YOMEDIA
ADSENSE
Đánh giá độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng bằng carbamide peroxide
24
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất tẩy trắng carbamide peroxide 35% lên độ bền dán của composite resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần và 3 tuần. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng bằng carbamide peroxide
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN DÁN COMPOSITE RESIN<br />
TRÊN MEN RĂNG SAU TẨY TRẮNG BẰNG CARBAMIDE PEROXIDE<br />
Nguyễn Thị Minh Tâm*, Phạm văn Khoa*, Đinh Thị Khánh Vân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của chất tẩy trắng carbamide peroxide 35% lên độ bền dán của composite<br />
resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần và 3 tuần.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro thực hiện trên 30 mẫu men răng được cắt từ 15 răng cối lớn<br />
vĩnh viễn hàm dưới. Các mẫu được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: (1) không tẩy trắng, chỉ ngâm trong nước bọt<br />
nhân tạo 14 ngày trước khi dán composite; (2) tẩy trắng bằng CP 35%, sau đó ngâm trong nước bọt nhân tạo<br />
suốt 1 tuần trước khi dán composite; (3) tẩy trắng bằng CP 35%, các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo 3<br />
tuần trước khi dán composite. Thực hiện dán composite và đo độ bền dán trượt sau 24 giờ. Sử dụng phân tích<br />
ANOVA một yếu tố để đánh giá sự khác biệt về kết quả độ bền dán giữa các nhóm.<br />
Kết quả: Độ bền dán nhóm 1 là 20,76 ± 3,240 MPa, nhóm 2 là 16,76 ± 4,231 MPa, nhóm 3 là 22,61 ± 3,221<br />
MPa. Độ bền dán nhóm 2 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 1(p=0,049) và nhóm 3 (p=0,003). Độ bền dán nhóm 3<br />
cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm 1 (p=0,49).<br />
Kết luận: Carbamide peroxide 35% làm giảm có ý nghĩa độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy<br />
trắng 1 tuần, tuy nhiên giá trị độ bền dán trở lại gần với nhóm chứng sau thời gian chờ đợi 3 tuần.<br />
Từ khóa: tẩy trắng, carbamide peroxide, độ bền dán.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFLUENCE OF CARBAMIDE PEROXIDE ON ENAMEL BOND STRENGTH OF COMPOSITE RESIN<br />
AT DIFFERENT POST-BLEACHING TIMES<br />
Nguyen Thi Minh Tam, Pham Van Khoa, Dinh Thi Khanh Van<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 161 - 164<br />
Objective: The aim of this study was to evaluate the effect of 35% carbamide peroxide (CP) on shear bond<br />
strength (SBS) of composite resin to enamel after various intervals of time (control, one week, three weeks).<br />
Methods: 30 enamel specimens of 15 permanent mandibular molars, were randomly divided into 3 groups;<br />
(1) no bleaching treatment – composite resin bonded after a storage time of two weeks; (2) bleached with 35% CP<br />
– composite resin bonded after a post-bleaching delay of one week, (3) bleached with 35% CP – composite resin<br />
bonded after a post-bleaching period of three weeks. The SBS test was performed after 24 hours of immersion in<br />
distilled water. The data were analyzed by the SPSS 17.0 statistical program and one-way ANOVA test was<br />
applied.<br />
Results: There were statistically significant differences in shear bond strength among groups (p=0.004). The<br />
group 2 presented significantly lower bond strength than the group1 (p=0.049) and the group 3 (p=0.003). There<br />
were no differences between the group 3 and the group1 (p=0.49).<br />
Conclusion: 35% carbamide peroxide reduced the bond strength of composite resin to enamel after a postbleaching delay of one week. However, bond strength returned to values close to those of non-bleached enamel<br />
within three weeks following bleaching.<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Minh Tâm ĐT:0986773304, Email: tam_270888@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
161<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Key words: bleaching, carbamide peroxide, shear bond strength (SBS)<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đổi màu răng được xem là mối quan tâm lớn<br />
trong nha khoa thẩm mỹ cũng như nha khoa<br />
phục hồi. Đã có nhiều biện pháp điều trị nhiễm<br />
màu răng như vệ sinh răng miệng, tẩy trắng<br />
răng, phục hình dán sứ hay mão sứ, trong đó,<br />
tẩy trắng răng được xem là phương pháp điều trị<br />
đơn giản, ít xâm lấn nhất và đem lại kết quả<br />
thẩm mỹ tốt. Việc sử dụng chất tẩy trắng để cải<br />
thiện màu sắc và thẩm mỹ của hàm răng thật sự<br />
được phổ biến rộng rãi kể từ khi Haywood và<br />
Heymann giới thiệu về kĩ thuật tẩy trắng tại nhà<br />
sử dụng carbamide peroxide vào năm 1989(4).<br />
Mặc dù các tác nhân tẩy trắng cho kết quả thẩm<br />
mỹ cao trong việc cải thiện màu răng nhưng có<br />
thể ảnh hưởng đến các phục hồi sẵn có trên răng<br />
hay những phục hồi thực hiện sau đó(2,5,6). Nhiều<br />
nghiên cứu đã chỉ ra được ảnh hưởng của các<br />
chất tẩy trắng lên độ bền dán của composite trên<br />
bề mặt răng, nhất là men răng; trong đó, đa số<br />
tác giả đều ghi nhận được sự giảm có ý nghĩa độ<br />
bền dán ngay sau tẩy trắng(3, 6). Nhưng việc dán<br />
composite trên men răng một khoảng thời gian<br />
sau tẩy trắng có làm giảm thật sự độ bền dán hay<br />
không? Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện<br />
bằng cách khảo sát việc dán composite trên men<br />
răng sau tẩy trắng bằng carbamide peroxide 35%<br />
1 tuần và 3 tuần với mục tiêu sau: (1) Đánh giá<br />
ảnh hưởng của carbamide peroxide 35% lên độ<br />
bền dán của composite resin trên men răng sau 1<br />
tuần và 3 tuần; (2) So sánh độ bền dán giữa các<br />
nhóm sau xử lý bằng chất tẩy trắng carbamide<br />
peroxide 35% 1 tuần và 3 tuần với nhóm không<br />
tẩy trắng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới có thân<br />
răng còn nguyên vẹn, không sâu, không có bất<br />
kỳ phục hồi nào, có bề mặt men tương đối<br />
phẳng, được ngâm và rửa sạch bằng nước muối<br />
sinh lý sau khi nhổ.<br />
<br />
162<br />
<br />
Chuẩn bị mẫu<br />
Các răng ñược cạo vôi làm sạch; cắt bỏ chân<br />
răng; sau đó cắt đôi thân răng bằng đĩa cắt<br />
kim cương và tay khoan tốc độ chậm dưới vòi<br />
nước, tạo thành hai nửa sao cho mỗi nửa ñều có<br />
một bề mặt men tương ñối phẳng. Mỗi mẫu<br />
men răng ñược chôn trong khối nhựa epoxy có<br />
dạng lập phương kích thước 2cm và ñược ngâm<br />
trong nước cất ở nhiệt ñộ phòng ñến khi tiến<br />
hành nghiên cứu.<br />
<br />
Hình 1: Các khối nhựa epoxy có chôn răng được<br />
ngâm trong nước cất<br />
Các mẫu men răng được chia ngẫu nhiên<br />
thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 10 mẫu.<br />
Nhóm 1 (nhóm chứng): các mẫu được ngâm<br />
trong nước bọt nhân tạo suốt 14 ngày ở nhiệt độ<br />
phòng trước khi dán composite.<br />
Nhóm 2: thoa một lớp mỏng Opalescence PF<br />
35% CP trên bề mặt men trong một giờ ở nhiệt<br />
độ phòng, sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy<br />
nhẹ trong 15 giây. Bảo quản các mẫu trong nước<br />
bọt nhân tạo ở nhiệt độ phòng giữa các lần thực<br />
hiện. Quá trình tẩy trắng thực hiện 3 lần, mỗi lần<br />
cách nhau 7 ngày. Sau khi kết thúc, các mẫu<br />
được ngâm trong nước bọt nhân tạo suốt 1 tuần<br />
trước khi dán composite.<br />
Nhóm 3: thực hiện tẩy trắng như nhóm 2<br />
nhưng sau khi kết thúc, các mẫu được ngâm<br />
trong nước bọt nhân tạo 3 tuần trước khi dán<br />
composite.<br />
<br />
Qui trình dán<br />
Trước khi tiến hành dán, bề mặt men ở tất cả<br />
các mẫu phải được rửa sạch dưới vòi nước và<br />
thổi khô. Xoi mòn men bằng acid phosphoric<br />
36% trong 15 giây rồi rửa sạch bằng nước và hơi<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trong 10 giây. Thoa keo dán Prime & Bond NT<br />
(Dentsply) trong 20 giây, chiếu đèn 10 giây. Đặt<br />
composite Ceram X Mono (Dentsply) vào khuôn<br />
hình trụ (cao 4 mm, đường kính 2,78 mm), đặt<br />
vuông góc bề mặt men, với mỗi lớp khoảng 2<br />
mm cho đến khi đầy khuôn, mỗi lớp chiếu đèn<br />
20 giây; sau đó, tháo bỏ khuôn, ngâm trong nước<br />
cất 24 giờ trước khi đem đo độ bền dán.<br />
<br />
4,231 MPa, nhóm 3 là 22,61 ± 3,221 MPa. Sử dụng<br />
phân tích Anova 1 yếu tố cho thấy có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê về độ bền dán giữa 3<br />
nhóm (p=0,004); nhóm 2 có độ bền dán thấp<br />
nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với<br />
nhóm chứng (p=0,049) và với nhóm 3 (p=0,003);<br />
nhóm 3 có độ bền dán cao hơn không có ý nghĩa<br />
thống kê so với nhóm chứng (p=0,490).<br />
<br />
Đo độ bền dán – phân tích số liệu<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Sử dụng phương pháp đo độ bền dán trượt,<br />
người đo không biết mẫu đo thuộc nhóm nào.<br />
Quá trình đo được thực hiện tại trung tâm<br />
nghiên cứu vật liệu polymer, đại học Bách khoa<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tẩy trắng răng đã được sử dụng phổ biến từ<br />
nhiều thập niên qua nhưng ảnh hưởng của các<br />
chất tẩy trắng lên độ bền dán composite trên<br />
men răng vẫn được xem là mối quan tâm lớn của<br />
các nhà thực hành lâm sàng. Đa số các nghiên<br />
cứu đều cho rằng độ bền dán giữa composite và<br />
men răng giảm sau tẩy trắng.<br />
<br />
Hình 2: Đo và ghi nhận giá trị lực làm bong dán<br />
Ghi nhận số liệu cho từng mẫu đo, qui đổi ra<br />
giá trị độ bền dán của mỗi mẫu:<br />
Độ bền dán (MPa) = Lực làm bong dán<br />
(N)/diện tích dán (mm2.)<br />
Sử dụng phân tích ANOVA một yếu tố<br />
thuộc phần mềm SPSS 17.0 để đánh giá sự khác<br />
biệt về kết quả độ bền dán giữa các nhóm.<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Kết quả đo độ bền dán composite của 3 nhóm<br />
Nhóm<br />
Giá trị trung<br />
bình<br />
(MPa)<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
20,76<br />
16,76<br />
22,61<br />
<br />
ðộ bền dán (MPa)<br />
Giá trị<br />
Giá trị<br />
ðộ lệch<br />
chuẩn<br />
nhỏ nhất lớn nhất<br />
(MPa)<br />
(MPa)<br />
(MPa)<br />
3,240<br />
17,04<br />
27,86<br />
4,231<br />
9,28<br />
21,99<br />
3,221<br />
18,25<br />
26,69<br />
<br />
Độ bền dán composite resin trên men răng ở<br />
nhóm 1 là 20,76 ± 3,240 MPa, nhóm 2 là 16,76 ±<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu này ghi nhận độ bền dán<br />
composite trên men răng sau tẩy trắng bằng CP<br />
35% một tuần giảm có ý nghĩa thống kê so với<br />
nhóm chứng (p=0,049) và nhóm dán sau ba tuần<br />
(p=0,003). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu<br />
của một số tác giả như Cavalli, Borges AB, El –<br />
Seoud HKA (2001, 2007, 2008)(1,2 ,3). Sự giảm độ<br />
bền dán composite sau tẩy trắng có thể liên quan<br />
đến sự thay đổi thành phần hoá học, cấu trúc vi<br />
thể của men răng. Các phản ứng oxy hóa của các<br />
tác nhân tẩy trắng trên bề mặt men có thể làm<br />
thay đổi tính chất cơ học lớp men bề mặt như gia<br />
tăng lỗ rỗ bề mặt men, mất cấu trúc các trụ men<br />
hay mất thành phần khoáng của men răng;<br />
ngoài ra, tẩy trắng răng còn làm thay đổi các<br />
khuôn hữu cơ trong men răng. Do đó, các đuôi<br />
nhựa có thể bị giảm số lượng và ngắn hơn trên<br />
bề mặt men được tẩy trắng, các răng được tẩy<br />
trắng có giao diện dán thưa và không liên tục<br />
giữa nhựa và men răng, không tạo được một liên<br />
kết dán bền vững giữa composite và men răng<br />
đã xoi mòn.<br />
Sự hiện diện của các gốc oxy còn sót lại<br />
trên bề mặt men được tẩy trắng cũng được<br />
cho là nguyên nhân dẫn đến sự giảm độ bền<br />
dán composite resin sau tẩy trắng (1, 5). Các gốc<br />
oxy này có thể ngăn cản sự thâm nhập sâu của<br />
<br />
163<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
các đuôi nhựa vào trong các lõm vi thể được<br />
tạo ra nhờ xoi mòn, đồng thời chúng còn làm<br />
giảm khả năng trùng hợp của các monomer tại<br />
bề mặt dán. Việc dán composite trên men răng<br />
được tiến hành càng lâu sau tẩy trắng thì càng<br />
ít bị ảnh hưởng. Chính vì thế, hầu hết các tác<br />
giả đều cho rằng nên chờ một thời gian sau tẩy<br />
trắng trước khi thực hiện dán composite trên<br />
men răng để có thể loại trừ hết các gốc oxy tự<br />
do còn sót trên bề mặt răng.<br />
<br />
cách khác, việc thực hiện dán composite càng lâu<br />
sau tẩy trắng thì độ bền dán càng được cải thiện.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu này cũng ghi nhận được<br />
độ bền dán composite trên men răng sau tẩy<br />
trắng CP 35% ba tuần có giá trị không khác biệt<br />
thống kê so với nhóm không tẩy trắng (p=0,49).<br />
Điều này phù hợp với nghiên cứu của Borges AB<br />
và cs(1). Việc ngâm các mẫu men răng đã được<br />
tẩy trắng trong nước bọt nhân tạo có thể loại bỏ<br />
được ảnh hưởng của các gốc oxy còn sót lại và<br />
giúp cho các giá trị độ bền dán trở về gần giống<br />
với các giá trị ban đầu khi không tẩy trắng.<br />
Hydrogen peroxide không ổn định khi có sự<br />
hiện diện của nước hay nước bọt, nên tác dụng<br />
oxy hóa của nó sẽ giảm dần theo thời gian do tác<br />
dụng pha loãng của môi trường lưu giữ. Như<br />
vậy, thời gian bảo quản sau tẩy trắng giúp loại<br />
trừ hết các tác nhân peroxide còn sót trên men<br />
răng – một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dán<br />
của vật liệu trên men răng sau tẩy trắng. Hay nói<br />
<br />
1.<br />
<br />
164<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Carbamide peroxide 35% làm giảm có ý<br />
nghĩa độ bền dán composite resin trên men răng<br />
sau tẩy trắng 1 tuần, tuy nhiên giá trị độ bền dán<br />
trở lại gần với nhóm chứng sau thời gian chờ đợi<br />
3 tuần.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Borges AB, Rodrigues JB, Luiz A, Borges S, Marsilio AL (2007).<br />
The influence of bleaching agents on enamel bond strength of<br />
a composite resin according to the storage time. Revista de<br />
Odontologia da UNESP, 36(1): 77-83.<br />
Cavalli V, Reis AF, Giannini M, Ambrosano GMB (2001). The<br />
effect of elapsed time following bleaching on enamel bond<br />
strength of resin composite. Operative dentistry, 26(6): 597602.<br />
El – Seoud HKA, Ibrahim MA, Hafez R (2008). Proper timing<br />
of bonding composite resin to bleached enamel. Cairo Dental<br />
Journal, 24(3): 437-446.<br />
Haywood VB, Heymann HO (1989). Nightguard vital<br />
bleaching. Quint Int, 20: 173-176.<br />
Metz MJ, Cochran MA, Matis BA, Gonzalez C, Platt JA, Pund<br />
MR (2007). Evaluation of 15% Carbamide Peroxide on the<br />
Surface Microhardness and Shear Bond Strength of Human<br />
Enamel. Operative Dentistry, 32(5): 427-436.<br />
Unlu N, Cobankara FK, Ozer F (2008). Effect of elapsed time<br />
following bleaching on the shear bond strength of composite<br />
resin to enamel. Journal of Biomedical Materials Research Part<br />
B: Applied Bio materials, 84B(2): 363-368.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn