intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương sốt xuất huyết

Chia sẻ: Đỗ Thanh Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

383
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh được lây lan qua trung gian của muỗi Aedes spp và có thể gây nên những trận dịch lớn. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là sốt, xuất huyết, gan to có thể có sốc và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương sốt xuất huyết

  1. Đại cương sốt xuất huyết MỤC LỤC 12
  2. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1.Trình bày được đặc điểm dịch tễ của SXH- Dengue. 2. Nêu được các rối loạn sinh học quan trọng của SXH- Dengue theo YHHĐ 3. Mô tả được triệu chứng lâm sàng của SXH- Dengue theo quan điểm YHHĐ và YHCT 4. Trình bày được các xét nghiệm cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán SXH- Dengue 5. Trình bày được cách điều trị SXH- Dengue theo quan điểm của YHHĐ và YHCT NỘI DUNG: 1. ĐẠI CƯƠNG: Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh được lây lan qua trung gian của muỗi Aedes spp và có thể gây nên những trận dịch lớn. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là sốt, xuất huyết, gan to có thể có sốc và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. 2. DỊCH TỄ - Bệnh xảy ra nhiều ở các nước Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương như Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan , Việt Nam… - Ơ Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 60. Những trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, lan nhanh thành nhiều trận dịch với chu kì dịch trung bình 3-5 năm. 12
  3. Bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm đặc biệt ở những nơi đông dân cư , vệ sinh môi trường kém hoặc những vùng dân cư dọc các trục giao thông lớn. Bệnh ít gặp ở những vùng đồi núi cao. - Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em từ 2-9 tuổi. Đặc biệt những trẻ bụ bẫm khi mắc bệnh thường có diễn tiến nặng nề. 3. TÁC NHÂN GÂY BỆNH - Nguyên nhân gây bệnh: Siêu vi Dengue thuộc nhóm Arbovirus, gia đình Flaviviridae - truyền bệnh qua trung gian của động vật tiết túc. - Nguồn bệnh chính là con người. Người ta không thấy sốt xuất huyết xảy ra ở những loài động vật khác. - Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti . Muỗi cái hút máu và truyền bệnh vào ban ngày. Sau khi hút máu người bệnh, Aedes aegypti có thể truyền bệnh ngay cho người lành hoặc Virus tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa và tuyến nước bọt của muỗi, chờ cơ hội truyền bệnh cho người khác. - Đường lây: qua vết muỗi cắn 12
  4. 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Sau khi nhiễm virus Dengue có thể có các trường hợp sau xảy ra: 1. Không có triệu chứng lâm sàng 2. Sốt không đặc hiệu 3. Sốt Dengue 4. Sốt xuất huyết Dengue 4.1 Sốt Xuất Huyết Dengue Không Sốc: - Sau thời kì ủ bệnh 4-6 ngày, Bệnh nhân đột ngột sốt cao liên tục 2-7 ngày, kèm các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, chán ăn, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, ói mửa…. - Gan to, đau. Đau có thể lan tỏa khắp bụng, làm dễ lầm tưởng với bệnh lý ngoại khoa. Biểu hiện vàng da- vàng mắt hầu như rất hiếm mặc dù gan rất lớn. - Xuất huyết xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 với nhiều hình thức: xuất huyết ngoài da với tử ban điểm xuất hiện nhiều nơi, vết bầm chỗ chích, dấu dây thắt dương tính, mảng xuất huyết; xuất huyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (ói ra máu, tiêu ra máu); xuất huyết niêm mạc mũi, xuất huyết nứu răng, rướm máu ở môi. Xuất huyết não- màng não hiếm gặp. Diễn tiến tự nhiên của SXH-D không sốc thường nhẹ. Sau khoảng một tuần sốt giảm, tổng trạng khá, mạch và huyết áp luôn ổn định, bệnh hồi phục dần. Nguyên nhân gây xuất huyết: 12
  5. - Rối loạn đông máu - Giảm số lượng tiểu cầu - Thành mạch không bền vững 4.2 Sốt Xuất Huyết-Dengue Có Sốc: Sau khi sốt vài ngày thì vào ngày 3-5 thân nhiệt giảm và BN rơi vào sốc với dấu hiệu: - Da lạnh, tím tái, vẻ mặt đờ đẫn, có khi bứt rứt - Mạch nhanh nhẹ khó bắt - Huyết áp thấp hoặc kẹp Sốc là tình trạng cấp cứu cần được truyền dịch kịp thời. Có những trường hợp hồi phục nhanh: tay chân ấm, mạch huyết áp ổn định, tiểu nhiều, không xuất huyết thêm. Ngược lại có trường hợp có thể tái sốc nhiều lần, xuất huyết nặng nếu sốc kéo dài, không đáp ứng với điều trị. Truyền dịch nhiều đưa đến tình trạng phù toàn thân, tràn dịch màng bụng và màng phổi số lượng nhiều, phù phổi cấp, suy hô hấp kèm xuất huyết nặng có thể đưa đến tử vong. 12
  6. 5. CẬN LÂM SÀNG 1. CTM : BC có thể bình thường hoặc giảm nhiều từ ngày thứ 4 thứ 5 của bệnh. TC giảm dưới 100.000/mm3 gặp vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 Hct tăng trên 20% trị số bình thường. 2. SÂ bụng giúp phát hiện tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng số lượng ít 3. XN chức năng đông cầm máu: giảm các yếu tố đông máu, giảm fibrinogen, D- Dimer dương tính, thời gian prothombin và APTT kéo dài. 4. Phân lập siêu vi gây bệnh: đây là xét nghiệm đặc hiệu, có thể giúp xác định týp huyết thanh, tuy nhiên đòi hỏi phương tiện kỹ thuật cao và tốn kém. Virus Dengue hiện diện trong máu với số lượng cao trong nững ngày đầu, do đó tỷ lệ phân lập dương tính sẽ không cao nếu lấy máu vào những ngày sau của bệnh. 5. Huyết thanh chẩn đoán: khảo sát đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân sau khi bị nhiễm virus Dengue. Kết quả không cho biết týp huyết thanh mắc phải, chỉ cho biết bệnh cảnh sơ nhiễm hoặc tái nhiễm. Các kỹ thuật có thể là: + Phản ứng ức chế ngưng kết: thường được sử dụng để chẩn đoán hồi cứu. + Phản ứng miễn dịch men (ELISA): làm từ ngày thứ 5 trở đi. Nay là kỹ thuật được TCYTTG công nhận là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán sinh học SXH. + Test nhanh chẩn đoán: cho kết quả nhanh trong vòng 5 phút. 12
  7. 6. CHẨN ĐOÁN TCYTTG đã đưa ra những tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bệnh có thể áp dụng ngay ở tuyến y tế cơ sở không có trang thiết bị y tế cao cấp với mục đích đạt được chẩn đoán tương đối nhanh. Đó là các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng sau: Phân Độ SXH Của TCYTTG: SXH-Dengue không sốc Độ 1 Sốt, dấu dây thắt (+) Độ 2 Độ 1 + xuất huyết tự nhiên SXH-Dengue có sốc Độ 3 Trụy mạch Mạch nhanh, nhẹ, khó bắt HA kẹp Độ 4 Trụy mạch nặng HA không đo được 12
  8. 5. QUAN NIỆM CỦA YHCT YHCT không có bệnh sốt xuất huyết mà bệnh được đề cập trong các chứng phát nhiệt, chứng chẩn thuộc ôn bệnh truyền nhiễm - Nguyên nhân: ôn tà dịch độc - Khi mới mắc ôn tà ở bì mao gây ra biểu chứng, lâu ngày xâm lấn vào phần dinh huyết gây lý chứng. Tùy theo giai đoạn bệnh mà có thể có các biểu hiện lâm sàng sau: Bệnh Ở Vệ phận: Nhiệt độc tà xâm nhập phần Vệ Khí - Khởi đầu: sốt cao liên tục, mệt mỏi, sợ gió, có thể kèm theo ho, sổ mũi. - Nhức đầu, đau bụng, ăn uống khó tiêu - Sau vài ngày sốt da nổi những chấm đỏ xuất huyết toàn thân, đôi khi chảy máu cam Bệnh Ở Dinh Huyết Phận: Ngoài các triệu chứng như thể Vệ phận, BN có các triệu chứng nôn ra máu, tiêu ra máu 12
  9. Bệnh Ở Tạng Phủ: Tỳ khí hư: BN hết sốt, mệt mỏi chán ăn, tay chân lạnh, đoản hơi, lưỡi nhợt 6. ĐIỀU TRỊ A. ĐIỀU TRỊ SXH BẰNG YHHĐ: 6.1 Nguyên tắc: - Bồi hoàn nhanh chóng và hiệu quả số lượng huyết tương bị mất do thoát mạch bằng các dung dịch điện giải và dung dịch keo - Cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn tuần hoàn - Giảm nguy cơ đông máu nội mạch rải rác qua việc truyền máu nếu có xuất huyết nhiều. 6.2 Điều Trị Cụ Thể: ĐIỀU TRỊ SXH KHÔNG SỐC 1. Bù nước: Bằng đường uống nếu bệnh nhân còn khả năng chịu đựng được. Dung dịch bồi hoàn có thể sử dụng là ORS và/ hoặc nước trái cây, nước trắng. Truyền dịch cần đặt ra khi bệnh nhân có các vấn đề sau: có dấu mất nước, ói mửa quá nhiều, toan huyết, cô đặc máu. Dung dịch có thể sử dụng là Lactate Ringer, NaCl 0.9% hoặc dung dịch mặn đẳng trương. Liều truyền: 6-7ml/kg/giờ, sau đó sẽ giảm dần vận tốc 5ml/kg/giờ trong 1-2 giờ rồi 3ml/kg/giờ trong 1-2 giờ… Thời gian truyền dịch có thể thay đổi tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Nếu không còn ói mửa, giảm cô đặc máu … có thể chuyển sang đường uống trở lại 12
  10. 2. Giảm sốt: Lau mát Acetaminophen 10-15mg/kg mỗi 4-6h, Không quá 60mg/kg/24giờ Tuyệt đối không dùng chế phẩm chứa acid salicylic (Aspirin) 3. Theo dõi: Sinh hiệu: Mạch, HA, Nhiệt độ, Hô hấp mỗi 6giờ một lần Dung tích Hồng cầu (Hct) ? 1lần/ngày để phát hiện sớm biến chứng nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh. ĐIỀU TRỊ SXH CÓ SỐC Khi chẩn đoán sốc SXH, nên đưa bệnh nhân vào một khoa cấp cứu hoặc săn sóc đặc biệt để được theo dõi thật sát. Việc truyền dịch thay thế số lượng nước mất ra gian bào cần được thực hiện nhanh chóng. Trong thời gian điều trị chống sốc, việc theo dõi 24-48 giờ là cần thiết. Cần chuẩn bị các loại dịch truyền như Lactate Ringer, NaCl 0.9%, các dung dịch cao phân tử như Dextran 40 hoặc Dextran 70, máu và các thuốc vận mạch. Theo Dõi: - M, HA, HH mỗi giờ/ lần hoặc sát hơn cho đến khi ổn định - Hct, Hb mỗi 2 giờ, ít nhất trong 6 giờ đầu, sau đó có thể theo dõi mỗi 4 giờ 1 lần cho đến khi BN ổn định hoàn toàn o - Lượng dịch truyền để tránh tình trạng dư hoặc thiếu dịch Phác đồ điều trị sốc SXH: 12
  11. B. ĐIỀU TRỊ SXH THEO YHCT 1. CHỈ CAN THIỆP BẰNG YHCT khi: - SXH không sốc - SXH giai đoạn phục hồi 2. ĐIỀU TRỊ THEO GIAI ĐOẠN: 2.1 Bệnh Ở Vệ phận: Phép Trị: sơ biểu, thanh nhiệt, giải độc. Bài Thuốc: Ngân kiều tán Vị Thuốc Liều lượng Tác dụng YHCT Vai trò Kim ngân hoa 08g Thanh biểu nhiệt, giải độc Quân Liên kiều 12g Thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, trừ phong nhiệt Thần Kinh giới 12g Phát biểu, giải phong, lợi yết hầu Thần Đậu xị 08g Giải biểu, trừ phiền Thần 12
  12. Bạc hà 10g Phát tán phong nhiệt Thần Ngưu bàng tử 08g Tán phong nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn Tá Trúc diệp 12g Thanh nhiệt, lương huyết Tá Cát cánh 08g Khử đờm, chỉ khái, tuyên phế, lợi hầu họng Tá 2.2 Bệnh Ở Dinh Huyết Phận: Phép Trị: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, lương huyết , chỉ huyết. Bài Thuốc: Tê giác địa hoàng thang. Vị Thuốc Liều lượng Tác Dụng YHCT Vai Trò Tê giác 04g Thanh nhiệt giải độc ở phần dinh Quân Sinh địa 10g Nuôi thận, dưỡng âm, dưỡng huyết Thần Đơn bì 08g Thanh huyết nhiệt, tán huyết ứ Thần Thược dược 12g Nhuận can, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu Tá Vị Thuốc Tác Dụng YHHĐ Tê giác Thành phần chứa keratin, canxi carbonat, canxi photphat, tác dụng hạ sốt Sinh địa Cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ đường huyết Đơn bì Hạ sốt, kháng khuẩn 12
  13. Thược dược Kháng khuẩn, trừ đờm, chữa ho. 2.3 Tỳ Khí Hư: Phép Trị: bổ tỳ ích khí Bài thuốc: Bát trân, Bổ trung ích khí Bát Trân: Vị Thuốc Liều lượng Tác Dụng YHCT Vai Trò Nhân sâm 12g Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân Quân Phục linh 12g Lợi tiểu, thẩm thấp, an thần, kiện tỳ Quân Bạch truật 12g Kiện tỳ, táo thấp, chỉ hãn Quân Cam thảo 06g Bổ trung khí Thần Đương quy 12g Bổ huyết, hành huyết Thần Thục địa 10g Bổ thận, bổ huyết Thần Bạch thược 10g Bổ huyết, liễm hãn, chỉ thống Thần Xuyên khung 08g Hành khí, hoạt huyết, khu phong, chỉ thống Tá Bổ Trung Ích Khí: 12
  14. Vị Thuốc Liều lượng Tác Dụng YHCT Vai Trò Nhân sâm 12g Đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân Quân Huỳnh kỳ 12g Bổ khí, chỉ hãn, thăng dương khí của Tỳ, lợi thủy Thần Bạch truật 12g Kiện tỳ, táo thấp, chỉ hãn Thần Sài hồ 10g Tả nhiệt, giải độc, thăng đề Thần Thăng ma 08g Thanh nhiệt, giải độc, thăng đề Tá Trần bì O8g Hành khí, bình vị, hóa đờm, trừ thấp Tá Bạch linh 10g Lợi tiểu, thẩm thấp, an thần, kiện tỳ Tá 7. PHÒNG NGỪA Biện pháp hữu hiệu nhất là tiêu diệt trung gian truyền bệnh (muỗi vằn) và không để bị muỗi đốt. 12
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại Học Y Dược TPHCM. Bệnh Học Ngoại Nhi Nhiễm Phụ YHCT. 2004 2. Đại Học Y Dược TPHCM. Bệnh Truyền Nhiễm. Nhà Xuất Bản Y Học. 2006 3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue: tài liệu tập huấn của Bộ Y Tế, 6-2004 4. Nguyễn Trọng Lân. Sốt Xuất Huyết Dengue. Hội thảo chẩn đoán và xử trí sốt xuất huyết Dengue của TCYTTG, 12-2000 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2