intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đằng sau thành công của IBM

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

196
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đằng sau thành công của IBM Không ai có thể phủ nhận những thành công của IBM, hãng máy tính hàng đầu thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, IBM đã được cả thế giới biết đến với những sản phẩm máy vi tính với công nghệ cao. Từ đó đến nay, lợi nhuận hàng năm của IBM luôn trên 6 tỷ USD. Nhiều năm liền IBM đứng trong danh sách Fortune 500 và là một trong hãng sản xuất máy tính lớn nhất trên thế giới. .Công nghệ và chất lượng các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đằng sau thành công của IBM

  1. Đằng sau thành công của IBM Không ai có thể phủ nhận những thành công của IBM, hãng máy tính hàng đầu thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, IBM đã được cả thế giới biết đến với những sản phẩm máy vi tính với công nghệ cao. Từ đó đến nay, lợi nhuận hàng năm của IBM luôn trên 6 tỷ USD. Nhiều năm liền IBM đứng trong danh sách Fortune 500 và là một trong hãng sản xuất máy tính lớn nhất trên thế giới.
  2. Công nghệ và chất lượng các sản phẩm máy tính của IBM thì hẳn nhiều người biết đến, nhưng có lẽ ít người biết đến đằng sau những thành công về mặt công nghệ là một sách lược kinh doanh và quản trị nhân sự rất hợp lý của IBM. Chính những sách lược này đã góp phần xây dựng vị trị vững chắc của IBM trên thị trường công nghệ thông tin thế giới. *) Đầu tư vào đào tạo đội ngũ nhân viên Máy tính là loại sản phẩm có năng lực chất xám cao, lợi nhuận tương đối lớn. Nhiều doanh nghiệp đã ra sức vắt óc để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này nhưng đều không có cách gì vượt qua được trình độ phục vụ của hãng IBM. Vì vậy lợi nhuận cũng không thể bằng IBM. John Waterson, người sáng lập ra IBM, luôn tự hào nói với các phóng viên rằng: “Các bạn có thể mua các xưởng sản xuất của tôi, đốt cháy nhà xưởng của tôi, nhưng chỉ cần các bạn để lại một số nhân viên thì chúng tôi vẫn có thể xây dựng lại một IBM hùng mạnh”. Để xây dựng hình tượng công ty, IBM đã bồi dưỡng một số lượng lớn các nhân viên nghiệp vụ cốt cán. Sau đó, những nhân viên này đã được dẫn dắt thành những nhân tài để quản lý kinh doanh. IBM bỏ ra một số vốn lớn để xây dựng một kiểu mẫu quản lý. Đối với hành vi của công nhân viên, IBM đòi hỏi rất nghiêm khắc.
  3. Ví dụ, hãng quy định các nhân viên dù trong hay ngoài công ty đều không được uống rượu. Có buổi trưa một nhân viên đã làm trái quy định và đi uống rượu, IBM phạt nhân viên này không những phải làm việc buổi tối mà còn bị trừ lương. Ngoài ra, nhằm nâng cao nâng cao năng lực của các cán bộ điều hành, hàng năm các giám đốc của IBM đều được cử đi học tập từ 3 tuần trở lên và vẫn được hưởng lương. Việc làm đó nhằm để bồi duỡng kiến thức kinh doanh chuẩn bị cho sau này cũng như nâng cao năng lực ứng biến cho các nhà quản lý. Chỉ tính riêng công việc nâng cao năng lực cho nhân viên, hàng năm IBM phải chi mất trên 500 triệu USD. *) Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Về thái độ phục vụ khách hàng, IBM yêu cầu các nhân viên bán hàng phải lịch sự, lễ phép, khiêm tốn, nhiệt tình, nhẫn nại lắng nghe ý kiến khách hàng, khéo giúp họ trong công việc mua hàng. Nếu khách hàng phàn nàn thì giám đốc trước tiên phải yêu cầu nhân viên tự kiểm tra mình. Có một lần, ban lãnh đạo IBM sau khi thấy thông báo của chi nhánh IBM tại Nam Mỹ cho biết khách hàng phàn nàn rằng thiết bị sửa chữa máy tính cỡ lớn của IBM có một số vấn đề nên sử dụng khá khó khăn.
  4. Ngay sau đó, IBM triệu tập cuộc họp của những nhân viên phục trách chuyên môn, tăng cường nhân viên kỹ thuật và áp dụng một loạt biện pháp khắc phục ở những khu vực có mật độ tiêu thụ cao. Ban lãnh đạo IBM nhấn mạnh từng giờ, từng khắc yêu cầu các nhân viên của hãng phải coi trọng ý kiến khách hàng đưa ra để tìm những phương sách thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Có một con số thống kê có thể cho thấy vấn đề này: Năm 1994, chi phí kinh doanh của IBM là 17 tỷ USD, trong đó những chi phí cho công việc phục vụ khách hàng chiếm 4,8 tỷ USD. Điều đó tỏ rõ tư tưởng kinh doanh coi trọng khách hàng của IBM. Thu được lợi nhuận cao luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp trên thương trường. Muốn vậy, bản thân doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều công phu trên các phương diện như kế hoạch sản xuất kinh doanh, marketing, phát triển thương hiệu... Và quản lý và tổ chức doanh nghiệp sẽ là rất cần thiết để hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ hơn. Để thực hiện những mục tiêu lợi nhuận xa và lớn hơn thì yếu tố uy tín về chất lượng và phục vụ là điều hết sức cần thiết.
  5. Quả thật, nếu IBM không chịu đầu tư lớn vào việc bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên, nâng cao tố chất của họ, xây dựng hình tượng IBM trên thị trường thế giới thì công viêc kinh doanh của hãng chắc chắn sẽ không thể đạt được những thành tựu như ngày nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2