intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá ảnh hưởng của góc collimator đến phân bố liều trong xạ trị điều biến thể tích cung tròn ung thư vòm họng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá ảnh hưởng của góc collimator đến phân bố liều trong xạ trị điều biến thể tích cung tròn ung thư vòm họng trình bày đánh giá ảnh hưởng của góc collimator đến phân bố liều trong kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá ảnh hưởng của góc collimator đến phân bố liều trong xạ trị điều biến thể tích cung tròn ung thư vòm họng

  1. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GÓC COLLIMATOR ĐẾN PHÂN BỐ LIỀU TRONG XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN THỂ TÍCH CUNG TRÒN UNG THƯ VÒM HỌNG. NGUYỄN ĐÌNH LONG1, TRẦN BÁ BÁCH1, ĐOÀN TRUNG HIỆP2 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của góc collimator đến phân bố liều trong kỹ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT - Volumetric modulated arc therapy). Đối tượng, phương pháp: Dữ liệu 05 bệnh nhân ung thư vòm họng có chỉ định điều trị triệt căn từ 1/2015 đến 1/2017 tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City được phân tích hồi cứu. Các bệnh nhân đều được xạ trị bằng kỹ thuật VMAT tăng liều tích hợp (SIB: Simultaneous Integrated Boost) trong 35 phân liều với tổng tương ứng 70Gy (PTV-70), 63Gy (PTV-63) và 56Gy (PTV-56). Mỗi bệnh nhân được lập 10 kế hoạch khác nhau bằng việc thay đổi góc collimator lần lượt là: 0-0, 0-90, 10-80, 10-350, 20-70, 20-340, 30-60, 30-330, 40-50, 40-320 độ. Tổng số 50 kế hoạch khác nhau cho 05 bệnh nhân đã được phân tích bằng cách sử dụng biểu đồ thể tích liều (Dose Volume Histogram - DVH). Chỉ số độ đồng dạng (Conformal Index - CI), chỉ số đồng nhất (Homogeneity - HI), số MU, liều trung bình (D mean) và liều tối đa (Dmax) của các thể tích PTV và OAR đều được tính toán và phân tích. Tất cả các kế hoạch được kiểm tra chất lượng (QA - Quality Assurance) sử dụng thiết bị đầu dò mảng MatriXX (hãng IBA, Đức) bằng phương pháp đánh giá chỉ số gamma index (tỷ lệ đạt ≥ 95%, ∆D/∆d = 3%3mm). Kết quả: Không có sự khác biệt nhiều về D max, Dmean, CI, HI đối với các PTV. Liều D max tới tủy sống cao ở góc collimator 40-320 độ, liều Dmax tới thân não cao ở góc collimator 0-90 độ. Liều Dmax tới thủy tinh thể và xương hàm ở đều nằm trong giới hạn liều. Liều D mean ở khoang miệng cao ở các góc collimator: 0-360, 10-350, 20-340, 30-330 độ. Liều Dmean đối với tuyến nước bọt bên trái cao ở góc 40-50 độ. Liều Dmean với tuyến nước bọt bên phải không có nhiều khác biệt. Kế hoạch với góc collimator 30-330 có số MU lớn nhất. Các kế hoạch với góc collimator: 0-90, 10-80, 20-70 độ cho tỷ lệ đạt cao. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các kết quả tính toán và đo đạc phân bố liều của các kế hoạch VMAT ở các góc collimator khác nhau có thể giúp các nhà vật lý xạ trị lâm sàng có cơ sở để lựa chọn góc collimator thích hợp nhằm cải thiện chất lượng kế hoạch. Chúng tôi đưa ra khuyến cáo lựa chọn góc collimator 10-80 hoặc 20- 70 độ trong lập kế hoạch VMAT VMAT ung thư vòm họng tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Từ khóa: Góc collimator, Xạ trị điều biến thể tích cung tròn, Ung thư vòm họng ABSTRACT Influence of collimator angles on dose distribution and delivery in the volumetric modulated arc therapy for nasopharynx cancer Purpose: To evaluate the influence of collimator angles in the volumetric modulated arc therapy (VMAT) planning with respect to the dose distribution. Methods: Five nasopharynx cancer patients treated from January 2015 to January 2017 were analyzed. Patients were treated with VMAT and SIB in 35 fractions for a total dose of 70Gy (PTV_70), 63Gy (PTV_63) and 56Gy (PTV_56), respectively. Ten different plans were generated for each patient with different collimator angle at 0-0, 0-90, 10-80, 10-350, 20-70, 20-340, 30-60, 30-330, 40-50, 40-320 degree. All plans were analyzed using dose volume histogram. The conformity index (CI), homogeneity index (HI), machine monitor units (MUs), mean (Dmean) and maximum (Dmax) dose of the PTVs and OARs were calculated and analyzed. To verify the delivery efficiency, the measured fluence on the MatriXX (IBA, Germany) ionization chamber array 1 Kỹ sư Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 2 ThS. BS. Trưởng đơn nguyên xạ trị - Trung tâm Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 236 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ detector was compared with the TPS dose plan with 2D gamma evaluation. Results: There is not much difference in the PTV Dmax, Dmean and CI, HI with respect to the different collimator angles. The plan with 40-320 degree collimator showed a higher D max for SpinalCord_PRV and higher Dmax for Brainstem_PRV for collimator angle 0-90 degree. No clinically relevant difference was observed among the plans with respect to Lens and mandible Dmax. An increase in average of oral cavity Dmean was observed for collimator angle 0-360, 10-350, 20-340, 30-330 degree. An increase in D mean of Parotid_L was observed for collimator 40-50 degree. Not much difference was observed with respect to Dmean for Parotid_R. The plan with 30-330 degree collimator required maximum MU. The 2D gamma index (3%/3mm) evaluation of planned and delivered fluence showed passing rate better for plans with collimator angle 0-90, 10-80, 20-70 degree. Conclusion: Our study indicates that the dosimetric results provide support and guidance to allow the clinical radiation physicists to make careful decisions in implementing suitable collimator angles to improve the PTV coverage and OARs sparing in Nasopharynx cancer VMAT. We recommend selecting the collimator angle at 10-80 and 20-70 degrees at Vinmec International Hospital Times City. Keywords: Collimator angles, VMAT - Volumetric modulated arc therapy, Nasopharynx cancer,… GIỚI THIỆU collimator của các kế hoạch VMAT. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của góc Kỹ thuật xạ trị điều biến cường độ (IMRT – collimator đến phân bố liều trong năm bệnh nhân Intensity Modulated Radiation Therapy) thường điều trị ung thư vòm họng bằng kỹ thuật xạ trị VMAT được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư đầu cổ vì hai cung, tại Đơn nguyên xạ trị - Bệnh viện ĐKQT nó có khả năng cấp liều với độ đồng nhất cao đến Vinmec Times City. Kết hợp với các kết quả đo liều mục tiêu đồng thời giảm độc tính đến các cơ quan xác minh của các kế hoạch này từ đó đưa ra được lành xung quanh hơn so với các kỹ thuật xạ trị thông các khuyến cáo về việc lựa chọn góc collimator thích thường. Một bước tiến mới của kỹ thuật IMRT là kỹ hợp trong xạ trị VMAT hai cung. thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT – Volumetric Modulated Arc Therapy). VMAT có khả ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP năng phân phát liều có độ đồng nhất cao hơn, trong Đối tượng khoảng thời gian điều trị ngắn hơn và lượng MU (Monitor Unit) phát ra ít hơn so với kỹ thuật IMRT Dữ liệu của 05 bệnh nhân ung thư vòm họng đã thông thường[1-4]. Trong quá trình xạ trị VMAT, máy được điều trị bằng kỹ thuật xạ trị VMAT tại Trung gia tốc tuyến tính vừa có thể thay đổi suất liều, thay tâm xạ trị - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City từ đổi vị trí các lá MLC đồng thời Gantry vừa quay xung tháng 1/2015 đến tháng 1/2017. Kế hoạch VMAT quanh bệnh nhân. Để đạt được phân bố liều tốt của bệnh nhân sử dụng mức năng lượng 6 MV từ nhất, kế hoạch VMAT cần được tối ưu hóa máy gia tốc tuyến tính Clinac iX (hãng Varian, Mỹ) (optimization), thay đổi các thông số của kế hoạch được trang bị hệ thống xác minh hình ảnh trước xạ như: số lượng cung (Arc), góc collimator, mức năng trị OBI (On-Board Imaging) cho phép chụp ảnh 2D- lượng (thường sử dụng chum photon năng lượng kV và 3D-CBCT (Cone-Beam CT) và hệ thống MLC 6MV), góc bàn (Table) và các thông số khác. Isa và 120 lá (lá MLC ở trung tâm có chiều rộng 5mm) có cộng sự nghiên cứu thay đổi của phân bố liều trong khả năng điều trị đồng thời nhiều thể tích trong một kế hoạch VMAT một cung cho ung thư tiền liệt tuyến lần xạ, hệ số truyền qua của MLC < 0.5%, tốc độ tối tại góc collimator khác nhau (0, 15, 30, 45, 60, 75 đa của lá MLC là 6.5cm/s và khoảng cách dịch độ) và kết quả chỉ ra rằng phân bố liều tới PTV khác chuyển tối đa là 15cm so với trục trung tâm, suất liều nhau tại các góc collimator khác nhau[5]. Giá trị CI và thay đổi tối đa là 600MU/phút. Các kế hoạch VMAT HI tốt nhất được tìm thấy tại góc collimator 45 độ và được lập trên hệ thống lập kế hoạch Eclipse phiên trực tràng được bảo vệ tốt nhất tại góc collimator 75 bản 13.0 (hãng Varian, Mỹ) sử dụng thuật toán AAA và 90 độ. Yong và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu (Analytical Anisotropic Algorithm). ảnh hưởng của góc collimator tới kiểm chuẩn kế Phương pháp hoạch VMAT cho ung thư đầu cổ và kết quả cho thấy lựa chọn collimator 15 đến 25 độ cho kết quả Phương pháp nghiên cứu hồi cứu: gamma index đạt > 90% với tiêu chí đánh giá Tổng số 05 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân được 2%/2mm và > 97% với tiêu chí đánh giá 3%/3mm [6]. lập 10 kế hoạch VMAT 2 cung với các góc collimator được thiết lập như sau: 0-0°, 0-90°, 10-80°, 10-350°, Có nhiều yếu tố trong việc tối ưu hóa kế hoạch VMAT, trong đó chúng tôi tập trung vào thay đổi góc 20-70°, 20-340°, 30-60°, 30-330°, 40-50°, 40-320°, TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 237
  3. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ sử dụng các tham số tối ưu hóa giống nhau và tất cả BrainStem_PRV ≤ 54Gy ≤ 60Gy >60Gy các kế hoạch được chuẩn hóa (normalization) liều Optic Chiasm ≤ 50Gy ≤ 55Gy >55Gy 70Gy bao phủ 95% thể tích PTV70. Gatry được quay từ 181° đến 179° theo chiều kim đồng hồ SpinalCord ≤ 45Gy ≤ 45Gy >45Gy (Arc 1) sau đó Gatry được quay từ 179° đến 181° SpinalCord_PRV ≤ 45Gy ≤ 50Gy >50Gy ngược chiều kim đồng hồ (Arc 2). Mandible ≤ 70Gy ≤ 70Gy >70Gy Lens ≤ 10Gy ≤ 12Gy (mỗi bên) (mỗi bên) Parotid Dmean ≤ Dmean ≤ 26Gy 26Gy V30Gy ≤ 45% V30Gy ≤ 45% (đạt được ít (đạt được ít nhất 1 bên) nhất 1 bên) GlotticLarynx Dmean ≤ Dmean ≤ 45Gy (nếu 45Gy (nếu không xâm không xâm lấn) lấn) OralCavity Dmean ≤ Dmean ≤ 40Gy 45Gy Thyroid Dmean ≤ Dmean ≤ 50Gy 50Gy Tất cả kế hoạch được phân tích dựa trên biểu đồ DVH. Dmax và Dmean đối với Brainstem, Parotid, Oralcavity, Spinal cord, Mandible đã được ghi nhận. Các chỉ số về Dmax, Dmean, CI, HI được tính toán và phân tích đối với thể tích điều trị PTV70. CI và HI được tính toán dựa trên hướng dẫn Hình 1. Ảnh phân bố liều và góc collimator của mỗi của RTOG và ICRU 62 [7,8]: cung điều trị trong một kế hoạch TVRI D  D98% CI  và HI  2% Phương pháp đánh giá kế hoạch TV D50% Tiêu chuẩn chấp nhận kế hoạch trong xạ trị ung thư vòm họng RTOG 0225 (Radiation Therapy trong đó: TVRI = Thể tích chiếu xạ bằng 95% Oncology Group) và ICRU 50, 62, 83 (International liều chỉ định (cc); TV = Thể tích của mục tiêu (PTV) Commission on Radiation Units). (cc); D2% = Thể tích PTV nhận 2% liều chỉ định; D98% = Thể tích PTV nhận 98% liều chỉ định; D50% = Thể Thể tích/Cơ Chấp nhận Không quan Tối ưu được chấp nhận tích PTV nhận 50% liều chỉ định. PTV70 Ngoài ra, tổng số MU của mỗi hoạch đã được ghi nhận và so sánh với nhau. D2% ≤ 77.00 Gy ≤ 80.50 Gy > 80.50 Gy D98% ≥ 65.10 Gy ≥ 63.00 Gy < 63.00 Gy Phương pháp QA kế hoạch D95% ≥ 68.60 Gy ≥ 66.50 Gy < 66.50 Gy Tất cả 50 kế hoạch ở các góc collimator khác nhau của các bệnh nhân được tiến hành QA. Quá Dmean ≤ 73.50 Gy ≤ 74.90 Gy > 74.90 Gy trình QA được thực hiện bằng đầu dò mảng MatriXX PTV63 (hãng IBA, Đức) với 1020 buồng ion, kích thước D95% ≥ 61.74 Gy ≥ 59.85 Gy < 59.85 Gy matrix 24.4cm x 24.4cm, khoảng các giữa các buồng ion là 7.62mm, kết hợp với cảm biến góc quay D98% ≥ 58.59 Gy ≥ 56.70 Gy < 56.70 Gy (angle sensor). Việc so sánh giữa tính toán và đo PTV56 đạc được thực hiện trên phần mềm MyQA-OmniPro D95% ≥ 54.88 Gy ≥ 53.20 Gy < 53.20 Gy (hãng IBA, Đức) bằng cách đánh giá chỉ số gamma index tỷ lệ đạt ≥ 95% với tiểu chuẩn 3%/3mm cho D98% ≥ 52.08 Gy ≥ 50.40 Gy < 50.40 Gy các kế hoạch trên. Liều vào cơ quan nguy cơ BrainStem ≤ 50Gy ≤ 54Gy >54Gy 238 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  4. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kết quả tính toán phân bố liều Bảng 1. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của giá trị liều cho PTV và các OARs tại các cặp góc collimator khác nhau 0-90 0-360 10-80 10-350 20-70 20-340 30-60 30-330 40-50 40-320 Structure (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) (Gy) PTV70 (Dmax 77.2±1.6 76.7±1.6 76.9±1.5 77.7±1.6 77.4±1.6 77.1±1.5 77.6±1.6 77.3±1.6 77.2±1.6 76.9±1.6 Dmean) 72.6±1.6 72.6±1.6 72.4±1.5 72.9±1.6 72.5±1.6 72.5±1.5 72.8±1.6 72.6±1.6 72.5±1.6 72.3±1.6 PTV63 (Dmean) 65.5±1.9 65.5±2.0 65.4±1.9 65.8±2.0 65.4±1.8 65.4±2.0 65.6±1.8 65.4±1.8 65.5±1.7 65.5±1.8 PTV56 (Dmean) 58.9±1.8 59.0±2.0 58.8±1.8 59.2±2.3 58.9±1.8 58.9±2.3 59.0±1.9 58.9±2.0 58.8±1.9 58.8±2.0 SpinalCord_PRV 42.5±13 44.4±14 41.9±13 44.7±13 42.4±13 43.6±14 42.7±14 43.0±14 42.7±15 47.0 ±15 (Dmax) Brainstem(Dmax) 54.9±13 53.8±13 52.9±13 53.5±13 53.4±13 52.7±13 53.2±12 52.8±12 53.0±12 52.6±12 Mandible (Dmax) 70.9±11 68.5±10 70.0 ±12 70.3±12 70.0 ±11 71.0±12 71.0±12 71.0±11 71.0±12 70.9±12 Len_L(Dmax) 5.2±0.4 5.0±0.3 5.5±0.4 5.7±0.3 5.7±0.4 5.5±0.4 5.9±0.4 5.4±0.4 5.6±0.4 5.4±0.4 Len_R(Dmax) 4.9±0.4 5.0±0.3 5.1±0.4 5.4±0.3 5.5±0.4 5.2±0.4 6.1±0.4 5.1±0.4 5.5±0.4 5.2±0.4 Oralcavity (Dmean) 39.8±6.2 43.6±6.2 39.8±6.2 42.5±6.6 38.6±6.2 41.2±6.8 38.2±6.7 40.4±6.4 38.3±6.2 37.2±6.2 Parotid_L (Dmean) 25.6±15 25.8±15 25.1±15 25.7±15 25.6±15 25.3±15 25.6±15 25.4±15 26.4±15 25.6±15 Parotid_R (Dmean) 25.1±15 25.4±15 24.5±15 25.7±15 25.0±15 24.9±15 25.0±15 24.9±15 24.9±15 25.4±15 Nhận xét: Dmax và Dmean không khác biệt nhiều đối với các thể tích PTV ở các cặp góc collimator khác nhau. Điều này có thể được lý giải là do trong quá trình tối ưu hóa, trọng số đặt vào PTV thường khá cao, do đó tiêu chuẩn đối với PTV dễ đạt được hơn. Dmax và Dmean đối với các cơ quan nguy cơ có một số khác biệt: các giá trị bôi đậm trong Bảng 1. Bảng 2. Giá trị trung bình của CI và HI tại các góc collimator khác nhau Chỉ số 0-90 0-360 10-80 10-350 20-70 20-340 30-60 30-330 40-50 40-320 CI 0.96 0.95 0.96 0.96 0.95 0.96 0.96 0.96 0.96 0.95 HI 0.08 0.08 0.07 0.08 0.09 0.08 0.09 0.08 0.08 0.08 Nhận xét: Giá trị trung bình của CI và HI khác biệt không nhiều khi thay đổi góc collimator. Ở góc collimator 10-80 độ cho kết quả CI và HI tốt nhất. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 239
  5. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Hình 2. Phân bố liều trong kế hoạch VMAT của 1 bệnh nhân với các góc collimator khác nhau: a) DVH của PTV70. b) DVH của thân não và tủy sống. c) DVH của tuyến nước bọt và khoang miệng. d) DVH của các thể tích PTV và OAR Nhận xét: Dmax của tủy sống ở các kế hoạch với góc collimator 40-320 độ cao hơn so với các kế hoạch ở góc collimator khác. Dmax của thân não có giá trị cao cao nhất ở kế hoạch với góc collimator 0-90 độ. Không có nhiều khác biệt về giá trị liều D max đối với thị giác và xương hàm ở tất cả các kế hoạch với các góc collimator khác nhau. Dmean của khoang miệng cao ở góc collimator 0-360, 10-350, 20-340, 30-330 độ. Dmean của tuyến nước bọt bên trái cao ở góc collimator 40-50 độ. Riêng với tuyến nước bọt bên phải không có nhiều khác biệt về Dmean. Kết quả QA kế hoạch Bảng 3. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của chỉ số gamma index và tổng MU tại các cặp góc collimator khác nhau Chỉ số 0-90 0-360 10-80 10-350 20-70 20-340 30-60 30-330 40-50 40-320 98.0% 94.2% 98.2% 92.6% 96.9% 93.7% 94.9% 88.1% 94.3% 92.5% Gamma index ± 1.1% ± 1.4% ± 1.1% ± 1.2% ± 1.2% ± 1.3% ± 1.3% ± 1.5% ± 1.6% ± 1.5% 532 556 532 617 543 602 545 619 550 592 Tổng MU ± 25 ± 27 ± 25 ± 29 ± 26 ± 27 ± 25 ± 29 ± 27 ± 27 240 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  6. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Hình 3. Kết quả QA kế hoạch sử dụng MatriXX và đánh giá chỉ số gamma index ở góc collimator: 30-330, 0- 360, 10-80 và 20-340 của một bệnh nhân Nhận xét: Tổng số MU thấp nhất ở các kế hoạch có góc collimator 0-90 độ và 10-80 độ, Tổng số MU lớn nhất ở kế hoạch có góc collimator 30-330 độ. Các kế hoạch có chỉ số gamma index đạt yêu cầu ở các góc collimator 0-90, 10-80, 20-70. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy góc collimator có ảnh hưởng đến kết quả tối ưu hóa phân bố liều và kết quả QA kế hoạch VMAT ung thư vòm họng tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City. Độ phủ và tính đồng nhất liều ở các góc collimator khác nhau là khá tương đồng trong các thể tích PTV tuy nhiên có nhiều khác biệt đối với các OAR. Tại góc collimator 10-80 và 20-70 độ, kết quả đánh giá kế hoạch và kết quả QA kế hoạch cho tỷ lệ đạt cao. Do đó chúng tôi khuyến cáo chọn góc collimator 10-80 hoặc 20-70 độ trong lập kế hoạch VMAT 2 cung cho ung thư vòm họng sẽ đạt được hiệu quả phân liều tốt nhất đối với các thể tích PTV và OAR. TÀI LIỆU THAM KHẢO lung cancer case. Int J Cancer Ther Oncol 2014; 2:020216. 1. M Teoh, H Clark, K Wood, et al. Volumetric modulated arc therapy: a review of current 5. Isa M, Rehman J, Afzal M, Chow JC. Dosimetric literature and clinical use in practice, The British dependence on the collimator angle in prostate Journal of Radiology, 84 (2011), 967–996. volumetric modulated arc therapy. Int J Cancer Ther Oncol 2014; 2:020419. 2. Johnston M, Clifford S, Bromley R, Back M, Oliver L, Eade T. Volumetric-modulated arc 6. Yong Ho Kim, Ha Ryung Park, Won Taek Kim, therapy in head and neck radiotherapy: A Dong Won, et al. Effect of the Collimator Angle planning comparison using simultaneous on Dosimetric Verificcation of the Volumetric integrated boost for nasopharynx and Modulated Arc Therapy, 12 Mar 2015. oropharynx carcinoma. Clin Oncol (R Coll 7. Feuvret L, Noël G, Mazeron JJ, Bey P. Radiol) 2011;23:503–11. Conformity Index: a review. Int J Radiat Oncol 3. Ezzell GA, Burmeister JW, Dogan N, et al. IMRT Biol Phys 2006; 64:333-42. commissioning: multiple institution planning and 8. Prescribing, Recording and Reporting Photon dosimetry comparisons, a report from AAPM Beam Therapy (Supplement to ICRU Report 50), Task Group 119. Med Phys 2009; 36:5359-73. ICRU Report 62. By ICRU, pp. ix+52, 1999 4. Rana S, Pokharel S, Zheng Y, et al. Treatment (ICRU, Bethesda, MD). planning study comparing proton therapy, 9. Oncol 2014; 2:02042. RapidArc and IMRT for a synchronous bilateral TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 241
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2