YOMEDIA
ADSENSE
Đại cương về Cholesterol
26
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu trình bày đại cương về Cholesterol, bệnh lý, tăng Cholesterol máu, nguy cơ xơ mỡ động mạch - bệnh mạch vành. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại cương về Cholesterol
- CHOLESTEROL CN.Thái Phước Hùng Chuyển đổi đơn vị : Cholesterol = 387 g/L x 2,59 = mmol/L mmol/L x 0,387 = g/L 1.Đại cương : Cholesterol ngoại sinh ( từ thức ăn ) và Cholesterol nội sinh ( tổng hợp ở gan , não , ruột , phổi ... ). Ruột hấp thu Cholesterol và este hóa Cholesterol tạo thành Cholesterol este hóa tham gia vào CM qua hệ thống bạch huyết rồi tới gan tham gia tạo thành các Lipoprotein ( LP ) , gan tổng hợp khoảng 1,2 gCholesterol / ngày ( được đổ vào mật , xuống ống tiêu hóa rồi một phần được thải ra phân ( 0,3 0,5 g ) , một phần biến thành coprosterol cũng thải ra phân . Cholesterol ở dưới 2 dạng : Cholesterol tự do và Cholesterol este hóa ( CE ) ; tổng hợp của 2 dạng đó là Cholesterol toàn phần ( CTP ). Trị số bình thường : 1,5 2,6 g/L ( 3,9 6,7 mmol/L ) Số liệu Việt Nam ( Đ.Đ.Hồ và CS ) : 1,85 g/L cộng và trừ 0,23 g/L ( hay 1,62 2,08 g/L ). Thay đổi sinh lý : Theo tuổi : trẻ sơ sinh 0,75 1,2 g/L ; 1 tuổi : 1,3 1,7 g/L ; 12 tuổi : 1,5 2,0 g/L ... theo de Gennes : Cholesterol máu ( CM ) tăng theo tuổi , tăng 0,2 g cho mỗi 20 năm ( TD : 20 tuổi CM : 2,2 g thì 40 tuổi : 2,4 g/L và 60 tuổi : 2,6 g/L ). 1
- Theo giới ; Nam có Cholesterol máu cao hơn nữ ( nam : 1,5 2,7 g/L hay 3,9 7 mmol/L ; nữ 1,50 2,44 g/L hay 3,2 6,3 mmol/L ). Ở phụ nữ : giảm ở giai đoạn thể vàng của chu kỳ kinh nguyệt ; giảm ở những tháng đầu có mang , nhưng lại tăng ở 3 tháng cuối cùng rồi lại giảm sau đẻ ; tăng khi mản kinh . Theo ăn uống : giảm khi ăn chay ; tăng khi ăn nhiều mỡ ( có thể tới 2,5 3 g/L ) ; tăng khi uống rượu . Yếu tố khác : tăng khi bị tâm chấn ( stress ) , quá trọng , dùng thuốc chống động kinh , giảm khi tập thể dục . 2.Bệnh lý : Giảm Cholesterol máu khi dưới 1,5 g/L : + Thiếu dinh dưỡng : đói , ung thư giai đoạn cuối , tăng Urea máu , kém hấp thụ trong tiêu chảy mỡ , viêm trực tràng đại tràng , cắt dạ dày , viêm tụy . + Gan bị tổn thương nặng : do hóa chất , thuốc , viêm gan ( viêm gan vàng da thường có Cholesterol máu giảm đặc biệt trong trường hợp có thai ; trong thể nặng Cholesterol máu thấp hơn 1 g/L nhất là Cholesterol este ( CE ) máu giảm nhiều ). + Xơ gan , trong đó có xơ gan do nghiện rượu : nếu Cholesterol máu giảm dưới 1 g/L và tỉ số CE/CTP dưới 30% thì tiên lượng xấu . + Cường giáp , tăng aldosteron , cường cận giáp ... + Thiếu máu mạn : thiếu máu ác tính tái phát , thiếu máu tan huyết bẩm sinh ( nhất là thiếu máu hồng cầu nhỏ hình cầu , bệnh MinkowChauffard ) , thiếu máu nhược sắc rõ . + Điều trị bằng ACTH và cortison ; điều trị hôn mê tiểu đường bằng insulin; dùng thuốc lợi tiểu. + Sốt và nhiễm khuẩn : viêm phổi , bạch hầu , thương hàn , nhất là lao Grigaut.Coi Cholesterol máu giảm trong bệnh hủi và sốt rét là 1 dấu hiệu tiên lượng tốt . 2
- + Giảm Cholesterol máu tự phát : bệnh di truyền hiếm , vô bêta lipoprotein. Tăng Cholesterol máu khi trên 2,6 g/L : + Tăng Cholesterol máu tiên phát ; bệnh gia đình , thường gặp nhất trong các bệnh lipid di truyền , Cholesterol máu có thể 8 10 g/L . + Vàng da tắt nật : trong sỏi mật ( CM có thể đạt 4 g/L ) ; Carcinoma ống dẫn mật , xơ gan viêm tiểu quản mật . + Bệnh Von Gierke , viêm gan nhiễm độc ( As ). + Bệnh thận , viêm thận mạn tăng urea máu ; thận hư ( do viêm thận mạn , huyết khối TM thận , thoái hóa dạng tinh bột , luput ban đỏ toàn thân , viêm quanh động mạch , xơ cầu thận , tiểu đường ). Trong thận nhiễm mỡ Cholesterol máu có thể tới 5g/L . + Bệnh tụy tạng : tiểu đường ( cùng tăng với lipid , nhất là Triglyceride ) , cắt tụy toàn phần , viêm tụy mạn ( một số ca ). + Suy tuyến giáp tiên phát hay thứ phát : Cholesterol máu có thể quá 6 g/L , trong phù niêm do nhược giáp , không có tuyến giáp bẩm sinh , rối loạn tổng hợp hormon giáp bẩm sinh ( Cholesterol máu có thể được dùng để theo dõ tiến triển của bệnh và hiệu quả điều trị ) ; Cholesterol máu tăng ít hoặc tăng muộn hoặc không tăng trong phù niêm do suy tuyến yên ( suy tuyến giáp )) trong phù niêm do thiếu iod ... + Xơ mỡ động mạch ( XMĐM ) : các loại tăng LP máu có nguy cơ gây XMĐM nhất đều có Cholesterol máu cao.các mảng XMĐM chứa 7 20 lần Cholesterol hơn Động mạch chủ . + Các rối loạn chuyển hóa lipid khác : vữa ĐM , mập , tích lipid ( bệnh Niemann Pick , bệnh HandSchullerChristian , u vàng ...). 3.Nguy cơ xơ mỡ động mạch bệnh mạch vành : Những nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa nồng độ Cholesterol máu và nguy cơ XMĐM và bệnh mạch vành . Sự tăng nồng độ 3
- Cholesterol do nồng độ cao của LDLCholesterol trong máu đóng vai trò cốt yếu trong bệnh tim do XMĐM . Sự giảm đáng kể của tăng Cholesterol máu trong một thời gian dài kéo theo sự giảm bớt những tổn thương xơ mỡ ở động mạch vành , động mạch chi dưới , và cả những động mạch thận , não . Việc định lượng chính xác Cholesterol máu là bắt buộc trong việc đánh giá nguy cơ XMĐM và bệnh mạch vành . Khi Cholesterol máu vượt quá 200 mg/dl ( 5,2 mmol/L ). Ở người trưởng thành trẻ tuổi là phải quan tâm rồi ( thay đổi chế độ ăn , bỏ hút thuốc ... ) .Nồng độ Cholesterol 200 mg/dl là giới hạn mà trên nó thì nguy cơ bị XMĐM và bệnh mạch vành tăng dần . Chẳng hạn theo một công trình nghiên cứu thì nhồi máu cơ tim cao hơn hai lần khi Cholesterol máu vượt quá 260 mg/dl , so với Cholesterol máu dưới 260 mg/dl. .................................................................................................................................... LDLCholesterol : Trị số bình thường 35 mg/dl. Để xác định khả năng gây xơ mỡ Động mạch ( XMĐM ) , không chỉ căn cứ trên nồng độ Cholesterol ( CM ) cao , mà còn cần xác định tỷ lệ Cholesterol ( C ) trong HDL và LDL . ■ Bình thường : tỷ số Cholesterol toàn phần / HDLC ( hay chỉ số sinh xơ mỡ ĐM ) bằng 4,4 ở nam và 3,3 ở nữ . Theo phần lớn các tác giả thì ở nam tỷ số đó thấp hơn 5 , nguy cơ XMĐM tăng 2 khi nó bằng 10 , tăng 3 khi nó bằng 20 , ở nữ nó thấp hơn 4,5 , nguy cơ XMĐM tăng 1 khi nó bằng 7 , tăng 2 khi nó bằng 11. ■ Bình thường tỷ số LDLC/HDLC dưới 3,5 ở nam , và dưới 3,2 ở nữ , nguy cơ XMĐM tăng khi tỷ số này tăng . .................................................................................................................................... Tài liệu tham khảo : HÓA SINH LÂM SÀNG Bộ môn Hóa sinh Khoa y Trường ĐHYD.TPHCM ( GS.Đỗ Đình Hồ ) 4
- 5
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn