intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh nước ngọt ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, trong đó có 3 loài thuộc Danh lục đỏ Việt Nam và IUCN (Antimelania swinhoei, Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri), 1 loài (Stenomelania dautzenbergiana) lần đầu phát hiện ở miền Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 114-122 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) THỦY SINH KHU VỰC HƯƠNG SƠN, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI Đỗ Văn Nhượng1 và Trần Thị Ngọc Ánh2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Trung học cơ sở Anpha, Hà Nội Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) thủy sinh nước ngọt ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, trong đó có 3 loài thuộc Danh lục đỏ Việt Nam và IUCN (Antimelania swinhoei, Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri), 1 loài (Stenomelania dautzenbergiana) lần đầu phát hiện ở miền Bắc Việt Nam. Khu hệ Chân bụng nước ngọt ở Hương Sơn đặc trưng bởi sự phong phú các nhóm ốc, các họ Viviparidae và Thiaridae về mật độ và sinh khối lớn (532 con/m2 và 1.156 g/m2 ), chủ yếu do 2 loài Angulyagra polyzonata và Thiara scabra gặp nhiều hơn cả. Các loài chân bụng nước ngọt phân bố ở sinh cảnh nước chảy nhiều hơn sinh cảnh nước đứng. Các nghiên cứu về chỉ số lí hóa, chỉ số đa dạng và chỉ số ASPT cho thấy môi trường nước ở đây đang bị ô nhiễm từ mức ít ô nhiễm đến rất ô nhiễm, từ nơi dân cư đến môi trường tự nhiên. Từ khóa: Gastopoda, thủy sinh nước ngọt, thành phần loài, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. 1. Mở đầu Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là một trong những thành phần chủ yếu của động vật không xương sống, có ý nghĩa lớn cả về lí luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu phân bố và sự chuyển môi trường từ nước lên cạn của Thân mềm Chân bụng có ý nghĩa lớn với tiến hóa. Nghiên cứu vỏ Thân mềm hóa thạch có thể khám phá những thông tin về khí hậu, thổ nhưỡng và sự tác động của con người lên môi trường. Về mặt sinh thái, Thân mềm Chân bụng là một mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn. Đặc biệt nhóm Thân mềm chân bụng ở nước còn có tác dụng chỉ thị, đánh giá môi trường nước. Nghiên cứu đặc trưng phân bố của chúng có thể chỉ ra được mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, tác động của môi trường tới đời sống sinh vật. Ngày nhận bài: 22/7/2013. Ngày nhận đăng: 27/5/2014. Tác giả liên lạc: Đỗ Văn Nhượng, địa chỉ e-mail: dvnhuong@hotmail.com. 114
  2. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn... Về giá trị thực tiễn, Thân mềm Chân bụng được dùng làm thức ăn vì có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh những tác dụng có lợi, một số ốc nước ngọt gây hại cho sản xuất nông nghiệp như ốc bươu vàng (Pommacea bridgesi, Pommacea canaliculata), ốc sên (Achatina fulica) phá hoại mùa màng, một số ốc mang ấu trùng sán lá, là vật chủ trung gian truyền bệnh cho người và vật nuôi [5]. Theo nhận định của Đặng Ngọc Thanh (1980) [8], các nghiên cứu trước năm 1954 đã thống kê khá đầy đủ về thành phần loài trai ốc nước ngọt vùng Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối tượng nghiên cứu là các nhóm động vật đáy có kích thước lớn và chủ yếu do người nước ngoài thực hiện. Tuy nhiên trong các nghiên cứu về thành phần loài còn nhiều vấn đề phân loại học chưa rõ ràng, vị trí phân loại và danh pháp của nhiều loài còn nhầm lẫn. Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về trai ốc nước ngọt Bắc Việt Nam, những dẫn liệu cho thấy khu hệ trai ốc nước ngọt Việt Nam còn chưa được biết một cách đầy đủ, hẳn còn nhiều loài mới chưa được phát hiện. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc khảo sát nhóm sinh vật này theo hướng phân loại học trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Hình 1. Bản đồ địa hình khu vực Hương Sơn và vị trí thu mẫu Khu vực Hương Sơn có địa hình gồm những dãy núi đá vôi thấp, nhiều ao, đầm lầy chân núi, là một nơi bán ngập nước có tiềm năng sinh học cao (Hình 1). Nơi đây còn là một khu du lịch tâm linh tôn giáo quan trọng, có chùa Hương mỗi năm đón hàng chục vạn khách đến tế lễ và du lịch. Các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng lớn tới thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng nước ngọt do ô nhiễm môi trường nước. Dẫn liệu thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng (Gostropoda) ở nước khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội giúp bổ sung thêm các dẫn liệu về nhóm ốc nước ngọt Bắc Việt Nam, đồng thời đánh giá tác động của con người tới thành phần loài và phân bố của Chân bụng nước ngọt. 115
  3. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trong các tháng 6,7/2012 và tháng 4/2013. * Địa điểm nghiên cứu: Các thủy vực nước ngọt (suối Yến, ngòi, ao, ruộng cấy lúa,. . . ) thuộc khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội (Hình 1). * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp xác định các chỉ số môi trường nước: mẫu nước thu tại các địa điểm nghiên cứu được lưu giữ và phân tích tại phòng thí nghiệm Sinh thái Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Các chỉ số phân tích bao gồm: pH, nhu cầu oxi hóa học (COD). - Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa: Mẫu định tính: thu mẫu đại diện khắp khu vực nghiên cứu bằng tay, vợt và sàng có mắt lưới cỡ 2 mm nhằm bổ sung cho mẫu định lượng về thành phần loài. Mẫu định lượng: được tính trong diện tích 1 m2 . Tuy nhiên ở thuỷ vực rất khó cho việc xác định diện tích 1 m2 , nên mẫu được thu đại diện trong ô định lượng có diện tích 0,16 m2 (20 cm × 80 cm hoặc 40 cm × 40 cm) tùy địa hình. Mẫu sống được định hình trong cồn 700, lưu giữ và bảo quản tại Trung tâm nghiên cứu Động vật đất, khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Mẫu được định loại theo mô tả của Đặng Ngọc Thanh,1980 [7], Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường, 2003 [11], Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2006, 2007 [12, 13]. - Tính mật độ và độ phong phú: n × 10.000 ni Mật độ p = ; Độ phong phú d = × 100 1.600 N trong đó: p: mật độ (con/m2 ). n: số cá thể trong một ô định lượng. d: độ phong phú của loài thứ i. ni : Số lượng cá thể của loài thứ i. N : Tổng số cá thể của tất cả các loài. - Tính chỉ số đa dạng Shannon - Weaver (H’) và Margaleft (D): ∑ ni ni s−1 H′ = − ln , trong đó D = n n ln n n: số lượng cá thể trong mẫu thu được. ni : số lượng cá thể loài thứ i. S: số lượng loài. - Tính điểm BMWPVIET theo Quynh et al. (2000) [4], tính chỉ số sinh học ASPT từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước theo Richard et al. (1995) [9]. 116
  4. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn... 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng nước ngọt ở xã Hương Sơn Sau khi thu lượm mẫu vật ở các địa điểm nghiên cứu, phân tích các kết quả thu được cho thấy Thân mềm Chân bụng ở nước khu vực Hương Sơn có 20 loài, 16 giống, 8 họ thuộc 2 phân lớp: Mang trước (Prosobranchia) và Có phổi (Pulmonata). Trong số 20 loài đã gặp, có tới 17 loài thuộc Mang trước (85% tổng số loài), 3 loài thuộc Có phổi (15%). Phân lớp Mang trước có 6 họ (Pachychilidae, Thiaridae, Ampullariidae, Viviparidae, Bithyniidae, Stenorthyridae), phân lớp Có phổi có 2 họ (Planorbidae, Lymnaeidae). Trong các họ, Viviparidae là họ phong phú nhất với 3 giống 5 loài. Khu vực Hương Sơn mang nét đặc trưng giống như hầu hết các thủy vực nước ngọt phía Bắc nước ta, đó là sự phong phú của các loài: ốc vặn (Angulyagra polyzonata), ốc đá (Sinotaia aeruginosa), ốc mút (Melanoides tuberculata), ốc đĩa (Gyraulus convexiusculus). Angulyagra polyzonata và Sinotaia aeruginosa là hai loài phân bố rộng, gặp ở hầu hết các địa điểm thu mẫu. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu còn xuất hiện nhiều loài đặc trưng cho thủy vực dạng suối như: Antimelania swinhoei, Thiara scabra, Tarebia granifera. Gặp khá nhiều 2 loài ốc bươu vàng (Pomacea bridgesii, Pomacea canaliculata) vốn là loài di nhập vào nước ta từ những năm 1980, nay đã trở nên phổ biến trong các thuỷ vực nước ngọt Việt Nam. Dường như hai loài này đã cạnh tranh với hai loài bản địa là Pila polita và Pila conica, dẫn đến gần như loại trừ hai loài này ở các thuỷ vực nước ngọt nội địa nước ta, vốn là hai loài phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, gặp nhiều trong các thuỷ vực nước ngọt nội địa như Ninh Bình, Hà Nam, Hoà Bình, nay rất hiếm gặp ở các vùng này. Trong các loài được tìm thấy, Angulyagra polyzonata có số lượng cá thể thu được nhiều nhất, chiếm tới 46,4% tổng số mẫu. Còn lại là Thiara scabra chiếm 27,49%. Ốc bươu vàng cũng được tìm thấy nhiều và phổ biến ở hầu hết các sinh cảnh thu mẫu, tỉ lệ Pomacea bridgesii và Pomacea canaliculata nhiều ở các thuỷ vực, song do kích thước lớn, thiếu dung dịch định hình và lưu giữ mẫu nên chỉ thu có tính chất đại diện. Điều này chứng tỏ hai loài ốc nước ngọt ngoại lai phát triển khá tốt và thích nghi với môi trường sống ở khu vực Hương Sơn. Ở khu vực nghiên cứu tìm thấy ba loài có giá trị bảo tồn gồm: 1 thuộc Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) [1], loài Antimelania swinhoei, 2 loài thuộc Danh Lục Đỏ IUCN (2012) gồm các loài Gyraulus convexiusculus và Stenothyra messageri. Việc tìm thấy ba loài này tại khu vực nghiên cứu giúp cho việc bảo tồn, mở rộng hơn về đặc điểm sinh thái và khu phân bố của chúng. Ngoài ra còn phát hiện một số mẫu thuộc loài Stenomelania dautzenbergiana, họ Pachychilidae. Theo Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải [13] loài này phân bố ở lưu vực sông Me Kông và phía Nam Việt Nam, tuy nhiên cũng cần phải thu thập thêm dẫn liệu để khẳng định về phân bố ở miền Bắc Việt Nam. 117
  5. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh Bảng 1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng nước ngọt ở Hương Sơn Tên địa Số lượng Độ phong Stt Thành phần loài phương cá thể (n) phú (n%) BỘ MESOGASTROPODA 3310 90.20 1. Pachychilidae 201 5.83 1 Antimelania swinhoei (Adams, 1870) Ốc mút 125 3.63 Stenomelania dautzenbergiana (Morlet, 2 76 2.20 1884)? 2. Thiaridae 948 27.49 3 Thiara scabra (Muller, 1774) 637 18.47 4 Tarebia granifera (Lamark, 1822) 23 0.67 5 Melanoides tuberculata (Muller, 1774) 288 8.35 3. Ampullariidae 67 1.94 6 Pila polita (Deshayes, 1830) Ốc nhồi 5 0.15 7 Pila conica (Gray, 1828) Ốc nhồi 2 0.06 8 Pomacea bridgesii (Reeve, 1856) Ốc bươu vàng 12 0.35 9 Pomacea canaliculata (Lamark, 1822) Ốc bươu vàng 48 1.39 4. Viviparidae 1864 54.06 10 Angulyagra boettgeri (Heude, 1890) Ốc vặn 47 1.36 11 Angulyagra duchieri (Fischer, 1908) Ốc vặn 59 1.71 12 Angulyagra polyzonata (Frauenfeld, 1862) Ốc vặn 1600 46.40 13 Sinotaia aeruginosa (Reeve, 1863) Ốc đá 130 3.77 14 Idiopoma umbilicata (Lea, 1856) 28 0.81 5. Bithyniidae 185 5.37 15 Allocinma longicornis (Benson, 1842) 44 1.28 16 Parafossarulus striatulus (Benson, 1842) 141 4.09 6. Stenothyridae 45 1.31 Stenothyra messageri Bavay et 17 45 1.31 Dautzenberg, 1899 Bộ Basommatophora 137 3.97 7. Planorbidae 108 3.13 18 Polypylis hemisphaerula (Benson, 1842) Ốc đĩa 26 0.75 19 Gyraulus convexiusculus (Hutton, 1849) Ốc đĩa 82 2.38 8. Lymnaeidae 29 0.84 20 Lymnaea swinhoei Adam, 1866 Ốc lymne 29 0.84 Tổng: 3447 100.00 2.2.2. Phân bố của Thân mềm Chân bụng nước ngọt ở Hương Sơn Nét đặc trưng của khu hệ Thân mềm Chân bụng nước ngọt Hương Sơn là sự phong phú của các loài Angulyagra polyzonata, Sinotaia aeruginosa, Melanoides tuberculata và Thiara scabra, trong đó Angulyagra polyzonata và Thiara scabra chiếm ưu thế về số 118
  6. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn... lượng. Mật độ và sinh khối trung bình của Chân bụng nước ngọt ở khu vực nghiên cứu tương đối cao, từ 200 đến trên 250 cá thể/m2 và sinh khối đạt đến 600 g/m2 . Phân bố của Chân bụng nước ngọt ở Hương Sơn không đồng đều ở các sinh cảnh khác nhau, tập trung nhiều hơn ở sinh cảnh nước chảy và ít hơn ở sinh cảnh nước đứng. Đã phát hiện được 13 loài với 1.270 cá thể (chiếm 36,84% tổng số cá thể thu được) ở cảnh nước đứng, ở sinh cảnh nước chảy tìm thấy 20 loài với 2.177 cá thể (chiếm 63,16% tổng số cá thể) Hình 1. Mật độ và sinh khối của các loài Chân bụng nước ngọt ở sinh cảnh nước đứng Mật độ và sinh khối trung bình của Chân bụng ở sinh cảnh nước chảy cao hơn ở sinh cảnh nước đứng, nhưng chênh lệch không quá lớn. Ở sinh cảnh nước chảy, mật độ và sinh khối trung bình là 566 con/m2 và 1.297,2 g/m2 . Ở sinh cảnh nước đứng, mật độ và sinh khối trung bình là 499 con/m2 và 1.015,77 g/m2 . So sánh với các kết quả nghiên cứu khác ở ruộng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng trung bình chỉ có từ 130 đến 151 con/m2 , sinh khối đạt 5,05 đến 5,1 g/m2 ; ở ao từ 2 đến 92 con/m2 , sinh khối từ 0,8 đến 6,3g/ m2 [9]. Nhìn chung Thân mềm Chân bụng nước ngọt ở Hương Sơn có mật độ và sinh khối lớn (532 con/m2 và 1.156 g/m2 ) ở cả hai sinh cảnh nước chảy và nước đứng. Mật độ và sinh khối cao chủ yếu do sự đóng góp của loài Angulyagra polyzonata và Thiara scabra. 2.2.3. Sử dụng Thân mềm Chân bụng để đánh giá chất lượng nước Trong các điểm thu mẫu, chúng tôi chọn ra ba điểm đặc trưng nhất để đánh giá chất lượng nước gồm có: D1 (khu dân cư Bến Đục); D2 (nơi giao nhau giữa suối và ngòi); D3 (suối Yến) Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lí hóa của nước tại các điểm đánh giá được trình bày ở Bảng 2. 119
  7. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh Hình 2. Mật độ và sinh khối của các loài Chân bụng ở sinh cảnh nước chảy Bảng 2. Kết quả phân tích tính chất lí hóa tại các điểm đánh giá Chỉ tiêu D1 D2 D3 pH 7,5 7,36 7,1 COD (mg/L) 76,8 (> 60 mg/L) 16 (< 20 mg/L) 3,2 (< 5 mg/L) Bến Đục là nơi tiếp nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt khu dân cư và chất thải do hoạt động du lịch gây ra, làm cho nước có pH kiềm và nhiều chất hữu cơ, giá trị COD cao (76,8 mg/L). Càng vào sâu chân núi đá vôi tác động nhân tác càng giảm, nước mang tính chất tự nhiên nhiều hơn. Suối đầu nguồn không hề chịu tác động của con người, nguồn nước chủ yếu do nước tự nhiên chảy từ khe núi xuống, nền đáy đá, mùn bã bị rửa trôi, vì vậy nước trong và nghèo dinh dưỡng, giá trị COD thấp (3,2 mg/L). Dựa vào cách tính chỉ số đa dạng H ′ và D [2-4], chỉ số đa dạng của các địa điểm đánh giá như sau: Bảng 3. Chỉ số đa dạng của chân bụng nước ngọt tại các điểm đánh giá Chỉ số đa dạng D1 D2 D3 H’ 1,403 1,565 1,748 D 0,874 2,04 1,194 Đánh giá Rất ô nhiễm Ô nhiễm Hơi Ô nhiễm Giá trị H’ là sự kết hợp của đa dạng về loài và sự cân bằng số lượng cá thể giữa các loài, chỉ số này không phụ thuộc nhiều vào số lượng loài mà phụ thuộc rât nhiều vào tần suất xuất hiện của từng loài. Có thể thấy D2 có số lượng loài cao nhất (16 loài) nhưng chỉ 120
  8. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) thủy sinh khu vực Hương Sơn... số H’ lại thấp hơn D3 có số lượng loài thấp hơn nhiều (8 loài) nhưng có sự cân bằng về số lượng giữa các loài. Theo đánh giá về mức độ ô nhiễm dựa trên chỉ số đa dạng, có thể xếp các điểm được khảo sát vào các nhóm đều ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Dựa vào thành phần các họ thân mềm chân bụng thu được tại khu vực nghiên cứu và cách cho điểm theo chỉ số BMWP và ASPT [10], mức độ ô nhiễm của các điểm khảo sát được tổng kết ở Bảng 4. Bảng 4. Điểm số BMWP và ASPT tại các điểm khảo sát Điểm khảo sát Số họ BMWP ASPT Mức độ ô nhiễm D1 4 14 3.5 Khá ô nhiễm D2 6 21 3.5 Khá ô nhiễm D3 2 8 4 Khá ô nhiễm Các nghiên cứu về chỉ số đa dạng, chỉ số BMWP cho thấy môi trường nước tại khu vực Hương Sơn đang trong tình trạng ô nhiễm. Bến Đục có mức độ ô nhiễm cao nhất (rất ô nhiễm, ô nhiễm hữu cơ), càng đi sâu vào trong mức độ ô nhiễm càng giảm. Hai cách đánh giá mức độ ô nhiễm có thể chưa hoàn toàn chính xác, tuy nhiên đây cũng là cách lựa chọn cách đánh giá cho môi trường nước bằng các thông số hoá học và sinh học để tham khảo, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp trên để vận dụng. 3. Kết luận - Đã phát hiện ở khu vực Hương Sơn có 20 loài thuộc 14 giống, 8 họ, 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi, Thân mềm chân bụng thủy sinh. Trong đó Viviparidae có số giống và loài nhiều nhất (3 giống, 5 loài). Có 3 loài có giá trị bảo tồn gồm 1 loài trong Danh Lục Đỏ Việt Nam (2007) và 2 loài thuộc Danh Lục Đỏ IUCN (2012), 1 loài lần đầu gặp ở miền Bắc Việt Nam. - Về phân bố, các loài Angulyagra polyzonata, Sinotaia aeruginosa và các loài ốc Có phổi phân bố rộng, gặp ở hầu hết các địa điểm thu mẫu. Angulyagra polyzonata là loài chiếm ưu thế với mật độ cao ở hầu hết các sinh cảnh. - Các loài Chân bụng nước ngọt tại khu vực nghiên cứu phân bố không đồng đều theo sinh cảnh. Sinh cảnh nước chảy gặp tất cả các loài đã phát hiện, ở sinh cảnh nước đứng chỉ gặp 14 loài. Mật độ trung bình ở sinh cảnh nước chảy cao hơn chút ít so với sinh cảnh nước đứng. - Đánh giá chất lượng môi trường nước cho thấy môi trường nước tại khu vực Hương Sơn đang trong tình trạng ô nhiễm, bến Đục ô nhiễm nặng, càng vào phía chân núi dọc theo suối Yến mức độ ô nhiễm càng giảm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ khoa học và công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần I. Động vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 373-377. [2] Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 08.2008 121
  9. Đỗ Văn Nhượng và Trần Thị Ngọc Ánh [3] Bộ thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, tr. 9-129. [4] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh và Nguyễn Quốc Việt, 2007. Chỉ thị sinh học môi trường. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 1-123. [5] Nguyễn Trọng Kim và cs, 1996. Tình hình nhiễm Sán lá gan trâu bò và ấu trùng đuôi của Sán trong ốc kí chủ trung gian vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thú y, tập 3, tr. 41-46. [6] Vũ Tự Lập, 2004. Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, tr. 7-240. [7] Đặng Ngọc Thanh, Trần Thái Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại Động vật không xương sống Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 440-569. [8] Đặng Ngọc Thanh, 1980. Khu hệ Động vật không xương sống Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 464. [9] Đặng Ngọc Thanh và cs, 2002. Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nxb Khoa học Kĩ thuật, tr. 399. [10] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Ngọc Cường và Nguyễn Xuân Quýnh, 2003. Dẫn liệu mới về nhóm trai ốc nước ngọt Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 731-733. [11] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường, 2003. Thành phần loài họ Ốc nhồi Ampullariidae Gray ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 25(4), tr. 1-5. [12] Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2006. Phân loại phân họ Ốc Triculinae (Hydrobiidae Prosobranchia) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 28(1), tr. 8-18. [13] Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2007. Họ Ốc nước ngọt Pachychilidae Treschel, 1857 (Gastropoda - Prosobranchia - Cerithioidea) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học (29), tr.1-8. ABSTRACT Preliminary data on freshwater gastropoda in the Huong Son area, My Duc District, Hanoi Articles published about species composition and the distribution of freshwater gastropod molluscs (Gastropoda) of Huong Son Commune, My Duc District, Ha Noi were examined. 20 species belonging to 14 genera, 8 families and 2 subclasses (Prosobranchia and Pulmonata) were discovered. Three species are of conservation value, 1 of those species on the 2007 Vietnam Red List, (Antimelania swinhoei) and the other 2 species on the 2012 IUCN Red List (Gyraulus convexiusculus and Stenothyra messageri). One species (Stenomelania dautzenbergiana) was discovered for the first time in northern Vietnam. Freshwater gastropod fauna in the Huong Son area consisted for the most part of Viviparidae and Thiaridae families with a large density and biomass (532 individuales and 1156 g/m2 ), mainly due to the presence of the two species Anguriagra polyzonata and Thiara scabra. The freshwater gastropod species in running water are more prevalent than in standing water habitats. Physical and chemical indicators, diversity indicator and ASPT indicator showed that the water pollution here occurs at the low to high level and in both populated place and natural environment. 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2