intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dâm bụt cũng là vị thuốc

Chia sẻ: Minh Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dâm bụt hay Bông bụp (Hibiscus rosa-sinensis L.) thuộc họ Bông (Malvaceae), được trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi vì hoa đẹp và có nhiều màu sắc như vàng, cam, hồng, đỏ. Cây cao 4-6m. Lá hỉnh bầu dục, nhọn đầu, mép có răng to, có lá kèm. Hoa ở nách lá, khá lớn, có đài nhỏ và tràng 5 cánh hoa có màu, nhị nhiều. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Hoa nở quanh năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dâm bụt cũng là vị thuốc

  1. Dâm bụt cũng là vị thuốc Dâm bụt hay Bông bụp (Hibiscus rosa-sinensis L.) thuộc họ Bông (Malvaceae), được trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi vì hoa đẹp và có nhiều màu sắc như vàng, cam, hồng, đỏ. Cây cao 4-6m. Lá hỉnh bầu dục, nhọn đầu, mép có răng to, có lá kèm. Hoa ở nách lá, khá lớn, có đài nhỏ và tràng 5 cánh hoa có màu, nhị nhiều. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Hoa nở quanh năm. Dân gian dùng rễ, lá và hoa để làm thuốc, có thể dùng tươi hay phơi khô. Theo truyền thuyết, Dâm bụt có nguồn gốc từ một số vùng ở Ấn độ, người ta hay dùng hoa này để thờ cúng Thần Devi. Tên gốc là hoa “Dâng bụt” (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật, về sau do đọc trại mà thành dâm bụt. Dâm bụt còn có nghĩa là “che bóng Phật” (Dâm : che bóng, Bụt: Phật) do hình của hoa giống như cái lọng. Hoa dâm bụt
  2. Theo nghiên cứu chỉ mới biết trong hoa có nhiều chất thuộc nhóm anthocyanozit, lá và hoa đều có chất nhầy. Hợp chất anthocyanozit là một nhóm chất có tác dụng kháng oxyt hóa tế bào rất mạnh và được xem có tác dụng chống lão hóa tế bào và khả năng kháng ung thư. Theo y học cổ truyền, rễ Dâm bụt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, điều kinh. Lá có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng. Hoa có vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm, cầm máu, chống sưng, nhuận tràng. Theo y học truyền thống Ấn độ, một vài loài Hibiscus đặc biệt là trắng và đỏ, rễ được dùng nấu như trà uống mỗi ngày có tác dụng chữa ho. Nhiều người còn lấy hoa Dâm bụt đun trong dầu để bôi cho mượt tóc, ngăn chặn tóc gãy rụng và làm cho tóc thêm óng ả. Lấy bột lá và hoa nghiền mịn trộn chung ít nước xà phòng sẽ là một loại dầu gội tốt cho tóc. Năm 2008, một nhóm nghiên cứu ở Mỹ đã cho thấy dùng trà được bào chế từ các loài Hibiscus có tác dụng làm hạ huyết áp và giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn nếu những người có bệnh huyết áp mỗi ngày uống 3 tách trà Hibiscus. Ở Inđônêxia, người ta còn dùng hoa Dâm bụt phối hợp với hạt Đu đủ để gây sẩy thai. Phụ nữ ở Tahiti có tục lệ là lấy một hoa Dâm bụt đặt vào sau gáy tai thì có nghĩa là người đã lập gia đình. Ở Jamaica và vài quần đảo khác trong vùng biển Caribbean, Hibiscus được xem là khá phổ biến vào các dịp lễ Giáng sinh. Rễ nó được pha chế như một loại nước giải khát chung với các loại thảo mộc khác, vài loại gia vị và sau cùng được làm ngọt bằng đường mía. Thông thường nó được pha với rượu rum Jamaica. Tuy nhiên cần chú ý nên đun nấu chúng trong nồi tráng men vì nếu đun trong dụng cụ kim loại từ nhôm, thép hoặc đồng sẽ phá hủy các khoáng chất tự nhiên và sinh tố. Uống trà Hibiscus còn có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Người Mexico cho rằng Hibiscus có vị hơi giống như trái nam việt quất nhưng mạnh hơn
  3. và những lợi ích của nó mang lại rất tốt cho sức khỏe con người. Màu sắc chiết được từ các loài hoa Hibiscus còn được dùng làm chất màu để thay thế cho các hợp chất màu tổng hợp vì không gây độc hại. Tại Việt nam, dân gian hay dùng Dâm bụt để chữa các bệnh sau đây: 1. Rễ dùng chữa - Viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp - Viêm khí quản, viêm đường tiết niệu - Viêm cổ tử cung, bạch đới - Kinh nguyệt không đều, mất kinh. Vỏ rễ chữa mất ngủ và tiêu chảy. 2. Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ hồi hộp, tiểu đỏ, ngứa lở ngoài da, bí tiểu 3. Lá dùng chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, di mộng tinh, phụ nữ khí hư bạch đới. 4. Quả chữa ho khò khè, đau đầu. Cách dùng: Dùng rễ và lá 15-30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm. Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm hạch bạch huyết. Dùng tươi giã nhỏ, trộn tí muối đắp ngay lên mụn nhọt đang mưng mủ hoặc trên chỗ sưng viêm, mụn sẽ vỡ và bớt đau nhức. - Viêm tuyến mang tai: Lá hoặc hoa tươi 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tươi, cùng với lá Phù dung giã nát đắp ngoài. - Viêm kết mạc cấp: Rễ Dâm bụt 30g sắc uống. - Trúng thử cấm khẩu: Lá Dâm bụt tươi, giã nát, thêm tí muối, vắt nước uống.
  4. - Kinh nguyệt không đều, thấy sớm kỳ, ngắn vòng, hay ra nhiều máu, rong huyết lấy vỏ rễ Dâm bụt, lá Huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống. Tuy nhiên trong lá và thân Dâm bụt có nhiều chất nhày nên dùng nhiều có thể làm nhuận tràng và đi xổ nhiều. Chú ý không nên dùng cho phụ nữ đang có thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2