intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DẢI MÂY LƠ LỬNG

Chia sẻ: Vylanh Ngọc Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trâm có một khuôn mặt không chỉ người mà cả máy ảnh cũng chẳng nắm bắt nổi cái thần thái, nôm na là không ăn ảnh. Nhiều bức trong album cứ như là của những người khác nhau. Cái mũi khá cao, mà chụp thẳng là trông rất thấp. Có người còn đùa, nếu gửi ảnh để làm quen khéo không thèm gặp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DẢI MÂY LƠ LỬNG

  1. DẢI MÂY LƠ LỬNG
  2. Truyện của Hoàng Liên Sơn Trâm có một khuôn mặt không chỉ người mà cả máy ảnh cũng chẳng nắm bắt nổi cái thần thái, nôm na là không ăn ảnh. Nhiều bức trong album cứ như là của những người khác nhau. Cái mũi khá cao, mà chụp thẳng là trông rất thấp. Có người còn đùa, nếu gửi ảnh để làm quen khéo không thèm gặp. Nhiều người bảo Trâm trông rõ là hiền, nhưng lại có gì đó rất xa cách. Thực ra, khuôn mặt chị nhiều biến tấu, tính cách lại đa chiều, khi lạnh mà cũng có khi nóng. Có lần, đang lúc khóc dở, chợt nghĩ ra, chị bèn đến gương xem khuôn mặt trong nước mắt của mình có gì lạ! Dáng đi thì mềm mại uyển chuyển như… diễn viên.
  3. Có lần Trâm đi ăn cùng mấy người bạn, chủ nhà hàng lượn lờ, hỏi: “Em có phải là diễn viên không?”. Trâm bảo: “Diễn viên cấp một đến ba thì không phải, vậy chắc là cấp bốn!”. Được cái giọng nói vừa trong, vừa ngọt ngào, đủ để có nơi mời đọc truyện cổ tích và ghi âm, rồi cháu nào ít được nói chuyện với bố mẹ thì gọi cho tổng đài dịch vụ mà mở ra nghe. Nếu diễn chắc không cần lồng tiếng. Nghe chuyện, Văn bảo thế từ nay anh gọi em là diễn viên cấp bốn nhé? Trâm bảo không, anh gọi em là nước đá đi. Văn bảo phải, đời em bao lần đổ nước lạnh vào những cái đầu đang nóng rồi còn gì. Trong số ấy, cái đầu nóng nhất, là Nhã! Dễ cũng đến cả năm rồi, Trâm không gặp anh ta. Thấy Văn nói chưa kịp ăn sáng vì dậy muộn, Trâm bảo anh nhờ ai mua gì cho ăn đi, và từ nay chúng mình không thức khuya, rồi “đêm trông nick sáng ngày chờ chuông reo” (thơ Trần Hưng) nữa nhé. Đêm qua, khi chào tạm biệt, Văn còn đùa: “Nhớ đánh răng xong rồi hãy đi ngủ, em nhé”. Chị đáp: “Anh chỉ được cái mồm miệng đỡ chiều dài!” (Chả là Văn sẽ thấp
  4. hơn Trâm chút xíu, nếu chị đi giày cao gót). Anh thêm: “Ngủ ngoan em nhé”. Chị bảo: “Khiếp quá, chả lẽ tuổi này còn đập chân tay, la hét nữa hay sao?”. Những câu chuyện chả có gì ghê gớm, loanh quanh đùa vui tếu táo. Văn khoe vừa xử lý khéo một tình huống nào đó ở nơi thực tập, thì Trâm bảo anh thế là cũng có võ, dù không mới lắm, đúng kiểu thơm một cái lại vả một cái. Trâm tả chân dung thiếu nữ đang đi bộ mà gặp gió to bất thình lình: “Gió cuốn váy áo, đùa tóc em”. Thì Văn thêm vào: “Làm em không biết giữ cái nào, bỏ cái nào”. Trâm phàn nàn: “Đang “duy mỹ”, anh lại huỵch toẹt, đáng ghét!”. Có thế thôi, mà hôm nào đèn của Văn không sáng lên, là thấy thiếu vắng. Có thế thôi, mà chuyện trò với Văn đã như thành thói quen của chị mất rồi. Thỉnh thoảng không thấy chị xuất hiện, Văn khua khoắng trên nhật ký mạng của mình, như thể muốn làm cho Trâm phải hắt hơi mà nhớ tới. Mà cũng chỉ là nhắc lại một câu Trâm đã dặn đêm qua: “Anh đi lại tập trung, cẩn thận; em thì người ta còn tránh, chứ anh là người ta “oánh” cho đấy. Em chẳng hắt hơi đâu, vì đã ngậm tỏi rồi”.
  5. Trâm đi họp lớp cấp ba. Văn dặn: “Yêu quí tất cả mọi người, chứ đừng với riêng ai nhé”. Chị bảo: “Để em xem xét đã”. Anh bất ngờ hỏi: “Nhớ anh không?”. Chị bảo: “Anh có cho em nhớ anh đâu?”. Cái đầu đầy ảo tưởng của Văn lập tức nghĩ vị thế của mình ghê thế cơ à? Sau cả một ngày vật lộn với ý nghĩ nếu gặp “tình xưa” cô ấy sẽ thế nào, anh chợt nhận ra nghĩa đen: cứ sắp sửa nhớ đến, anh đã lại “gõ cửa” cô ấy rồi. Dần dà, chị bắt đầu muốn làm nũng, đại loại như: “Sai chính tả ấy à, sai khắc có người phải sửa cho trẫm”. Ừ, Trâm thì quá gần với trẫm rồi. Nghĩ sẽ có người tự ái, và như thế thì vẫn chưa phải bến đỗ của Trâm. Nhưng Văn chẳng thấy sao, chỉ thấy được “hầu” đã là vinh hạnh cho anh. Cứ thế, đến một lần chị bỗng nói: “Có điều muốn kể mà mãi không thấy anh lên mạng, giờ em ghét rồi, không nói nữa”; và thoát ra. Văn lóc cóc đạp xe hơn chục cây số đến nhà, mới biết Trâm rán trứng để dầu bắn vào cổ tay trái, bị bỏng nhẹ. Dù tay đã được khử trùng, bôi mỡ, Văn vẫn cầm lên, thổi phù phù mấy cái âu yếm
  6. vào đấy. Thế là từ đó yêu nhau. Nhưng chỉ có Văn nói lời yêu, chứ Trâm một mực im lặng, bất kể anh gặng hỏi kiểu gì. Đến khi Văn ra trường đi làm, thì Trâm cũng vào học đại học năm cuối. * * * Đi làm được một tuần, người ta đã yêu cầu Văn, kỹ sư hóa, và một số người ở các bộ môn khác lên đường về tỉnh xa để giám sát chất lượng nhà máy phân bón đang
  7. đầu tư xây mới của khách hàng. Có một anh cán bộ thế hệ trước đi cùng cả đoàn để hướng dẫn. Anh kể một kỹ sư xây dựng đang được giám đốc cho tạm nằm nhà chờ việc, vì lẽ dám tự tiện bỏ thêm tiền để đi máy bay, chứ không chịu đi tàu hoả như tiêu chuẩn đã định. Anh kết luận: sếp nhà mình du học ở nước bạn láng giềng về, nên thâm nho và quân phiệt lắm! Nghe đến đó, Văn nhớ buổi nói chuyện chào mừng các tân kỹ sư của giám đốc. Diễn văn (nói vo) của ông đang triển khai rất suôn sẻ, và chắc hẳn đúng ý đồ đã được lập trình, thì bỗng như để tỏ ra dân chủ, ông lại mời bí thư chi bộ phát biểu. Không biết bí thư hiểu thâm ý của giám đốc đến mức nào, nhưng lại tông tốc nói ra mức lương bình quân trong công ty. Biết là lương chả hấp dẫn gì, giám đốc lại phải xả ra những lời như thơ nhằm chữa cháy: “Các bạn hãy hình dung, từ một vùng lúa đơn điệu đã ngàn năm, chúng ta đến, và nhà máy mọc lên, và những chàng trai cô gái đến đó, thương yêu nhau, nên vợ nên chồng ở đấy. Đó là ý nghĩa lớn lao trong công việc của các bạn. Còn nếu để tìm kiếm sự giàu có, các bạn đã đi buôn. Tôi không dám nói mức lương của chúng ta là cao nhất, và cũng không định nâng lên thành cao nhất, vì cũng phải
  8. nói rõ điều tế nhị này, là chúng ta rất hay bị hô đằng sau quay. Nếu chúng ta đang đứng đầu, khi bị hô thì lại thành đứng cuối, phải không các bạn?”. Đường lối chung như thế, mà bác nào manh động tự tiện nâng cấp vé tàu hoả thành vé máy bay, thì bị kỷ luật kiểu không công bố là đúng rồi. Vào đến nơi, Văn được giao cho anh Hải, kỹ sư đã có thâm niên phụ trách, chia việc và đào tạo thêm. Anh xởi lởi, tươi cười luôn luôn. Và để phân biệt với một anh nữa trùng tên, thì người ta gọi anh là Hải tươi, còn lại là Hải héo - chả mấy khi anh ấy cười. Rồi Văn lĩnh tháng lương đầu tiên. Trừ mấy món chi phí, vẫn còn đến năm trăm ngàn. Cầm tiền được một lúc, Văn nói với sếp: - Mấy năm sinh viên em chỉ ao ước có cái đài cat-xet để nghe nhạc thỏa thích, vậy anh giúp em mua một cái với số tiền này nhé?
  9. - Hay đấy, nhưng mà nếu ngần này thôi thì chỉ mua được loại một cửa băng, không sang băng được; và nếu bị hỏng cửa duy nhất ấy thì cũng nhịn nghe luôn. Còn nếu mua cố loại hai cửa, thì lại hàng nhái, chả được mấy nả. - Nhưng em chỉ có bấy nhiêu tiền thôi ạ. Và em cũng không thích hàng nhái. - Được rồi, để anh nói với sếp cho ứng thêm tiền lương của tháng sau. Sếp trưởng cười bảo: “Lương em có ngần đấy, thì lấy cả đi chứ còn tạm ứng gì nữa”. Văn vui lắm, thế là đủ để mua thêm cả băng nhạc rồi. Từ đó, ngày nghỉ, đồng nghiệp của Văn đi nơi nào đó rất xa, vì họ có người quen ở trong này để hẹn hò, rong chơi. Văn chẳng biết đi đâu, nhưng cũng không cô độc gì nhờ có cái đài làm bạn. Nghe chán nhạc nhẹ, lại chuyển sang Văn Cao, được thể hiện bởi Ánh Tuyết. Nhạc sĩ bảo có hai người hát được nhạc tiền chiến của Văn
  10. Cao, một là Kim Tiêu thì đã tiêu rồi, hai là Ánh Tuyết thì mới anh ánh lên được một tí thôi! Anh Hải bảo: cái giống nhạc của ông này giai điệu khó nhớ quá. Vâng, khó, với Văn lúc đầu cũng thế, nhưng như một sự cố chấp, hoặc một niềm tin thế này cũng hiểu vì sao danh tiếng của ông lớn, đồng nghịêp đánh giá “sang trọng như một ông hoàng”. Và khi đã nắm bắt được thì lại là một niềm say bền bỉ, ngày này qua ngày khác. Có hôm, Văn gọi điện bằng máy chùa (tức của ban chỉ huy thi công) cho Trâm. Sau những lời thắm thiết kiểu “nỗi nhớ của anh ơi” rồi “nụ cười mụ dạy của anh ơi”, thì mở băng để chị nghe giọng ca đang anh ánh lên ấy! Rồi Văn trở về làm việc ở văn phòng. Một tối, sau khi ở lại làm thêm giờ, Văn dắt cái xe đạp Thống Nhất ra cổng. Đúng lúc đó, ông giám đốc đi ngang qua. Ông đáp lại lời chào của Văn bằng câu hỏi
  11. thăm: Ừ, Văn vẫn đang phải đi làm bằng xe đạp nhỉ? Văn hiểu đó là tín hiệu quan tâm, trông đợi và đãi ngộ, và ẩn dụ là hãy phấn đấu đi, rồi sẽ đến ngày có xe máy. Tới đó, Văn chợt nhớ chuyện giám đốc bắt con trai năm năm đại học cứ xe đạp mà đi, còn xe máy đắp chiếu. Một năm sau, cơ quan tài trợ kinh phí để Văn đi học thêm ở nước ngoài, với cam kết là trở về sẽ phục vụ vĩnh viễn. * * *
  12. Ngày Văn đi, Trâm cũng bắt đầu làm ở một công ty chuyên tư vấn khác. Chuyên môn giỏi, nhưng cứ như vì nhớ người yêu mà chị rất hay mất tập trung, chọn lệnh vẽ dở làm chiếc bút của máy vẽ hiện đại nửa vời cứ gạch đi gạch lại rất nhiều nét trên một chỗ, làm rách cả giấy. Chuyên viên phòng máy tính thỉnh thoảng lại được phen lên ruột. Sống khép kín, chị chẳng màng đến thăm nom nhà một lãnh đạo nào, chịu tiếng lạnh nhạt. Chị chưa đủ từng trải để luyện cho mình sự phân tâm và sống hoà thuận được với cả hai thế giới: mơ mộng của kỷ niệm, tình cảm và khô lạnh của công việc hàng ngày. Chị càng không bắt chước nổi một ông sếp nhỏ, không nghĩ gì, làm gì, nhưng ngồi rất yên, từ sáng tới chiều, dù đôi khi mắt lim dim ngủ gật, vì biết cả trăm cặp mắt đang soi, trăm cái miệng đang chực truyền tin lên sếp tổng, người lừng lững mà bước chân đi giày hầu như không ra tiếng. Một thứ bảy, để tìm cớ tăng tiền lương cho phòng thiết kế, là phòng “cửu vạn” của công ty, sếp trưởng phòng đề nghị hôm sau cả phòng đi làm. Các phòng khác sẽ không bì tị về chuyện đãi ngộ nữa.
  13. Có lẽ Trâm đã đi làm nếu như đó không phải là ngày họp lớp đại học nhân một năm ngày ra trường. Hoặc giả không đi làm cũng được, nếu trước đó thỏ thẻ là mai em xin phép vì có việc riêng không thể bỏ, sếp thông cảm. Nhưng khéo léo đến vậy thì cũng không còn là Trâm. Còn may, khi bất ưng với những gì ở xung quanh, hoặc ở rất gần, lại còn có thể hy vọng về sự tốt đẹp ở xa. Còn có đến được nơi xa ấy hay không, nếu đời mình chưa thể, thì đời con cháu sẽ tiếp tục; nếu chưa thể đi nửa vòng trái đất, thì đi từ nông thôn lên thành thị, từ miền Bắc vào miền Nam. Rút cục Trâm ra đi, sau khi để lại một cái đơn vụng về: “Tự thấy khả năng không đủ để đáp ứng được yêu cầu của công việc”. Ai đó đã trách Trâm sao tự nhận tiếng xấu, nhưng lại có ai đó khen: con bé ấy rất thẳng thắn và tự trọng. Chị không khó khăn gì tìm được một chỗ làm thuê mới. Một văn phòng nhỏ, trên bàn lễ tân có ba lá cờ bằng bàn tay: một quốc kỳ Thụy Điển, một quốc kỳ Việt
  14. Nam và một là biểu tượng của công ty. Như mọi đồng nghiệp người Việt, Trâm nhận lương tháng bằng ngoại tệ. Và ở đó, họ đều đã và sẽ tiếp tục là người làm thuê, dù phấn đấu gắn bó đến đâu, nên tự nhiên cũng chả thấy có gì đáng để ý hay kèn cựa lẫn nhau nữa. Trâm cũng chỉ cần đến thế, để có thời gian đọc kỹ những cuốn sách, xem nhiều lần những bộ phim yêu thích của mình. Chị thấy lạ về ông sếp Tây: cao hai mét, nhưng bữa trưa chỉ cần mấy miếng xoài, hoặc quả chuối, với cốc sữa. Ông Tây ấy lấy vợ lần đầu, vợ lại là một người đàn bà đã một đời chồng, có một đứa con riêng. Ngạc nhiên là, ông quí thằng con riêng của vợ hơn cả thằng con chung, vì nó đàn ông hơn em nó. Vợ hút thuốc, còn ông thì không. Khi vợ đến thăm văn phòng, ông thủ thỉ nhẹ nhàng với bà bằng thứ tiếng Trâm không hiểu, nhưng thấy rõ mồn một thái độ nịnh đầm, rồi chạy sồng sộc đi tìm gạt tàn cho vợ. *
  15. * * Ngày con học xong mầm non, Trâm thở ra nhẹ nhõm, vì Minh Khuê sẽ không còn có cơ bị bạn đánh nữa. Bé mách, thì cô bảo tự mà thu xếp với nhau, cô mệt lắm. Mẹ nài nỉ nhiều quá, nên nó mới dám kể, còn dặn không được nói lại với cô kẻo nó sẽ bị mắng. Đến nước đó, chị chỉ còn biết dặn con hãy tránh xa các bạn dữ tợn. Mà đúng là cô mệt thật. Lớp đông, cô giáo ít, lương thấp vì học phí cũng thấp, vậy mệt là phải rồi. Sáu năm trước, ở nhà hộ sinh, bác sĩ hỏi tên để ghi vào giấy chứng sinh, Trâm bảo chưa chọn xong. Bảo chọn đại một cái tên rồi lúc làm giấy khai sinh đổi sau, chứ chả lẽ giờ tôi ghi vào đây là Vô Danh à? Vậy thì tạm gọi là Trâm Anh, cho có tí dấu vết của mẹ.
  16. Từ bữa đó, cuộc chọn tên ngày một trở nên hối thúc hơn. Cái tên Trâm Anh không hợp lắm, vì gốc gác rõ không phải là nhà quyền quí. Hơn nữa, sẽ lẫn lộn trong dăm bảy đứa cùng tên là Anh ở lớp, làm khổ cô giáo và bạn bè. Hay Quế Chi, để con sẽ là cành quế thơm thảo, đáng yêu? Không ổn, “cay đắng chàng ơi vị quế chi” mà. Hay Nghi Dung, nghĩa là dung nhan trang nhã và phúc hậu? Ồ, con gái thời nay đến bóng đá, bóng nước chúng cũng chả từ, thì trang nhã cái gì. Hay Hải Yến, con chim biển dũng cảm trong phong ba. Ồ, mẹ không muốn con phải thể hiện phẩm chất này cho lắm. Và cuối cùng, bao thương yêu đã kết tụ lại trong cái tên Minh Khuê, một vì sao sáng. Vừa tĩnh (gần như đứng yên ở một nơi nào đó trên bầu trời), vừa động (nhấp nháy sáng thâu đêm). Vì sao ấy đã được hoài thai trên cái giường rẻ quạt rất đơn giản, mà chị giữ lại làm giường cưới, chỉ vì Văn đã nằm trên đó từ lâu. Chị không chịu để mẹ chồng mua cho cái khác. Mẹ chồng không vui vì giường mới bị từ chối, mẹ đẻ không vui vì váy ở tiệm, dù thuê hay mua, cũng bị từ chối. Nhiều thắc mắc từ những người đến dự, nhưng Trâm không thể giải thích hết với họ, rằng đám
  17. cưới chẳng có vai trò gì trong duy trì tình yêu. Đến đăng ký kết hôn cũng vô nghĩa, huống hồ cái váy cưới. Lúc ấy, Văn cảm nhận, thấm thía tình yêu sâu thẳm mà vợ dành cho mình. Nhưng nhiều năm sau, đến một ngày anh nhận ra, hưởng đấy mà cũng chịu đấy: cô ấy muốn tình yêu từ cả hai phía, sau lễ cưới không giảm đi chút nào. Khi đến ủy ban phường để làm giấy khai sinh cho con, bà cán bộ bảo sao đến muộn quá vậy? Vợ nhìn chồng, chồng nhìn vợ, cười trừ và ậm ừ. Họ không khéo giao tiếp với người lạ cho lắm. Nhìn cái tên đẹp, bà ấy bảo tôi đoán biết vì sao rồi, nhưng phiền anh chị nộp tiền phạt! Họ ngỡ ngàng vì bị phạt, rồi lại ngạc nhiên vì mức phạt chỉ bằng một ly café trong quán có máy lạnh. Nhưng còn khi ở trong nôi, chưa đủ tuổi đến lớp, cần có một cái tên thân mật để riêng người trong nhà gọi chứ? Chà, lựa chọn lại càng ít hơn. Loanh quanh thì con trai cũng chỉ Tôm, Bin; còn con gái Cún, Bông, đại loại thế. Mất thêm vài ngày nữa, nó chính thức được gọi là Cốm. Trâm nghĩ, người thân trong cùng tổ chức còn
  18. gọi nhau bằng cái tên thân mật là đồng chí X cơ mà, ai nỡ kêu dùng tên hoang phí đâu. Vào lớp một, Trâm đã chọn cho con vào một trường ít áp lực thành tích. Tuy nhiên, phong trào “vở sạch chữ đẹp”, rồi quan niệm “nét chữ nết người” thì trường nào mà chả tham gia, tức “chạy trời không khỏi nắng”. Thấy không đi ngược được, chị quyết định sẽ tách khỏi đám đông, một đám đông viết chữ đẹp, nhưng lớn lên sẽ chẳng viết tay là mấy mà đều gõ phím ra thứ chữ như nhau. Mà cũng chỉ là cố tách khỏi đám đông lúc ở nhà, chứ trên lớp hẳn con bé vẫn phải gò lưng, bặm môi như tô từng nét. Chị thường xuyên phải nhắc nhở con giữ thẳng lưng khi ngồi đọc sách. Nhưng chị rất lo khi ở lớp, cô giáo sẽ không nhắc nhở xuể. Chị ước gì mỗi lớp học chỉ không quá hai mươi. Trâm cũng từng ước có thể đưa con ra nước nào đó sống, nơi mà môi trường sạch sẽ, con người văn minh, sẵn sàng giúp đỡ phụ nữ, trẻ em. Trâm đã đi trượt, vì đúng
  19. cái năm vào đại học, chế độ ở mấy nước anh em là điểm đến của chị thay đổi, dẫn đến những thỏa thuận về lưu học sinh bị hủy bỏ. Bây giờ, chị vẫn muốn, nhưng không có khả năng, nên cái muốn ấy nó lắng dần xuống. Và lâu lâu nó nhói lên, cợn lên, như trong buổi chiều này, nghe bạn kể con trai cưng bị cô giáo mầm non cấu véo ở mu, phía trên gốc của bộ phận sinh dục, rồi đánh bằng vật xốp. Đứa trẻ vẫn yêu lớp, yêu trường, vẫn thích nghi nhờ bản năng. Nhưng lớn lên, chúng sẽ dễ dàng đánh nhau, vì đã quen với bạo lực từ bé! Thế mà ngày khai trường, hiệu trưởng trường tư thục ấy vẫn nhiều phát ngôn rất ấm lòng. Trâm biết, có thể ba mươi năm nữa hệ thống và chương trình giáo dục sẽ thay đổi, nhưng Cốm chỉ đi học một lần. Mà cái “một lần cho mãi mãi” của nó đang là học nhiều hỏng nhiều, học ít hỏng ít, không học không hỏng! Chả lẽ lại không cho đi học? Người ta tước quyền nuôi con của chị mất.
  20. * * * Trâm tần ngần đứng giữa chợ chiều. Sáng nay, trước khi đi làm, Trâm hỏi anh thích ăn gì để em mua. Văn bảo tùy em, gì anh cũng ăn tốt. Chị thở dài, thế mới khó vì diện lựa chọn không được thu hẹp bớt lại cho dễ định hướng. Rau muống ruộng với vườn, sợ họ phun thuốc kích thích. Rau muống ao, hồ thì sợ rau đã hút kim loại nặng từ nước lên. Có rửa bao nhiêu lần, cũng chỉ sạch bên ngoài, chứ ai mà lôi nổi kim loại nặng ra chứ? Khổ, chồng học về hóa nên biết cái đôi khi thà không biết còn đỡ nặng đầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2