intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2.2. Clofibrate: 2.2.1. Biệt dược, trình bày, dược động học: Lipavlon (ICI; Avlon), Atromid (ICI), Clofibral (Negma), Normolipol (Delagrange)... Trình bày dưới dạng viên, hàm lượng 500mg. Thuốc được biết chủ yếu dùng trong điều trị tăng VLDL, LDL cholesterol, triglyceride, ngoài ra thuốc cũng có tác dụng làm giảm tiểu như chlorpropamide nhưng yếu hơn, cơ chế tác dụng chưa hoàn toàn rõ, thuốc không có tác dụng trên bệnh ĐTN do thận. Đã chứng minh được thuốc làm tăng tiết AVP. Tác dụng phụ gây đau cơ, yếu, tăng men của cơ. 2.2.2. Chỉ định: Tăng cholesterol, tăng triglyceride...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 5)

  1. ĐÁI THÁO NHẠT (Kỳ 5) 2.2. Clofibrate: 2.2.1. Biệt dược, trình bày, dược động học: Lipavlon (ICI; Avlon), Atromid (ICI), Clofibral (Negma), Normolipol (Delagrange)... Trình bày dưới dạng viên, hàm lượng 500mg. Thuốc được biết chủ yếu dùng trong điều trị tăng VLDL, LDL cholesterol, triglyceride, ngoài ra thuốc cũng có tác dụng làm giảm tiểu như chlorpropamide nhưng yếu hơn, cơ chế tác dụng chưa hoàn toàn rõ, thuốc không có tác dụng trên bệnh ĐTN do thận. Đã chứng minh được thuốc làm tăng tiết AVP. Tác dụng phụ gây đau cơ, yếu, tăng men của cơ. 2.2.2. Chỉ định: Tăng cholesterol, tăng triglyceride máu, ĐTN trung ương. 2.2.3. Liều lượng, chống chỉ định: 500mg 3-4 viên/ngày. Chống chỉ định: suy gan, suy thận. 2.3. Carbamazepine:
  2. 2.3.1. Biệt dược, trình bày, dược động học: Tégrétol hoặc Tegretal (Ciba-Geigy), Biston (Spofa, Tchécoslovaquie), Sirtal (Labaz). Trình bày dưới dạng viên, hàm lượng 200mg. Chỉ định chủ yếu của thuốc là: Động kinh, đau dây thần kinh tam thoa, ngoài ra thuốc cũng có tác dụng góp phần làm giảm tiểu, cơ chế chưa hoàn toàn rõ, thuốc kích thích tiết ADH. Tác dụng phụ quan trọng là ức chế tuỷ xương. 2.3.2. Chỉ định: Đái tháo nhạt trung ương, động kinh, đau dây thần kinh tam thoa. Do thuốc có nhiều tác dụng phụ vì vậy thuốc chỉ nên chỉ định khi các thuốc khác không dùng được. 2.3.3. Liều lượng, chống chỉ định: 100-200 mg x 2 lần mỗi ngày. Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, mang thai (nhất là 3 tháng đầu), suy gan, rối loạn tạo máu, bệnh tăng nhãn áp, ứ đọng nước tiểu, các rối loạn về tim mạch. 2.4. Hydrochlorothiazide: 2.4.1. Biệt dược, trình bày, dược động học, chỉ định:
  3. Dichlotride (Merck, Sharp, Dohm), Esidrex (Ciba-Geigy)... Trình bày viên 25mg. Thuốc thường được dùng giúp tăng thải muối và nước ở những trường hợp chỉ định thông thường như phù, tăng huyết áp, suy tim... Tuy nhiên thuốc có tác dụng giảm tiểu một cách nghịch lý ở tất cả những trường hợp ĐTN, tác dụng này xất hiện thứ phát sau khi nước tiểu bị loãng ở nhánh lên của quai Henle, cũng như thứ phát sau khi thể tích giảm nhẹ ở ống lượn xa. Với liều lượng tiêu chuẩn, thuốc làm giảm 30-50% lượng nước tiểu ở tất cả các thể ĐTN, do đó thuốc rất hữu ích khi dùng hỗ trợ với các thuốc uống khác trong điều trị ĐTN trung ương cũng như ĐTN do thận. 2.4.2. Liều lượng, chống chỉ định: 1-5 mg/kg/ngày. Không dùng thuốc khi suy thận nặng, phụ nữ mang thai, cho con bú, dị ứng với sulfamide, bệnh gout mạn, hạ Natri, kạ Kali máu. 3. Một số nguyên tắc trong điều trị: 3.1. Giáo dục, theo dõi: Giáo dục bệnh nhân chỉ uống nước khi thật sự khát. Theo dõi thấy Natri huyết tương < 130 mEq/l xuất hiện ≥ 2 lần xét nghiệm chứng tỏ uống quá nhu cầu thật.
  4. 3.2. Thời gian của liệu trình: Đối với ĐTN trung ương trong phần lớn các trường hợp phải điều trị suốt đời, ngay cả những trường hợp nguyên nhân gây bệnh đã được loại bỏ, một số rất ít các trường hợp bệnh có cải thiện đến mức ngưng điều trị, thường không phải do AVP hồi phục sự tăng tiết mà có thể do các yếu tố khác nặng hơn như suy thượng thận, tiết AVP lạc chỗ từ u ác tính, tình trạng mất nước trầm trọng do rối loạn cơ chế khát nước. Tuy nhiên đã có những báo cáo bệnh hồi phục do đó mỗi năm nên thử ngưng điều trị vài ngày để đánh giá sự hồi phục. 3.3. Tích cực tìm nguyên nhân: Cần tích cực tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh bằng nhiều phương tiện về chẩn đoán hình ảnh học, các xét nghiệm dịch não tuỷ cũng như những thăm dò về nội tiết vùng dưới đồi, thuỳ trước tuyến yên ngay cả khi hình ảnh hố yên bình thường. 3.4. Đái tháo nhạt ở người mang thai: Thuốc duy nhất được dùng là DDAVP, liều dùng thường cao hơn một ít so với bệnh nhân ĐTN không mang thai do nhau thai sản xuất vasopressinase, Trong thai kỳ chấp nhận natri máu thấp hơn 5 mEq/l so với người ĐTN không mang thai. DDAVP không có tác dụng lên co cơ tử cung. Thai kỳ không được dùng các thuốc uống điều trị ĐTN do khả năng gây quái thai.
  5. 3.5. Uống nhiều tiên phát: Điều trị chủ yếu giáo dục bệnh nhân. Thuốc an thần kinh không hiệu quả đối với uống nhiều do tâm lý. Hạn chế uống cũng làm bệnh cải thiện nhưng khó thực hiện, thực tế với những bệnh nhân này càng hạn chế uống, càng làm khát nhiều hơn. Dùng DDAVP làm tiểu ít lại nhưng không tác động gì trên tình trạng uống nhiều do tâm lý, bệnh nhân vẫn tiếp tục uống, do đó luôn luôn dẫn đến ngộ độc nước, hại hơn là lợi, biểu hiện trong 24-48 giờ với hạ Natri máu, nhức đầu, chóng mặt, lo lắng, buồn nôn, nôn, lẫn lộn, co giật, hôn mê, ngay cả tử vong. Cần chẩn đoán chính xác trước khi quyết định điều trị. Nếu cần, thuốc cũng có thể cho vào lúc đi ngủ, cần cân nhắc kỹ liều lượng sao cho thuốc không kéo dài tác dụng đến ngày hôm sau, đó là lúc bệnh nhân lại uống nhiều có thể gây ngộ độc nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2