236 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỀ BỀN CỦA KẾT CẤU CÔNG TRÌNH BIỂN<br />
CỐ ĐỊNH BẰNG THÉP CHỊU TẢI TRỌNG SÓNG NGẪU NHIÊN Ở VÙNG NƯỚC<br />
SÂU, ÁP DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN BIỂN VIỆT NAM<br />
<br />
Mai Hồng Quân, Vũ Đan Chỉnh, Bùi Thế Anh<br />
Viện Xây dựng Công trình biển, Trường ĐH Xây dựng<br />
55- Giải Phóng-Hà Nội, Email: quandhxd@gmail.com<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Trong khuôn khổ của bài báo này các tác giả trình bày tóm tắt phương pháp<br />
luận đánh giá an toàn theo điều kiện bền cho kết cấu khối chân đế của công<br />
trình biển cố định bằng thép trong điều kiện nước sâu, nhằm áp dụng vào điều<br />
kiện biển Việt Nam từ 200 m đến 400 m. Nội dung bài báo được trích trong kết<br />
quả nghiên cứu của nhóm tác giả trong Đề tài NCKH cấp Nhà nước<br />
KC.09.15/06-10, do Viện XD Công trình biển trường ĐHXD thực hiện chính.<br />
<br />
ASSESSING THE STRENGTH SAFETY OF FIX OFFSHORE STEEL PLATFORM<br />
SUBJECTED TO RANDOM WAVE LOADS IN DEEP WATER SEA OF VIETNAM<br />
Abstract:<br />
In the framework of this paper the authors present briefly the methodology of<br />
assessing the strength safety for support steel structure of fixed offshore<br />
platform subjected to random wave loads in deep water, and its application to<br />
conditions of Vietnam sea in from 200m to 400m water depth. The paper<br />
content is taken from the reseach results of authors in the National Research<br />
Project KC.09.15/06-10, performed mainly by Institute ICOFFSHORE–NUCE.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu:<br />
1.1. Đặc điểm thiết kế kết cấu khối chân đế Jacket vùng nước sâu:<br />
Đặc điểm của kết cấu khối chân đế (KCĐ) Jacket nước sâu so với trong vùng nước nông:<br />
1) Chu kỳ dao động cơ bản của KCĐ lớn hơn, kéo theo hiệu ứng động của tải trọng sóng<br />
đối với KCĐ có xu hướng tăng .<br />
2) Hiệu ứng động của sóng có thể tăng nếu sóng có chiều dài sóng lớn hơn nhiều lần so<br />
với khoảng cách giữa các phần tử thanh đứng của KCĐ .<br />
3) Cần kể đến hiện tượng uốn dọc và hiệu ứng tạo xoáy của dòng chảy và sóng đi qua phần tử<br />
ống.<br />
4) Cần sử dụng các mô hình và phương pháp tính hiện đại, có độ chính xác cao, để đảm<br />
bảo khai thác công trình an toàn: Sử dụng mô hình xác suất để mô tả tác động của môi<br />
trường biển và tính toán độ bền và mỏi kết cấu KCĐ Jacket theo các phương pháp của lý<br />
thuyết độ tin cậy, [3], [4] .<br />
Nội dung chính của phần trình bày dưới đây là giới thiệu tóm tắt phương pháp luận<br />
đánh giá an toàn về bền của kết cấu KCĐ dựa trên lý thuyết độ tin cậy như đã nêu trong đặc<br />
điểm 4.<br />
Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 237<br />
<br />
<br />
<br />
1.2. Các vấn đề chủ yếu của phương pháp luận sẽ được đề cập:<br />
1) Mô tả các tác động của sóng ngẫu nhiên lên KCĐ;<br />
2) Bài toán động lực học ngẫu nhiên của kết cấu KCĐ;<br />
3) Biểu diễn điều kiện bền của kết cấu KCĐ theo mô hình xác suất và lý thuyết độ tin<br />
cậy.<br />
2. Tải trọng sóng ngẫu nhiên tác động lên KCĐ:<br />
Trong mỗi trạng thái biển ngắn hạn, chuyển động của sóng ngẫu nhiên bề mặt được xem<br />
như các quá trình ngẫu nhiên dừng chuẩn trung bình không, và được mô tả bởi các phổ<br />
sóng bề mặt, Sηη(ω ). Tải trọng sóng ngẫu nhiên tác dụng lên một đơn vị chiều dài cột<br />
đứng cố định, tiết tròn (A) đường kính D, được xác định dựa trên phương trình Morison<br />
dạng tuyến tính hoá [2]:<br />
F(t) 1 DC D 8 . vx v x C I Aa x (1)<br />
2 <br />
Trong đó: ρ – mật độ nước biển; CD và CI – các hệ số cản vận tốc và hệ số quán tính; vx<br />
và ax – vận tốc và gia tốc của phần tử nước theo phương ngang được tính theo lý thuyết<br />
sóng tuyến tính và là các quá trình ngẫu nhiên dừng, có mật độ phổ Svxvx và Saxax ; σ VX –<br />
độ lệch chuẩn của quá trình ngẫu nhiên vx, được tính theo phương sai của vận tốc vx:<br />
<br />
Var (vx) = 2V S V<br />
X X VX<br />
d<br />
0<br />
<br />
Từ (1), ta có biểu thức phổ tải trọng sóng dưới dạng:<br />
2 ( D C D v ) 2<br />
S FF x<br />
S v v (C I A ) 2 S a a (2)<br />
x x x x<br />
<br />
2<br />
2 ( DC D V ) 2 ch ky <br />
Hoặc; S FF X<br />
( C I A ) 2 2 S ηη <br />
sh kd <br />
(3)<br />
Gọi RFF (τ) là hàm tự tương quan của quá trình ngẫu nhiên (QTNN) dừng F(t), và thực<br />
hiện biến đổi tích phân Fourier đối với RFF (τ), ta có:<br />
<br />
RFF S e<br />
FF<br />
i t<br />
d (4)<br />
<br />
Trong đó, SFF(ω) là hàm mật độ phổ của QTNN F(t), và là ảnh Fourier của hàm tương quan<br />
1 <br />
RFF (τ), có dạng: S FF R FF e it d (5)<br />
2 <br />
Cặp biểu thức (4) và (5) được gọi là hệ thức Khintchine-Wiener<br />
3. Bài toán động lực học ngẫu nhiên của kết cấu KCĐ Jacket:<br />
3.1. Bài toán một bậc tự do:<br />
Phương trình tổng quát quen thuộc của của bài toán một bậc tự do của kết cấu có dạng [2]:<br />
M u C u K u F (t ) (6)<br />
Trong đó: M, C và K - khối lượng, hệ số cản và độ cứng của kết cấu; F(t) = tải trọng<br />
ngẫu nhiên tác dụng lên kết cấu; u = u(t) - chuyển vị (phản ứng) của kết cấu.<br />
238 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
Phương trình (6) có thể được giải bằng các phương pháp trong miền thời gian hoặc<br />
phương pháp trong miền tần số ( Phương pháp phổ). Sử dụng PP phổ để giải bài toán (6),<br />
ta được<br />
2<br />
S uu H i S FF (7)<br />
Trong đó, H(iω) gọi là hàm truyền của kết cấu, có dạng hàm phức:<br />
1<br />
H i (8)<br />
K M 2 iC <br />
Từ (7) ta có kết luận: Mật độ phổ của đầu ra (phản ứng của hệ) bằng mật độ phổ<br />
của đầu vào (tải trọng) nhân với bình phương của mô đun hàm truyền .<br />
Từ (7) ta được:<br />
<br />
2<br />
2<br />
u R uu (0) S uu d H i S FF d (10)<br />
0 0<br />
<br />
<br />
3.2. Bài toán nhiều bậc tự do:<br />
Phương trình tổng quát của bài toán dao động nhiều bậc tự do có dạng phát triển từ<br />
bài toán 1 bậc tự do:<br />
M U C U K U F t (11)<br />
Trong đó: M, C,K - Ma trận khối lượng, MT các hệ số cản nhớt, MT độ cứng của kết<br />
cấu; và U<br />
F (t) - Vectơ tải trọng sóng; U, U - Các vectơ chuyển vị, vận tốc và gia tốc<br />
tại nút.<br />
Sử dụng phương pháp chồng mode như trong bài toán dao động tiền định, quá trình giải<br />
bài toán dao động ngẫu nhiên (11) trong miền tần số được thực hiện như dưới đây.<br />
1) Lập ma trận các dạng dao động riêng: n x n <br />
2) Đổi biến từ U(t) sang Y(t): nhờ vào , dưới dạng ma trận: U t Yt (12)<br />
CY<br />
3) Lập phương trình dao động với biến Y(t): M Y K Y Ft (13)<br />
T<br />
Trong đó : + M M - ma trận khối lượng suy rộng có dạng ma trận chéo<br />
+ C ' T C - ma trận cản suy rộng, có dạng ma trận chéo;<br />
+ K ' T K - ma trận độ cứng suy rộng, cũng có dạng ma trận chéo;<br />
+ F'(t) – vectơ tải trọng sóng ngẫu nhiên suy rộng (n x l);<br />
+ Y(t) – vectơ chuyển vị suy rộng (n x l).<br />
4) Hệ phương trình 1 bậc tự do độc lập: Triển khai phương trình ma trận vi phân (13)<br />
và dựa vào tính chất trực giao của các dạng dao động ta đưa được về n phương trình vi<br />
phân độc lập, mỗi phương trình đều có dạng điển hình của phương trình dao động đối với<br />
hệ một bậc tự do như sau: M 'j Y j C 'j Y<br />
j K 'jj Y j Fj' t (14)<br />
5) Xác định các hàm mật độ phổ của tải trọng suy rộng Fj' t :<br />
n<br />
S F F <br />
'<br />
j<br />
'<br />
k<br />
S <br />
jr kr Fr Fr ; j 1, n ; k 1, n (15)<br />
r 1<br />
Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 239<br />
<br />
<br />
<br />
6) Xác định hàm truyền trong hệ toạ độ suy rộng:<br />
1<br />
H j i ' '<br />
(16)<br />
K M jj j 2 i C 'j <br />
7) Xác định hàm mật độ phổ của chuyển vị suy rộng:<br />
SY j Yk H *j i H k i S F ' F ' (17)<br />
j k<br />
<br />
j = (1,n); k = (1,n)<br />
Trong đó : H i - Liên hiệp phức của hàm H j i<br />
*<br />
j (18)<br />
8) Xác định hàm mật độ phản ứng của hệ n BTD<br />
n n<br />
Su j uj S<br />
jr js Yr Ys ; j 1, n (19)<br />
r 1 s 1<br />
<br />
3.3. Xác định phổ của nội lực và ứng suất kết cấu KCĐ:<br />
Vectơ lực tổng thể (FT) tác dụng tại các nút kết cấu KCĐ :<br />
FT (t) = K.U(t) = F(t) - [ M U C U ] (20)<br />
Từ đó xác định được phổ của các tải trọng tổng hợp, S FT FT ( ) , sau đó là các hàm<br />
một độ phổ của nội lực và cuối cùng là các hàm mật độ phổ của ứng suất cực đại σm tại<br />
mọi vị trí đặc trưng của KCĐ cần kiểm tra bền., S m m ( ) cho phép xác định độ lệch chuẩn<br />
của ứng suất cực đại:<br />
1/ 2<br />
<br />
m m ( ) = S m m ( )d (21)<br />
0 <br />
Độ lệch chuẩn là thông số chính của luật phân phối xác suất đối với ứng suất cực<br />
đại ngẫu nhiên tại vị trí cần khảo sát.<br />
4. Kiểm tra bền kết cấu KCĐ Jacket ở vùng nước sâu:<br />
4.1. Kiểm tra bền kết cấu KCĐ theo mô hình xác suất dựa trên độ tin cậy :<br />
Độ tin cậy theo điều kiện bền tại các vị trí nguy hiểm đặc trưng của kết cấu KCĐ có<br />
dạng xác suất như sau [3], [4]:<br />
P = Prob (R S) = Prob (Z = R - S 0) (22)<br />
Trong đó: R - cường độ của vật liệu, có hàm mật độ xác xuất (gọi tắt là PDF) fR; S - ứng<br />
suất cực đại tại điểm cần kiểm tra, có mật độ xác suất fS; P - độ tin cậy theo điều kiện bền<br />
tại điểm cần kiểm tra.<br />
Từ xác suất tin cậy (22), ta có xác suất phá huỷ tại điểm xét:<br />
Pf = 1 - P = Prob ( Z = R - S < 0) (23)<br />
Điều kiện an toàn về bền theo độ tin cậy có dạng:<br />
P = Prob ( Z = R - S 0) [P] (24)<br />
Hoặc: Pf = 1 - P < [Pf ] (25)<br />
240 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
Trong đó: [P] - độ tin cậy cho phép, hoặc có thể chấp nhận; [Pf ] - xác suất phá huỷ cho<br />
phép, hay có thể chấp nhận.<br />
Từ (22) và (23) ta thấy Z = R - S là miền an toàn theo điều kiện bền, cũng là đại<br />
lượng ngẫu nhiên, có hàm mật độ xác suất fZ. Trên Hình 1 biểu diễn đồ thị hàm mật độ xác<br />
suất (PDF) của 3 đại lượng ngẫu nhiên (ĐLNN) R, S và Z = R - S. Xác suất phá huỷ, Pf ,<br />
được thể hiện bởi diện tích miền có gạch chéo của đồ thị fZ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Đồ thị các hàm mật độ xác suất (PDF) của các ĐLNN R, S và Z = R- S<br />
Trong đó ứng suất cực đại, S, tại điểm cần kiểm tra bền, là đại lượng ngẫu nhiên, gồm 2 phần,<br />
trong đó chỉ phần do tải trọng sóng gây ra là ngẫu nhiên:<br />
S = S1 + S2 (26)<br />
Trong đó: S1 - ứng suất tại điểm khảo sát do các tải trọng tiền định gây ra, là đại lượng tiền<br />
định; S2 - ứng suất cực đại max đại lượng ngẫu nhiên, của (t), do tác dụng của sóng.<br />
Trong công thức (21) ở trên ta đã xét hàm mật độ phổ S m m ( ) của ứng suất cực đại S2 với<br />
luật phân phối của S2, có dạng phụ thuộc vào thông số độ rộng của phổ (là dải hẹp, dải rộng,<br />
hay bất kỳ). Từ luật phân phối của ĐLNN S2, suy ra luật phân phối của của ứng suất tổng<br />
cộng cực đại S, là hàm fS . Từ các luật phân phối fS và fR (của cường độ vật liệu) suy ra luật<br />
phân phối của đại lượng ngẫu nhiên Z = R – S, ký hiệu fZ , như biểu diễn trên Hình 1.<br />
Độ tin cậy còn được biểu diễn dưới dạng chỉ số độ tin cậy :<br />
Z R S<br />
= = (27)<br />
Z 2R S2<br />
Điều kiện an toàn theo chỉ số độ tin cậy có dạng:<br />
[] (28)<br />
Trong đó: R , S và Z - kỳ vọng của các ĐLNN R, S và Z, với S = S1 ; R , S và Z<br />
- độ lệch chuẩn của các ĐLNN R, S và Z; [] - chỉ số độ tin cậy cho phép, hoặc chấp nhận<br />
được.<br />
4.2. Kiểm tra bền kết cấu KCĐ theo mô hình tiền định dựa trên xác suất cực đại :<br />
Nếu quá trình ngẫu nhiên của ứng suất tại điểm khảo sát, (t), có hàm mật độ phổ,<br />
S(), thuộc loại phổ dải hẹp, thì ĐLNN max (t) có phân phối Rayleigh, thì trường hợp<br />
Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 241<br />
<br />
<br />
<br />
này có thể tính được giá trị lớn nhất xấp xỉ của ứng suất , trong N chu trình ứng suất tính<br />
với sóng của trạng thái biển cực đại kéo dài trong thời gian T*, theo công thức, [2]:<br />
<br />
max = M o . 2 ln( N) (29)<br />
<br />
* T* M 2<br />
Trong đó: Mo = S ().d ; N =<br />
0 TZ<br />
=<br />
2 M o<br />
;<br />
<br />
với: S() là hàm mật độ phổ của quá trình ngẫu nhiên ứng suất (t); T+ (sec) là thời<br />
gian kéo dài của trạng thái biển ngắn hạn, thường sử dụng 3 hoặc 6 giờ cho 1 cơn bão;<br />
Mo<br />
TZ = 2. (sec) - chu kỳ trung bình cắt “không” của quá trình ngẫu nhiên (t), phụ<br />
M2<br />
thuộc momen phổ bậc “0” (M0), và “bậc “2” (M2).<br />
5. Ứng dụng vào điều kiện biển sâu bể Nam Côn Sơn, TLĐ Nam VN:<br />
Dưới đây là phần ứng dụng phương pháp luận biểu diễn điều kiện bền như đã nêu ở trên<br />
của bài báo này cho một kết cấu KCĐ cụ thể ở vùng nước sâu của biển VN. Kết cấu có các<br />
thông số chính như sau: Jacket 04 ống chính đường kính thay đổi từ 3000m ở phía dưới<br />
đến 1067 ở phần trên, độ sâu nước 200m, đỡ 16 giếng, tải trọng thượng tầng là 4000T. Kết<br />
quả tính có bản:<br />
Dao động riêng: T1 = 2.7s (DY), T2 = 2.1s (DX), T3 = 1.5s (RZ)<br />
1) Kết quả kiểm tra bền thanh và nút điển hình<br />
<br />
Hệ số sử dụng theo các mô hình<br />
Tên Thanh Vị Trí<br />
Động tiền định Động ngẫu nhiên<br />
469-293 Thanh nhánh khoang cuối 0.96 1.02<br />
195-295 Cọc phụ nối đất 1.05 1.07<br />
62 Nút khoang 2, mặt x = -13m 0.96 1.03<br />
63 Nút khoang 2, mặt x =13m 0.97 1.05<br />
5.3. Đánh giá về điều kiện an toàn của kết cấu KCĐ:<br />
- Các thanh ở sát đáy biển và đầu cọc có hệ số sử dụng vật liệu lớn hơn các thanh ở phía<br />
trên, là hợp lý về phân bố lực;<br />
- Kết quả tính hệ số sử dụng theo mô hình ngẫu nhiên lớn hơn một chút so với mô hình<br />
tiền định, cần lưu rằng mô hình xác suất phản ảnh sát thực tế hơn, nên chính xác hơn so với<br />
mô hình tiền định.<br />
- Hệ số sử dụng tại một số thanh và nút có gi trị 1,05 & 1,07, là khai thác tối đa độ bền<br />
của kết cấu, và cho phép theo tiêu chuẩn API ;<br />
242 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br />
<br />
<br />
- Kết cấu KCĐ Jacket lựa chọn với độ sâu 200 m, vùng biển quy định, đã thỏa mãn các<br />
điều kiện về mặt kỹ thuật (đảm bảo an toàn kết cấu về độ bền) và về mặt kinh tế (tiết kiệm<br />
nguyên vật liệu, vì đã khai thác tối đa hệ số sử dụng cho phép).<br />
6. Kết luận:<br />
Trên đây đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả về phương pháp luận đánh<br />
giá an toàn theo điều kiện bền của kết cấu KCĐ trong điều kiện nước sâu tới 400 m dựa trên mô<br />
hình xác suất, và áp dụng vào điều kiện nước sâu 200 m TLĐ.VN, so sánh với mô hình tiền định<br />
tính theo các Tiêu chuẩn hiện hành [5-6]. Các diễn giải chi tiết được nêu trong các tài liệu [7-9].<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lindsey Wilhoit and Chad Supan (Mustang Engineering), “2010 Deepwater<br />
Solutions & Records for Concept Selection”. Offshore Magazine, May 2010, Houston,<br />
USA, (2010).<br />
2.NDP Barltrop and AJ Adams, Dynamics of Fixed Marine Structures. Butterworth<br />
Heinemann, (1991).<br />
3. Palle Thoft-Christensen, Michael J.Baker, “Structural Reliability Theory and Its<br />
Applications”. Springer-Verlag Berlin Heidelberg New York, (1982).<br />
4. OEP Monash University, “Safety and Reliability of Offshore structures”, (1992).<br />
5.API-RP2A-WSD, “Recommended Practice for Planning, Designing and Constructing<br />
Fixed Offshore Platforms - Working Stress Design”. American Petroleum Institute,<br />
Washington, D.C., 21rst Ed, (2002).<br />
6. DNV, “Rules for Classification of the Fixed Offshore Installation”, (1993).<br />
7. Phạm Khắc Hùng,”Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN Đề tài nghiên cứu điều kiện kỹ<br />
thuật môi trường biển và nền móng công trình nhằm xác định luận chứng kinh tế kỹ thuật<br />
xây dựng công trình biển vùng nước sâu Việt Nam”, Mã số KC.09.15/06-10. Số đăng ký<br />
2011-52-398/KQNC, lưu trữ tại Cục Thông tin khoa học và Công nghệ QG – Bộ KHCN,<br />
(2011).<br />
8. Mai Hồng Quân, Vũ Đan Chỉnh, “Cơ sở lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình<br />
biển cố định bằng thép ở độ sâu 200m nước trong điều kiện biển Việt Nam“. Tạp chí Dầu<br />
khí, số 8/2010.<br />
9. Phạm Khắc Hùng, Mai Hồng Quân, Vũ Đan Chỉnh và nnk, ”Luận chứng KHKT và<br />
kinh tế phục vụ thiết kế xây dựng loại CTB cố định bằng thép ở vùng nước sâu điển hình từ<br />
150–200m thềm lục địa VN. Sản phẩm 4a (4 Tập, 13 Chuyên đề), của Đề tài KHCN cấp<br />
NN KC.09.15/06-10. Lưu tại Viện XD Công trình biển – ĐHXD, (2009).<br />