YOMEDIA
ADSENSE
Dân cư Chăm pa
147
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'dân cư chăm pa', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dân cư Chăm pa
- MỤC LỤC Điều kiện địa lý – dân cư của Chămpa........................................... 2 A. Điều kiện địa lý.................................................................... 2 I. Điều kiện dân cư.................................................................. 3 II. Các luồng giao lưu văn hóa của Chămpa........................................ 5 B. Giao lưu với Ấn Độ.............................................................. 5 I. Giao lưu với Trung Quốc..................................................... 12 II. Giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á...........15 III. Giao lưu với Đại Việt.......................................................... 18 IV. Kết luận............................................................................................. 25 C. Tài liệu tham khảo....................................................................................... 26 1
- ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ – DÂN CƯ CỦA CHĂMPA A. Điều kiện địa lý I. Vương quốc Chămpa xưa là một quốc gia cổ thuộc khu vực Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á, nhất là bán đảo Đông Dương được xem như vùng “đệm” (trung gian) giữa 2 nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn đến ảnh hưởng xen kẽ lẫn nhau của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực này. Bên cạnh đó, Chămpa có đường biên giới tiếp giáp với một số quốc gia như Phù Nam (sau này là Khmer), Đại Việt,… Vì thế sự tiếp xúc với các quốc gia này là một điều tất yếu. Chămpa còn có lợi thế về vị trí địa lý và biển. Nằm trên con đường giao thương biển quan trọng của Châu Á, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Đ ộ Dương, nên Chămpa là điểm dừng chân của rất nhiều thuyền buôn cũng như các đoàn thám hiểm. Trong lịch sử của mình, Chămpa đã có một số cảng biển khá phát triển như Vijaya hay Panduranga. Chính vì những lẽ trên, Chămpa đã có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa trên thế giới. Sự tiếp xúc đó hình thành nên những luồng giao l ưu văn hóa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Chămpa. 2
- Điều kiện dân cư II. Những cư dân mà người ta xác định là chủ nhân của vương quốc Chămpa sau này, thuộc nhóm tộc Mã Lai – Đa Đảo (Malayo – Polynesian) cư trú rải rác trên một địa bàn khá rộng ở các vùng đảo ven biển Nam và Đông Nam Châu Á. Trên địa bàn của vương quốc Chăm sau này, trước khi người Hán đặt nền thống trị ở đây, đã tồn tại một nền văn hóa bản địa – văn hóa Sa Hùynh. Theo các nhà khoa học, thì văn hóa Sa Hùynh đã phát triển đến một trình đ ộ khá cao và có khả năng đã bước vào thời kỳ hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Một số hiện vật văn hóa Sa Huỳnh Đặc điểm kinh tế chủ yếu của cư dân Chămpa đó là kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện của miền Trung đồng bằng nhỏ hẹp và khô cằn, thiên nhiên lại khắc nghiệt, nên biển cũng đóng một vai trò rất lớn trong sản xuất kinh tế của người Chăm. Vì thế, sự tiếp xúc với biển và những yếu tố đến từ biển của người Chăm là rất lớn. 3
- Những điều kiện trên sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa nền văn hóa Chăm tiếp cận với những nền văn hóa khác trên thế giới, góp phần hình thành nên một nền văn hóa Chămpa đa dạng, phong phú. 4
- CÁC LUỒNG GIAO LƯU VĂN HÓA CỦA CHĂMPA B. Giao lưu với Ấn Độ I. 1. Tôn giáo Ấn Độ giáo 1.1 Được du nhập vào Chămpa cùng với Phật giáo từ đầu công nguyên, được nhân dân và nhất là triều đình tiếp nhận. Dựa vào các bi ký, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc Chăm chúng ta có thể khẳng định cư dân Chăm theo Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo giữ vai trò quan trọng trong lối sống của cư dân Chăm (trong việc thờ các thần: Brahma, Visnu, Siva,… và việc hiến tế lễ). Ấn Độ giáo được người Chămpa tiếp nhận và cải biến cho phù hợp với nền văn hóa bản địa. Trong quá trình tồn tại, tôn giáo này đã phát triển trong hoàn cảnh riêng của người Chăm và tương ứng với sự phát triển của lịch sử - văn hóa – xã hội Chămpa. Phật giáo 1.2 Dựa vào bia Võ Cạnh, chúng ta thấy vào cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III Phật giáo phát triển ở phía Nam vương quốc Chămpa, nhất là quanh khu vực Nha Trang. Đến thế kỷ IX, X Phật giáo Chămpa phát triển đến cực thịnh. Từ sau thế kỷ thứ X, Phật giáo đã giảm dần ảnh hưởng trước Ấn giáo, nhất là ở phía Nam, tập trung hơn ở phía Bắc vương quốc Chămpa. Nhưng Phật giáo chỉ còn ảnh hưởng yếu ớt trong đời sống tinh thần của người Chăm. Chữ viết 2. Qua những gì hiện còn và được biết, chúng ta đã thấy chữ Phạn Sanskrit đã được người Champa tiếp thu từ những thế kỉ đầu công nguyên. Bia Võ Cạnh với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký Amaravati ở Nam Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu định niên đại ở thế kỉ III-IV là 5
- bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Champa. Từ thời điểm đó cho tới khi vương quốc Champa chấm dứt sự tồn tại của mình, chữ Phạn luôn là chữ viết được dùng trong triều đại Champa. Do chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của văn hóa Ấn Độ cho nên các vua của Chămpa thường dùng chữ Phạn để bày tỏ ý tưởng của mình đối với các thần linh. Sự tiến triển của văn tự Sanskrit từ trước thế kỉ IV, chữ viết có dạng công của Nam Ấn, sau đó trong những thế kỉ VI-VIII, chữ Phạn ở Champa lại có dạng chữ vuông của Bắc Ấn, rồi từ thế kỉ VIII trở đi, dạng chữ Phạn của Champa chuyển sang kiểu chữ tròn của Nam Ấn. ngay sự chuyển biến của chữ Phạn ở Champa cũng phần nào chứng tỏ giưã Ấn Độ và Champa luôn có sự giao lưu thường xuyên về văn hóa. Văn học – Nghệ thuật 3. Văn học 3.1. Do nhiều nguyên nhân lịch sử, mà chúng ta hiện nay không có một văn bản năn học cổ nào của Champa. Nhưng bia kí và những tác phẩm nghệ thuật diêu khắc lại cho biết hầu như tất cả tác phẩm văn học cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ đều đã có mặt và được biết đến ở Champa. Bia kí thế kỉ VII-VIII của hai vị vua Vikrantavarman I và II có nói tới việc dựng đền thờ cho “đại Rsi Valmiki”, tác giả của bộ sử thi cổ đại nổi tiếng Ramayana của Ấn Độ. Việc thờ Valmiki chứng tỏ ngay từ thế kỉ VII, tác Phẩm Ramayana của Ấn Độ đã được biết đến ở Champa. Bằng chứng là, trong Lĩnh Nam chích quái, tập truyện cổ dân gian thế kỉ XV của người Việt do Vũ Quỳnh – Kiều Phú biên soạn có truyện Da Thoa hay còn có tên khác là Chiêm Thành truyện. Tuy rất ngắn nhưng lại tóm tắt được hầu như toàn bộ nội dung sử thi Ramayana. Có lẽ hiện vật vật chất duy nhất còn lại chứng tỏ sự hiện diện của sử thi Ramayana là bốn bức phù điêu thế kỉ X (Bảo tàng Chăm Đà Nẵng) minh họa một vài cảnh được rút ra từ sử thi, tuy không đ ầy đ ủ 6
- nhưng dễ nhận ra các nhân chính của sử thi là Rama, Sita, Hanuman, Lashman,… trên bốn bức phù điêu của Champa. Các bia kí ở Đồng Dương và Pô Naga nói tới các vị tổ huyền thoại của các vị vua Champa là những người trong dòng họ Pandava đã phần nào nói lên sự phổ biến của bộ sử thi nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ - sử thi Mahabharata - ở Champa. Theo những nghiên cứu gần đây, bức phù diêu mang kí hiệu 47-7 ở bảo tàng Chăm - Đà Nẵng có xuất xứ từ thành Bình Định thể hiện cảnh Ácgiunna cùng hoàng tử Utara ra trận, một trong những tình tiết quan trọng của sử thi Mahabharata. Như vậy, qua bia kí và những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, chúng ta thấy ở Champa đã có mặt hầu như toàn bộ những tác phẩm văn học nổi tiếng cũng như các hệ thống thần thoại và truyền thuyết thuộc những tôn giáo khác nhau của Ấn Độ. Nghệ thuật 3.2 3.2.1 Điêu khắc Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, nghệ thuật điêu khắc tôn giáo của Ấn Độ đã du nhập vào Chămpa và được người Chămpa tiếp nhận. Cũng như ở Ấn Độ, nghệ thuật điêu khắc Chămpa chủ yếu là nghệ thuật tôn giáo và phục vụ cho việc thờ phụng các thần linh. Nhưng ở Chămpa, tôn giáo và vương quyền gần như hòa quyện vào nhau: tôn thờ thần linh đồng nghĩa với thờ vua. Vì vậy, điêu khắc Chămpa có thêm chức năng mới: phụng sự vương quyền được vua và tầng lớp trên coi trọng. Kết hợp với những nét nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, các nghệ nhân điêu khắc Chămpa đã chuyển sang một hướng mới: tập trung thể hiện các biểu tượng, làm cho điêu khắc Chămpa mang sắc thái riêng, nét đẹp riêng: phù điêu nổi (đài thờ Mỹ Sơn E1, vũ nữ Trà Kiệu, đài thờ Đồng Dương, …). 7
- Tượng thần voi Ganesa, Mỹ Sơn: thể hiện ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ từ đề tài tới phong cách Trước thế kỷ VII, điêu khắc Chămpa còn rất gần gũi với điêu khắc Ấn Độ, nhưng từ sau thế kỷ VII, mặc dù vẫn thể hiện những hình tượng của Ấn Độ nhưng điêu khắc Chămpa đã mang phong cách riêng: phong cách Mỹ Sơn E1, mạnh mẽ của Đồng Dương, trang nhã của Trà Kiệu, cầu kì của tháp Mắm,… Tượng vũ nữ, Trà Kiệu 8
- 3.2.2 Âm nhạc Cho đến nay không có 1 văn bản nào nói về âm nhạc của vương quốc Chămpa, vì vậy mà nguồn tài liệu duy nhất giúp chúng ta hiểu về nền âm nhạc là chỉ qua những hình điêu khắc đá Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đối với âm nhạc cổ Champa. Tuy không nhiều nhưng những truyền thống âm nhạc xưa của Án Độ vẫn còn phảng phất ít nhiều trong âm nhạc hiện đại của người Chăm. Trong dàn nhạc truyền thống của người Chăm gần giống như ở Ấn Độ, các loại trống bao giờ cúng giữ một vai trò quan trọng. nếu phân tích kỹ hơn ta sẽ thấy trống kynăng của người Chăm có nhiều nét tương đồng với trống tabla và trống mriđăng của Ấn Độ. Như trống mriđăng, trống kynăng có hai mặt định âm: mặt dương tạo âm vang khỏe, mặt âm tạo âm đục, trầm: như tabla, trống kynăng được dùng theo từng cặp. Còn hai thanh chính là “pìng” (trầm) và “pik” (bổng) của trống baranưng lại như mô phỏng chức năng của hai mặt trống mriđăng. 9
- Cặp trống tabla của người Ấn (trên) và cặp trống kynăng của người Chăm (dưới) Cả 2 loại trống mridang và tabla đều đã có mặt trên những hình khắc của Chămpa (trống mridang ở các lá nhĩ Mỹ Sơn C1, A`1 và mi nhà Chánh Lộ; trống tabla ở phù điêu Phong Lệ). 10
- Hiện vật tìm thấy là nhạc công ở bệ vũ nữ Trà Kiệu đang chơi một nhạc cụ 7 dây (đàn thất huyền) mà tang là nữa quả bầu. Có thể nói, cũng như ở bệ tượng , vũ nữ và nhạc công đang múa và đang chơi một nhạc cụ Ấn Độ-đàn vina. Đàn vina, ở Ấn Độ từ xưa tới nay được coi là nhạc c ụ truyền thống tiêu biểu nhất, và ở Chămpa , ta thấy xuất hiện 2 kiểu vina: kiểu cổ và kiểu mới, kiểu vina thụ cầm, như những tài liệu điêu khắc thể hiện, có mặt ở Chămpa ngay ở giai đoạn trước thế kỷ VII (đài thờ Mỹ Sơn E1) và còn tồn tạo cho đến thế kỷ X (lá nhĩ thể hiện Siva đang múa ở Phong Lệ). Ở thế kỷ X, (nhạc công của phong cách Trà Kiệu), kiểu đàn vina mà bầu cộng hưởng tròn làm bằng vỏ quả bầu và phím dài đã phổ biến trong các dàn nhạc Chămpa. Như vậy chỉ qua cây đàn vina, ta đã thấy hai đợt ảnh hưởng của Ấn Độ tới Chămpa, là trước thế kỷ VII và thế kỷ X. Như đã thấy thì âm nhạc cua Ấn Độ ảnh hưởng rất nhiều đến âm nhạc của Chămpa, hầu như toàn bộ những nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ đều có ở Chămpa và nó được thể hiện qua các điêu khắc. 3.2.3 Múa Có thể nói vì nghệ thuật múa Ấn Độ mang tính chất nhà nghề cao, nên hiện nay trong nghệ thuật múa hiện đại người của người Chăm, chúng ta ít thấy những ảnh xạ của truyền thống Ấn Độ. Và có một điều là múa Chămpa hiện nay còn không ít những yếu tố của nguồn gốc từ Ấn Độ: vai trò của các vũ nữ tại các lễ hội ở các đền tháp (dấu ấn của các vũ nữ chuyên phục vụ các thần của Ấn Độ giáo), tính độc diễn của từng vũ nữ, tính chuyên nghiệp và có bài bản, ngôn ngữ hình tượng của các đ ộng tác tay, chân và thân mình; vai trò của tiếng trống với các điệu múa, có thể là những gì còn lại của truyền thống Ấn Độ xưa trong nghệ thuật múa hiện đại của người Chăm. Mặc dù chỉ được biết qua những hình ảnh khắc chạm trên đá, chúng ta đã thấy phần nào vai trò to lớn như thế nào của truyền thống Ấn 11
- Độ đối với nghệ thuật âm nhạc và múa của Champa. Ở đài thờ Mỹ Sơn E1 và A`1 (thế kỷ VII), các vũ nữ mặc y phục, động tác và tư thế vặn mình thành tam khúc của các vũ nữ là rất Ấn Độ. Và ở Mỹ Sơn C1 và A`1 ta thấy thần Siva đang múa vũ điệu Tandava thần thánh, cùng với sự có mặt của rắn Naga trên tay thần, của Parvati (vợ thần), Skanda, ganesa (con thần)… cho biết vũ điệu Tandava mà vị vua vũ đạo đang múa là điệu múa tượng trưng cho sự sáng tạo. Ngoài ra , 2 lá nhĩ Mỹ Sơn C1 và A`1 rất gần với phong cách cũng như hình tượng Siva múa ở Badami và Elora của Ấn Độ. Và ở thế kỷ X có một số bức phù điêu vào loại đẹp nhất của điêu khắc cổ Chămpa lại là những hình thể hiện các nhạc công và vũ nữ, đó là bệ tượng Trà Kiệu có 4 mặt chạm khắc minh họa tác phẩm Bhayavatapurana của Ấn Độ. Theo nhà nghiên cứu J. Boisselier, hầu như tất cả những Apsara Trà Kiệu đều mang dấu ấn của nghệ thuật Ấn Độ: kiểu quần cụt, đồ trang sức, tiêu chuẩn về cái đẹp của phụ nữ (cặp vú nở nang, háng rộng, nét thanh tú và hấp dẫn của cơ thể), tư thế và động tác nhảy múa. Mặc dù, chỉ được biết qua những hình ảnh chạm khắc trên đá, nhưng chúng ta đã phần nào thấy được vai trò to lớn như thế nào của truyền thống Ấn Độ đối với nghệ thuật âm nhạc và múa của Chămpa. Có thể nói Champa đã tiếp nhận một cách có bài bảng và nghiêm túc những hình tượng về âm nhạc và vũ đạo của Ấn Độ đến nỗi chúng ta khó có thể tìm ra cái gì là yếu tố bản địa trong từng động tác múa hay từng nhạc cụ đã được ghi lại trên những hình chạm khắc còn lại của người Chăm. Giao lưu với Trung Quốc II. Mặc dù những ảnh hưởng của Ấn Độ là khá rõ nét, thì bên cạnh đó, một nền văn minh lớn khác của nhân loại là Trung Quốc vẫn có những sự giao l ưu nhất định đối với Chămpa. Lâm Ấp, tiền thân của vương quốc Chăm-pa, cho đến trước năm 192 vẫn còn là một bộ phận của đế chế Hán, được người Hán đặt là quận Nhật Nam kể 12
- từ năm 111 tr.CN. Vì thế, Lâm Ấp đã có một khoảng thời gian khá dài gần 3 thế kỷ tiếp xúc với nền văn minh của người Hán ở phía Bắc thông qua chế độ cai trị của họ, vì vậy, hẳn đã có những sự giao lưu văn hóa giữa Lâm Ấp và Trung Quốc. Về sau này, do vị trí địa lý của mình, với một bờ biển dài trải khắp vương quốc cùng nhiều hải cảng, Chăm-pa cũng thường xuyên đón tiếp các đoàn thuyền buôn Trung Quốc, cũng chính qua ngả đường này, sự giao lưu văn hóa giữa Chăm-pa và Trung Quốc hẳn vẫn được tiếp tục, mặc dù không nhiều và mạnh mẽ, bởi vì trong giai đoạn trở thành một vương quốc độc lập, Chăm-pa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ mà ta có thể thấy rất rõ. Ở Chămpa, trong khoảng thời gian sau khi mới giành được độc lập, người ta vẫn thấy những ảnh hưởng của văn hóa Hán, như: tiền ngũ thù thời Tây Hán, tiền thời Vương Mãng, sưu tập gương đồng, mảnh gốm, men ngọc, vũ khí, vật liệu xây dựng,… Tư liệu lịch sử còn ghi chép việc các vua Chămpa “ xây cung điện theo kiểu Trung Quốc, có những buồng những cột, cách đào hào đắp lũy đ ể bao b ọc lấy thành thị, cách đóng xe dùng trong trận mạc và nhiều loại vũ khí, dạy cho thợ làm nhạc khí…”. Năm 2008, trong một cuộc khai quật ở tháp Bình Lâm, khu vực Thị Nại, tỉnh Bình Định, người ta đã phát hiện một số lượng lớn mảnh ngói ống, ngói lá, mảnh gốm in dập hoa văn hình ô vuông, đầu ngói ống trang trí hoa sen 8 cánh, và trang trí hình mặt hề. Ngói được làm bằng đất sét mịn pha cát, xương gốm dày, màu xám và màu nâu xám, độ nung cao, cứng chắc. Đầu ngói ống hình hoa sen và mặt hề dùng trang trí các bờ ngói. Hình mặt hề được xem như một vị thiện thần xua đuổi tà ma bảo vệ ngôi nhà. Loại hình ngói kiểu Hán này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở một số di tích văn hóa Champa khác như ở thành Trà Kiệu (Quảng Nam), thành Hồ (Phú Yên), thành Cha (Bình Định)… Ngoài ngói, gốm hoa văn ô vuông, còn có một số di vật kiểu Hán khác như tiền Ngũ thù, gương đồng, dao hình vành khăn, đồ nghi lễ… Sự xuất hiện gốm in ô vuông và đầu ngói 13
- hình cánh sen, hình mặt hề ở di chỉ khảo cổ học Thị Nại là sự kết hợp nghề gốm bản địa Chămpa và ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh Hán. Mặt hề dùng để trang trí bờ ngói theo kiểu Hán, tìm thấy ở Thị Nại, 2008. Niên đại khoảng đầu công nguyên (thế kỷ I – III) Trên lĩnh vực tôn giáo giữa Trung Quốc và Chămpa cũng có sự giao l ưu. Do cùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, nên một số nhà sư Trung Quốc đã tìm sang Chămpa để nghiên cứu Phật pháp. Năm 1069, Lý Thánh Tông tấn công Chăm-pa khi vào thành Phật Thệ (Vijaya) và bắt được vua Rudravarman III (Chế Củ) đã đưa về Đại Việt một vị sư tên Thảo Đường người trung hoa đang học đạo với vị sư Chiêm Thành, sau được triều đình nhà Lý trọng dụng phong làm Quốc sư. Chăm-pa với vị trí địa lý của mình, cũng là một trung tâm thương mại khá nổi bật ở khu vực Đông Nam Á. Quan hệ buôn bán với Trung Quốc cũng sớm được thiết lập và phát triển, tuy có một số thời gian bị gián đoạn. Có khá nhiều mặt hàng của Chăm-pa được đưa sang Trung Quốc như bằng con đường thương mại hoặc tiến cống như: vải bông, ngà voi, sừng tê, trầm hương,… Các cảng Vijaya và Panduranga giữ vai trò khá quan trọng. Các sản phẩm nông nghiệp của 14
- Chăm-pa như các giống lúa và cây trồng có lẽ cũng được du nhập qua Trung Quốc theo con đường này. Nhìn chung, con đường giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Chăm-pa sau khi vương quốc Chăm-pa được thành lập chủ yếu diễn ra bằng con đường biển, thông qua các hoạt động thương mại. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống của người Chăm-pa như văn hóa Ấn Độ. Điều đó cho thấy, mặc dù người Trung Quốc tuy đã từng có một thời gian cai trị khá dài trên đất Chăm-pa, nhưng văn minh Trung Quốc chưa thể thâm nhập và cắm rễ ở vùng đất này. Điều đó cũng có nghĩa là nó không thể lấn át cũng như thay thế được những giá trị văn hóa bản địa dựa trên nền tảng văn hóa Sa Huỳnh trong văn hóa Chăm-pa. Sự giao lưu văn hóa giữa Chăm pa với các nước trong khu vực III. Đông Nam Á Ngoài những ảnh hưởng mang tính chủ đạo của nền văn hóa Ấn Độ và những yếu tố của nền văn minh Trung Hoa, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình văn hóa Chăm pa còn có sự giao lưu với những nền văn hóa khác trong khu vực dưới tác động của nhiều điều kiện lịch sử. Quá trình giao lưu văn hóa trong trường hợp này được diễn ra dưới nhiều con đường, đó là do quan hệ gần gũi về nguồn gốc tộc người giữa Chăm pa và các dân tộc khác ở Đông Nam Á; thông qua các mối quan hệ chính trị, bang giao; hay là các hoạt động về giao lưu trao đổi kinh tế; nhưng yếu tố đặc biệt và có ý nghĩa quyết định ở đây đó là do các quốc gia, các vùng văn hóa này cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh lớn là Ấn Độ. Như ta biết thì trong bối cảnh giao lưu khu vực những năm đầu công nguyên, Chăm pa nằm trong vùng tam giác Phù Nam- Chăm pa- Pong Tuk, đây là vùng quần cư có trình độ văn minh cao và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên thì sự giao lưu văn hóa ở đây lại diễn ra ở mức độ không đồng đều với các nước khác nhau cũng như diễn ra trên các mặt, các lĩnh vực văn hóa cũng khác nhau. Do nhiều điều kiện về địa lý, lịch sử mà có thể thấy mối giao lưu rõ nét giữa Chăm pa và vương quốc Khơme, bên cạnh đó là các quốc gia 15
- Đông Nam Á hải đảo mà tiêu biểu là quốc gia Java. Còn về nội dung thể hiện chủ yếu là yếu tố nghệ thuật trong quá trình xây dựng nền văn hóa của mình, ngoài ra còn có các yếu tố về tôn giáo cũng như đời sống sinh hoạt của các cư dân ở vùng đất này. Dựa trên kết quả khai quật ở Chaya (Nam Thái Lan), đã có những ý kiến về mối quan hệ giữa Chăm pa và bán đảo Malayxia được xác nhận từ đầu thế kỷ VII, những quan hệ không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong văn hóa nghệ thuật. Từ giai đoạn Hoàn Vương trong văn hóa Chăm đã có những mối quan hệ với Chân Lạp và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo đặc biệt là với Java, thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc, kiến trúc ở cả nội dung lẫn phong cách nghệ thuật, thời kỳ này tính chất Visnu giáo và Phật giáo trong đời sống vương quyền trở nên trội hơn so với Siva giáo. Cũng như người Java, người Khơme xưa thì người Chăm cũng thần hóa vương quyền bằng hình tượng Linga, ngay từ những năm 400 tục thờ thần- vua đã có mặt ở Chăm pa. Vua Bhadravarman đã dâng cúng cả một vùng đất mà sau này là thánh địa Mỹ Sơn cho Bhadresvara (Siva), còn chính đức vua thì mang thần hiệu của chính vị thần mà mình thờ phụng. Và vai trò của vị vua được thần hóa cứ mạnh dần và rõ nét lên cả trong các nghi thức lẫn trong hình tượng Linga để rồi chính ông vua được thờ phụng chứ không phải thần Siva, và chính vua được tạc vào Linga như vua Pô klong Girai, vua Pô Rômê. Văn hóa Java còn ảnh hưởng đến Chăm pa ở yếu tố nghệ thuật, thế kỷ X trong phong cách Mỹ Sơn A1 có giai đoạn gọi là nghệ thuật Java hóa với những hoa văn cuộn lá tròn đặc trưng của trang trí đền Mỹ Sơn A1 như được tạo ra cùng thời với phong cách Borobudur hay Kailasan trong nghệ thuật trung Java. Không chỉ giống Java ở vài điểm về trang phục, búi tóc hình quả cầu mà còn là cách tạc tượng và cách thể hiện những hình chạm nổi hoàn thiện “đắm mình trong sự dịu dàng, đam mê của phong cách Java” Đến thế kỷ XIV, đây là giai đoạn mà quá trính Islam hóa diễn ra rất mạnh trong cộng đồng các dân tộc thuộc ngôn ngữ Malayo- Polinesian, nó đặc biệt 16
- phát triển tại bán đảo Malacka- Malayxia và đã ảnh hưởng đến toàn khu vực trong đó Chăm pa cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng khi mà giai đoạn này Islam giáo đã băt đầu gia nhập vào một bộ phận cư dân này, nó trở thành một trong những nguồn để du nhập một tôn giáo mới vào vương quốc Chăm pa. Và sự giao lưu diễn ra mạnh mẽ là với nước láng giềng ở phía Nam đó là Phù Nam mà sau này là vương quốc của người Khơme, vị trí địa lý đã làm hai dân tộc này có những mối quan hệ đặc biệt trong suốt quá trình lịch sử của mình. Trong nền nghệ thuật của Khơme từ giai đoạn tiền Angko, nghệ thuật Chăm pa đã có nhiều điều kiện để tiếp xúc, đó là mối quan hệ hữu nghị theo con đường bang giao tự nhiên giữa những bộ phận dân cư ở gần nhau. Nhiều dấu ấn của nghệ thuật tiền Angko được thể hiện trong phong cách Mỹ Sơn E1, từ mi cửa với trang trí hình cung bẹt ảnh hưởng vòng cung mi cửa Prey Khmeng mà bản thân nó được chuyển từ vòng hoa lá trên mi cửa Tuoi Baset và Vat Eng Khna, đến hình tượng Visnu nằm trên rắn, trang phục Sampot hay Mukuta hình chóp nón ôm chụp lấy đầu và kết lại thành tầng bậc mà các nhân vật ở mi cửa và bệ thờ Mỹ Sơn E1 thể hiện lại của Prey Khmeng. Đến các thế kỷ sau khi mà mối quan hệ giữa hai dân tộc này không còn diễn ra trong khuôn khổ hòa bình nữa, nhưng mà sự giao lưu tiếp biến về văn hóa vẫn được diễn ra và ngày càng đậm nét hơn trong các yếu tố ở nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc. Đó là hình ảnh “nụ cười Bayon” du nhập từ Angko trên khuôn mặt những Avalokitesvara tìm thấy ở vùng Amaravati và Vijaya, kiến trúc tháp Đôi (Bình Định) có mặt bằng, vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng, họa tiết trang trí, khối kiến trúc thân, cửa, cửa giả hình mũi lao mang tính truyền thống; còn hệ thống đá ốp trang trí chân, bộ mái tháp hoàn toàn mang tính chất mái khối kiến trúc tháp Khơme, tạo nên sự hài hòa, mang vẻ đẹp riêng trong kiến trúc. Sự ảnh hưởng của kiến trúc Khơme còn được thể hiện rõ nét trên tháp Dương Long, mặt bằng đế tháp hình vuông chuyển lên mặt bằng thân tháp đa cạnh, hệ thống khối trang trí góc, thân tháp mất đi và bộ mái tháp chuyển sang khối hình tròn. 17
- Sự kết hợp từng bước, hài hòa từng bộ phận đã bước đầu mang lại hiệu quả cho phong cách kiến trúc này, tạo nên dòng nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm riêng mà không vùng đất nào có được. Những bước thử nghiệm ấy là tiền đ ề của việc ra đời các kiến trúc tháp mang đặc trưng Chăm riêng biệt độc đáo mà các nhà nghiên cứu kiến trúc gọi là phong cách nghệ thuật kiến trúc tháp, đi ển hình là tháp Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện. Trong dòng nghệ thuật kiến trúc tháp Bình Định, có thể thấy rõ hai yếu tố nội sinh là truyền thống nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm kết hợp với ảnh hưởng của kiến trúc tháp Khơme tạo nên hiệu quả sau: Sự kết hợp hài hòa giữa khối kiến trúc tháp Chăm và khối kiến trúc Khơme hòa nhập với điều kiện tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp khỏe khoắn, hoành tráng đầy ấn tượng, nâng cao giá trị tư tưởng, nội dung tôn giáo mà công trình kiến trúc chuyển tải. Vì đây là mối quan hệ giao lưu giữa hai nền văn hóa với nhau nên những yếu tố của văn hóa Chăm pa cũng được thể hiện trên vùng đất của người Khơme. Đó là những yếu tố của nghệ thuật Chăm pa khá rõ nét trong các công trình kiến trúc cũng như điêu khắc nhất là trong nhóm kiến trúc Prasat Damrey Krap nó mang đậm phong cách Chăm và được xem là “đền tháp Chăm trên đ ất Campuchia”. Trừ mi cửa, trụ con bằng đá sa thạch là của nghệ thuật Khơme, còn lại tất cả bộ phận kiến trúc này đều mang những đặc điểm của một Kalăn Chàm. Rồi một số môtip trang trí kiến trúc như môtip thủy quái Makara ngậm nai của Khơme cũng có nguồn gốc từ Chăm pa. Như vậy có thể thấy rõ rằng, với những điều kiện tự nhiên cũng như lịch sử đã tạo điều kiện cho mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Chăm pa với các quốc gia trong khu vức Đông Nam Á. Mối giao lưu này được diễn ra trên c ả hai chiều tức là văn hóa Chăm vừa tiếp nhận những yếu tố văn hóa ngoại sinh mang tính gần gũi của các quốc gia trong khu vực để ngày càng phát triển những yếu tố văn hóa của mình. Bên cạnh đó, yếu tố của văn hóa Chăm cũng đã đ ược ti ếp nhận ngược lại trên những vùng đất khác. Sự giao lưu văn hóa giữa Chăm pa với Đại Việt IV. 18
- Có thể nói rằng trong sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa Chăm pa không thể không nhắc đến một nền văn hóa láng giềng, không thể vắng bóng của nền văn hóa Đại Việt trong sự giao lưu văn hóa này. Đây được xem là mối quan hệ giao lưu lâu đời và gắn bó sâu xa vì đây là những bộ phận dân cư s ống gần nhau trên cùng dải đât, có cùng điều kiện tự nhiên, nhiều khi chịu chung một hoàn cảnh một số phận của lịch sử, cùng mối liên hệ cội nguồn qua nền văn hóa Nam Á. Mối quan hệ văn hoá Chăm –Việt là mối quan hệ gắn bó và hỗ tương được hình thành trong lịch sử. Qua văn hoáChăm, người Việt đã gián tiếp hấp thu văn hoá Ấn Độ, qua văn hoá Việt, người Chăm đã tiếp thu những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này diễn ra đa dạng và đặc biệt sôi động từ thế kỷ X khi mà quá trình cộng cư và cộng hưởng văn hóa diễn ra sâu sắc vượt lên trên những quan hệ về chính trị- lãnh thổ. Đặc biệt thời Trần với những chính sách phù hợp để ổn định cộng đồng dân cư tại vùng đất mới sát nhập đã tạo điều kiện hơn nữa cho sự gần gũi, phát triển của hai dân tộc “chọn người trong bọn họ trao cho quan tước, lại cấp ruộng đất miễn tô thuế 3 năm để vỗ về yên dân”. Đó là những điều kiện thuận lợi cho hai dân tộc có mối quan hệ gần gũi, cho hai nền văn hóa cùng giao lưu với nhau trong tiến trình phát triển. Dưới những điều kiện đó, mối quan hệ này được diễn ra trên nhiều lĩnh vực cả về ngôn ngữ, văn hóa- nghệ thuật, kinh tế- xã hội và mang dấu ấn khá rõ. • Về phương diện ngôn ngữ và văn chương, những từ “ni”, “tê” (đây, đó) đã đi vào ngôn ngữ sinh hoạt của người dân Việt xứ Huế, nhiều địa danh ở Trung bộ Việt Nam vốn xuất xứ từ các từ Chăm như Phan Rang (pan- rang), Phan Rí (Pa –rích), Phan Thiết (Man-thít)…Trong văn chương, các truyện cổ tích “Tấm Cám”, “Thằng cuội ngồi gốc cây đa”, truyện “Dạ xoa”…được nhắc trong “Lĩnh nam chích quái” có nguồn gốc từ trường ca Ramayana Ấn Độ ảnh hưởng vào Đại Việt thông qua Champa. Thông qua nhiều tác phẩmvăn học dân gian, truyện kể dân gian ta còn thấy sự gần gũi của hai dân tộc trong quan niệm về phong tục, tín ngưỡng cũng như 19
- những quan niệm về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Có thể thấy điều này quan các tác phẩm: truyện “bánh chưng bánh dày” (Việt)- truyện “nàng Ca-điêng” (Chăm), “sự tích bà Thiên Y A Na” (Việt)- “sự tích Pô Inư Nagar” (Chăm), truyện “Tấm Cám” (Việt)- truyện “Cadong và Halơc” (Chăm)… • Về âm nhạc –nghệ thuật, những điệu “nam ai”, “nam bình”, những điệu hò Huế, chầu văn, vọng cổ ít nhiều chịu ảnh hưởng của cổ nhạc Champa, các loại hát đối đáp giao duyên nam nữ ở trung du đồng bằng người Việt và hai loại Tọ atăm tàrà và Tọ mư yút (Chăm) có nội dung trữ tình khá sâu sắc, các nhạc cụ cũng có những nét tương đồng như trống cơm Việt có hình dạng giống trống ginăng của người Chăm, cái nhị Việt giống với đàn kanhi Chăm, sáo ngang của người Việt thường thấy trong các công trình điêu khắc Chăm… • Trong nghệ thuật tạo hình, phong cách kiến trúc Chăm được tìm thấy trong một số công trình kiến trúc Việt Nam như chùa Báo Thiên (đời Lý), chùa Sài Sơn, tháp Phổ Minh ở miền Bắc, chùa Thập Tháp ở miền Trung… Các điêu khắc thời Lý –Trần với những hoạ tiết tiên nga cưỡi hạc, chim thần garuda và vũ nữ apsara mang đậm nét văn hoá Chăm. Hình ảnh con Rồng giun thời Lý mang nhiều âm hưởng của con makara (một loại rắn biển có chân) của Champa. Tác động của nền điêu khắc Champa còn được tìm thấy qua các tượng ông phỗng đá mắt sâu, bụng to tại một số đền đình tại Bắc bộ. Về tôn giáo –tín ngưỡng, vua Lý Thánh Tôn khi chinh phục Champa năm 1069, có mang về một nhà sư gốc Trung Hoa tên là Thảo Đường sang học đạo tại Champa. Thảo Đường đã cùng với các tăng lữ người Việt đã lập nên thiền phái Việt Nam đầu tiên mang tên Thảo Đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tục thờ các voi và tục chầu đồng (lên đồng) của người Việt có xuất xứ từ người Chăm. • Về điêu khắc 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn