YOMEDIA
ADSENSE
Đẳng nhiệt hấp phụ arsenite bằng vật liệu diatomite biến tính lưỡng oxit sắt - mangan
60
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này trình bày phương pháp biến tính diatomite Phú Yên bằng phản ứng trực tiếp giữa KMnO4 và Fe(II) ở pH = 6. Diatomite được biến tính bằng lưỡng oxit sắt và mangan sử dụng để nghiên cứu hấp phụ arsenite. Đẳng nhiệt hấp phụ arsen ở các pH khác nhau, ảnh hưởng pH đến khả năng hấp phụ arsen sẽ được trình bày.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẳng nhiệt hấp phụ arsenite bằng vật liệu diatomite biến tính lưỡng oxit sắt - mangan
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế<br />
<br />
Tập 6, Số 1 (2016)<br />
<br />
ĐẲNG NHIỆT HẤP PHỤ ARSENITE BẰNG VẬT LIỆU DIATOMITE BIẾN TÍNH<br />
LƯỠNG OXIT SẮT-MANGAN<br />
<br />
Bùi Hải Đăng Sơn1*, Trần Thanh Minh1, Nguyễn Hải Phong1, Nguyễn Đăng Ngọc2<br />
1<br />
<br />
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế<br />
2<br />
<br />
Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
*<br />
<br />
Email: buihaidangson@gmail.com<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bài báo này trình bày quá trình hấp phụ arsenite bằng vật liệu biến tính lưỡng oxit<br />
sắt-mangan trên nền chất mang diatomite. Vật liệu biến tính được tổng hợp bằng phản ứng<br />
oxi hóa-khử giữa muối Fe(II) và KMnO4 trong môi trường pH=6. Đặc trưng vật liệu biến<br />
tính bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và<br />
phương pháp phổ quang điện tử (XPS). Nồng độ dung dịch arsenite được định lượng bằng<br />
phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Đẳng nhiệt hấp phụ được thực hiện ở<br />
các pH khác nhau của dung dịch arsenite từ 3,5-9,5, sử dụng các mô hình đẳng nhiệt<br />
Langmuir, Frendlich, Frendlich biến đổi (modified Frendlich) để nghiên cứu.<br />
Từ khóa: diatomite, arsennite, arsenate, Fe-Mn/diatomite , modified Freundlich.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Arsen có thể tồn tại ở bốn trạng thái oxy hóa khác nhau bao gồm arsenate (As(V)),<br />
arsenite (As(III)), As(-III) (arsine) và As(0) (arsenic). Tuy nhiên, thường tồn tại trong tự nhiên ở<br />
dạng arsenic hóa trị 3 (arsenite) và arsenic hóa trị 5 (arsenate). Trạng thái ban đầu của arsenite<br />
là axit H3AsO3, và chiếm ưu tiên trong môi trường kị khí. Arsenate tồn tại dưới hai dạng<br />
H2AsO33- and HAsO32- và dạng này ưu tiên tồn tại trong môi trường oxy hóa và hiếu khí. Các<br />
dạng tồn tại của arsen phụ thuộc vào giá trị pH của môi trường, Gupta và cộng sự [1] đã ra các<br />
dạng tồn tại của arsen trong môi trường nước theo pH . Arsenate trong môi trường hiếu khí dễ bị<br />
chuyển thành arsenite hơn môi trường kị khí. Arsenite kém bền về mặt nhiệt động học trong môi<br />
trường hiếu khí và dễ bị chuyển thành arsenate bởi các tác nhân oxy hóa như, chlorine tự do,<br />
hypochlorite, oxygen, ozone, permanganate và hydrogen peroxide Arsenite độc gấp 60 lần so<br />
với arsenate [2].<br />
Có nhiều phương pháp để loại bỏ arsen trong đó phương pháp hấp phụ sử dụng vật liệu<br />
tự nhiên tỏ ra hiệu quả trong vấn đề loại bỏ các dạng của arsen với chi phí thấp và dễ dàng trong<br />
quá trình vận hành.<br />
97<br />
<br />
Đẳng nhiệt hấp phụ arsenite bằng vật liệu diatomite biến tính lưỡng oxit sắt-mangan<br />
<br />
Trong bài báo này chúng tôi trình bày phương pháp biến tính diatomite Phú Yên bằng<br />
phản ứng trực tiếp giữa KMnO4 và Fe(II) ở pH = 6. Diatomite được biến tính bằng lưỡng oxit<br />
sắt và mangan sử dụng để nghiên cứu hấp phụ arsenite. Đẳng nhiệt hấp phụ arsen ở các pH khác<br />
nhau, ảnh hưởng pH đến khả năng hấp phụ arsen sẽ được trình bày.<br />
<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
KMnO4, FeSO4.7H2O (Merck, 99%) NaOH, HCl (Aldrich), oxit As2O3 (Merck) được sử<br />
dụng trong nghiên cứu này. Diatomite được lấy từ mỏ ở xã Tuy An, Tuy hòa, tỉnh Phú Yên,<br />
Việt Nam. Sau khi loại bỏ các tạp chất hữu cơ bằng phương pháp sa lắng nhiều lần lặp lại. Sản<br />
phẩm được sấy khô ở 1000C bảo quản bằng chai thủy tinh nút nhám trong tủ sấy 600C.<br />
Vật liệu Mn-Fe-diatomite được điều chế theo tài liệu tham khảo [3]. Tóm tắt như sau:<br />
(i) Cho 2,0 g diatomite cho vào 7,5 mL dung dịch FeSO4 (0,125 mol/L). (ii) Thêm 7,5 mL dung<br />
dịch KMnO4 (0,025 mol/L) trong NaOH (0,1 mol/L) vào hỗn hợp trên. (iii) Khuấy hoàn toàn<br />
dung dịch trong 30 phút ở pH = 6. (iv) Lọc rửa lấy chất rắn từ hỗn hợp và sấy ở 600C trong 12<br />
giờ. Ký hiệu mẫu: Fe-Mn/diatomite. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ: Chuẩn bị 10 bình nón có<br />
nút nhám 250 mL, cân vào các bình khối lượng vật liệu tăng dần từ 0,01g; 0,025g;<br />
0,04g;…;0,013g; 0,145 g. Cho vào mỗi bình 50 mL dung dịch cần nghiên cứu (đã điều chỉnh<br />
đến pH thích hợp), lắc với tốc độ 240 vòng/phút, trong 24 giờ để bảo đảm quá trình hấp phụ đạt<br />
cân bằng. Lọc bỏ chất rắn bằng ly tâm và phân tích nồng độ cân bằng Ce của dung dịch sau khi<br />
hấp phụ bằng phương pháp AAS. Dung lượng hấp phụ cân bằng được tính theo phương trình:<br />
=<br />
<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó, V là thể tích dung dịch; Co và Ce là nồng độ arsenite ban đầu và lúc đạt đến<br />
cân bằng; m là khối lượng Fe-Mn/diatomite.<br />
Fe-Mn-diatomite được đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) máy D8<br />
Advance. . Hình thái mẫu được đặc trưng bằng kính hiển vị điện tử quét (SEM). Thành phần<br />
nguyên tố của diatomite được phân tích bằng phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) trên máy JED2300 JEOL. Phổ X-ray Photoelectron Spectroscopy (XPS) được thực hiện trên máy Shimadzu<br />
Kratos AXISULTRA DLD spectrometer kết hợp sử dụng phần mềm peak fitting -CASA XPS.<br />
Nồng độ dung dịch arsen được định lượng bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS, trên<br />
máy AA 6800- Shimazu, Nhật<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Đặc trưng vật liệu Fe-Mn/diatomite<br />
Thành phần hoá học của vật liệu Fe-Mn/diatomite được phân tích bằng phương pháp<br />
EDS, kết quả trình bày ở bảng 1. Vật liệu chứa thành phần chủ yếu là silic > 75%. Ngoài ra một<br />
98<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế<br />
<br />
Tập 6, Số 1 (2016)<br />
<br />
số oxit khác như sắt và nhôm cũng chiếm một hàm lượng khá cao. Tỷ lệ mol Mn : Fe trên bề<br />
mặt vật liệu xấp xỉ bằng 0,1.<br />
Bảng 1. Phân tích nguyên tố bằng phương pháp EDS của vật liệu Fe-Mn/diatomite<br />
<br />
Nguyên tố<br />
<br />
Al<br />
<br />
Si<br />
<br />
Ti<br />
<br />
Mn<br />
<br />
Fe<br />
<br />
Tỷ lệ mol Mn : Fe<br />
<br />
Khối lượng (%)<br />
<br />
9,33<br />
<br />
75,41<br />
<br />
0,37<br />
<br />
0,95<br />
<br />
12,38<br />
<br />
0,08 0,01<br />
<br />
Thành phần và trạng thái oxi hóa của các nguyên tố trên bề mặt vật liệu được đặc trưng<br />
bằng phổ quang điện tử XPS. Kết quả trình bày ở hình 1. Kết quả cho thấy trên bề mặt vật liệu<br />
tồn tại các dạng oxy hóa của sắt và mangan với thành phần Fe2+: 25,64%; Fe3+: 74,36%; Mn3+:<br />
76,36%; Mn4+: 23,64%.<br />
<br />
Hình 1. Phổ XPS lõi của Fe2p3/2 và Mn2p3/2 vật liệu Fe-Mn/diatomite<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ XRD (a) đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp khí nitơ của vật liệu Fe-Mn/diatomite (b)<br />
<br />
Cấu trúc của vật liệu Fe-Mn/diatomite được đặc trưng bằng phương pháp XRD (hình<br />
2a), cho thấy Fe-Mn/diatomite chủ yếu ở dạng vô định hình, kết quả này phù hợp với diện tích<br />
bề mặt cao của nó. Sau khi biến tính không làm thay đổi đáng kể diện tích bề mặt của vật liệu và<br />
diện tích bề mặt tương cao so với diatomite tự nhiên của một số công bố về diatomite [4].<br />
<br />
99<br />
<br />
Đẳng nhiệt hấp phụ arsenite bằng vật liệu diatomite biến tính lưỡng oxit sắt-mangan<br />
<br />
Hình 3. Ảnh SEM của vật liêu Fe-Mn/diatomite<br />
<br />
Tính chất xốp vật liệu này cũng được đặc trưng bằng phương pháp đo đẳng nhiệt hấp<br />
phụ và giải hấp phụ nitơ. Kết quả ở hình 2b cho thấy các đường đẳng nhiệt này thuộc loại IV<br />
theo phân loại của IUPAC. Đường đẳng nhiệt có đường trễ ở áp suất tương đối cao từ 0,4 – 1 và<br />
không có bước ngưng tụ nên mao quản trung bình được hình thành ở đây chủ yếu là mao quản<br />
giữa các hạt với nhau. Diện tích bề mặt của Fe-Mn/Diatomite theo mô hình BET đo được xấp xỉ<br />
50 m2/ g.<br />
Ảnh SEM của vật liệu Fe-Mn/diatomite ở các độ phân giải khác nhau được trình bày ở<br />
hình 3, cho thấy, vật liệu sau khi biến tính vẫn giữ được hình dạng của cấu trúc ống ban đầu.<br />
Các cụm lưỡng oxit (có màu sáng hơn) đưa vào phân tán tương đối đều đặn trên bề mặt vật liệu.<br />
3.2. Đẳng nhiệt hấp phụ arsenite trên vật liệu Fe-Mn/diatomite<br />
Kết quả biến tính diatomite đã nâng cao khả năng hấp phụ arsenite của vật liệu<br />
diatomite đáng kể. Trong cùng một điều kiện vật liệu Fe-Mn/diatomite có phần trăm hấp phụ<br />
(64%) lớn hơn 10 lần so với diatomite tự nhiên (6,0%) và cao hơn các vật liệu biến tính khác<br />
Fe-diatomite (8,8%), Mn-diatomite (12,6%), trong cùng điều kiện thí nghiệm (pH = 2,1, m = 0,1<br />
gam, V = 50 mL, thời gian lắc 24 giờ, Carsenate, = 30 mg/L Carsenite, = 30 mg/L). Vật liệu FeMn/diatomite sau khi hấp phụ arsenite và arsenate (để loại bỏ khả năng oxy hóa của oxy không<br />
khí, các mẫu thí nghiệm được được sục nitrogen liên tục trong quá trình hấp phụ) được phân<br />
tích thành phần bề mặt bằng phổ XPS để xác định trạng thái oxy hóa của asen trước và sau khi<br />
hấp phụ. Hình 4 trình bày kết quả phổ XPS và bảng 2 trình bày kết quả phân tích các trạng thái<br />
oxy hóa của Fe, Mn và As.<br />
<br />
100<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế<br />
<br />
Tập 6, Số 1 (2016)<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(c)<br />
<br />
(e)<br />
<br />
(d)<br />
<br />
(f)<br />
<br />
Hình 4. Phổ XPS lõi Fe2p, Mn2p và As3d của vật liệu Fe-Mn/diatomite sau khi hấp phụ As(III) và<br />
As(V). ĐKTN: m=0,1gam, V=50 mL, thời gian lắc: 24h, CAr(V) = 30 mg/L; CAr(III) = 30 mg/L, t = 25 0C<br />
<br />
Kết quả cho thấy bề mặt Fe-Mn/diatomite sau khi hấp phụ arsenite dạng arsenate và<br />
arsenite tương đương nhau, thành phần của các trạng thái của oxy hóa của Fe2p3/2 và Mn2p3/2<br />
cũng thay đổi so với ban đầu. Trong khi bề mặt Fe-Mn/diatomite sau khi hấp phụ arsenate dạng<br />
arsen chủ yếu là arsenate. Điều này cho thấy arsenite đã bị oxy hóa thành arsenate trên vật liệu<br />
Fe-Mn/diatomite và Mn/ditomite. Một điều thú vị là vì arsenite có độc tính hơn arsenate rất<br />
nhiều và thông thường các vật liệu hấp phụ arsenate dễ dàng hơn arsenate sự hấp phụ arsenite<br />
[4]. Sự tự oxy hóa arsenite thành arsenate có thể đóng góp một phần đến khả năng hấp phụ<br />
arsenite của vật liệu này. Tác nhân oxy hóa arsenite được cho là do MnO2 [5].<br />
Bảng 2. Phổ XPS lõi Fe2p và Mn2p As3d của vật liệu sau khi hấp phụ As(III) (a,b,c) As(V) (d,e,f)<br />
<br />
Fe2p3/2<br />
Trạng thái oxy hóa<br />
<br />
Fe2+<br />
<br />
Mn2p3/2<br />
Fe3+<br />
<br />
Mn3+<br />
<br />
Mn4+<br />
<br />
Fe-Mn/diatomite 709,04 eV 710,78 eV 642,03 eV 645,74 eV<br />
sau hấp phụ As(V) (17,78%) (82,22%) (78,14%) (21,86%)<br />
Fe-Mn/diatomite<br />
sau hấp As(III)<br />
<br />
As3d5/2<br />
As3+<br />
-<br />
<br />
As5+<br />
45,10 eV<br />
(100%)<br />
<br />
708,00 eV 710,04 eV 641,30 eV 644,04 eV<br />
<br />
44,41 eV<br />
<br />
45,36 eV<br />
<br />
(58,25%)<br />
<br />
(54,31%)<br />
<br />
(45,69%)<br />
<br />
(41,75%)<br />
<br />
(49,98%)<br />
<br />
(50,02%)<br />
<br />
Các phản ứng tương tự có thể xảy ra trên bề mặt Fe-Mn/diatomite như sau:<br />
2 MnO2 + H3AsO3 + 2 H+ = Mn2+ + H3AsO4 + H2O<br />
<br />
(2)<br />
<br />
2 Mn–OH + H3AsO4 + 2 H+ = (MnO)2AsOOH + 2 H2O<br />
<br />
(3)<br />
<br />
2 MnO2 + Mn2+ + H2O = 2 MnOOH*<br />
<br />
(4)<br />
<br />
101<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn