Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHIẾT TÁCH TIỂU CẦU BẰNG MÁY COMTEC <br />
TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU‐ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ <br />
Phùng Thị Hoàng Yến*, Nguyễn Duy Thăng*, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Bùi Minh Đức*, Hồ Thành*, <br />
Lê Phước Quang*, Phan Thị Yến*, Mai Thị Kiều* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: “Đánh giá chất lượng khối tiểu cầu và các mối tương quan trong quá trình thu gom tiểu cầu <br />
bằng máy Comtec.” <br />
Đối tượng: 35 người hiến đạt tiêu chuẩn hiến tiểu cầu theo quy chế truyền máu 2007, phương pháp <br />
nghiên cứu: phương pháp chết tách tiểu cầu bằng máy Comtec. <br />
Kết quả: 100% đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự tương quan thuận giữa số lượng tiểu <br />
cầu người cho và số lượng tiểu cầu thu được. Có sự tương quan nghịch giữa tiểu cầu người cho và thời gian <br />
tách. <br />
Từ khóa: chất lượng, sản xuất tiểu cầu, Comtec. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ASSESMENT OF PLATELET APHERESIS BY COMTEC IN BLOOD TRANSFUSION CENTRE‐ HUE <br />
CENTRAL HOSPITAL <br />
Phung Thi Hoang Yen, Nguyen Duy Thang, Nguyen Thi Hong Hanh, Bui Minh Duc, Ho Thanh, <br />
Le Phuoc Quang, Phan Thi Yen, Mai Thị Kiều <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 84 ‐ 90 <br />
Objectives: “Assesment of platelet concentrates and corelation of platelet apheresis by Comtec.” <br />
Objects and research method: 35 platelet donors were fully examined by the blood transfusion guidelines <br />
2007. Research method: platelet apheresis by Comtec <br />
Results: 100% quality requirements under international quality achieved, there was a similar corelation <br />
between amounts of donated platelet concentrates and collected ones; a converse relation between donated platelet <br />
concentrates and apheresis time. <br />
Key words: Quality, platelet apheresis, Comtec. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Truyền máu là một phương tiện điều trị hữu <br />
hiệu đã góp phần cứu sống hàng triệu bệnh <br />
nhân. Theo quan điểm truyền máu hiện đại, <br />
bệnh nhân thiếu thành phần gì truyền thành <br />
phần đó, không cần không truyền. Do đó việc sử <br />
dụng chế phẩm máu trong điều trị ngày càng <br />
được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở <br />
Việt Nam. Trong những năm gần đây cùng với <br />
việc sử dụng chế phẩm máu ngày càng tăng tại <br />
Bệnh viện Trung Ương Huế, khối tiểu cầu cũng <br />
<br />
được sử dụng rộng rãi hơn, nhằm đáp ứng nhu <br />
cầu cấp cứu, điều trị và dự phòng cho những <br />
trường hợp giảm tiểu cầu ở nhóm bệnh lý cơ <br />
quan tạo máu, rối loạn đông máu, cũng như <br />
những trường hợp giảm tiểu cầu trong mổ tim <br />
hở....Việc điều chế khối tiểu cầu từ một người <br />
cho bằng máy tách tế bào tự động ưu việt hơn <br />
nhiều so với phương pháp điều chế thủ công từ <br />
máu toàn phần, như giảm thiểu bất lợi về mặt <br />
bất đồng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng. <br />
Trên thế giới kỹ thuật điều chế khối tiểu cầu <br />
<br />
* Trung tâm Huyết học Truyền máu ‐ BVTW Huế <br />
Tác giả liên lạc: Phùng Thị Hoàng Yến, ĐT: 0979091246, Email: bshoangyen79@gmail.com <br />
<br />
86<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
từ một người cho được phát triển mạnh ở Châu <br />
Âu, Châu Mỹ từ những năm 1980. Việc sử dụng <br />
khối tiểu cầu từ 1 người cho tại Mỹ 85%, Châu <br />
Âu 48%, Châu Á 25%, Nhật Bản 100%(11). <br />
Tại Việt Nam kỹ thuật điều chế khối tiểu <br />
cầu bằng máy tách tế bào tự động chủ yếu <br />
phát triển tại các trung tâm Truyền máu lớn ở <br />
Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần <br />
Thơ, và một số bệnh viện lớn khác như Viện <br />
Nhi Trung Ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh <br />
viện Quân Đội 108... <br />
Để góp phần làm cơ sở cho việc tuyên <br />
truyền, xã hội hoá việc hiến khối tiểu cầu. <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên <br />
cứu chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến <br />
hiệu quả sản xuất khối tiểu cầu trên máy <br />
Comtec” nhằm 2 mục tiêu: <br />
1. Đánh giá chất lượng khối tiểu cầu <br />
2. Các mối tương quan trong quá trình thu <br />
gom tiểu cầu bằng máy Comtec. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
‐ Số mẫu nghiên cứu: 35 mẫu <br />
‐ Đối tượng: người hiến tiểu cầu. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn đối tượng <br />
Tự nguyện hiến tiểu cầu và đồng ý hợp tác <br />
trong quá trình nghiên cứu <br />
Đạt các tiêu chuẩn của người hiến máu và <br />
hiến tiểu cầu theo quy định của quy chế truyền <br />
máu 2007(2). <br />
‐ Cân nặng > 50 kg, <br />
‐ Tiền sử: Không dùng aspirin hoặc trong <br />
thành phần thuốc có aspirin trong 10 ngày gần <br />
nhất, không có tiền sử ngất, tetani. <br />
Xét nghiệm: <br />
+ Số lượng tiểu cầu > 200G/l <br />
+ MCV > 80 fl (để hạn chế lẫn hồng cầu vào <br />
sản phẩm tiểu cầu). <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp chiết tách tiểu cầu bằng máy <br />
Comtec <br />
Các bước nghiên cứu <br />
Bước 1: Xác định các thông số sức khoẻ và <br />
huyết học trước khi tách. <br />
Bước 2: Tiến hành tách tiểu cầu trên máy <br />
tách tế bào máu tự động Comtec <br />
Bước 3: Kết thúc quá trình tách khối tiểu cầu <br />
Bước 4: Đánh giá kết quả tách khối tiểu cầu <br />
Xác định hiệu suất thu hoạch tiểu cầu (1,9). <br />
Hiệu suất thu tiểu cầu được tính theo công <br />
thức: <br />
Hiệu suất thu hoạch (%) = TC thu hoạch / TC <br />
đi qua máy <br />
Trong đó: <br />
TC thu hoạch = TC (x109/l) x V túi tiểu cầu. <br />
TC đi qua máy = V máu qua máy x TC người <br />
cho. <br />
TC người cho = (TC trước tách + TC ngay <br />
sau tách) /2 <br />
Bước 5: Phân tích các thông số liên quan đến <br />
khối tiểu cầu <br />
Bước 6: Phân tích các triệu chứng lâm sàng <br />
của người cho trong thời gian hiến tiểu cầu. <br />
<br />
Phương tiện và vật liệu nghiên cứu <br />
‐ Máy đếm tế bào máu tự động <br />
‐ Máy tách tế bào tự động Comtec với bộ kít <br />
tách của Đức sản xuất <br />
‐ Máy lắc, bảo quản tiểu cầu hiệu Helmer ‐ <br />
Model PC 1200 do Mỹ sản xuất. <br />
‐ Cân tự động, kìm vuốt... <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Theo phương pháp thống kê y học, sử dụng <br />
phần mềm Epi, MedCalc. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Thông số chất lượng khối tiểu cầu <br />
Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
87<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Bảng 1: Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu <br />
Nhỏ<br />
nhất<br />
Thời gian tách (phút)<br />
49<br />
Thể tích máu xử lý (ml) 1941<br />
Lượng ACD dùng (ml)<br />
220<br />
Hiệu suất thu tiểu cầu (%) 41,0<br />
Thông số<br />
<br />
Lớn<br />
nhất<br />
81<br />
3268<br />
460<br />
72,3<br />
<br />
Trung bình<br />
63,17 ± 7,8<br />
2557,3 ±339,7<br />
348,5 ± 57,7<br />
65,5 ± 7,3<br />
<br />
Thông số chất lượng khối tiểu cầu <br />
<br />
Trung bình<br />
300,3 ± 9,4<br />
341,1 ± 50,2<br />
1134,1 ± 151,3<br />
0,22 ± 0,13<br />
0,021 ± 0,014<br />
<br />
Các mối tương quan trong quá trình tách <br />
khối tiểu cầu <br />
Tương quan giữa tiểu cầu thu được và thông <br />
số người cho. <br />
Bảng 3: Tương quan giữa tiểu cầu thu được và <br />
thông số người cho <br />
Tiểu cầu thu được<br />
G/túi<br />
Thông số<br />
r<br />
P<br />
Hồng cầu (x1012/l) -0,26<br />
>0,05<br />
Hemoglobin (g/dl) -0,27<br />
>0,05<br />
Hematocrite (%)<br />
-0,05<br />
>0,05<br />
Tiểu cầu<br />
0,62<br />
0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />