intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga Vua Lý Thái Tông (627-649) là Lý Thế Dân đời nhà Đường, năm Đinh Dậu chỉ truyền kén chọn gái xinh. Có quan thứ sử đất Kinh Châu kén được một nàng tên Võ Mị Nương nên trang quốc sắc, đáng giá khuynh thành. Nghĩ rằng: "Nếu để tên Mị Nương, sau vào cung thì khó xưng làm nương nương", bèn cải tên nàng lại là Võ Minh Không đem dâng lên cho nhà vua. Thái Tông trông thấy cả đẹp, phong làm Tài Nhơn, nên gọi là Võ Tài Nhơn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga

  1. Đàn ông làm hoàng hậu, trai đẹp làm cung nga Vua Lý Thái Tông (627-649) là Lý Thế Dân đời nhà Đường, năm Đinh Dậu chỉ truyền kén chọn gái xinh. Có quan thứ sử đất Kinh Châu kén được một nàng tên Võ Mị Nương nên trang quốc sắc, đáng giá khuynh thành. Nghĩ rằng: "Nếu để tên Mị Nương, sau vào cung thì khó xưng làm nương nương", bèn cải tên nàng lại là Võ Minh Không đem dâng lên cho nhà vua. Thái Tông trông thấy cả đẹp, phong làm Tài Nhơn, nên gọi là Võ Tài Nhơn. Võ Tài Nhơn vốn là một tuyệt thế giai nhân, lại hay chữ nhưng rất đa dâm. Vua Thái Tông bấy giờ đã già, không đủ sức bù đắp lại được lòng xuân phơi phới đương chuyển động mạnh trong các sớ thịt đường gân của con người nàng. Nhân Thái Tông phải bịnh, nằm tại cung của Võ Tài Nhơn, đông cung thái tử là Lý Trị vào thăm. Thấy Võ Tài Nhơn thật một trang quốc sắt thì bắt động lòng nên thỉnh thoảng liếc mắt đưa tình. Lạ gì gái đẹp thường tình, thái tử người đương trẻ tuổi, thật xứng đôi vừa lứa, đồng sức, đồng tài nên Tài Nhơn cũng đưa mắt tống tình đáp lại. Thái tử Lý Trị hớn hở, lòng nở đầy hoa nhưng không có dịp tỏ nỗi lòng, liền giả đi tiểu tiện. Võ Tài Nhơn liền lấy bồn vàng đựng nước, quỳ xuống dâng lên cho thái tử rửa tay. Nhân dịp Lý Trị liền rảy nước trên mặt Tài Nhơn, cất tiếng ngâm nhỏ hai câu:
  2. Mơ tưởng Vu Sơn biết mấy lần, Dương đài cách trở khó toan gần. Tài Nhơn hiểu ý thái tử nên mỉm cười ngâm tiếp: Tuy chưa vầy cuộc phong vân hội, Song đã được nhờ võ lộ ân. Lý Trị mừng rỡ nghĩ: - Nàng này quả thật tài sắc gồm đủ, rất đẹp lòng ta. Đoạn, bạo dạn đưa tay đỡ Tài Nhơn dậy rồi cùng dắt nhau đến chỗ vắng vẻ tư tình. Nàng bỗng rơi lệ, nói: - Từ ngày thiếp chầu hoàng thượng vẫn được yêu vì, nay may mắn được điện hạ tỏ lòng thương hương mến ngọc, nhưng biết về sau, khi điện hạ lên ngôi rồi có còn đoái tưởng đến tấm thân bồ liễu này chăng? Lý Trị nói: - Ngày sau ta lên ngôi sẽ phong nàng làm chánh hậu. Võ Tài Nhơn mừng rỡ nói: - Xin điện hạ hãy cho thiếp một vật để làm tin. Lý Trị liền cởi chiếc nhẫn co chạm chín con rồng trao cho Tài Nhơn. Lúc bấy giờ có quan Tư thiên giám xem thiên văn, tiên đoán nhà Đường sau bị nữ chúa họ Võ chuyên quyền nên yêu cầu nhà vua phải trừ trước để dứt hậu hoạn. Vua không tin, nhưng chiều ý quan Tư thiên giám nên cho Võ Tài Nhơn ra ở chùa Hưng Long mà tu hành, suốt đời không được cải giá. Lý Trị thương nhớ Tài Nhơn, lén cho người đến chùa dặn nàng đừng xuống tóc,
  3. chờ ngày triệu vào cung. Tài Nhơn vốn hiếu dâm, ăn quen nhịn không quen. Cảnh chùa lại thanh vắng. Ngày ngày chẳng làm gì khiến lòng xuân càng bồng bột. Nàng mưu cùng mụ vãi già làm mối để được tư thông cùng lão thày sãi ở chùa Bạch Mã cho cuộc đời đỡ lạnh, đỡ khát, đỡ thèm. Chẳng bao lâu vua Thái Tông phát bịnh thăng hà, Lý Trị lên ngôi xưng hiệu Cao Tông, truyền đem xe giá lên chùa rước Võ Tài Nhơn về, phong làm Chiêu Nghi, cải tên là Võ Tắc Thiên. Rồi nàng được phong làm hoàng hậu. Cao Tông ở ngôi được 34 năm, vì té bị trọng thương mà chết. Võ Tắc Thiên dùng mưu lập kế phế con. Cuối cùng lên ngôi hoàng đế, xưng hiệu Tắc Thiên hoàng đế, đổi quốc hiệu là Đại Chu. Làm vua tất phải có hoàng hậu, Võ Tắc Thiên liền lập hai người đàn ông là Trương Xương, tôn làm chánh hậu, Trương Diệc Chi làm thứ hậu. Đây là hai người chồng trẻ đẹp lực lưỡng của nhà vua. Lại truyền chỉ kén chọn con trai xinh đẹp làm cung nga, còn cung phi mỹ nữ trước kia nay trở thành vô dụng nên đều được cho về xứ sở. Bạo chúa xem quỳnh hoa
  4. Đời nhà Tùy (587-617), ở Dương Châu thuộc huyện Giang Ninh, một phồn hoa đô hội nước Tàu, có ngôi chùa tên Dương Ly. Một đêm giữa lúc canh ba, ngoài chùa bỗng có ánh sáng lòe như lửa dậy. Trên không lại có tiếng nổ vang, rồi có một vật gì sa xuống như sao rơi, mùi thơm xông nên n ực mũi. Người trong nhà mở cửa đổ ra xem. Gần bên giếng của chùa bỗng mọc lên một cây hoa lạ. Cây cao một trượng, trên ngọn có một đóa hoa ngũ sắc cực kỳ tươi đẹp. Trên hoa chia làm 18 cánh lớn, dưới có 24 cánh nhỏ. Người ta gọi là Quỳnh Hoa. Lúc bấy giờ có người tên Vương Thế Sung ở thành Lạc Dương, nguyên trước can án giết người nên chạy trốn đến chùa trú ngụ. Vương vốn biết vẽ, thấy thế mới lấy bút mực ra vẽ đóa hoa ấy. Vua nhà Tùy là Dương đế, nhân một đêm nằm mộng thấy hoa, nay được tin có hoa lạ trổ tại Dương Châu mới yết bảng nếu ai vẽ được đóa hoa ấy, đem dâng cho nhà vua thì sẽ được trọng thưởng. Vương Thế Sung mang bức tranh ấy đến dâng, được nhà vua tha tội giết người lại được phong chức Quỳnh Hoa thái thú. Chùa Dương Ly đổi thành chùa Quỳnh Hoa. Vì hoa trong tranh còn đẹp lộng lẫy, cố nhiên hoa thực còn đẹp gấp ngàn lần. Gợi lòng tò mò ham thích nên nhà vua định ngự giá ra Dương Châu xem hoa. Vốn đường đất từ Lạc Dương (kinh đô nhà Tùy) đến Dương Châu ở Giang Nam rất xa xôi, khó đi. Nhà vua cho đi xe giá nhọc nhằn nên truyền cho người đốc uất dân chúng lao dịch khai kinh bắc cầu từ Long Trì thẳng qua ải Trường Bình, thông với sông Huỳnh Hà cho đến Dương Châu để ngự thuyền rồng cho tiện. Đồng thời
  5. lại truyền cho người xây cất cung điện nơi ấy để nghỉ ngơi. Việc lực dịch quá gian lao, bọn quan lại tham tàn thừa nước đục thả câu càng bóc lột nhũng nhiễu dân chúng. Nhân dân cực khổ chết chóc, tiếng thán oán kêu khóc ngập trời. Vì dục vọng xem hoa mà làm khổ trăm họ. Nhưng nhà vua không nghĩ đến, lại ra lịnh cấp tốc hoàn thành công việc đào kinh trong vòng một tháng. Chậm trễ hoa sẽ tàn mất. Đàn ông cung cấp không đủ thì đàn bà cũng bị bắt đi làm. Sử chép: đào con kinh ấy lao dịch có đến một triệu dân phu. Cung phi, mỹ nữ, ngự binh, cước điện (người kéo thuyền) có đến 80 ngàn người. Dân chúng trong vòng 500 dặm dọc theo kinh phải mang thức ăn cung phụng cho đoàn du hành quý phái ấy. Nhưng khi thuyền rồng ngự đến Dương Châu và chuẩn bị ngày mai Tùy đế xe giá đến xem thì khuya hôm ấy, mưa gió đầy trời, hoa thần rụng mất. Vì đây là thần hoa, hiện ra không phải để cho bạo chúa xem mà là để cho nhân dân và chơn chúa xem; đồng thời để chỉ rõ sự diệt vong của nhà Tùy. Mười tám cánh trên của hoa biểu hiệu 18 vị phản vương, 24 cánh nhỏ dưới biểu hiệu 24 trấn khởi loạn chống lại Tùy đế. Và, cơ nghiệp nhà Tùy sẽ chuyển sang nhà Đường do con của vị đại thần Lý Uyên là Lý Thế Dân khai sáng, đánh bại 18 phản vương và dẹp yên 24 trấn, thống nhứt lãnh thổ. Đó là một chơn chúa. Vì vậy, trong khi lãnh sứ mạng bảo giá Tùy đế ra Dương Châu, Lý Thế Dân đến chùa trông nom lính dọn dẹp, chuẩn bị cho ngày mai Tùy đế đến xem, Thế Dân thừa dịp đến xem hoa trước. Quỳnh hoa nhún lên xuống ba lần như đón chào. Rồi ngay đêm hôm ấy, sau một cơn mưa to, hoa tàn rụng. Mộng xem hoa của tên bạo
  6. chúa tan vỡ. Dục vọng ngông cuồng của nhà vua đã làm cho hàng vạn sinh linh điêu đứng, chết chóc, lầm than!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2