intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc sản “tạp pí lù” Sài Gòn

Chia sẻ: Huongdanhoctot_4 Huongdanhoctot_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không biết “lẩu” du nhập vào Việt Nam từ lúc nào, nhưng từ những thập niên 1960, trên bàn tiệc một số nhà hàng lớn ở Sài Gòn đã xuất hiện món lẩu. Có một thời, người Sài Gòn gọi món lẩu là món “tạp pí lù”, có nghĩa là có đủ thứ, cái gì cũng có thể đem cho vào nồi lẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc sản “tạp pí lù” Sài Gòn

  1. Đặc sản “tạp pí lù” Sài Gòn Không biết “lẩu” du nhập vào Việt Nam từ lúc nào, nhưng từ những thập niên 1960, trên bàn tiệc một số nhà hàng lớn ở Sài Gòn đã xuất hiện món lẩu. Có một thời, người Sài Gòn gọi món lẩu là món “tạp pí lù”, có nghĩa là có đủ thứ, cái gì cũng có thể đem cho vào nồi lẩu. Từ nồi lẩu tạp pí lù, dân sành ăn miền Tây lại du nhập, chế biến để có món lẩu mắm “danh bất hư truyền”. Rồi từ lẩu mắm, lẩu thập cẩm, dân nhậu có thêm lẩu đuôi bò, lẩu cá kèo, lẩu dê, lẩu rắn… Thời mở cửa, Sài Gòn xuất hiện thêm món lẩu Thái. Và đến những năm đầu thế kỷ 21, lẩu đã “di cư” đến tận Hà Nội và những vùng xa xôi phía Bắc…
  2. Còn bây giờ, lẩu Sài Gòn đã trở thành món ăn phổ biến, xuất hiện từ nhà hàng 5 sao đến bàn tiệc quán bình dân. Người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm, từ mùa hè nóng nực đến mùa mưa dầm. Thích nhất ở món lẩu là sự đa dạng của các loại rau, vị tươi nguyên của các loại đồ nhúng. Thoạt nhìn cứ tưởng cái gì cũng có thể cho vào lẩu, nhưng thật ra nó có những quy tắc ẩm thực rất riêng. Món bông so đũa tưởng bỏ đi nhưng lại là hương vị không thể thiếu trong nồi lẩu cá bông lau chua cay, ăn lẩu Thái lại không thể thiếu mớ rau muống đã nhặt hết lá, còn cải xanh, rau đắng, kể cả bông điên điển lại ăn rất bắt với lẩu mắm…
  3. Sài Gòn dường như lại xuất hiện trở lại phong trào… lẩu! Thành phố mới mọc lên thêm nhiều nhà hàng lẩu rất ngon. Xin mách nhỏ với những người sành ăn rằng, món lẩu Thái chua cay phổ biến trên bàn tiệc người Sài Gòn cuối thập niên 1990, giờ đã khác xa nhiều lắm. Hãy đến nhà hàng Thái trên đường Pasteur, bếp Thái ở đây sẽ trình làng món lẩu Thái chính hiệu 100%! Có đến 12 loại thịt, cá, bánh… được tẩm ướp sẵn với gia vị Thái rất đặc biệt để nhúng, ngay món nước chấm cũng du nhập từ Thái Lan. Ai đã từng một lần đi tour đến Thái Lan chắc chắn đều đã được nếm qua món lẩu này. Còn nếu bạn muốn thử hương vị lẩu hải sản Thái đã được cách điệu cho hợp khẩu vị Việt, thì không đâu bằng nhà hàng lẩu Metropole. Chỉ mở vào 3 tối cuối tuần, nhưng hương vị nước lẩu và hải sản tươi ngon thì không nơi nào bằng. Giá lại khá mềm, 99.000 đồng cho 2 người ăn và 159.000 đồng cho 4 người ăn.
  4. Gần đây, món lẩu bắp bò xuất hiện ở khắp nơi, hấp dẫn bởi miếng thịt bắp mềm và giòn chấm với nước mắm gừng, nhúng với rau cải con hăng hắc. Những ai mê món lạ có thể tìm đến thử món lẩu đà điểu tại nhà hàng Quê Hương 6, nước hầm đà điểu nấu với sả chỉ nhúng với mỗi một loại rau: rau mồng tơi, vậy mà ăn ngon không chê được. Còn bình dân hơn có món lẩu cá kèo trong khu vực Bà Huyện Thanh Quan, lẩu đuôi bò Ngô Thời Nhiệm, lẩu dê Bảy Hồng nổi tiếng khu sân bay, buổi chiều nào cũng đông kịt khách. Khó mà tính hết có bao nhiêu loại lẩu ở Sài Gòn, dường như nguyên liệu nào cũng có thể chế biến lẩu, từ lẩu cá lăng, lẩu đầu cá, lẩu mắm, lẩu Thái, lẩu hải sản… Người Sài Gòn mê lẩu, nên lẩu ngày càng phát triển và đa dạng vô cùng vô tận. Một thành phố pha trộn nhiều nền văn hóa, nhiều vùng đất và rất sẵn
  5. sàng du nhập, tiếp nhận cái mới, bởi thế “lẩu” cũng là một nét văn hóa ẩm thực rất riêng của người Sài Gòn vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2