intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 1

Chia sẻ: Cuong Dang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:225

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015) - Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng: Phần 1 trình bày các nội dung: thành phố Đà Nẵng thời kỳ trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1975 - 1996); nhanh chóng ổn định tình hình, giữ vững an ninh, chính trị; khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương trong những năm đầu giải phóng (3/1975 - 12/1978); xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình đất nước có chiến tranh, vận dụng đường lối của Đảng để tìm hướng đi thích hợp (1/1979 - 12/1985); bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1990); từng bước khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội; xác định xây dựng Đà Nẵng trở thành “vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên” theo mục tiêu chung của Đảng (1991 - 1996

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG - 2016
  2. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG BAN BIÊN SOẠN VÕ CÔNG TRÍ NGUYỄN THANH QUANG BÙI VĂN TIẾNG PHẠM QUÝ BÙI XUÂN NGUYỄN VĂN NGHĨA THANH QUẾ PHẠM HỮU BỐN LƯU ANH RÔ
  3. LỜI GIỚI THIỆU N gày 29 tháng 3 năm 1975, thành phố Đà Nẵng được giải phóng - đây là mốc son chói lọi, một bước ngoặt vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân thành phố. Một tháng sau, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 kết thúc thắng lợi bằng sự kiện quân dân ta giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc 21 năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta. Kể từ ngày quê hương được giải phóng đến nay, trải qua chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, dần xác lập vai trò là một thành phố động lực của miền Trung - Tây Nguyên. Trước đây, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Thành ủy Đà Nẵng đã biên soạn và xuất bản hai công trình: “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1925-1954) - tập 1” và “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975) - tập 2”; Huyện ủy Hòa Vang đã biên soạn và xuất bản hai công trình “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hòa Vang (1928-1954) - tập 1” và “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hòa Vang (1954-1975) - tập 2”. Từ sau ngày thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương đến nay, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban Bí thư “Về tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”; thể theo nguyện vọng của đông đảo 5
  4. cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố, Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tiến hành sưu tầm, biên soạn công trình: “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015)”. Tập sách bước đầu ghi lại những thành tựu, hoạt động của Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng suốt 40 năm qua, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác của Đảng bộ trong tình hình mới. Từ đó, góp phần giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, tự hào về thành phố quê hương; động viên tinh thần cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay và mai sau. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau như: Các Văn kiện Đại hội, nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XI đến XXI, các văn kiện Đại hội của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hòa Vang; các báo cáo hàng quý, năm; đặc biệt là đã tranh thủ được ý kiến đóng góp, trao đổi của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, của Thành ủy Đà Nẵng qua các thời kỳ; đã tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo để xin ý kiến đóng góp, sửa chữa, bổ sung những nội dung còn khiếm khuyết của bản thảo... Tuy nhiên, do trình độ của Ban Biên soạn còn hạn chế, các nguồn tư liệu hiện còn không được đầy đủ, nên công trình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung và cung cấp thêm thông tin, tư liệu từ các đồng chí và bạn đọc xa gần. Ban Thường vụ Thành ủy xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, của Thành ủy Đà Nẵng qua các thời kỳ; các ban, ngành, đoàn thể, các nhà khoa học, chuyên gia của Trung ương và địa phương; Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu, biên soạn và xuất bản tập sách này. Nhập dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương (01/01/1997 - 01/01/2017), Ban Thường vụ Thành ủy trân trọng giới thiệu tập sách: “Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015)” đến với các đồng chí, đồng bào và bạn đọc xa gần. BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG 6
  5. DẪN NHẬP SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 - 2015) T hành phố Đà Nẵng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là nơi từng diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nói chung và xứ Quảng nói riêng. Những thay đổi về địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử, kể từ năm 1975 về trước, đã được trình bày đầy đủ ở các công trình lịch sử đã xuất bản trước đây như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975), Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1925-1954), tập 1 và Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1954-1975), tập 2… Để bạn đọc tiện theo dõi tập sách này, nhất là quá trình tách, nhập của Đà Nẵng trong 40 năm qua, chúng tôi xin lược thuật đôi nét chính yếu về thay đổi địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng từ năm 1975 đến năm 2015. Từ tháng 11 năm 1967, Khu ủy V ra quyết định hợp nhất tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà. Đà Nẵng được phân thành 3 quận là Quận I, Quận II và Quận III; huyện Hòa Vang tách thành 3 khu là Khu I, Khu II và Khu III(1). (1) Lúc này, Quận I, Quận II và Quận III trực thuộc Đặc khu Quảng Đà, đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng không tồn tại. Huyện Hoà Vang chia thành 3 khu trực thuộc Đặc khu Quảng Đà: Khu I gồm các xã thuộc vùng Tây - Tây Bắc của Hòa Vang; Khu II gồm các xã thuộc vùng Trung của Hòa Vang và Khu III thuộc các xã vùng Đông của Hoà Vang. 7
  6. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Sau giải phóng, chấp hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, ngày 20 tháng 9 năm 1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp nhất tỉnh; ngày 4 tháng 10 năm 1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng Lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc này, các Quận I, Quận II và Quận III trở thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau đó, theo chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 30 tháng 8 năm 1977, Chính phủ ra Nghị quyết số 228/TTg, về việc sáp nhập Quận I, Quận II và Quận III thành lập thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 02 năm 1978, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập các Quận I, II, III thành thành phố Đà Nẵng, với 28 phường trực thuộc. Đối với quần đảo Hoàng Sa (tức huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng hiện nay), trước năm 1975, vào ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 174/NV, ấn định quần đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính cấp xã, lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Ngày 21 tháng 10 năm 1969, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 709-BNV/ HCĐP/26, về việc sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, quân đội Trung Quốc dùng vũ lực tấn công quân đồn trú của Việt Nam Cộng hòa tại quần đảo Hoàng Sa và chiếm toàn bộ quần đảo này. Ngày 20 tháng 01 năm 1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam) đã ra Bản Tuyên bố phản đối hành động này của Trung Quốc. Ngày 29 tháng 3 năm 1975, khi quân dân ta tiến công giải phóng Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa - một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam vẫn còn bị Trung Quốc chiếm giữ. Ngày 09 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định, 8
  7. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015) về việc tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa, thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, quần đảo Hoàng Sa là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng cho đến ngày nay. Đối với Hoà Vang, sau khi hợp nhất tỉnh năm 1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 120/QĐ-UB, về việc hợp nhất 3 khu (Khu I, Khu II và Khu III) thành huyện Hoà Vang và điều chỉnh, đổi tên một số xã(1). Ngày 29 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 79/QĐ, về việc tách một số thôn của xã Hòa Sơn để thành lập xã Hòa Ninh, tách một số thôn của xã Hòa Liên để thành lập xã Hòa Bắc. Ngày 11 tháng 01 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục ban hành Quyết định số 05/ QĐ/HĐBT, chia xã Hòa Phong thành hai xã mới là: Hòa Phú và Hòa Phong. Ngày 07 tháng 10 năm 1996, Bộ Chính trị có Thông báo số 06/ TB-TW, về việc nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính là: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam. Ngày 12 tháng 10 năm 1996, Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tiến hành họp (bất thường) để thảo luận và biểu quyết phương án chia tách. Hội nghị thống nhất chọn phương án Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương sẽ được hình thành từ 3 đơn vị hành chính Theo đó, 16 xã thuộc huyện Hòa Vang được lần lượt hợp nhất như sau: Xã (1) Hòa An (hợp nhất xã Hòa Hải và Hòa Long trước kia), Hòa Trung (hợp nhất xã Hòa Châu với thôn Tây An - xã Hòa Thái), Hòa Tiến (hợp nhất xã Hòa Thái và thôn Dương Sơn xã Hòa Châu), Hòa Khương (hợp nhất xã Hòa Lương và thôn Hương Lam - Hòa Khương, thôn Phước Nhơn, Phước Vinh xã Hòa Bình), Hòa Phong (hợp nhất xã Hòa Hưng và Hòa Thượng), Hòa Nhơn (hợp nhất xã Hòa Thịnh và Hòa Phú), Hòa Sơn (hợp nhất xã Hòa Thanh, Hòa Lộc và Hòa Ninh), Hòa Liên (hợp nhất xã Hòa Vinh và Hòa Lạc), Hòa Quý (hợp nhất xã Hòa Phụng và Hòa Lân), Hòa Xuân (tức xã Hòa Đa cũ), Hòa Nam (tức xã Hòa Phước cũ), Hòa Bắc (tức xã Hòa Thọ cũ), Hòa Thắng (tức xã Hòa Hiệp cũ), Hòa Thành (tức xã Hòa Khánh cũ), Hòa Ngọc (tức xã Hòa Minh cũ) và xã Hòa Tân (tức xã Hòa Phát cũ). 9
  8. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG cấp huyện của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng gồm: thành phố Đà Nẵng (cũ), huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về “Việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có quyết định thành lập thành phố Đà Nẵng, trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 23 tháng 01 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 7/1997/NĐ-CP, “Về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng”. Theo đó, thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương gồm có 7 đơn vị hành chính: Các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn; huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa; với 47 phường, xã. Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, với vị thế của một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, để tạo điều kiện hơn nữa cho Đà Nẵng phát triển đi lên, ngày 02 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2005/NĐ-CP, “về việc thành lập phường thuộc các quận Hải Châu, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố Đà Nẵng”. Theo đó, chia phường Hoà Cường thuộc quận Hải Châu thành phường Hoà Cường Nam và Hoà Cường Bắc; chia phường Hoà Thuận thuộc quận Hải Châu thành phường Hoà Thuận Đông và Hoà Thuận Tây; chia phường Hoà Hiệp thuộc quận Liên Chiểu thành phường Hoà Hiệp Nam và Hoà Hiệp Bắc; chia phường Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu thành phường Hoà Khánh Nam và Hoà Khánh Bắc; chia phường Bắc Mỹ An thuộc quận Ngũ Hành Sơn thành phường Mỹ An và phường Khuê Mỹ. Tiếp đó, ngày  05 tháng 8  năm  2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2005/NĐ-CP, “về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc quận Thanh Khê và huyện Hoà Vang; thành lập quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”. Theo đó, thành lập phường Hoà Khê thuộc quận Thanh Khê trên cơ sở tách ra một phần của phường An Khê; chia phường Thanh Lộc 10
  9. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015) Đán thuộc quận Thanh Khê thành hai phường Thanh Khê Đông và phường Thanh Khê Tây; thành lập xã Hoà An thuộc huyện Hoà Vang trên cơ sở một phần của xã Hoà Phát; chia xã Hoà Thọ thành hai xã Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây. Đồng thời, thành lập quận Cẩm Lệ trên cơ sở các xã Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân thuộc huyện Hoà Vang và phường Khê Trung thuộc quận Hải Châu(1). Tính đến năm 2015, thành phố Đà Nẵng gồm có 8 quận, huyện; với 56 phường, xã(2). Như vậy, quá trình biến đổi địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng từ năm 1975 đến năm 2015 trải qua hai thời kỳ chính. Thời kỳ thứ nhất - thành phố Đà Nẵng (cũ) trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1975-1996), trong đó có hai giai đoạn: Giai đoạn 3 quận (Quận I, Quận II, Quận III - từng là đơn vị hành chính cấp quận thuộc thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ trước năm 1975) trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 2 năm 1978); giai đoạn thành phố Đà Nẵng (được sáp nhập từ 3 quận I, II, II), với 28 phường trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ tháng 2 năm 1978 đến tháng hết tháng 12 năm 1996). Thời kỳ thứ hai - thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương (1997-2015), được hình thành từ ba đơn vị Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà An, Hoà Phát, Hoà Xuân nâng lên thành (1) các phường khi trực thuộc quận Cẩm Lệ. (2) Quận Hải Châu (13 phường): Bình Hiên, Nam Dương, Hoà Thuận Đông, Hoà Thuận Tây, Thuận Phước, Hoà Cường Nam, Hoà Cường Bắc, Thạch Thang, Bình Thuận, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Phước Ninh, Thanh Bình; Quận Thanh Khê (10 phường): Tân Chính, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Vĩnh Trung, Thạc Gián, Chính Gián, Tam Thuận, An Khê, Hoà Khê, Xuân Hà; Quận Sơn Trà (7 phường): An Hải Tây, An Hải Bắc, An Hải Đông, Nại Hiên Đông, Mân Thái, Phước Mỹ, Thọ Quang; Quận Ngũ Hành Sơn (4 phường): Hoà Hải, Hoà Quý, Mỹ An, Khuê Mỹ. Quận Liên Chiểu (5 phường): Hoà Minh, Hoà Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc; Quận Cẩm Lệ (6 phường): Hoà Phát, Hoà An, Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Khuê Trung, Hoà Xuân; Huyện Hoà Vang (11 xã): Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Phú, Hoà Liên, Hoà Phước, Hoà Bắc, Hoà Sơn, Hoà Ninh, Hoà Nhơn, Hoà Châu, Hoà Tiến; Huyện đảo Hoàng Sa. 11
  10. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG hành chính cấp huyện là thành phố Đà Nẵng (cũ), huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Có thể thấy, thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương là một đơn vị hành chính có các đặc điểm: Vừa có khu vực đô thị được thành lập từ thời Pháp thuộc với hơn 100 năm tuổi; vừa có vùng nông thôn, miền núi, biển đảo, từng là hành lang, căn cứ trong chiến tranh bao vây khu vực đô thị, là một vành đai để phát triển khu vực đô thị Đà Nẵng ra các hướng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc kể từ sau năm 1975; vừa có huyện đảo Hoàng Sa - một đơn vị hành chính cấp huyện “duy nhất” trong cả nước còn bị Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ một cách trái phép. Đặc điểm lịch sử và địa lý hành chính trên, cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phân chia các phần, chương, mục cho tập sách này thành hai phần, tương ứng với hai thời kỳ khác nhau: (1975-1996) và (1997-2015). Đặc điểm trên cũng quyết định, trong phần I của tập sách (thời kỳ 1975 - 1996) lấy thành phố Đà Nẵng cũ - một đô thị cấp II, là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ làm không gian nghiên cứu chính; phần huyện Hòa Vang chỉ trình bày những phong trào, sự kiện chính yếu. 12
  11. Phần Một THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI KỲ TRỰC THUỘC TỈNH QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1975 - 1996)
  12. Chương Một NHANH CHÓNG ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, GIỮ VỮNG AN NINH - CHÍNH TRỊ; KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU GIẢI PHÓNG (3/1975 - 12/1978) I. GIỮ VỮNG AN NINH - CHÍNH TRỊ, THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ CẤP THIẾT NGAY SAU NGÀY GIẢI PHÓNG (29/3 - 30/4/1975) Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng - thành phố lớn thứ hai ở miền Nam được giải phóng(1), đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Đà nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Ngay trong buổi chiều cùng ngày, đồng chí Võ Chí Công - Bí thư Khu ủy Khu V, đồng chí Hồ Nghinh - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu V, đồng chí Trần Thận - Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà cùng với bộ phận tiền phương của Khu V và Đặc khu ủy Quảng Đà đã vào thành phố Đà Nẵng, làm việc tại ngôi nhà Như phần Dẫn Nhập đã đề cập, đến ngày 29 tháng 3 năm 1975, quần đảo (1) Hoàng Sa - một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam vẫn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. 15
  13. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG số 245 đường Phan Châu Trinh, một cơ sở cách mạng trong nội thành để chỉ đạo phong trào. Lúc 7 giờ, ngày 30 tháng 3 năm 1975, Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà chính thức làm việc tại Tòa Thị chính Đà Nẵng. Trên cơ sở đường lối của Đảng và nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra, ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau giải phóng, Ban Thường vụ Đặc khu ủy họp kiểm điểm tình hình, đánh giá thắng lợi và quyết định những công việc cấp bách để quản lý thành phố. Đặc khu ủy Quảng Đà đề ra nhiệm vụ của Đà Nẵng: - Trước mắt là tiếp tục truy tróc, triệt hạ toàn bộ cơ sở, tổ chức địch, nhanh chóng ổn định an ninh trật tự, xóa bỏ mọi di tích, tư tưởng phản động, tàn dư xã hội cũ để lại. - Liên tục phát huy thắng lợi, phát động tư tưởng quần chúng xây dựng chính quyền và lực lượng cách mạng. Ngày 30 tháng 3 năm 1975, Ban Thường vụ Khu ủy V ra Quyết định chỉ định: Đồng chí Hồ Nghinh - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, làm Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà; đồng chí Trần Thận, làm Phó Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà. Cũng trong buổi sáng ngày 30 tháng 3 năm 1975, đồng chí Hồ Nghinh, thay mặt Ban Thường vụ Khu ủy Khu V làm việc với Ban lãnh đạo Ban khởi nghĩa Quảng Đà và công bố Quyết định thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng gồm 7 đồng chí, do đồng chí Hồ Nghinh - Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu V, Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà làm Chủ tịch. Các đồng chí: Nguyễn Chánh - Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu V; đồng chí Trần Thận và đồng chí Phạm Đức Nam - Phó Bí thư Đặc Khu ủy Quảng Đà làm Phó Chủ tịch. Các đồng chí: Phan Hoan - Tư lệnh Mặt trận 4, Trần Hưng Thừa - Thường vụ Đặc Khu ủy, Bí thư Quận I, Thiếu tướng Nguyễn Bá Phát làm Ủy viên. Tiếp đó, ngày 01 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Quận I được thành lập do đồng chí Lê Công Thạnh - Đặc khu ủy viên, Phó Chính ủy Mặt trận 4 làm Chủ tịch; đồng chí Lê Văn Huấn, Nguyễn Ngọc Phỉ làm Phó Chủ tịch; đồng chí Hoàng Tư Nghĩa, 16
  14. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015) Lê Thanh Vân và Trần Đích làm Ủy viên. Ngày 02 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản quận II được thành lập do đồng chí Lê Trung Hoãn (Lê Quân) - Đặc khu ủy viên, Phó ban An ninh làm Chủ tịch; đồng chí Hồ Kỳ Mưu làm Phó Chủ tịch. Cùng ngày, Ủy ban Quân quản quận III được thành lập do đồng chí Hà Bân - Trung tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 97 làm Chủ tịch; đồng chí Lê Trọng Dư làm Phó Chủ tịch; các đồng chí Huỳnh Phước Thành, Võ Chí Thành, Bùi Hoanh làm Ủy viên. Lúc này, Ủy ban Quân quản Khu I, Khu II, Khu III - Hòa Vang cũng nhanh chóng được thành lập. Tại phiên họp đầu tiên, Ủy ban Quân quản thành phố ra lệnh: - Giải tán bộ máy ngụy quân, ngụy quyền và các đảng phái phản động các cấp. - Thành lập Ủy ban Quân quản các quận, huyện và xã, phường. - Ra lệnh giới nghiêm trong toàn thành phố từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng. - Nhanh chóng thu nộp vũ khí, trang bị của địch (hoàn thành trong ngày 30 và 31 tháng 3 năm 1975). - Tất cả sỹ quan, binh lính ngụy, nhân viên ngụy quyền, đảng phái phản động đều phải ra đăng ký trình diện từ ngày 31 tháng 3 năm 1975. - Tuyên truyền chiến thắng Đà Nẵng và các chiến trường khác; tuyên truyền chính sách của cách mạng và nhiệm vụ của người dân. - Tổ chức tổng vệ sinh đường phố và khu dân cư. - Giải tỏa số dân các nơi dồn vào thành phố về nơi ở cũ. Khôi phục sản xuất và ổn định sinh hoạt của nhân dân. - Tổ chức các lực lượng vũ trang phá gỡ bom mìn chung quanh các căn cứ Mỹ và nông thôn, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, sản xuất. 17
  15. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - Hỗ trợ sức người, sức của để tiến công giải phóng Sài Gòn. Ngày 02 tháng 4 năm 1975, đồng chí Võ Chí Công - Bí thư Khu ủy Khu V đi kiểm tra tình hình các hoạt động của Ủy ban Quân quản tại Đà Nẵng. Đồng chí đã chỉ đạo chính quyền quân quản Đà Nẵng thực hiện những nhiệm vụ cấp bách: Tổ chức phòng thủ vững chắc, không được lơi lỏng nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện lệnh giới nghiêm từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng; nhanh chóng tổ chức mạng lưới nhân dân tự quản, thi hành tốt 10 chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng để mọi thành phần trong xã hội đều được yên tâm xây dựng cuộc sống mới; tăng cường cảnh giác cách mạng, đề phòng tư tưởng thỏa mãn, chủ quan; tăng cường hơn nữa khối đoàn kết quân dân để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Tiếp đó, ngày 07 tháng 4 năm 1975, Đặc khu ủy Quảng Đà quyết định tổ chức cuộc mít tinh lớn tại sân vận động Chi Lăng để chào mừng sự kiện trọng đại này. Về dự lễ mít tinh có đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, lãnh đạo Khu ủy Khu V, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời miền Trung Trung Bộ, Quân khu V, các quân binh chủng chiến thắng trên chiến trường Quảng Đà, lãnh đạo Đảng và chính quyền Mặt trận Quảng Đà cùng với hơn 10 vạn đồng bào thuộc các quận, huyện của tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng. Sau lễ mít tinh là cuộc diễu hành, biểu dương lực lượng trên các đường phố, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, mừng thắng lợi. Đây là cuộc mít tinh lớn đầu tiên, là sự kiện chính trị quan trọng sau ngày giải phóng tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc mít tinh đã nêu cao tinh thần chiến thắng giải phóng Đà Nẵng và giải phóng miền Nam, qua đó biểu dương khí thế, tinh thần cách mạng, yêu chuộng hòa bình, tự do, độc lập của nhân dân trong tỉnh. Thực hiện những biện pháp cấp bách đã đề ra, các cấp chính quyền được sự hỗ trợ của nhân dân đã nhanh chóng ổn định tình hình, giữ vững an ninh - chính trị. Lúc này, tình hình vùng nội ô 18
  16. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015) Đà Nẵng còn diễn biến rất phức tạp: Theo số liệu báo cáo lúc bấy giờ cho biết, Đà Nẵng có trên 40 vạn dân của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và các huyện phía nam cùng với gần 15 vạn ngụy quân, ngụy quyền(1). Chỉ tính tại Quận I, đã có trên 2 vạn binh lính và sỹ quan ngụy, nhân viên ngụy quyền, tuy chúng đã tan rã nhưng ta chưa nắm được; khoảng 35 vạn người trong diện di tản vào thành phố trong tháng 3 năm 1975 đang sống chen chúc nhiều nơi trong thành phố, nhiều người đang bị đói khát(2). Ở Hòa Vang, có trên 11.150 lính ngụy các loại, 561 phòng vệ dân sự, 897 cảnh sát, ngụy quyền, tề điệp ác ôn; 399 đảng viên Quốc dân đảng, 308 đảng viên Đại Việt, 4.306 đảng viên Dân Chủ, 20 đảng viên Công Nông. Một bộ phận trong số đó có đầu óc phục thù giai cấp, âm mưu tập hợp lực lượng để chống phá chính quyền cách mạng, chúng phao tin “Việt Cộng về sẽ có cuộc báo thù tắm máu tại Đà Nẵng” nhằm tạo sự hoang mang, dao động trong nhân dân. Thêm vào đó, lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng, bọn ác ôn trong đám tàn binh địch cùng với số lưu manh đập phá, cướp bóc tài sản trong các công sở, kho tàng, các chợ và hiệu buôn. Một số người phá các kho chứa hàng nhu yếu phẩm của địch ở An Đồn (phường An Hải Bắc), kho hậu cần quân tiếp vụ (ngày nay là khu 387, phường Mỹ An) để vác gạo, đồ hộp, thuốc lá, vải, vở học... gây náo loạn thành phố. Tuy nhiên, với niềm vui của ngày quê hương được giải phóng, nhờ những hoạt động tích cực của Ủy ban Quân quản các cấp, sự hỗ trợ nhiệt thành của các tầng lớp nhân dân, thành phố Đà Nẵng dần đi vào nền nếp. Ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1975, lực lượng Theo số liệu điều tra vào tháng 9 năm 1975, Đà Nẵng có: 18.000 ngụy quân, (1) 3.550 ngụy quyền, 3.276 đảng viên Đảng Dân chủ, 1.522 đảng viên Quốc Dân Đảng, 952 đảng viên Đại Việt và các đảng phái khác; trên 2.000 những phần tử trộm cắp, lừa đảo, xì ke, ma túy và các tệ nạn xã hội khác. (2) Đảng bộ quận Hải Châu: Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng, phát triển quận Hải Châu (1930-2005), Nxb. Đà Nẵng, 2008, tr. 233. 19
  17. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG công nhân Nhà máy Đèn, Nhà máy Nước của Đà Nẵng vẫn duy trì nguồn điện và nước, phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện chủ trương truy quét địch, trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn trật tự trị an, Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng và các cấp tiến hành thực hiện chủ trương: “Tách súng ra khỏi lính, tách lính ra khỏi sỹ quan”, “Tập trung sỹ quan (tướng tá ngụy), tập trung súng, giãn dân, chuẩn bị đánh Mỹ”. Ủy ban Quân quản thành phố dùng đài phát thanh ra lệnh và kêu gọi các sỹ quan, binh sĩ, ngụy quyền và các đảng phái ra trình diện, tại các địa điểm của Ủy ban Quân quản các quận - huyện, khu phố, phường - xã trong ngày 30 và 31 tháng 3 năm 1975; đồng thời tiến hành thu dọn quân trang, quân dụng của địch. Việc thu dọn vũ khí, quân trang quân dụng của địch bỏ lại phải được ưu tiên hàng đầu, bởi nó vừa đảm bảo thủ tiêu sức kháng cự, chống đối của các nhóm tàn quân địch, vừa cung cấp thêm vũ khí phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng thời để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ khác của Ủy ban Quân quản các cấp. Bởi vậy, chỉ trong 3 ngày đầu sau giải phóng, Đà Nẵng và Hòa Vang đã cơ bản hoàn thành việc tịch thu vũ khí và triệt hạ các nhóm chống đối lớn có xe tăng, xe bọc thép cuối cùng như nhóm tàn quân ở khu vực chân núi Sơn Trà vào ngày 02 tháng 4 năm 1975. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chính sách đối với tù hàng binh, ngụy quân, ngụy quyền và công tác đấu tranh chống phản cách mạng, thiết lập trật tự ở vùng giải phóng và sự chỉ đạo của Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà, Ủy ban Quân quản thông báo trên đài phát thanh yêu cầu ngụy quân, ngụy quyền, các đảng phái ra trình diện, phổ biến chính sách 10 điểm của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ủy ban Quân quản ra thông báo phát trên đài phát thanh, trên xe lưu động chính sách khoan hồng của Đảng và chính quyền cách mạng, yêu cầu ngụy quân, ngụy quyền, tình báo, cảnh sát, đảng phái ra trình diện và khai báo. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2