + - - - + Rs07 + + + + - - + + + - - - + Rs08 + + + + - - + + + - - - + Rs09 + + + + - - + + + - - - + Rs10 + + + + - - + + + - - - + Rs11 + + + + + + + + + - - - + Rs13 + + + + - - + + + - - - + Ghi chú: (+): Có phản ứng xảy ra; (-): Không có phản ứng xảy ra. 128
  6. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 3.2. Kiểm tra khả năng gây bệnh các dòng vi khuẩn phân lập theo quy tắc Koch Bảng 4. Kết quả chủng Koch các chủng vi khuẩn phân lập Thời gian xuất hiện bệnh Dòng vi khuẩn 1 NSC 2 NSC 3 NSC 4 NSC 5 NSC 6 NSC Rs01, Rs02, Rs05, Rs09 - - - - - - Rs10, Rs11, Rs12, Rs14 Rs07 - - + + ++ ++ Rs08 - - + + ++ ++ Rs13 - + ++ ++ ++ +++ Ghi chú: (-): Không xuất hiện cây bệnh; (+): Tỷ lệ bệnh thấp; (++): Tỷ lệ bệnh trung bình; (+++): Tỷ lệ bệnh cao. Sau 2 ngày chủng, chủng Rs13 đã gây chứng bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) bệnh, hai chủng Rs07 và Rs08 gây bệnh ở ngoài đồng ruộng. Kết quả tái phân lập từ ngày thứ 3, các chủng còn lại không gây các mẫu cây có biểu hiện bệnh thu được vi bệnh đến 6 ngày sau chủng. Triệu chứng khuẩn có đặc điểm hình thái và nhuộm gram bệnh sau khi lây nhiễm giống với triệu âm, giống như kết quả phân lập ban đầu. Hình 1. Kết quả chủng vi khuẩn trên ớt sau 14 ngày (a: Đối chứng không chủng; b: Giống SVTN; c: Giống CP131; d: Giống CP04) 3.3. Xác định biovar của chủng vi cách thức phân loại biovar của Hayward khuẩn gây bệnh héo xanh vi khuẩn (1964), He và cs. (1983), ba chủng vi trên ớt khuẩn trên thuộc biovar 3 và kết quả này Kết quả thử phản ứng sinh hóa cho tương tự với những kết quả mà Aslam và thấy cả 3 chủng vi khuẩn Rs07, Rs08 và cs. (2018) đã công bố khi khảo sát sự Rs13 có khả năng chuyển hóa cả 6 nguồn phân bố của các chủng R. solanacearum carbon là lactose, maltose, cellobiose, gây bệnh héo xanh vi khuẩn trên ớt ở 8 sorbitol, mannitol, dulcitol. Dựa theo vùng địa lý khác nhau tại Ấn Độ. 129
  7. Đỗ Phạm Thanh Trang và ctv. 3.4. Định danh vi khuẩn dựa vào trình Kết quả thí nghiệm cho thấy cả 3 tự 16S-rRNA chủng vi khuẩn đều có khả năng gây bệnh trên các giống ớt thí nghiệm tuy Kết quả so sánh vùng 16S-rRNA của độc tính và khả năng gây bệnh khác 3 chủng Rs07, Rs08 và Rs13 tương đồng nhau. Trong đó chủng Rs13 có khả năng 99% với vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh cao nhất (56,7 - 80%), tiếp (NR_044040.1). theo là chủng Rs07 (50 - 66,7%) và 3.5. Đánh giá mức độ gây bệnh của các Rs08 (36,7 - 53,3%) (bảng 5). chủng vi khuẩn phân lập trên một số giống ớt Bảng 5. Tỷ lệ cây bị bệnh (%) của các giống ớt sau khi chủng vi khuẩn Giống ớt Chủng vi SVTN HP207 CP131 CP04 SV01 Khuẩn 7 14 21 7 14 21 7 14 21 7 14 21 7 14 21 Rs07 35,6 50,0 66,7 26,7 40,0 50,0 30,0 50,0 66,7 18,9 47,8 53,3 28,9 46,7 50,0 Rs08 30,0 43,3 53,3 16,7 30,0 36,7 23,3 36,7 45,6 35,6 53,3 60, 0 30,0 40,0 56,0 Rs13 40,0 56,7 80,0 36,7 50,0 60,0 33,3 53,3 73,3 33,3 56,7 63,3 33,3 50,0 56,7 Ghi chú: NSC: Ngày sau chủng; SVTV: Sừng vàng châu Phi lai F1 (Trung Nông); HP207: Hiểm lai F1 207 (Hai Mũi Tên Đỏ); CP131, CP04: Hiểm lai F1 số 131; số 04 (Chánh Phong); SV01: Chỉ thiên siêu cay F1 SV.No 1 (Sen Vàng). Bảng 6. Chỉ số bệnh (%) trên các giống ớt sau khi chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum Giống ớt Chủng SVTN HP207 CP131 CP04 SV01 vi khuẩn 7 14 21 7 14 21 7 14 21 7 14 21 7 14 21 Rs07 6,44 21,8 26,8 6,33 14,7 20,6 7,33 17,3 26,5 6,22 17,1 21,4 6,22 16,7 19,6 Rs08 10,7 18,3 23,0 3,78 9,00 14,6 5,11 14,2 17,9 7,56 17,7 21,0 6,56 16,1 24,2 Rs13 15,7 24,0 32,6 8,67 18,9 25,3 10,2 19,7 29,4 9,55 20,3 27,8 11,0 20,9 24,2 Sau khi chủng 7 ngày, chỉ số bệnh ở 15,7%) và chủng Rs08 có khả năng gây các giống ớt dao động từ 3,78 - 15,7% bệnh trên các giống ớt thấp nhất (CSB từ trong đó ở giống SVTN cao nhất từ 6,44 - 3,78 - 10,7%). Đến 21 ngày sau chủng, 15,7% và giống HP207 thấp nhất 3,78 - mức độ nhiễm bệnh tăng dần và cao nhất 8,67%. Giữa 3 chủng vi khuẩn gây bệnh, cũng ở giống SVTN (CSB từ 23 - 32,6%) chủng Rs13 có khả năng gây bệnh trên và thấp nhất ở giống HP207 (CSB từ 14,6 các giống ớt cao nhất (CSB từ 8,67 - - 24,3%) (bảng 6 và hình 2). 130
  8. Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Hình 2. Đánh giá khả năng gây bệnh của ba chủng vi khuẩn trên năm giống ớt sau 14 ngày chủng Như vậy, trong các chủng vi khuẩn Tính gây bệnh của 3 chủng vi gây bệnh trên ớt phân lập, chủng Rs13 khuẩn phân lập trên 5 giống ớt gồm (phân lập trên giống ớt SVTN tại Tiền SVTN, SV01, HP207, CP0131 và CP04 Giang) có độc tính cao nhất. Từ đó, khác nhau, trong đó chủng Rs13 phân chủng vi khuẩn Rs13 có thể sử dụng lập từ giống ớt sừng vàng châu phi F1 trong các nghiên cứu liên quan. của Công ty Trung Nông tại Tiền Giang có khả năng gây bệnh cao nhất. 4. KẾT LUẬN Trong năm giống ớt thí nghiệm, giống Tác nhân gây bệnh héo xanh vi khuẩn sừng vàng châu phi F1 là giống bị trên các giống SVTN, CP04 và CP131 tại nhiễm bệnh ở mức cao, các giống Tiền Giang, Đồng Tháp, TP.HCM là vi CP131, CP04, SV01 và HP207 bị khuẩn Ralstonia solanacearum thuộc nhiễm bệnh mức trung bình. biovar 3. 131
  9. Đỗ Phạm Thanh Trang và ctv. TÀI LIỆU THAM KHẢO solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây trồng. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Khoa học 1. Aslam, M. N., & Mukhtar, T. (2018), tự nhiên. Distributional variability of bacterial wilt of 10. Mehan V. K., Liao B. S., Tan Y. J and chili incited by Ralstonia solanacearum in Hayward A. C. (1994), Bacterial wilt of eight agro-ecological zones of Pakistan (No. groundnut. ICRISAT, India. e26668v1). PeerJ Preprints. 11. Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị 2. Ateka, E. M., Mwang'Ombe, A. W., & Kimenju, J. W. (2001), Reaction of potato Bích Thủy, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngọ Văn cultivars to Ralstonia solanacearum in Kenya. Ngôn, Ngô Thị Thùy Linh (2014), Kết quả African Crop Science Journal, 9(1), 251 - 256. nghiên cứu xác định biovar và đa dạng di 3. Bradbury, J. F. (1986), Guide to plant truyền một số isolate vi khuẩn Ralstonia pathogenic bacteria. CAB international. solanacearum Smith gây bệnh héo xanh hại lạc ở một số tỉnh trồng lạc miền Bắc Việt 4. Buddenhagen, I., & Kelman, A. (1964), Biological and physiological aspects of Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông bacterial wilt caused by Pseudomonas nghiệp Việt Nam 7: 9 - 12. solanacearum. Annual review of 12. Phạm Văn Kim và cs. (2009), Tổng kết công phytopathology, 2(1), 203 - 230 tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng 5. Burgess, L.W, T.E.Knight, L. Tesoriero and Cropsar-3-ĐHCT để quản lý bệnh đạo ôn lá Phan Thuy Hien (2008), Diagnostic manual for lúa tại ĐBSCL. Hội thảo giới thiệu nguyên plant diseases in Viet Nam. CABI, pp: 210. nhân gây bệnh virus mới trên lúa, một số kỹ 6. Hayward, A. C. (1964), Characteristics of thuật mới và chế phẩm mới trong phòng trừ Pseudomonas solanacearum. Journal of bệnh cây ở Việt Nam. Applied Bacteriology, 27(2), 265 - 277 13. Võ Thị Bích Thủy (2016), Đánh giá khả năng 7. Hayward, A. C. (1991), Biology and gây bệnh của các chủng vi khuẩn Ralstonia epidemiology of bacterial wilt caused by Pseudomonas solanacearum. Annual review solanacearum và bước đầu khảo sát ảnh of phytopathology, 29, 65 - 87. hưởng của các gốc ghép ớt đến khả năng chống chịu bệnh héo vi khuẩn trên ớt sừng 8. Kelman, A. (1954), The relationship of pathogenicity of Pseudomonas solanacearum trong điều kiện nhà lưới, Tạp chı́ Khoa học to colony appearance in a tetrazolium Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: medium. Phytopathology, 44(12). Nông nghiệp (2016)(3): 241 - 248). 9. Lê Thị Thanh Thủy (2014), Nghiên cứu và 14. Vũ Triệu Mân (1998), Giáo trình Bệnh cây, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng Ralstonia NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1