Nguyễn Minh Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 35 - 40<br />
<br />
ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN<br />
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG THỜI KỲ MỚI<br />
Nguyễn Minh Tuấn, Lê Văn Hiếu*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công tác tuyên truyền là một trong ba bộ phận tạo thành công tác tư tưởng của Đảng và được tiến<br />
hành qua nhiều hình thức khác nhau. Trong công tác tuyên truyền thì tuyên truyền miệng thông<br />
qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một trong những kênh thông tin quan<br />
trọng, chủ yếu và chính thống nhằm giáo dục, phổ biến, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng,<br />
chính sách và pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân một cách cụ thể, trực tiếp. Trong<br />
những năm qua, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên<br />
truyền miệng; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ về số lượng, chất lượng, qua<br />
đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.<br />
Từ khóa: công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng, Đảng, Nhà nước, báo cáo viên, tuyên truyền<br />
viên, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới<br />
phía Bắc của Tổ quốc với diện tích tự nhiên là<br />
8.310,2 km2. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn,<br />
phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía<br />
Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Nam<br />
giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông Bắc giáp<br />
Khu tự tự dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây<br />
(Trung Quốc). Tỉnh Lạng Sơn có dân số là<br />
753.697 người, trong đó 80,48% dân cư sống<br />
ở nông thôn [1]. Toàn tỉnh có 7 dân tộc chủ<br />
yếu cùng sinh sống là dân tộc Nùng, Tày,<br />
Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa, H’Mông... Các dân<br />
tộc tỉnh Lạng Sơn có đặc trưng văn hóa riêng<br />
nhưng lại có những yếu tố văn hóa chung của<br />
cộng đồng, tạo nên một nền văn hóa đa dân<br />
tộc, giàu bản sắc... Với vị trí địa lý quan trọng<br />
cùng với nhiều thành phần dân tộc, phong tục<br />
tập quán khác nhau đã ảnh hưởng nhiều đến<br />
việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của<br />
Đảng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền miệng<br />
thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo<br />
viên, tuyên truyền viên đóng vai trò quan<br />
trọng trong việc đưa nghị quyết của Đảng vào<br />
thực tiễn cuộc sống.<br />
NỘI DUNG<br />
Chủ trương của Đảng về công tác tuyên<br />
truyền miệng<br />
*<br />
<br />
Tel: 0971 666128; Email: lehieulsk6@gmail.com<br />
<br />
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng<br />
khẳng định: “Tuyên truyền là đem một việc gì<br />
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm.<br />
Nếu không đạt được mục tiêu đó, là tuyên<br />
truyền thất bại” [2]. Theo cách nói của Bác<br />
thì tuyên truyền gồm các hoạt động chính sau:<br />
cung cấp thông tin, để “dân biết”; phân tích,<br />
làm rõ bản chất của sự vật, hiện tượng được<br />
thông tin qua đó để “dân hiểu”, từ đó để “dân<br />
tin theo”; liên hệ với thực tiễn, có các hình<br />
thức để khắc họa trong ý thức của người dân,<br />
để “dân nhớ”; hướng dẫn cách thực hiện vì lợi<br />
ích của người dân, để “dân làm”.<br />
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ<br />
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam trong<br />
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn coi<br />
trọng công tác tuyên truyền, đây là một trong<br />
ba bộ phận chủ yếu của công tác tư tưởng.<br />
Trong đó, tuyên truyền miệng qua hoạt động<br />
của “Báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực<br />
lượng quan trọng hàng đầu trong việc tuyên<br />
truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của<br />
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,<br />
đưa tiếng nói của Đảng trực tiếp đến với cán<br />
bộ, đảng viên và quần chúng” [3]. Nhận thức<br />
sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,<br />
tầm quan trọng của công tác tuyên truyền<br />
miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,<br />
tuyên truyền viên trong những năm qua, Đảng<br />
35<br />
<br />
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
bộ tỉnh Lạng Sơn luôn tích cực thực hiện Chỉ<br />
thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban<br />
Bí thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục đổi<br />
mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công<br />
tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”;<br />
Hướng dẫn số 28-HD/BTGTW, ngày<br />
28/1/2008 của Ban Tuyên giáo Trung ương<br />
(khóa X) “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao<br />
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền<br />
miệng trong tình hình mới” đến cán bộ, đảng<br />
viên và nhân dân trên địa bàn; Tỉnh ủy đã ban<br />
hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như:<br />
Kế hoạch số 39-KH/TU, ngày 26/10/2009 về<br />
cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của<br />
các loại hình tuyên truyền; Quyết định số<br />
138-QĐ/TU, ngày 07/11/2011 ban hành Quy<br />
định cung cấp thông tin phục vụ công tác<br />
tuyên truyền miệng của Đảng; Công văn số<br />
373-CV/TU, ngày 21/11/2016 về việc tiếp tục<br />
đổi mới, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu<br />
quả công tác tuyên truyền miệng; Kế hoạch số<br />
09-KH/BTGTU, ngày 05/3/2008 của Ban<br />
Tuyên giáo Tỉnh ủy về nghiên cứu, quán triệt,<br />
tuyên truyền và tổ chức thực hiện Chỉ thị số<br />
17-CT/TW... Thông qua việc quán triệt, triển<br />
khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư<br />
Trung ương Đảng, các cấp ủy đảng, chính<br />
quyền, đoàn thể, đội ngũ báo cáo viên, tuyên<br />
truyền viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp<br />
ủy nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm<br />
quan trọng của công tác tuyên tuyên miệng,<br />
coi đây là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên,<br />
có ý nghĩa trước mắt và lâu dài; đồng thời xác<br />
định đây là một trong những kênh thông tin<br />
quan trọng để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ<br />
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp<br />
luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và<br />
nhân dân; qua đó góp phần định hướng tư<br />
tưởng, định hướng dư luận cho cán bộ, đảng<br />
viên và nhân dân, khẳng định được vai trò<br />
lãnh đạo của đảng bộ.<br />
Quá trình chỉ đạo thực hiện<br />
Quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của<br />
Trung ương Đảng trong thời gian qua, Đảng<br />
36<br />
<br />
191(15): 35 - 40<br />
<br />
bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện công tác<br />
tuyên truyền miệng trên các mặt sau đây:<br />
Một là, công tác xây dựng, kiện toàn lực<br />
lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên:<br />
Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày<br />
15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng<br />
công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo<br />
viên được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hằng<br />
năm, ban Tuyên giáo các cấp chủ động tham<br />
mưu cho cấp ủy đảng xây dựng, kiện toàn, bổ<br />
sung đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng và<br />
đảm bảo về chất lượng, phù hợp với đặc điểm<br />
của từng địa bàn, đơn vị. Ngay từ đầu các<br />
nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, Tỉnh ủy<br />
Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 26QĐ/TU, ngày 29/10/2010 về việc thành lập<br />
đội ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh nhiệm kỳ 2010<br />
- 2015 gồm 50 đồng chí; Quyết định số 143QĐ/TU, ngày 05/1/2016 về việc thành lập đội<br />
ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh nhiệm kỳ 2015 2020 gồm 40 đồng chí; các huyện uỷ, thành<br />
ủy, đảng ủy trực thuộc ban hành quyết định<br />
thành lập, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên của<br />
đơn vị mình. Tính đến tháng 5/2017, đội ngũ<br />
báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp của<br />
tỉnh Lạng Sơn có 2.632 đồng chí, trong đó<br />
báo cáo viên cấp Trung ương 4 đồng chí; cấp<br />
tỉnh 40 đồng chí; cấp huyện và tương đương<br />
299 đồng chí; tuyên truyền viên cấp xã có<br />
2.289 đồng chí [8].<br />
Trình độ của báo cáo viên các cấp ngày càng<br />
được nâng cao, các đồng chí báo cáo viên cấp<br />
tỉnh đều có trình độ chuyên môn đại học trở<br />
lên, trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận<br />
chính trị; báo cáo viên cấp huyện có trình độ<br />
chuyên môn cao đẳng, đại học trở lên, là<br />
thường trực huyện ủy hoặc huyện ủy viên,<br />
trưởng hoặc phó các phòng ban của huyện, bí<br />
thư đảng ủy xã, phường, thị trấn. Báo cáo<br />
viên cấp huyện và tương đương có 89,3% báo<br />
cáo viên có trình độ chuyên môn đại học;<br />
76,6% có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý<br />
luận chính trị. Tuyên truyền viên cấp xã có<br />
17,91% có trình độ đại học; 47,6% có trình độ<br />
cao đẳng, trung cấp; 2,62% có trình độ cao<br />
<br />
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cấp, 53,91% có trình độ trung cấp, 13,89% có<br />
trình độ sơ cấp lý luận chính trị; công tác tập<br />
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo<br />
cáo viên các cấp được quan tâm thực hiện<br />
hiệu quả. Kể từ năm 2007 đến năm 2017 Tỉnh<br />
ủy Lạng Sơn đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng<br />
cho 1.207 đối tượng là các đồng chí báo cáo<br />
viên cấp tỉnh và huyện [4], qua đó đội ngũ<br />
báo cáo viên nắm được những kiến thức cơ<br />
bản, những kỹ năng giúp nâng cao năng lực<br />
hoạt động tuyên truyền. Đội ngũ báo cáo viên<br />
các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có<br />
đạo đức, lối sống lành mạnh; nắm vững<br />
những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,<br />
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của<br />
Nhà nước; có phương pháp vận động, thuyết<br />
phục quần chúng, năng lực tự chủ và linh<br />
hoạt... đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong<br />
thời kỳ mới.<br />
Hai là, công tác tổ chức, quản lý và theo dõi<br />
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên: Công<br />
tác quản lý và theo dõi hoạt động của đội ngũ<br />
báo cáo viên các cấp được thực hiện nghiêm<br />
túc, hiệu quả. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham<br />
mưu cho Đảng bộ ban hành quy chế hoạt<br />
động báo cáo viên cấp tỉnh trong từng nhiệm<br />
kỳ; chỉ đạo, hướng dẫn, ban tuyên giáo, tuyên<br />
huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực<br />
thuộc chủ động tham mưu cho cấp ủy ban<br />
hành quy chế hoạt động báo cáo viên cấp ủy<br />
cùng cấp. Đến nay, hầu hết các đảng bộ trực<br />
thuộc tỉnh đã ban hành quy chế hoạt động và<br />
cấp thẻ cho đội ngũ báo cáo viên; đồng thời<br />
quan tâm điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt<br />
động báo cáo viên cho phù hợp từng thời kỳ.<br />
Năm 2012, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành<br />
Quyết định số 94-QĐ/BTGTU, ngày 6/8/2012<br />
về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế<br />
hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh<br />
nhiệm kỳ 2010 - 2015; đến năm 2016 Ban<br />
Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Quyết định số<br />
16-QĐ/BTGTU, ngày 25/3/2016 về việc ban<br />
hành Quy chế hoạt động báo cáo viên cấp tỉnh<br />
nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ban Tuyên giáo các<br />
<br />
191(15): 35 - 40<br />
<br />
cấp tiến hành công tác sơ kết và tổng kết công<br />
tác tuyên truyền miệng, hoạt động của đội<br />
ngũ báo cáo viên theo định kỳ 6 tháng và<br />
năm. Thông qua đó nâng cao tính hiệu quả,<br />
tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên<br />
truyền miệng.<br />
Công tác điều phối báo cáo viên được thực<br />
hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu<br />
quả công tác tuyên truyền miệng của tỉnh.<br />
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban Tuyên giáo,<br />
tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy<br />
trực thuộc chủ động tham mưu, phân công,<br />
điều phối báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ<br />
tuyên truyền, định hướng thông tin tới mọi<br />
cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Trong năm 2014,<br />
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức được 9 hội<br />
nghị báo cáo viên định kỳ, đặc biệt có 1 hội<br />
nghị trực tuyến và 3 hội nghị báo cáo viên mở<br />
rộng với 24 chuyên đề: kinh tế - xã hội 5<br />
chuyên đề; nghị quyết - luật 9 chuyên đề;<br />
quốc tế - đối ngoại 6 chuyên đề; quốc phòng an ninh 4 chuyên đề. Ban Tuyên giáo các<br />
huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ<br />
chức được 47 hội nghị báo cáo viên, cụ thể:<br />
thành ủy 9 hội nghị; Chi Lăng, Bắc Sơn, Lộc<br />
Bình, Tràng Định, Hữu Lũng, Văn Lãng,<br />
Bình Gia, Đình Lập mỗi huyện tổ chức 04 hội<br />
nghị; Văn Quan 3 hội nghị; Cao Lộc 2 hội<br />
nghị và Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh 01 hội<br />
nghị [5].<br />
Ba là, chế độ chính sách, các điều kiện hoạt<br />
động cho báo cáo viên, tuyên truyền viên:<br />
Trong thời gian qua, việc thực hiện chế độ,<br />
chính sách đối với báo cáo viên các cấp được<br />
thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.<br />
Thực hiện theo Hướng dẫn số 06HD/BTCTW-BTGTW, ngày 15/8/2011 của<br />
Ban Tổ chức Trung ương - Ban Tuyên giáo<br />
Trung ương về thực hiện Thông báo số 13TB/TW, ngày 28/3/2011 của Bộ Chính trị về<br />
chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo<br />
viên các cấp, 100% các đơn vị trong tỉnh chi<br />
trả phụ cấp cho báo cáo viên: Báo cáo viên ở<br />
cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm<br />
hằng tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu<br />
37<br />
<br />
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chung; Báo cáo viên ở cấp huyện và xã được<br />
hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng<br />
bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung... Các cấp<br />
ủy thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng,<br />
nâng cấp, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất,<br />
kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền<br />
miệng; bảo đảm các điều kiện về hội trường,<br />
hệ thống âm thanh, ánh sáng. Hằng tháng, đội<br />
ngũ báo cáo viên các cấp được cấp Sổ tay báo<br />
cáo viên, các văn kiện, các tài liệu học tập để<br />
nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của<br />
Đảng và các tài liệu tham khảo khác nhằm<br />
phục vụ tốt công tác tuyên truyền miệng.<br />
Kết quả và một số kinh nghiệm<br />
Có thể khẳng định, kể từ khi thực hiện Chỉ thị<br />
số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí<br />
thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục đổi<br />
mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công<br />
tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”,<br />
công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo<br />
cáo viên tỉnh Lạng Sơn từng bước được đổi<br />
mới về nội dung, phương thức hoạt động<br />
tuyên truyền miệng với các hình thức triển<br />
khai cung cấp thông tin phong phú, đa dạng<br />
như: thông tin trực tiếp, thông tin trực tuyến,<br />
truyền thông qua các cuộc thi, tọa đàm, giao<br />
lưu...; các báo cáo viên đã áp dụng công nghệ<br />
thông tin vào hoạt động tuyên truyền miệng<br />
như: sử dụng giáo án điện tử, trình chiếu<br />
slide, tranh ảnh minh họa... qua đó làm hấp<br />
dẫn người nghe. Hoạt động tuyên truyền<br />
miệng của đội ngũ báo cáo viên các cấp đã<br />
góp phần quan trọng triển khai thực hiện Nghị<br />
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI,<br />
XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; thực<br />
hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị<br />
khóa X về cuộc vận động “Học tập và làm<br />
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ<br />
thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ<br />
Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư<br />
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”;<br />
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng<br />
“về một số vấn đề cấp bách về xây dựng<br />
Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4<br />
khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn<br />
38<br />
<br />
191(15): 35 - 40<br />
<br />
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư<br />
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu<br />
hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong<br />
nội bộ”; công tác tuyên truyền những hoạt<br />
động đối ngoại của đất nước; công tác tuyên<br />
truyền, định hướng dư luận trước những thách<br />
thức và diễn biến phức tạp của tình hình trong<br />
nước và thế giới... Năm 2011, hoạt động báo<br />
cáo viên từ tỉnh đến cơ sở tổ chức được 2.826<br />
buổi nói chuyện thời sự, quán triệt, tuyên<br />
truyền các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương<br />
và của tỉnh cho 216.386 lượt người nghe,<br />
trong đó: cấp tỉnh tổ chức được 315 buổi cho<br />
25.723 lượt người nghe; cấp huyện và cơ sở<br />
tổ chức được 2.511 buổi cho 190.660 lượt<br />
người nghe [6]. Đến năm 2014, hoạt động<br />
tuyên truyền miệng của hệ thống báo cáo viên<br />
từ tỉnh đến cơ sở tổ chức được 7.719 buổi<br />
tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Trung<br />
ương, của tỉnh và thông tin tình hình thời sự,<br />
chính sách cho 632.643 lượt người nghe,<br />
trong đó: cấp tỉnh tổ chức được 585 buổi cho<br />
46.955 lượt người nghe; cấp huyện và cấp cơ<br />
sở tổ chức được 7.134 buổi cho 585.688 lượt<br />
người nghe [7]. Trong 10 năm qua, kể từ khi<br />
thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày<br />
15/10/2007 đến năm 2017 đội ngũ báo cáo<br />
viên các cấp đã tổ chức được 29.378 buổi<br />
tuyên truyền thời sự, chính sách và truyền đạt<br />
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cho<br />
1.742.262 lượt người nghe [9]... Kết quả công<br />
tác tuyên truyền miệng đã góp phần quan<br />
trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự<br />
lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp đổi<br />
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;<br />
góp phần tích cực vào việc hoàn thành các<br />
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo<br />
quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây<br />
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững<br />
mạnh trên địa bàn.<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời<br />
gian qua, công tác tuyên truyền miệng và hoạt<br />
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền<br />
viên còn tồn tại hạn chế như: Một số cán bộ,<br />
đảng viên chưa thực hiện tốt quy chế về nghĩa<br />
<br />
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vụ của người báo cáo viên; Hình thức tổ chức<br />
sinh hoạt báo cáo viên định kỳ hằng tháng<br />
chưa thật sự đa dạng, phong phú; Một số cấp<br />
ủy chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên<br />
truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo<br />
viên; Việc cung cấp và định hướng thông tin<br />
tại hội nghị báo viên của một số huyện có nội<br />
dung còn chậm, chưa kịp thời; Việc thực hiện<br />
thông tin hai chiều và nắm bắt dư luận, dự<br />
báo tình hình, định hướng tư tưởng có lúc, có<br />
việc chưa kịp thời; Điều kiện cơ sở vật chất<br />
phục vụ công tác tuyên truyền miệng và hoạt<br />
động báo cáo viên ở một số nơi còn hạn chế,<br />
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của<br />
công tác tuyên truyền miệng. Trình độ của<br />
báo cáo viên chưa đồng đều, một số báo cáo<br />
viên chưa có kinh nghiệm và kiêm nhiệm<br />
nhiều công việc, do vậy hiệu quả công tác<br />
tuyên truyền chưa cao. Nội dung, phương<br />
pháp tuyên truyền chưa phong phú; khả năng<br />
đối thoại, giải thích còn hạn chế, chủ yếu<br />
tuyên truyền một chiều từ trên xuống; một số<br />
báo cáo viên lâu năm, có kinh nghiệm nhưng<br />
lại sinh hoạt ở chi bộ xóm, tổ dân phố nên khi<br />
được phân công triển khai các nội dung ở<br />
đảng bộ xã, phường còn có những khó khăn<br />
nhất định…Việc đánh giá hiệu quả công tác<br />
tuyên truyền miệng thông qua điều tra dư luận<br />
xã hội chưa được tiến hành thường xuyên.<br />
Việc nêu gương các điển hình tiên tiến, nhân<br />
tố mới còn ít...<br />
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền<br />
miệng thông qua hoạt động của đội ngũ báo<br />
cáo viên, tuyên truyền viên, từ kết quả hoạt<br />
động thực tiễn trong những năm qua có thể<br />
rút ra một số kinh nghiệm:<br />
Một là, nâng cao vai trò trách nhiệm của các<br />
cấp ủy đảng, đặc biệt là người đứng đầu trong<br />
việc nghiên cứu quán triệt các chỉ thị, nghị<br />
quyết của Đảng đến tận các chi bộ. Đặc biệt<br />
là Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của<br />
Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về<br />
“Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng,<br />
hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong<br />
tình hình mới”, Thông báo Kết luận số 252-<br />
<br />
191(15): 35 - 40<br />
<br />
TB/TW, ngày 3/3/2009 của Ban Bí thư Trung<br />
ương Đảng (khóa X) về “Cải tiến, nâng cao<br />
chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền<br />
miệng trong tình hình mới”. Nghị quyết<br />
Trung ương 5 khóa X, ngày 1/8/2007 của Ban<br />
Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tư<br />
tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới”.<br />
Hai là, xây dựng đội ngũ báo cáo viên có đủ<br />
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong<br />
sáng, có uy tín trong tổ chức Đảng và trong<br />
nhân dân (già làng, trưởng bản, trưởng dòng<br />
họ, chức sắc tôn giáo...); đồng thời không<br />
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và<br />
nghiệp vụ (khả năng xử lý tình huống, phân<br />
tích, tổng hợp…) nhằm đáp ứng yêu cầu trong<br />
giai đoạn mới.<br />
Ba là, thường xuyên giao ban định kỳ hoạt<br />
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền<br />
viên trong việc nắm bắt tư tưởng, hành động<br />
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân<br />
dân. Cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn<br />
thể chính trị - xã hội phải kịp thời phản ánh<br />
tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần<br />
chúng nhân dân.<br />
Bốn là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt<br />
động công tác tuyên truyền; thực hiện tốt chủ<br />
trương hướng về cơ sở, tăng cường đối thoại<br />
với nhân dân; duy trì nề nếp hội nghị báo cáo<br />
viên cấp thành phố định kỳ hàng tháng;<br />
thường xuyên tổ chức các hội nghị thông tin<br />
thời sự, chính sách, các lớp bồi dưỡng nghiệp<br />
vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền<br />
viên; thực hiện chế độ khen thưởng đối với<br />
báo cáo viên vào dịp tổng kết hàng năm.<br />
KẾT LUẬN<br />
Công tác tuyên truyền miệng thông qua hoạt<br />
động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền<br />
viên là một trong những nguồn thông tin<br />
nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng,<br />
chính sách và pháp luật của Nhà nước đến<br />
quần chúng nhân dân. Trong thời gian qua,<br />
công tác tuyên truyền miệng trên địa bàn tỉnh<br />
Lạng Sơn được đổi mới về hình thức tuyên<br />
truyền, nội dung tuyên truyền phong phú đa<br />
39<br />
<br />