intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặng Tất (?-1409)

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An thừa tuyên nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Tiến sĩ thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đặng Tất là hậu duệ của Đặng Bá Tĩnh, thám hoa đời nhà Trần Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An thừa tuyên nay là xã Tùng Lộc,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặng Tất (?-1409)

  1. Đặng Tất (?-1409) Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An thừa tuyên nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Tiến sĩ thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đặng Tất là hậu duệ của Đặng Bá Tĩnh, thám hoa đời nhà Trần Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An thừa tuyên nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Tiến sĩ thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đặng Tất là hậu duệ của Đặng Bá Tĩnh, thám hoa đời nhà Trần Tướng nhà Hồ Khi Hồ Quý Ly nắm quyền bính trong triều Trần đã tin dùng Đặng Tất. Năm 1391, ông được phong làm Đại tri châu Hoá châu do cùng Hoàng Hối Khanh
  2. tố cáo hai tướng trấn thủ ở đây là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê có ý bất mãn về việc Quý Ly sắp lấy ngôi nhà Trần. Năm 1402, để củng cố phía Nam, Hồ Quý Ly cho lập ra 4 châu mới chiếm của Chiêm Thành: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt lộ Thăng Hoa để thống nhất cả 4 châu, cử Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Theo sử sách, hai họ nhà Đặng và Nguyễn có thân nhau từ trước nên từ đó Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân càng thân thiết và có uy tín lớn trong vùng. Nhân lúc nhà Hồ chưa ổn định, Chiêm Thành quấy rối phía nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên uý sứ trấn thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình. Tạm hàng quân Minh Nhà Minh đem quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh, sai lấy dân Việt mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa và dân bản địa cũ làm quân “cần vương” giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho người Chiêm là Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây.
  3. Tháng 6 năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt. Chiêm Thành nhân đó mang quân đánh chiếm lại Thăng Hoa, dân mới di cư đến tan rã bỏ chạy, Hoàng Hối Khanh rút về Hoá châu. Đặng Tất về theo bằng đường thuỷ về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Lỗ vốn có hiềm khích từ trước với Đặng Tất, Trấn phủ sứ Thuận Hoá là Nguyễn Phong về phe với Lỗ ngăn không cho Đặng Tất vào thành. Tất đánh giết được Phong rồi sau đó cùng Lỗ giao chiến hơn 1 tháng, đánh bại Lỗ. Lỗ chạy sang Thăng Hoa đầu hàng Chiêm Thành và được trọng dụng. Đà Nan cô thế bị quân Chiêm giết chết. Chiêm Thành thừa thế tiến lên đánh Hoá châu, trong khi đó quân Minh sau khi bắt cha con họ Hồ cũng tiến vào “bình định” Hoá châu. Phạm Thế Căng đón quân Minh ở Nghệ An xin hàng. Trương Phụ cử Đỗ Tử Trung đi dụ Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất. Hối Khanh bỏ trốn. Bị kẹp giữa hai kẻ địch, Đặng Tất quyết định hàng quân Minh để ngăn quân Chiêm bắc tiến, được Trương Phụ cho giữ chức Đại tri châu Hoá châu như cũ. Tạm yên phía bắc, Đặng Tất dồn sức chống Chiêm Thành phía nam. Quân Chiêm không đánh nổi phải rút về. Đặng Tất sai người đi tìm Hoàng Hối Khanh về bàn mưu chống quân Minh. Tháng 7 năm 1407, Hối Kha nh về đến cửa Hội, gặp gió to đánh vỡ thuyền, bị thổ binh theo quân Minh bắt đ ược.
  4. Không muốn lọt vào tay quân Minh, Hối Khanh tự sát. Trương Phụ đem thủ cấp của Hối Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô. Danh tướng Hậu Trần Tháng 11 năm 1407, tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi xưng đế ở Mô Đô (Ninh Bình), tức là Giản Định Đế, lập ra nhà Hậu Trần, khởi binh chống quân Minh. Quân Hậu Trần mới họp, bị quân Minh đánh bại phải chạy vào Nghệ An. Nghe tin đó, Đặng Tất bèn giết quan lại nhà Minh ở Hoá châu và mang quân ra Nghệ An theo Trần Giản Định đế, được phong làm quốc công. Trần Ngỗi lấy con gái ông làm vợ. Nguyễn Cảnh Chân và nhiều tướng khác cũng mang quân đến họp, thế quân Hậu Trần mạnh lên. Đầu năm 1408, theo kiến nghị của Đặng Tất, Giản Định Đế điều quân đánh Nghệ An và Diễn Châu, tiêu diệt lực lượng của hai quý tộc nhà Trần cũ là Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu theo hàng quân Minh trấn giữ. Trương Phụ cùng tướng người Việt là Mạc Thuý (tổ 4 đời của Mạc Đăng Dung) mang quân vào đánh Diễn châu. Quân Hậu Trần ít không chống nổi, rút vào Hoá châu. Khi Trương Phụ đuổi đến cửa sông Gianh, Phạm Thế Căng ra hàng, được Phụ cho làm Tri phủ Tân Bình.
  5. Coi như đã dẹp xong Giao Chỉ, Phụ rút về Đông Quan (Hà Nội) rồi mang đại quân về nước. Tháng 5 năm 1408, Đặng Tất cùng Giản Định đế từ Hoá châu ra đánh chiếm lại Nghệ An. Tân Bình vẫn do Phạm Thế Căng chiếm giữ. Thế Căng cậy quyền hống hách, tự xưng là Duệ Vũ đại vương. Tháng 7 năm 1408, Đặng Tất mang quân vào đánh Tân Bình, phá tan quân Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, bắt giết Căng và cháu là Đống Cao. Quân Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An tới Thuận Hoá. Giản Định đế lệnh cho Đặng Tất tiến quân ra bắc. Đặng Tất huy động quân 5 lộ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, tiến ra Trường Yên (Nam Định). Dân đi theo rất đông. Ông tuyển thêm được nhiều binh lính, chia đường đánh đồn Bình Than, cửa Hàm Tử, chặn đường qua lại ở Tam Giang và đánh phá ngoại vi Đông Quan. Minh Thành Tổ sai Mộc Thạnh, Lưu Tuấn mang 4 vạn quân sang tiếp viện. Thạnh họp với Lữ Nghị ở Đông Quan, tập trung ở bến Bô Cô (Nam Định). Ngày 30 tháng 12 năm 1408, dưới sự chỉ huy của Giản Định đế và Đặng Tất, quân Hậu Trần đánh bại quân Minh một trận oanh liệt. Nhân lúc nước thuỷ triều lên cao, gió lớn, quân Hậu Trần đóng cọc ở sông và đắp luỹ hai bên bờ chống cự với hai cánh quân thuỷ bộ của địch từ giờ tỵ đến giờ thân, giết chết
  6. thượng thư bộ binh Lưu Tuấn, đô đốc Lữ Nghị, tham chính ty bố Giao Chỉ là Lưu Dục, đô chỉ huy sứ Liễu Tông và 10 vạn quân Minh. Mộc Thạnh dẫn tàn quân chạy vào thành Cổ Lộng. Giản Định đế muốn thừa cơ đánh ngay vào lấy Đông Quan, nhưng Đặng Tất lại chủ trương đánh xong số quân địch còn sót lại rồi mới tiến. Vua tôi bàn mãi chưa quyết định được, viện binh quân Minh ở Đông Quan đã tiếp ứng cho Mộc Thạnh chạy về cố thủ Đông Quan. Đặng Tất chia quân vây các thành và gửi hịch đi các lộ kêu gọi hưởng ứng đánh quân Minh. Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với ông và Nguyễn Cảnh Chân. Nghe theo lời gièm pha, vua Giản Định sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai tướng "có ý khác" vì hai người từng làm quan cho nhà Hồ và từng hàng quân Minh. Tháng 3 năm 1409, vua Giản Định đóng quân bên bờ sông Hoàng Giang, sai triệu hai tướng đến rồi sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh Chân sợ hãi bỏ chạy lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết. Hai người con hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất bình vì cha b ị giết oan, bỏ đi lập Trần Quý Khoáng làm vua, tức là Trần Trùng Quang Đế. Nhận định của người đời sau về ông
  7. Đại Việt Sử ký Toàn thư dẫn ý kiến của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên như sau: Phan Phu Tiên nói: "Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước. Chiếm được Đông Đô thì các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ l à đáng lắm!" Ngô Sĩ Liên nói: "Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẳn. Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép [binh pháp] hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh là hơn. Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà đánh. Huống chi thành Đông Quan. Kế ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng
  8. một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất." Việt Sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ bàn rằng: Bô Cô ở sông Thanh Quyết, theo thủy triều, đi thuyền 3 trống canh có thể đến Lạc Tràng, đi thẳng lên Đông Đô không đến một ngày, thừa trận được to ấy, mà không tán thành lời quyết định của vua Giản Định, ai chả tiết là thất cơ. Nhưng mà Tất đã vất vả ở Bố Chính, bị Trương Phụ đuổi ở phía sau, Thế Căng ngăn ở mặt trước, mà phá được Thế Căng, lấy lại Tân Bình, mới điều động được quân ở các trấn Thuận, Quảng, Hoan, Ái, để có quân tiến đánh Đông Đô; lặn lội hàng tuần đến được Bô Cô, may mà bẻ gãy được gươm giáo của quân Điền và Kiềm. trương thanh thế quân Thanh, Nghệ, còn một bước nữa thì đến Thăng Long, nòn xa gì nữa mà phải dùng dằng không tiến. Tất cả trù tính kỹ lắm rồi, Mộc Thạnh mới sang, xa xôi nghìn dặm, quân bị đói khát mỏi mệt, thoát chết ở Bô Cô l à may lắm. Còn Trương Phụ là tay cáo già, như con hổ ngồi nhìn ở Đông Đô, bây giờ là toán quân cô độc của ta xa xôi kéo đến, chưa kể thủ thắng, vạn nhất trước mặt, sau lưng đều có quân địch, ta không có quân, lương cứu viện, có phải là dẫn thân đến chỗ chết không? Cho nên thà nghỉ ngơi để mà điều độ, mới là kế vạn toàn. Tất cũng là trí tướng đấy chứ. Nếu được dùng hết mưu đồ của ông,
  9. thì người Minh cũng phải có phen khốn đốn, quyết không dám bả o nước ta không có người. Tiếc thay! Vua Giản Định tự phá hủy bức trường thành của mình đó!" Xét cho kỹ, Đông Quan là chỗ quy tụ lòng người, đánh được nơi đó có thể kêu gọi dân trong nước đồng loạt hưởng ứng để tăng uy thế. Tuy nhiên, thực tế từ khởi nghĩa Lam Sơn sau này cho thấy, không nhất thiết phải chiếm cho được Đông Quan vẫn có thể giành thắng lợi sau cùng. Trần Ngỗi muốn "tốc chiến tốc thắng" trong khi Đặng Tất chủ trương "đánh đâu chắc đó". Chiến thuật của Đặng Tất sau chiến thắng Bô Cô (chia quân vây các thành và gửi hịch gọi các nơi) chính là chiến thuật mà Lê Lợi sau này đã áp dụng trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi nổi dậy đánh quân Minh vang tiếng từ 10 năm, có trong tay 25 vạn quân, vây bức Đông Quan gần 1 năm nhưng vẫn chủ trương chặn đánh diệt viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh trước khiến Đông Quan phải tự hàng, giống chiến thuật của Đường Thái Tông đánh Hạ và Trịnh. Giả sử quân Hậu Trần có thể đánh chiếm Đông Quan nhưng sẽ khó lòng giữ được khi đại quân của mãnh tướng Trương Phụ tiến sang tiếp viện và các cánh quân dưới quyền Mộc Thạnh lão luyện kéo về.
  10. Tuỳ hoàn cảnh và thời cơ, việc quân sự có thể vận dụng khác nhau. Đời sau có thể bàn vua Giản Định có lý hay Đặng Tất có lý nhưng tựu chung, cơ nghiệp của Trần Ngỗi vẫn còn cơ hội phát triển nếu không sát hại Đặng Tất. Sự nghiệp của Đặng Tất gắn liền với những biến cố chủ yếu của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 15 trước khởi nghĩa Lam Sơn. Đặng Tất sống giữa nhiều "làn đạn", bên trong thì Trần - Hồ, bên ngoài thì Minh – Chiêm, tuỳ thời thế ông luôn biết xoay sở với thời cuộc. Cách tư duy "trung quân ái quốc" kiểu phong kiến khiến vua Tự Đức nhà Nguyễn đưa ra câu hỏi nghi vấn về ông: "Đặng Tất xuất thân như thế, phải chăng là có hai nhân cách?" Theo các nhà sử học đánh giá, Đặng Tất dù sống dưới chế độ nào, ông luôn hướng về mục tiêu vì lợi ích của nước Đại Việt - Đại Ngu. Cơ nghiệp nhà Trần trước đây đã suy vi không thể cứu vãn nên ông đứng về phía nhà Hồ. Nhà Hồ thất bại, ông phải tạm hàng Minh để ngăn sự xâm lấn của Chiêm Thành và tạo cơ sở chống Minh về sau. Trong lúc hỗn loạn đó, ông không không tử tiết theo nhà Trần như Trần Khát Chân hay tử tiết theo nhà Hồ như Nguyễn Hy Chu và Hồ Xạ, không chạy sang Chiêm như Nguyễn Lỗ, cũng không phục vụ đắc lực cho người Minh để chống lại đồng bào mình như Mạc Thuý, Lương Nhữ Hốt. Ông không khư khư giữ hai chữ "thủ tiết" như một nhà nho. Ông chọn cách sống và cũng không sống nhàn cư ẩn dật khi nước mất nhà tan. Giữa
  11. thời kỳ muôn vàn khó khăn ở một góc Hoá châu, tài năng, bản lĩnh và lòng yêu nước của ông được bộc lộ. Đặng Tất là tướng giỏi nhất của nhà Hậu Trần. Thực tế chiến sự sau khi ông mất cho thấy không có ai thay xứng đáng thay thế ông. Các tướng Đặng Dung con ông, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý, Nguyễn Biểu đều có thừa lòng dũng cảm và trung nghĩa, nhưng tài năng chưa sánh được với ông. Quân Hậu Trần từ chỗ bị dồn vào Hoá châu, nhờ một tay Đặng Tất chỉ trong 1 năm đánh như chẻ tre ra bắc, áp sát Đông Quan; sau khi ông mất quân Hậu Trần bị thua mãi, bị dồn trở lại tới Hoá châu và đi đến diệt vong, bản thân Trần Ngỗi cũng phải trả giá đắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2