Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nhân tố con người trong văn kiện Đại hội XIII
lượt xem 7
download
Bài viết Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nhân tố con người trong văn kiện Đại hội XIII trình bày kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhân tố con người; Nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nhân tố con người trong văn kiện Đại hội XIII
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nhân tố con ngƣời trong văn kiện Đại hội XIII Nguyễn Thị Quê Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên E-mail: nguyenthiquellct@gmail.com Tóm tắt: Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm là nhân tố con người. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần tinh thần dân tộc, biết đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, là bao hàm trong đó cả tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Con người mới có trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, dân tộc và đất nước; là tinh thần tự tôn dân tộc trong quan hệ quốc tế. Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề con người làm nền tảng lý luận cho việc phát huy vai trò của nhân tố con người trong cách mạng và sự nghiêp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả làm sáng tỏ quá trình:―Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhân tố con người trong văn kiện Đại hội XIII‖. Từ khoá: Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố con người. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Lý luận về con người của Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng lý luận cho việc phát huy vai trò của nhân tố con người trong cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Kế thừa sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện việc xác định nội dung, phương hướng việc giáo dục và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển, sớm hoàn thành mục tiêu ―đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại‖. Nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII: ―Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội‖ [5, tr.121- 122]. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhân tố con ngƣời Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người và sự phát triển sáng tạo quan điểm Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử. Theo Hồ Chí Minh: ―Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người‖ [6, tr.130]. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh rõ ràng đã được cụ thể hóa, bao hàm cả cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc, nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội dung cơ bản là: tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Khái niệm nhân tố con người được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả đề cập dưới góc độ quản lý, có tác giả đề cập dưới góc độ phân tích tâm lý - xã hội. Trong tài liệu triết học xã hội về nhân tố con người cũng nổi lên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Khác với các tư tưởng triết học trước 278 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH đó, triết học Mác - Lênin tiếp cận về nhân tố con người đặt trong mối quan hệ tổng thể, con người với tư cách là: ―Sáng tạo ra lịch sử‖ là bản chất của con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà phải dựa vào những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh mới‖ [7, tr.453]. Tựu trung lại, khi phân tích nhân tố con người, có hai cách tiếp cận chính: Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt, những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực và thể lực của mỗi người quyết định. Con người, xét về thực thể sinh học lẫn thực thể xã hội, vừa mang bản chất loài lẫn tính đặc thù cá thể; vừa là một vũ trụ thu nhỏ, riêng biệt, độc đáo, lại vừa mang đặc điểm chung, phổ biến của loài. Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng trong con người khiến cho nó ở đỉnh cao của sự phát triển, trở thành ―trung tâm‖ của vũ trụ, ―con người là hoa của đất‖. Khi xem xét phân tích tổng thể về nhân tố con người, ngoài việc xem xét con người như một cá thể riêng biệt để phân biệt với các cá thể khác thì con người còn là tổng hòa các mối quan hệ nằm trong cái chung của giai cấp, dân tộc và nhân loại. Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc trưng, năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, con người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người, đề cao sự tu dưỡng, tự rèn luyện, thông qua hoạt động thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng con người để trong mọi mối quan hệ con người có thể phát huy cao nhất được những phẩm chất tốt đẹp. Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người. Nhưng sự khác nhau là quan niệm thứ nhất lấy hoạt động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất, năng lực được thể hiện trong hoạt động. Quan niệm thứ hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm chất năng lực, còn hoạt động là sự thể hiện nó. Từ đây, có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là: nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định. Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố "người" với các yếu tố khác: kinh tế, chính trị, xã hội… trong đời sống xã hội, mà quan trọng hơn là để khẳng định vai trò của nhân tố "người" đối với các yếu tố đó. Theo C. Mác: ―Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội‖ [1, tr.11]. Tức là không có khái niệm nhân tố con người tách khỏi hoạt động, khỏi quan hệ xã hội, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chính trị... Các mối quan hệ này không thể tách rời mà nó tạo thành mối quan hệ tổng hòa. Tích cực hoá nhân tố con người là phát hiện, như bộc lộ, hình thành và sử dụng tiềm năng sáng tạo của người lao động và phát huy nhân tố con người chính là chăm lo tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Đây cũng chính là quá trình làm cho mỗi con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử. Phát triển người, tựu trung lại là làm gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị thể chất, vật chất. Về chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) duy trì trên 0,7 theo thống kê năm 2019, tuổi thọ bình quân 75 tuổi. Con người ở đây được xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực. Vì vậy, phát triển người hoặc phát triển nguồn lực con người trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 279
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH như: vật lực, tài lực, nhân lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm. Lịch sử phát triển nhân loại là lịch sử giải phóng từng bước con người cả vật chất và tinh thần. ―Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt‖ [2, tr.406], không phải đến chủ nghĩa xã hội mới bàn đến chiến lược con người, khai thác yếu tố người, vì trong lịch sử, không chế độ nào tồn tại lại không nhắc đến yếu tố người, nhưng vấn đề là khai thác, phát huy theo lợi ích giai cấp nào và bằng phương thức nào. Thực chất chiến lược con người là tạo ra môi trường xã hội, kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đó là môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính trị xã hội, môi trường văn hoá xã hội. 2.2. Nhân tố con ngƣời trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chú trọng đến quyền làm chủ của nhân dân lao động ―thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới‖[3, tr.9]. Với quan điểm này, mọi chủ trương, chính sách của Đảng đều chú trọng đến việc chăm lo bồi dưỡng phát huy nhân tố con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới. Sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo lối "vượt trước, đi tắt, đón đầu" gắn liền phát triển kinh tế với phát triển nhân tố con người và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta khẳng định lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, để tạo ra: ―Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy‖ [5, tr.70]. Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau: Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, nó tồn tại khách quan trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, kinh tế thị trường phải có sự quản lý của Nhà nước. Thực chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn chứng minh, những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong 35 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên động lực kinh tế, giải phóng sức sản xuất, trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: ―Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật‖ [4, tr.126-127]. Trước bối cảnh thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch covid , Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra giữa bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động. Căn cứ vào tình hình thực tiễn Đảng ta đã đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp với xu thế khách quan. Điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chủ trương tập trung vào nhân tố con người để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bằng việc xây dựng nền hành chính hiện đại: ―Xây dựng nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân và doanh nghiệp;‖ [5, tr.224]. Ngoài ra, để phát huy nội lực Đảng ta đã khơi dậy và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, các đoàn thể nhân dân thi đua phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vững mạnh. 280 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Hai là, ổn định chính trị và mở rộng dân chủ. Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào, dù ở chế độ chính trị nào cũng cần có sự ổn định chính trị - xã hội. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: ―Phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc... bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người‖ [5, tr.155–156]. Việt Nam, khi bước vào công cuộc đổi mới, vấn đề quan trọng được đặt ra giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là phải có sự kết hợp ngay từ đầu, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm và từng bước đổi mới chính trị, nhằm làm cho hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm nhất quán của Đảng ta là đảm bảo an ninh lương thực, an ninh con người, lấy nhân tố con người là trung tâm cho sự phát triển xã hội. Đó cũng là quá trình củng cố và phát triển hệ thống chính trị từ nền tảng kinh tế đến mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Ba là, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục. Ngày nay, cùng với việc đổi mới công nghệ, phải chú ý đổi mới công tác giáo dục, với phương châm: "Giáo dục cái mà đất nước cần, chứ không phải giáo dục cái mà ta có". Trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII khẳng định: ―Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng, lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử dân tộc, ý thức xã hội cho nhân dân, nhất là thanh niên‖ [5, tr.143]. Mặt khác, giáo dục toàn diện: giáo dục chính trị, giáo dục lao động nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, phải sử dụng nhiều hình thức giáo dục đào tạo đa dạng phong phú, tạo điều kiện cho con người tự giác, tự giáo dục, chủ động sáng tạo. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cơ bản, đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, đầu tư cho tương lai. Không phải ngẫu nhiên mà ở nhiều nước trên thế giới, trong kế hoạch phát triển đất nước, các quốc gia này đều đặt giáo dục vào hệ thống ba chiến lược: giáo dục khoa học và mở cửa. Từ thực tiễn đó Đảng ta đã khẳng định: ―Từng bước vươn lên khắc phục hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ hài hòa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại‖ [5, tr.143]. Có thể nói, ngày nay, tụt hậu về giáo dục sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua ở thế kỷ XXI, mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong cách mạng khoa học và công nghệ. Để chánh tụt hậu về giáo dục so với các nước trên thế giới Đảng ta đã đưa ra những chủ trương thiết thực: ―Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Đẩy mạnh tự chủ đại học. Có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi ngành nghề do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư‖ [5, tr.137]. Bốn là, mở rộng giao lưu quốc tế, để tạo điều kiện cho con người Việt Nam sáng tạo, tránh được những sai lầm quanh co, đưa đất nước đi lên tiến kịp trên con đường phát triển của nhân loại, đòi hỏi phải kết hợp việc tổng kết kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ: ―Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Đa dạng hóa hợp tác quốc tế, ưu tiên hợp tác với các đối tác chiến lược. Gắn hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh‖ [5, tr.142]. Không chỉ tìm phương thức, hình thức xây dựng chủ nghĩa xã hội nội bộ nước mình, dân tộc mình, các nước xã hội chủ nghĩa mà còn tìm ngay trong các nước tư bản chủ nghĩa. Tiếp thu có phê phán chọn lọc những giá trị phong phú của loài người sẽ tạo thành một động lực mạnh mẽ để hình thành từng bước một chủ thể mới của lịch sử - con người Việt Nam mới vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa đại biểu cho sự phát triển của dân tộc. Và chắc chắn rằng "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành thêm Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022 281
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, từng bước đưa nước ta sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế giới". 3. KẾT LUẬN Ngày nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại 4.0, đã dần đi đến khẳng định sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi thắng lợi. Trong sự phát triển con người, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người. Đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng ta coi nhân tố con người là nhân tố quyết định, từ đó phải nâng cao dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ và nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm hồn thấm đượm sâu bản sắc văn hóa dân tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thành công rực rỡ, đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới, đó là thắng lợi của chính con người Việt Nam. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại trong 10 năm tới (2021 – 2031). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [2]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội. [6]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7]. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. The Communist Party of Vietnam inherits and develops the Marxist-Leninist perspective on the human factor in the document of the XIII Congress Thi Que Nguyen Hung Yen University of Technology and Education Abstract: The goal of building socialism in Vietnam in the current period, the issue of concern to the Party and State is the human factor. Building a new socialist human, imbued with the national spirit, knowing how to put the interests of the nation and nation first, includes the spirit of patriotism, national self-reliance, and striving for the sake of the nation. National independence and socialism is the will to rise up to bring the country out of poverty and backwardness. New people have responsibilities and civic obligations towards themselves, their families, the community, society, the nation and the country; is the spirit of national pride in international relations. Inheriting the Marxist-Leninist viewpoint on the human issue as a theoretical foundation for promoting the role of the human factor in the revolution and innovation in Vietnam today. On that basis, the author clarifies the process: "The Communist Party of Vietnam inherits and develops the Marxist-Leninist viewpoint on the human factor in the document of the XIII Congress". Keywords: Marxist-Leninist, Communist Party of Vietnam, human factor. 282 Kỷ yếu Hội nghị KHCN lần 7, tháng 5/2022
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam
20 p | 1757 | 861
-
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng
8 p | 204 | 50
-
Đề cương Bài số 3: Một số nội dung cơ bản của điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam - Lê Văn Long
14 p | 484 | 48
-
Báo cáo viên về Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1
251 p | 150 | 16
-
Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam: Hoàn cảnh Việt Nam sau tháng 7 năm 1954 và chủ trương chỉ đạo của Đảng 1954 - 1964
11 p | 770 | 11
-
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại đa phương
7 p | 160 | 8
-
Bước phát triển tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới
5 p | 21 | 5
-
Ebook Phấn đấu, rèn luyện trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (hỏi - đáp): Phần 1
64 p | 27 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 12 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 20 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 26 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ hè năm học 2019-2020 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 88 | 3
-
Về sự chuyển hướng chiến lược đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
7 p | 45 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế
1 p | 8 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 19 | 2
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền trong tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam
7 p | 66 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2020-2021 - Trường Đại học Kinh tế
1 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn