intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đái tháo nhạt (E23.2)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đái tháo nhạt (E23.2)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận chẩn đoán, xử trí cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, tái khám ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đái tháo nhạt (E23.2)

  1. ĐÁI THÁO NHẠT (E23.2) 1. ĐỊNH NGHĨA Tiểu nhiều (đa niệu): nước tiểu > 5 ml/kg/giờ hoặc > 2 lít/m2 da/24 giờ, hoặc 150 ml/kg/24 giờ ở trẻ sơ sinh, hoặc 100-110 ml/kg/24 giờ ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, hoặc > 50 ml/kg/24 giờ ở trẻ lớn và người lớn. Đái tháo nhạt (Diabetes insipidus: DI): uống nhiều, tiểu nhiều do sự thiếu hụt tống hợp và bài tiết ADH ở hạ đồi và thùy sau tuyên (đái tháo nhạt trung ương: Central diabetes insipidus - CDI), hoặc do sự kém nhạy cảm của các thụ thể với ADH tại ống thận (đái tháo nhạt do thận: Nephrogenic diabetes insipidus - NDI), hoặc do tâm lý còn gọi là chứng uống nhiều nguyên phát. 2. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP - Đái tháo nhạt trung ương: + Bẩm sinh: § Hội chứng Wonfram (DIDMOAD = Diabetessipidus, Diabetes Mellitus, Optic atropy, Deafness). § Thiểu sản tuyến yên. § Đột biến gen tổng hợp ADH. + Mắc phải: § Chấn thương hay phẫu thuật sọ não, các bệnh lý viêm não, viêm màng não, lao màng não, u não. § Histiocytosis X, sarcoidose, u hạt Wegener. 325
  2. § Giang mai, toxoplasmosis, nhiễm CMV. + Vô căn: 10%. - Đái tháo nhạt do thận: + Bẩm sinh: § Đột biến gen AVPR2 mã hóa ADH receptor V2. § Đột biến gen tổng hợp AQP2. + Mắc phải: § Do thuốc (lợi tiểu quai, Diphenhydantoin, Reserpin, Ciplastin, Rifampin, Ethanol, Lithium, Amphotericin B, Alpha-interferon, Mannitol). § Tăng calci máu (> 2,75 mmol/L), hạ kali máu (< 3 mmol/L). § Giảm khả năng cô đặc: suy thận mạn, thận đa nang… Bảng tóm tắt nguyên nhân di truyền của Đái tháo nhạt Type Kiểu di truyền Di truyền Tuổi khởi phát Trung ương Trội, NST thường Prepro-AVP2 > 1 tuổi gen Trung ương Lặn, NST thường Mitochondrial < 1 tuổi deletion 4p16 Do thận Lặn, NST X Đột biến gen < 1 tuần tuổi AVPR2 Do thận Trội/lặn, Đột biến gen < 1 tuần tuổi NST thường AQP2 326
  3. 3. CÁCH TIẾP CẬN 3.1. Xét nghiệm chẩn đoán (ngoại trú phòng khám) - Tổng phân tích nước tiểu: + Tỷ trọng nước tiểu: thấp 1.001-1.005. + Đường niệu: âm tính. - Áp lực thẩm thấu nước tiểu thấp: 50-100 mOsm/kg. - Áp lực thẩm thấu máu: bình thường hoặc tăng nhẹ. - Sinh hóa máu: ion đồ máu, glycemie, urê, creatinine. 3.2. Xét nghiệm tìm nguyên nhân (nội trú nhập viện) - Test nhịn nước. - Test nhạy cảm với ADH (DDAVP): Minirin. - Siêu âm não xuyên thóp, bụng. - MRI tuyến yên. 3.3. Xét nghiệm gen - Khi đã loại trừ các nguyên nhân mắc phải. - Bệnh mang tính chất gia đình. - Tiên lượng bệnh. - Tư vấn di truyền. 327
  4. Tiểu nhiều Đánh giá ban đầu tại phòng khám: - Tiểu > 5 ml/kg/giờ hoặc > 2 l/m2 da/24 giờ hoặc > 50 ml/kg/24 giờ - Đường huyết đói bình thường - Nước tiểu pha loãng: o Áp lực thẩm thấu nước tiểu (ALTTNT), 280 mOsm/kg o Tỷ trọng nước tiểu (TTNT) < 1,005 Nhập viện: làm test nhịn nước và test đáp ứng DDAVP Kết thúc test nhịn nước Kết thúc test nhịn nước Kết thúc test nhịn nước Kết thúc test nhịn nước - ADH < 1 pg/ml - ADH > 5 pg/ml - ADH 1 – 5 pg/ml - ADH > 5 pg/ml - ALTT NT/ máu < 1 - ALTT NT/ máu < 1 - ALTT NT/ máu > 1 - ALTT NT/ máu > 1 Test DDAVP: ALTT NT Test DDAVP: ALTT NT Test DDAVP: ALTT NT Test DDAVP: ALTT NT tăng > 50% → đái tháo tăng < 50% → đái tháo tăng < 10% → đái tháo tăng > 50% → bình nhạt trung ương nhạt do thận nhạt một phần thường hoặc uống nhiều do tâm lý Siêu âm thận, hội chẩn Đánh giá chức năng MRI tuyến yên chuyên khoa thận thùy trước tuyến yên; định lượng IGF-1, IGFBP-3, FT4, MRI tuyến yên Lưu đồ chẩn đoán đái tháo nhạt 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu: khi có triệu chứng nguy hiểm toàn thân. - Sốc giảm thể tích do mất nước. - Co giật, rối loạn tri giác, hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngưng tim do rối loạn điện giải. 328
  5. 4.2. Chỉ định nhập viện - Các trường hợp đa niệu > 5 ml/kg/h chưa có chẩn đoán bệnh nguyên. - Có triệu chứng mất nước, hoặc sụt cân > 10% trọng lượng cơ thể. - Sốt, ói, tiêu chảy, ăn uống kém, đừ mệt… ở bệnh nhân đã có chẩn đoán DI. - Rối loạn nước điện giải nặng. - Rối loạn tri giác. - Chuẩn bị phẫu thuật có gây mê… 4.3. Khám chuyên khoa - Bệnh nhân uống nhiều, tiểu nhiều, khát… - Số lượng nước tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu thấp (1.001-1.005), mất khả năng cô đặc nước tiểu. 4.4. Điều trị ngoại trú - Điều trị triệu chứng: bù nước và điện giải: bù lượng dịch đã mất theo mức độ mất nước. - Điều trị đặc hiệu: đái tháo nhạt trung ương (CDI): Desamino-D-arginine vasopressin (DDAVP, Minirin): đồng vận vasopressin tác dụng kéo dài 18-24 giờ và không có tác dụng co mạch, không làm tăng huyết áp. Thời gian điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây đái tháo nhạt trung ương. Thường thoáng qua và có thể hồi phục nếu sau phẫu thuật thần kinh, chấn thương và thường kéo dài vĩnh viễn nếu vô căn. + Dạng xịt mũi: (bắt đầu tác dụng sau 5-10 phút; 0,1 ml = 10 µg). 329
  6. § Trẻ nhỏ < 1 tuổi, phải theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa. § Trẻ 1-2 tuổi liều 0,15-0,5 µg/kg/24 giờ. § Trẻ lớn > 2 tuổi liều 5-20 µg/ngày chia 1-2 lần/ngày. § Liều tối đa 40 µg. + Dạng viên: (tác dụng sau 15-30 phút). § Liều gấp 10-20 lần xịt mũi: 25-300 µg/ngày chia mỗi 8-12 giờ. § Dạng uống nếu dùng chung với bữa ăn có thể làm giảm 40-50% hấp thu. § Liều duy trì hàng ngày có thể từ 100-800 µg/ngày. + Dạng viên ngậm dưới lưỡi: tác dụng nhanh tương đương dạng xịt. v Lưu ý: - Để tránh ngộ độc nước: hạn chế và ngưng truyền dịch ngay khi có thể, theo dõi sát lượng nước xuất nhập khi đã sử dụng Minirin điều trị. - Biến chứng của điều trị: hạ Natri máu, tăng Natri máu, quá tải dịch. - Tìm và điều trị nguyên nhân ở não. + Đái tháo nhạt do thận (NDI): § Hạn chế cung cấp Na (< 1 mmol/kg/ngày) sẽ làm giảm mất nước qua thận. § Nước 300-400 ml/kg/ngày. § Đảm bảo cung cấp đủ protide (2 g/kg/ngày). 330
  7. § Lợi tiểu: Chlorothiazide 25 mg/kg/ngày hoặc Hydrochlorothiazide 2-4 mg/kg/ngày. Theo dõi: hạ kali máu. § Ức chế Prostaglandine: Indométhacine 2 mg/kg/ngày có thể kết hợp Hydrochlorothiazid. § Amiloride 20 mg/1,73 m²/ngày có thể kết hợp Hydrochlorothiazide để giữ kali, giảm nước tiểu. 4.5. Tái khám ngoại trú - Thời gian tái khám: + Mỗi 1-4 tuần tùy tình hình lâm sàng. - Thời gian đánh giá định kỳ khi tái khám: + Cân nặng, chiều cao. + Lượng nước uống và nước tiểu 24 giờ, tiểu đêm, tiểu dầm. + Phát triển thể chất, vận động và tâm thần. + Tác dụng phụ của thuốc. + Tỷ trọng và áp lực thẩm thấu nước tiểu. + Đái tháo nhạt trung uơng cần theo dõi và tái khám theo hẹn BS chuyên khoa thần kinh. 331
  8. Thời điểm chẩn đoán CDI: MRI - Kích thước cuống tuyến yên (PSS) - Tuyến yên và não sau Không tuyến yên sau PSS Không tuyến yên sau Không tuyến yên sau bình thường (< 3 mm) PSS = 3,1 – 3,9 mm PSS = 4,0 – 6,5 mm MRI sọ não Mỗi 6 MRI STIR hoặc xạ hình tháng/2 năm xương Máu/dịch não tủy/ LCH và markers ung thư PSS bình thường PSS tăng MRI sọ não mỗi 6 tháng/3 năm Theo dõi tổn thương tuyến yên và ngoài tuyến Dừng MRI MRI STIR hoặc xạ hình xương Máu/dịch não tủy/LCH và markers ung thư Tăng kích thước tuyến yên trước và/hoặc liên quan tuyến tùng/hạch nền/thân não/ chất trắng tiểu não/não thất ba/ xương, ↑ cường độ phổi, da, tai, mũi, gan, cơ quan khác tín hiệu Không Có Không Có PSS tăng Máu/dịch não tủy LCH và markers ung thư Không Có Loại trừ: LCH, germinoma Lymphocytic infundibulohy- Dừng MRI Sinh thiết tùy pophysitic, hoặc bệnh khác trường hợp Không Có Sinh thiết tùy Điều trị trường hợp đặc hiệu Lưu đồ theo dõi CDI: lâm sàng và hình ảnh học 332
  9. - Dấu hiệu tái khám ngay: + Dấu hiệu mất nước: môi khô, mắt trũng, dấu véo da mất chậm hoặc rất chậm, tri giác tỉnh táo, bứt rứt, hay li bì hôn mê và có thể trụy mạch. + Triệu chứng tăng Natri máu: mệt mỏi, kích thích, lơ mơ, co rút cơ, co giật, buồn nôn, nôn. + Triệu chứng thần kinh: trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn, đau dầu, rối loạn thị giác như nhìn mờ, nhìn đôi... - Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: + Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ cần cho uống nước đầy đủ, cho uống nước tự do theo nhu cầu của trẻ: cho trẻ ăn một chế độ ăn ít chất cặn dư thẩm thấu. 5. NHỮNG LƯU Ý - Đái tháo nhạt do thiếu hụt vasopressin là hay gặp nhất, một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt vasopressin là do u ở vùng hạ khâu não tuyến yên. Chính vì vậy bệnh nhân đái tháo nhạt cần được khám định kỳ để phát hiện sớm u não. - Đái tháo nhạt tiên phát nếu cung cấp nước đầy đủ và điều trị thay thế bằng vasopressin thì tiên lượng tốt. Những thể thứ phát sau viêm não thì xấu hơn, những trường hợp sau sang chấn có thể tự khỏi, trường hợp u não thì tùy thuộc vào loại u. Nói chung tùy thuộc vào tổn thương và các tổn thương thùy trước tuyến yên kèm theo. 333
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2