Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 71 - 74<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI TỪ MỘT SỐ NHÀ MÁY<br />
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ CON NGƯỜI TẠI PHƯỜNG CAM GIÁ,<br />
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Ngô Văn Giới, Nguyễn Thị Nhâm Tuất*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy, chất lượng nước mặt trên địa bàn phường Cam Giá có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ, kim loại<br />
nặng, COD, BOD5 do ảnh hưởng từ nguồn nước thải của một số nhà máy trên địa bàn: Hàm lượng<br />
dầu mỡ vượt 1,8 lần; Pb vượt gấp 6,4 lần; Fe trong các mẫu vượt từ 1,12 đến 1,44 lần; COD trong<br />
các mẫu phân tích vượt từ 1,23 đến 1,66 lần; BOD5 vượt 1,84 lần so với tiêu chuẩn<br />
TCVN5942:1995(B). Nước suối có màu đen, mùi hôi thối bốc lên khó chịu. Tỉ lệ phần trăm số<br />
người được điều tra đã bị mắc các bệnh như đau mắt, đau đầu, da liễu, ho, viêm mũi, tiêu hóa<br />
chiếm tỷ lệ khá cao. Để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt,<br />
các công ty, nhà máy tại khu vực phường Cam Giá cần phải lắp đặt và cải tiến hệ thống xử lí nước<br />
thải để nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.<br />
Từ khóa: Môi trường, nước thải, nước mặt, ô nhiễm, Thái Nguyên<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Phát triển sản xuất công nghiệp cả quy mô<br />
nhỏ lẫn quy mô lớn đều là một đòi hỏi tất yếu<br />
của sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên,<br />
bên cạnh sự cần thiết cũng như ưu thế, lợi ích,<br />
thì sản xuất công nghiệp lại luôn có mặt trái<br />
là dễ gây ô nhiễm môi trường sống cho<br />
người dân.<br />
Thái Nguyên là một trong những khu công<br />
nghiệp lớn của miền Bắc nước ta. Nơi đây tập<br />
trung phát triển nhiều ngành công nghiệp<br />
nặng như công nghiệp khoáng sản, luyện kim,<br />
cơ khí… Bên cạnh sự phát triển đó thì môi<br />
trường ngày càng bị ô nhiễm. Chất lượng môi<br />
trường trong tỉnh, đặc biệt tại các khu công<br />
nghiệp đang có chiều hướng giảm mạnh, các<br />
thành phần môi trường đều bị tác động mạnh<br />
mẽ trong đó có môi trường nước.<br />
Phường Cam Giá là một điển hình của Thành<br />
phố Thái Nguyên về tình trạng ô nhiễm nước<br />
mặt mà nguyên nhân chính là do nước thải<br />
của các nhà máy trên địa bàn phường. Vấn đề<br />
ô nhiễm nước tại phường đang gây nhiều bức<br />
xúc và tranh cãi cho người dân nơi đây.<br />
Trước thực trạng đó, đề tài “Đánh giá ảnh<br />
hưởng của nước thải từ một số nhà máy đến<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984194079, Email : tuatmt@gmail.com<br />
<br />
chất lượng nước mặt và con người tại<br />
phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên”<br />
được thực hiện với mục đích:<br />
+ Xác định thực trạng ô nhiễm nước mặt tại<br />
phường Cam Giá.<br />
+ Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của nguồn<br />
nước tới sức khoẻ của người dân trên địa<br />
bàn phường.<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:<br />
- Nguồn nước mặt tại phường Cam Giá,<br />
Thành phố Thái Nguyên.<br />
- Người dân sinh sống trên địa bàn phường<br />
Cam Giá, TP Thái Nguyên.<br />
Các phương pháp được sử dụng để thực hiện<br />
nghiên cứu:<br />
Phương pháp kế thừa tài liệu: Thu thập, xử lý<br />
và phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến<br />
nội dung nghiên cứu của đề tài.<br />
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Tiến<br />
hành thực địa để thu thập, bổ sung, chỉnh sửa<br />
các thông tin, đồng thời đánh giá nhanh hiện<br />
trạng môi trường khu vực nghiên cứu.<br />
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhóm<br />
nghiên cứu đã phát 40 phiếu điều tra tại<br />
phường Cam Giá.<br />
71<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phương pháp phân tích trong phòng thí<br />
nghiệm: nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu<br />
tại 3 vị trí khác nhau là:<br />
Mẫu NM1: được lấy tại suối Cốc cách cống<br />
thải của nhà máy Cốc hoá khoảng 300m, các<br />
chỉ tiêu phân tích gồm pH, COD, BOD5, dầu<br />
mỡ, phenol.<br />
Mẫu NM2: được lấy gần chân cầu Lưu xá,<br />
trước cổng công ty Gang thép, cách cống xả<br />
khoảng 200m, các chỉ tiêu phân tích gồm pH,<br />
COD, BOD5, Pb, Fe, Cu.<br />
Mẫu NM3: được lấy tại suối Cam Giá, gần<br />
cửa xả số 4 sau nhà máy Cơ khí, các chỉ tiêu<br />
phân tích gồm pH, COD, BOD5, Cu, Fe, Pb.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu chất lượng nước mặt<br />
tại phường Cam Giá<br />
Phường Cam Giá là nơi tập trung nhiều nhà<br />
máy, xí nghiệp công nghiệp, trong đó quy mô<br />
và diện tích lớn nhất là công ty Gang thép<br />
Thái Nguyên. Toàn bộ công ty nằm gọn trong<br />
khu vực phường Cam Giá. Theo báo cáo hiện<br />
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên trong<br />
những năm gần đây thì công ty Gang Thép là<br />
một trong những đơn vị gây ô nhiễm môi<br />
trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường<br />
nước. Các nguồn nước thải từ công ty qua 2<br />
mương dẫn chính trên địa bàn phường chảy ra<br />
<br />
93(05): 71 - 74<br />
<br />
sông Cầu với lưu lượng thải ước tính 1,3 triệu<br />
m3/năm. Đoạn sông Cầu chảy qua khu công<br />
nghiệp Gang thép có hàm lượng SS, BOD5,<br />
COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần<br />
TCVN 5942-1995 (loại B) [2].<br />
Vấn đề khiến người dân bức xúc lâu nay nhất<br />
là nguồn nước thải của một số nhà máy, chảy<br />
qua nhiều tổ dân phố gây ô nhiễm môi trường<br />
nơi đây. Nước thải có mùi nồng nặc khó chịu.<br />
Bảng 1 cho thấy, có nhiều chỉ tiêu phân tích<br />
vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể BOB5 vượt<br />
4,68 lần; COD vượt 6,82 lần; dầu mỡ vượt<br />
1,48 lần; CN- vượt 1,5 lần; đặc biệt là hàm<br />
lượng phenol vượt 6,9 lần so với TCVN<br />
5945:1995 (B)<br />
Với tổng lưu lượng nước thải hỗn hợp tại<br />
cống thải chung lên tới 7000 m3/ngày và hàm<br />
lượng phenol trung bình khoảng 3,45 mg/l<br />
tương ứng với lượng phenol thải ra môi<br />
trường hàng ngày khoảng 24,15 kg phenol.<br />
Như vậy, trong một năm sẽ là 8.814,75 kg<br />
phenol. Với lượng phenol trong nước thải như<br />
vậy, sẽ tác động chính tới nguồn nước mặt<br />
tiếp nhận, làm ảnh hưởng đến vùng hạ lưu<br />
sông Cầu. Ngoài phenol còn rất nhiều các<br />
chất độc hại khác như benzen, naphtalen, dầu<br />
mỡ… Đây là các nhân tố làm suy giảm chất<br />
lượng nước mặt, có nguy cơ ảnh hưởng đến<br />
chất lượng nước ngầm.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích nước thải tại khu vực nghiên cứu<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
pH<br />
BOD5<br />
COD<br />
TSS<br />
Pb<br />
Cu<br />
Fe<br />
Dầu mỡ<br />
Phenol<br />
CN-<br />
<br />
Đơn vị<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
<br />
Kết quả<br />
9,1<br />
234<br />
545,7<br />
45<br />
0,0005<br />
0,001<br />
1,55<br />
7,4<br />
3,45<br />
0,15<br />
<br />
TCVN 5945:1995 (B)<br />
5,5 – 9<br />
50<br />
80<br />
100<br />
0,5<br />
2,0<br />
5,0<br />
5,0<br />
0,5<br />
0,1<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước tại điểm NM1<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
pH<br />
BOD5<br />
COD<br />
Dầu mỡ<br />
Phenol<br />
<br />
Đơn vị<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
<br />
Kết quả<br />
8,9<br />
46<br />
58<br />
0,54<br />
< 0,01<br />
<br />
TCVN 5942:1995 (B)<br />
5,5 – 9<br />
< 25<br />
< 35<br />
0,3<br />
0,02<br />
<br />
72<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 71 - 74<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước tại điểm NM2 và NM3<br />
TT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
pH<br />
BOD5<br />
COD<br />
Pb<br />
Fe<br />
Cu<br />
<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
<br />
Kết quả<br />
NM2<br />
6,3<br />
23<br />
58<br />
0,03<br />
2,25<br />
0,043<br />
<br />
NM3<br />
7,1<br />
22,6<br />
43<br />
0,64<br />
2,87<br />
0,034<br />
<br />
TCVN<br />
5942:1995 (B)<br />
5,5 – 9<br />
< 25<br />
< 35<br />
0,1<br />
2<br />
1<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả điều tra tỉ lệ mắc bệnh ở người dân tại khu vực nghiên cứu<br />
Các bệnh<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Thần kinh<br />
<br />
Da liễu<br />
<br />
Hô hấp<br />
<br />
Tiêu hoá<br />
<br />
Số người hỏi<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
Số người mắc bệnh<br />
<br />
26<br />
<br />
31<br />
<br />
28<br />
<br />
37<br />
<br />
21<br />
<br />
Tỉ lệ, %<br />
<br />
65<br />
<br />
77,5<br />
<br />
70<br />
<br />
92,5<br />
<br />
52,5<br />
<br />
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước<br />
tại điểm NM1 (bảng 2) cho thấy, hàm lượng<br />
dầu mỡ vượt 1,8 lần; COD vượt 1,66 lần;<br />
BOD5 vượt 1,84 lần so với tiêu chuẩn cho<br />
phép TCVN5942:1995(B). Nguyên nhân một<br />
phần là do nước thải của nhà máy Cốc hoá<br />
(nước thải quá trình làm nguội kốc có chứa<br />
nhiều dầu mỡ) chưa được xử lý triệt để thải ra<br />
môi trường.<br />
Bảng 3 cho thấy, hàm lượng Cu thấp, nằm<br />
trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hàm<br />
lượng Pb, Fe, COD cao, vượt quá tiêu chuẩn,<br />
cụ thể là COD trong các mẫu NM2, NM3<br />
tương ứng vượt 1,66 lần (mẫu NM2) và 1,23<br />
lần (mẫu NM3); hàm lượng Pb trong mẫu<br />
NM3 vượt gấp 6,4 lần, Fe trong các mẫu<br />
NM2, NM3 tương ứng vượt 1,12 lần (mẫu<br />
NM2) và 1,44 lần (mẫu NM3) so với tiêu<br />
chuẩn TCVN5942:1995(B). Nguyên nhân<br />
một số kim loại nặng như Pb, Fe tại khu vực<br />
nghiên cứu vượt tiêu chuẩn cho phép là do tại<br />
khu vực nghiên cứu có các nhà máy đang hoạt<br />
động như nhà máy Cán Lưu Xá, nhà máy<br />
Luyện thép, nhà máy Luyện gang, nhà máy<br />
Cơ khí và nhà máy Nasteelvina. Đây là các<br />
nhà máy cơ khí sản xuất các vật liệu xây dựng<br />
như gang thép, và các vật liệu khác nên hàm<br />
lượng các kim loại nặng trong nước thải<br />
thường cao, nước thải tại một số nhà máy xử<br />
lý chưa triệt để thải ra ngoài môi trường.<br />
<br />
Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khoẻ<br />
người dân tại phường Cam Giá<br />
Kết quả điều tra nghiên cứu bước đầu cho<br />
thấy, mùi bốc lên từ nước tại khu vực nghiên<br />
cứu đặc biệt vào những ngày nắng nóng (mùa<br />
hè) làm cho người dân có cảm giác khó chịu.<br />
Một số bệnh phát sinh ngày càng nhiều như<br />
các bệnh về đường hô hấp (viêm xoang, viêm<br />
mũi, ho, viêm phổi), váng đầu, mất ngủ, đau<br />
mắt, da liễu, thần kinh, tiêu hóa. Tỷ lệ những<br />
người mắc các bệnh trên chiếm tỷ lệ cao<br />
(bảng 4). Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu<br />
trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của<br />
nước thải của một số nhà máy tới sức khỏe<br />
của người dân. Để có kết luận có đầy đủ cơ sở<br />
khoa học cần có các nghiên cứu tiếp theo<br />
trong thời gian tới.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chất lượng nước mặt trên địa bàn phường<br />
Cam Giá bị ô nhiễm bởi một số chỉ tiêu: dầu<br />
mỡ vượt 1,8 lần; Pb vượt gấp 6,4 lần, Fe<br />
trong các mẫu vượt từ 1,12 đến 1,44 lần,<br />
COD trong các mẫu phân tích vượt từ 1,23<br />
đến 1,66 lần, BOD vượt 1,84 lần so với tiêu<br />
chuẩn TCVN5942:1995(B). Nước suối có<br />
màu đen, mùi hôi thối bốc lên khó chịu. Tỉ lệ<br />
phần trăm số người được điều tra đã bị mắc<br />
các bệnh như đau mắt, đau đầu, da liễu, ho,<br />
viêm mũi, tiêu hóa chiếm tỷ lệ khá cao.<br />
73<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Như vậy, nguồn nước mặt tại khu vực nghiên<br />
cứu đang và sẽ là mối nguy hại đe doạ tới sức<br />
khoẻ người dân nơi đây và gây ô nhiễm môi<br />
trường nếu như không được quản lí thích hợp.<br />
Để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và giảm<br />
thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, các công<br />
ty, nhà máy tại khu vực phường Cam Giá cần<br />
phải lắp đặt và cải tiến hệ thống xử lí nước<br />
thải để nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho<br />
phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.<br />
<br />
93(05): 71 - 74<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường-Các<br />
tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi<br />
trường,1995.<br />
[2]. Sở Tài nguyên và Môi trường-Báo cáo hiện<br />
trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2004 -2005<br />
[3]. Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trườngKiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên,<br />
2011.<br />
[4].W.Schneider-Wastewater<br />
Engineering:<br />
Treatment, reuse, disposal 1991.<br />
<br />
SUMMARY<br />
ASSESSMENT OF THE IMPACT OF EFFLUENT FROM SOME FACTORIES<br />
ON THE QUALITY OF SURFACE WATER AND HUMAN HEALTH<br />
AT CAM GIA COMMUNE, THAI NGUYEN CITY<br />
Ngo Van Gioi, Nguyen Thi Nham Tuat*<br />
College of Sciences - TNU<br />
<br />
This study was done at Cam Gia commune in Thai Nguyen city. The result showed that surface<br />
water quality at Cam Gia was contaminated by oil, some heavy metals, COD, BOD5 due to the<br />
effects of waste water from factories in the area: concentration of oil exceeds 1.8 times; Pb<br />
exceededs 6.4 times, Fe exceeds from 1.12 to 1.44 times, COD exceededs from 1.23 to 1.66 times,<br />
BOD exceededs 1.84 times the Vietnamese standard (TCVN5942:1995(B)). This source of water<br />
is hazardous, threatening to health of people here and makes environmental pollution.<br />
Key words: Environment, wastewater, surface water, pollution, Thai Nguyen<br />
<br />
Ngày nhận bài: 18/4/2012, ngày phản biện: 28/4/2012, ngày duyệt đăng:<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984194079, Email : tuatmt@gmail.com<br />
<br />
74<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />