intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này cung cấp dẫn liệu ban đầu về nhóm Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn trong khu vực Tràng An cổ, góp phần vào điều tra đa dạng sinh học ở một nơi vừa có địa hình cảnh quan đặc trưng, vừa là nơi du lịch tâm linh quan trọng của nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 106-113 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) KHU VỰC TRÀNG AN CỔ, TRƯỜNG YÊN, HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng ở nước và trên cạn khu vực Tràng An được thực hiện 2 đợt từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 và từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013. Kết quả đã phát hiện 59 loài thuộc 23 họ, 41 giống, 2 phân lớp. Số loài của phân lớp Prosobranchia đa dạng hơn Pulmonata. Tỉ lệ các loài Chân bụng ở cạn nhiều hơn ở nước, nhìn chung đa dạng các đơn vị phân loại bậc họ và giống, ít đa dạng bậc loài. Sinh cảnh tự nhiên trên cạn có số loài phong phú hơn sinh cảnh nhân tác, trong môi trường nước hai sinh cảnh có số loài như nhau. Loài di nhập như ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, P. bridgesi) đã ảnh hưởng rất lớn đến phân bố của các loài ốc nhồi, ốc bươu (Pila polita, P. conica) trong cùng họ Ampullaridae. Từ khóa: Thân mềm Chân bụng, thành phần loài, phân bố, Tràng An, Ninh Bình. 1. Mở đầu Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) là nhóm xuất hiện rất sớm, từ Đại cổ sinh (Paleozoi), cách nay khoảng 570 triệu năm, phồn thịnh vào thời kì Tân sinh (Kainozoi). Chân bụng là lớp đa dạng nhất trong ngành Thân mềm (Mollusca), có 3 phân lớp Mang trước, Mang sau và Có phổi. Chân bụng có cả các đại diện ở môi trường nước và môi trường cạn. Phân lớp Có phổi (Pulmonata) và một số họ Mang trước (Prosobranchia) chủ yếu sống ở môi trường trên cạn. Tuy nhiên một số loài (họ Planorbidae, Lymnaeidae) thuộc Có phổi, nhưng lại sống ở môi trường nước. Thân mềm Chân bụng trên cạn gặp nhiều trong các khu vực núi đá vôi, cả về số lượng loài và số lượng cá thể, chúng cần canxi để tạo vỏ. Một số loài hoàn toàn trong giới hạn khu vực núi đá vôi. Vì vậy có thể coi là nhóm chỉ thị cho đa dạng động vật không xương sống vùng núi đá vôi. Do cấu trúc vỏ là lớp đá vôi, được lưu giữ khá dài trong môi trường, Chân bụng có ý nghĩa quan trọng để xác định các thời kì địa chất và lịch sử phát triển của con người trong khảo cổ, nhiều hang động có người tiền sử cũng xuất hiện nhiều vỏ ốc còn lưu lại do người tiền sử dùng làm thức ăn và để lại vỏ. Ngoài ra, giá trị thực phẩm đối với con người và tác hại trong phá hoại mùa màng rất lớn của Chân bụng cũng là điều đáng lưu ý (ốc bươu vàng, sên trần...). Ngày nhận bài: 7/1/2014. Ngày nhận đăng: 17/4/2014. Tác giả liên lạc: Đỗ Văn Nhượng, địa chỉ e-mail: dvnhuong@hotmail.com. 106
  2. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên,... Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở Tràng An cổ, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình Khu vực Tràng An cổ thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình thuộc hệ sinh thái núi đá vôi, phân hoá khá đa dạng và điển hình với cảnh quan khối núi phân cắt, địa hình thuộc vùng karst nổi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng ở miền Bắc Việt Nam, có độ cao từ 10 đến 281 m, chân núi là vùng trũng ngập nước theo mùa. Các đặc điểm về khí hậu và lượng mưa mang đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vùng núi đá vôi này thường được coi là một trong các hệ sinh thái cực đoan, ít cân bằng, điều kiện sống khắc nghiệt, luôn khô và không có khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng chỉ giữ lại trong các hốc đá. Xét về năng suất sinh học, có thể thấy nơi đây tốc độ tăng trưởng của cây trên núi rất chậm, tuy nhiên thảm thực vật lại có khả năng chống chịu cao, phần lớn là cây chịu hạn, rễ bám chắc vào đá để tìm nước và chất dinh dưỡng. Thảm thực vật chịu tác động nhiều của con người, tất cả các vùng đất thấp ở các thung lũng có thể trồng trọt được đã bị phát quang, trên các núi đá vôi chỉ còn lại các cây bụi, cỏ và dây leo, hầu như các cây gỗ lớn không còn, đa dạng thấp hơn nhiều so với Cúc Phương gần đó. Dưới chân núi là vùng đất ngập nước, có chỗ ngập nước quanh năm đã tồn tại nhiều nhóm động vật đáy khá đặc trưng như Giáp xác (cua, tôm), Thân mềm Hai mảnh vỏ (trai, hến), Chân bụng ở nước. Các dẫn liệu về Thân mềm Chân bụng ở Ninh Bình đã có khá nhiều (Cúc Phương, Vân Long, Kim Sơn), tuy nhiên ở khu vực Tràng An cổ vẫn chưa có. Bài báo này cung cấp dẫn liệu ban đầu về nhóm Thân mềm Chân bụng ở nước và ở cạn trong khu vực Tràng An cổ, góp phần vào điều tra đa dạng sinh học ở một nơi vừa có địa hình cảnh quan đặc trưng, vừa là nơi du lịch tâm linh quan trọng của nước ta. 107
  3. Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành thu mẫu được xác định ở khu vực Tràng An cổ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. * Thời gian nghiên cứu: Tiến hành thu mẫu từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 và từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013. Tổng số mẫu phân tích là 1.530 cá thể. * Phương pháp nghiên cứu: - Các vị trí thu mẫu được đánh dấu trên Hình 1. Chia thành 2 khu vực: + Trên cạn: Các mẫu ốc cạn được thu ở hai sinh cảnh tự nhiên và nhân tác. Sinh cảnh tự nhiên tuy đã bị con người tác động, nhưng không có yếu tố trồng trọt như các núi đá vôi (chân núi, đỉnh núi), hang, hốc đá. Sinh cảnh nhân tác chủ yếu là vườn, đất trồng của dân địa phương. + Dưới nước: Các mẫu ốc được thu ở sinh cảnh tự nhiên là các ngòi nước chảy qua các khu vực, sinh cảnh nhân tác là ao, ruộng cấy lúa, đầm sen. - Định loại mẫu vật: + Nhóm Chân bụng ở nước theo các tài liệu của Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và những tác giả khác [4-10]. + Nhóm Chân bụng trên cạn theo: Bavay và Dautzenberg, 1908, 1909 [1], Gude F. Z., 1921 [2]. + Sắp xếp mẫu theo hệ thống tu chỉnh của Schileyko, 2011 [3]. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bước đầu đã phát hiện ở khu vực nghiên cứu 59 loài và phân loài Thân mềm Chân bụng thuộc 41 giống, 23 họ và 2 phân lớp (Mang trước - Prosobranchia; Có phổi - Pulmonata) được giới thiệu trong Bảng 1. Trong thành phần loài này, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Các loài Thân mềm Chân bụng gặp ở khu vực nghiên cứu là những loài và phân loài phổ biến đã gặp ở các thủy vực đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và nhiều khu vực trên cạn ở phía Bắc Việt Nam, như các loài trong họ Viviparidae, Ampullaridae, Bithyniidae, Bradybaenidae, Streptaxidae, Subulinidae,. . . [5-9]. Có 3 loài di nhập là 2 loài ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, Pomacea bridgesi) và 1 loài ốc sên (Achatina fulica). Trong thành phần các loài Chân bụng ở nước, đáng lưu ý số loài trước đây vốn phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như ốc nhồi (Pila polita, Pila conica) nay rất ít gặp ở các thủy vực khu vực Trường Yên. 108
  4. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên,... Bảng 1. Thành phần loài và phân bố của Thân mềm Chân bụng ở khu vực Tràng An, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình Phân bố Trên cạn Dưới nước Stt Thành phần loài Tự Nhân Tự Nhân nhiên tác nhiên tác PROSOBRANCHIA Thiaridae 1 Thiara scabra (Muller, 1774) + + 2 Tarebia granifera (Lamarck, 1822) + 3 Melanoides tuberculata (M¨uller, 1774) + + Ampullariidae 4 Pila polita (Deshayes, 1830) + 5 Pila conica (Gray, 1828) + 6 Pomacea canaliculata (Lamarck, 1822) + + 7 Pomacea bridgesi (Reeve, 1856) + Viviparidae 8 Angulyagra duchieri (Fischer, 1908) + + 9 Angulyagra boettgeri (Heude, 1869) + + 10 Angulyagra polyzonata (Frauenfeld, 1862) + + 11 Sinotaia aeruginosa (Reeve, 1863) + + 12 Cipangopaludina lecythoides + 13 Idiopoma umbilicata (Lea, 1856) + + Bithyniidae 14 Allocinma longicornis (Benson) + 15 Bithynia fuchsiana (Moellendorff, 1894) + 16 Bithynia misella (Gredler, 1884) + 17 Parafossarulus striatulus (Benson, 1842) + + Assimineidae 18 Assiminea lutea (Adams, 1861) + Cyclophoridae (Gray, 1847) 19 Chamalycaeus sp. + 20 Cyclophorus malayanus (Benson, 1852) + Cyclophorus martensianus (Moellendorff, 21 + 1874) 22 Cyclophorus speciosus (Philipi, 1847) + 23 Cyclophorus sp.1 + 24 Cyclophorus sp.2 + 25 Cyclotus sp. + 26 Japonia mariei (Morlet, 1886) + 109
  5. Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương Diplommatinidae (L. Pfeiffer, 1857) 27 Diplommatina scolop (M¨olendorff, 1901) + 28 Diplommatina rotundata (Saurin, 1953) + Pupinidae (L. Pfeiffer, 1853) Pupina brachysoma (Bavay & Dautzenberg, 29 + 1903) 30 Pupina dorri (Dautzenberg, 1893) + PULMONATA Planorbidae 31 Polypylis hemisphaerula (Benson, 1842) + + 32 Gyraulus convexiusculus (Hutton, 1849) + + Lymnaeidae 33 Lymnaea swinhoei (Adams, 1866) + + Hypselostomatinidae (Zilch, 1959) 34 Gyliotrachela crossei (Morlet, 1886) + 35 Boysidia paviei sp. + Achatinidae (Swainson, 1840) 36 Achatina fulica (Férussac, 1822) + + Subulinidae (Fischer et Crosse, 1877) 37 Allopeas gracile (Hutton, 1834) + 38 Paropeas achatinaceum (Pffeifer,1846) + Clausiliidae (Morch, 1864) Tropidauchenia fischeria phasmoides 39 + (Grego & Szekezes, 2011) Tropidauchenia fischeri reticulata 40 + (Nordsieck, 2002) Rhytididae (Pilsbry, 1893) 41 Macrocycloides crenulata (Yen, 1939) + Streptaxidae (J. Gray, 1860) Haploptychius costulatus (Moelendorff, 42 + 1881) 43 Huttonella bicolor (Hutton, 1834) + 44 Odontartemon fuchsianus (Gredler, 1881) + Euconulidae (Baker, 1928) 45 Kaliella haiphongensis (Dautzenberg, 1893) + 46 Kaliiella scandens (Cox, 1872) + Ariophantidae (Godwin-Austen, 1888 47 Macrochlamys cincta (M¨ollendorff, 1883) + 48 Macrochlamys sp.1 + 49 Macrochlamys sp.2 + + 110
  6. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên,... 50 Microcystina sp. Trochomorphidae (M¨ollendorff, 1890) 51 Videna sp.1 + + 52 Videna sp.2 + 53 Videna timorensis (Martens, 1867) + Bradybaenidae (Pilsbry, 1939) 54 Bradybaena jourdyi (Morlet, 1886) + + 55 Bradybaena similaris (Férussac, 1822) + + Pseudiberus lamyi (Dautzenberg et Fischer, 56 + 1905) Camaenidae (Pilsbry, 1893) Camana duporti (Bavay et Dautzenberg, 57 + 1909) Helicidae (Férusac, 1822) Aphanoconia hungerfordiana halongensis 58 + (Wagner, 1909) Plectopylidae (M¨ollendorff, 1898) 59 Gudeodiscus sp. TỔNG: 36 5 16 17 Tỉ lệ %: 61,02 8,47 27,12 28,81 Đã gặp 6 loài (Angulyagra duchieri, A. boettgeri, A. polyzonata, Sinotaia aeruginosa, Cipangopaludina lecythoides, Idiopoma umbilicata)) trong 9 loài thuộc họ Viviparidae vốn phổ biến ở phía Bắc nước ta, thể hiện tính chất đặc trưng của khu hệ trai, ốc nước ngọt Việt Nam. - Đa dạng về bậc phân loại giống và họ. Nhiều giống, họ nhưng ít loài, họ có số loài nhiều nhất chỉ đến 8 loài (Cyclophoridae), 6 loài (Viviparidae), 5 loài (Bithynidae), các họ khác từ 1 đến 4 loài, phần lớn từ 1 đến 2 loài (14 họ). Hai loài ốc bươu vàng thuộc giống Pomacea được di nhập vào Việt Nam từ những năm 1980 rất phổ biến ở các thủy vực vùng này. Có thể những loài di nhập này đã làm cho một số loài bản địa như ốc nhồi và ốc bươu (Pila polita, Pila conica) bị thu hẹp theo quy luật cạnh tranh, vốn trước đây rất phổ biến ở vùng trũng Ninh Bình. - Đa dạng về kích thước, loài có kích thước bé nhất là Gyraulus convexius (2mm), loài có kích thước lớn nhất là Achatina fulica (10 cm), phần lớn các loài có kích thước nằm trong giới hạn từ 3 mm đến 3 cm. - Trong thành phần Chân bụng trên cạn, tuy khá đa dạng về các họ (hầu như đủ các họ đã gặp ở Việt Nam) nhưng thể hiện sự nghèo nàn về số lượng loài. Có thể thấy hầu như các loài đã gặp có kích thước bé (Diplommanitidae, Subulinidae, Streptaxidae, Ariophantidae, Vertiginidae, Euconulidae), đại diện cho sinh cảnh tự nhiên và nhân tác bị tác động nhiều của con người, sống dưới tầng cây bụi, ít bị phát hiện và chịu được điều kiện khô hạn của vùng núi đá vôi. Những loài thuộc họ Cyclophoridae (Mang trước 111
  7. Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Ngọc Huyền và Lưu Thị Thanh Hương – Prosobranchia) có kích thước lớn, sống ở lớp thảm mục dầy trong kẽ đá, dưới các cây gỗ lớn cũng gặp rất ít. Loài kích thước lớn như ốc sên (Achatina fulica) gặp nhiều trong sinh cảnh nhân tác. Có 3 loài thuộc nhóm Có phổi (Pulmonata) ở nước (Polypylis hemisphaerula, Gyraulus convexiusculus và Lymnaea swinhoei), rất phổ biến trong các thủy vực. So sánh hai sinh cảnh tự nhiên và nhân tác của hai môi trường ở cạn và ở nước cho thấy: Sinh cảnh tự nhiên trên cạn có sự phong phú về các loài ốc cạn (Pulmonata và Prosobranchia), chiếm tới 61,02 % tổng số loài phân bố; sinh cảnh nhân tác trên cạn 8,47 % ; Ở dưới nước sinh cảnh tự nhiên chiếm 27,12 % và sinh cảnh nhân tác chiếm 28,81 %. Hình 2. Số lượng loài phân bố ở các họ Chân bụng khu vực Tràng An cổ, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình 3. Kết luận Nhóm tác giả đã phát hiện ở khu vực Tràng An cổ thuộc xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình 59 loài và phân loài Thân mềm Chân bụng thuộc 23 họ, 41 giống và 2 phân lớp. Số lượng loài của nhóm Chân bụng ở cạn chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với Chân bụng ở nước. Tất cả các loài đã gặp trong khu hệ đều là các loài phổ biến ở các thủy vực vùng đồng bằng và vùng núi phía Bắc nước ta kể cả ở nước và ở cạn. Số lượng loài nhiều nhất thuộc về họ Cyclophoridae ở cạn và họ Viviparidae ở môi trường nước, các họ khác có số loài ít hơn. Thành phần loài Chân bụng đa dạng về bậc giống và họ, nhưng kém đa dạng về bậc loài. Đối với môi trường nước, các loài di nhập như ốc bươu vàng đã thu hẹp một số loài ốc nhồi bản địa vốn trước đây phong phú nay rất hiếm gặp. Tác động của môi trường đã ảnh hưởng đến đa dạng về loài và kích thước của các loài Chân bụng ở cạn, phần lớn gặp các loài có kích thước nhỏ, sống dưới tán cậy bụi. 112
  8. Dẫn liệu bước đầu về thân mềm chân bụng (Gastropoda) khu vực Tràng An cổ, Trường Yên,... Đáng chú ý đến hai loài ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata, P. bridgesi) di nhập đã làm cho hai loài ốc nhồi (Pila polita, P. conica) trong cùng họ rất ít gặp ở các thủy vực trong khu vực nghiên cứu. Sinh cảnh tự nhiên trên cạn có số loài phong phú hơn sinh cảnh nhân tác, sinh cảnh tự nhiên và nhân tác ở môi trường nước tương đương nhau về số lượng loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bavay et Dautzenberg, 1908. Description de Coquilles nouvelles de L’Indo-Chine. Journal de Conchyliogie. 56:169-217; 57: 81-105; 163-205; 60:1-54. [2] G. L. Gude, 1921. The fauna of British India, including Ceylon and Burma. London, p. 370. [3] A. Schileyko, 2011. Check-list of land pulmonate molluscs of Vietnam (Gastropoda : Stylommatophora). Ruthenica, Vol. 21, No. 1: pp. 1-68. [4] Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 440-490. [5] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường, 2003. Thành phần loài của họ ốc Nhồi Ampullaridae Gray, 1824 ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 25(4), tr. 1-5. [6] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường, 2003. Dẫn liệu mới về nhóm trai, ốc nước ngọt Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 731-733. [7] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường, 2004. Họ Ốc Vặn (Viviparidae – Gastropoda) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 26(2), tr. 1-5. [8] Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2006. Phân loại phân họ ốc Triculinae (Hydrobiidae – Prosobranchia) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 28(1), tr. 8-18. [9] Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2007. Họ ốc nước ngọt Pachychiilidae Troschel, 1857 (Gastropoda – Prosobranchia) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học 29(2), tr. 1-8. ABSTRACT Preliminary data of an investigation of gastropods in Trang An area, Truong Yen Commune, Hoa Lu District, Ninh Binh Province A study of Gastropods in the Trang An area, Truong Yen Commune, Hoa Lu District, Ninh Binh Province, was carried out from July 3-7 and October 5-9, 2013. 59 species, belonging to 41 genera, 23 families and 2 subclasses were recorded. The number of Subclass Prosobranchia species is greater than that of subclass Pulmonata. The total number of aquatic gastropod species is nearly the same total species of terrestrial gastropods. In general, taxa of families and genera are more diverse than that of species. Natural terrestrial habitats contain more species than do artificial habitats, that is also true for freshwater. Invasive species (Pomacea canaliculata, P. bridgesi) has a great affect on the distribution of native species (Pila polita, P. conica) of the same family. 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2