TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ GÓC MŨI MÔI VÀ MỐI TƢƠNG QUAN VỚI<br />
ĐỘ NGHIÊNG MŨI, MÔI TRÊN CỦA NGƢỜI VIỆT TUỔI TỪ 18 - 25<br />
Nguyễn Thùy Linh*; Nguyễn Bảo Tín*; Hồ Thị Kim Thanh*<br />
Lê Thị Hường*; Võ Trương Như Ngọc*; Lê Thị Hạnh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá góc mũi môi và mối tương quan giữa góc mũi môi với độ nghiêng của mũi,<br />
môi trên của người Việt tuổi từ 18 - 25 trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 521 đối tượng người Kinh 18 - 25 tuổi tại Hà Nội<br />
năm 2017. Kết quả: 232 nam và 289 nữ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn góc mũi môi:<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
94,75 ± 11,23 (Angle loại I 96,22 ± 11,27 , loại II 94,39 ± 11,27 , loại III 91,39 ± 10,96 );<br />
0<br />
0<br />
góc tạo bởi môi trên và mặt phẳng Frankfort L/FH: 69,46 ± 7,60 (Angle loại I 70,91 ± 7,50 ,<br />
0<br />
0<br />
loại II 68,85 ± 7,53 , loại III 66,63 ± 7,09 ); góc tạo bởi bờ dưới mũi và mặt phẳng Frankfort<br />
0<br />
N/FH: 25,29 ± 8,10 . Kết luận: không khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số góc vùng mũi<br />
môi giữa hai giới nam và nữ. Giá trị trung bình góc mũi môi, môi trên khác biệt giữa phân loại<br />
khớp cắn Angle. Độ nghiêng của bờ dưới mũi và môi trên đều có mối tương quan đồng<br />
biến với góc mũi môi. Góc mũi môi và góc môi trên với mặt phẳng Frankfort lớn hơn, góc bờ dưới<br />
mũi với mặt phẳng Frankfort nhỏ hơn so với người da trắng và người Ấn Độ: mũi người Việt Nam<br />
hếch hơn, môi nhô và vẩu hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
*<br />
<br />
Từ khóa: Góc mũi môi; Bờ dưới mũi; Môi trên; Mặt phẳng Frankfort; Người Việt 18 - 25 tuổi.<br />
<br />
Evaluation of Nasolabial Angle and the Relative Inclinations of the<br />
Nose and Upper Lip of Vinamese People Aged from 18 to 25<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate nasolabial angle and the relative inclinations of the nose and upper<br />
lip of Vietnamese people aged from 18 to 25 on cephalometric. Subjects and methods: A<br />
cross-sectional study was conducted on a series of 521 Vietnamese people from 18 to 25 years old,<br />
including 232 males and 289 females. All people was examined and taked lateral cephalometric<br />
X-ray at the Institute of Odonto-Stomatology, Hanoi Medical University. Results: Mean and standard<br />
deviation values from this pooled sample demonstrated a lower border of the nose to Frankfort<br />
0<br />
0<br />
horizontal plane angle at 25.29 ± 8.10 , upper lip to Frankfort horizontal plane angle at 69.46 ± 7.60<br />
0<br />
0<br />
0<br />
(Angle class I 70.91 ± 7.50 , class II 68.85 ± 7.53 , class III 66.63 ± 7.09 ), nasolabial angle<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
94.75 ± 11.23 (Angle class I 96.22 ± 11.27 , class II 94.39 ± 11.27 , class III 91.39 ± 10.96 ).<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
** Phân hiệu Thanh Hóa, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thùy Linh (chewlingdentist@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 09/09/2017<br />
<br />
471<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
No statisfically significant difference was demonstrated between the values for men and women<br />
in this study, but the men did have a slightly larger nasolabial angle. Conclusion: The nassolabial<br />
angle and upper lip to Frankfort horizontal plane angle is smaller, a lower border of the nose to<br />
Frankfort horizontal plane angle larger than the Caucasian and Indian. Pearson’s correlation<br />
coefficient (r) showed botth N/FH and L/FH angles to have significant p values when compared with<br />
nasolabial angle (Cm-Sn-Ls).<br />
*<br />
<br />
Keywords: Nasolabial angle; Lower border of the nose; Upper lip; Frankfort horizontal plane;<br />
Vietnamese people of 18 - 25 years old.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mục tiêu cuối cùng của chỉnh hình<br />
răng hàm mặt hiện đại là hướng sự hài<br />
hòa phức hợp sọ mặt về chức năng và<br />
thẩm mỹ. Một yếu tố then chốt góp phần<br />
không nhỏ đến kết quả điều trị là phân<br />
tích thành phần xương và mô mềm khuôn<br />
mặt nhìn nghiêng để chẩn đoán, lập kế<br />
hoạch điều trị chính xác. Góc mũi môi là<br />
một thông số quan trọng khi phân tích và<br />
đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt nhìn nghiêng,<br />
là góc tạo bởi đường thẳng bờ dưới mũi<br />
và tiếp tuyến của môi trên.<br />
Góc mũi môi không chỉ bị ảnh hưởng<br />
bởi độ nghiêng của bờ dưới mũi, mà còn<br />
phản ánh độ nhô của môi trên, qua đó<br />
phản ánh mức độ ngả ra trước hay vẩu<br />
của răng cửa trên. Vẩu hàm trên có xu<br />
hướng làm cho môi nhọn, góc mũi môi<br />
càng nhỏ, vẩu càng nặng và ngược lại,<br />
góc mũi môi tù hơn khi độ ngả ra trước<br />
của răng cửa giảm. Góc mũi môi cũng có<br />
giá trị đánh giá trong chẩn đoán lập kế<br />
hoạch điều trị phẫu thuật thẩm mỹ mũi,<br />
một góc mũi môi quá lớn làm cho mũi<br />
bị ngắn, độ nhô mũi giảm. Vì vậy, cần có<br />
phương pháp đánh giá góc mũi môi phù<br />
472<br />
<br />
hợp và xác định các thông số vùng mũi<br />
môi cho người Việt Nam là một nhu cầu<br />
bức thiết.<br />
Cho đến nay, các công trình nghiên<br />
cứu về nhân trắc vùng đầu mặt nói chung<br />
và vùng mũi môi nói riêng trong nước còn<br />
hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu của các<br />
tác giả nước ngoài [3, 4, 6, 9], so với người<br />
Việt Nam có nhiều sự khác biệt. Do đó,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:<br />
Đánh giá góc mũi môi của người Việt bằng<br />
phương pháp đánh giá của Fitzgerald<br />
thông qua xác định giá trị các góc tạo<br />
bởi bờ dưới mũi, môi trên với mặt phẳng<br />
Frankfort [3]. Kết quả của nghiên cứu sẽ<br />
là cơ sở để các bác sỹ lâm sàng chẩn đoán,<br />
lập kế hoạch điều trị một cách tốt nhất.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Sinh viên có độ tuổi 18 - 25, đáp ứng<br />
đủ tiêu chuẩn sau: có cha, mẹ, ông, bà<br />
nội ngoại là người Việt Nam, dân tộc Kinh.<br />
Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
Phim sọ mặt nghiêng từ xa chụp các đối<br />
tượng trên đạt tiêu chuẩn: đủ mốc giải phẫu,<br />
hình ảnh rõ, thước chuẩn hóa.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: đã từng điều trị<br />
<br />
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br />
<br />
chỉnh nha, mài chỉnh khớp cắn, có phục<br />
<br />
từ tháng 4 - 2017 đến 6 - 2017 tại Viện<br />
<br />
hình trong miệng, có chấn thương hàm mặt,<br />
<br />
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y<br />
<br />
dị hình do bệnh lý, viêm nhiễm vùng hàm<br />
<br />
Hà Nội.<br />
<br />
mặt. Có tiền sử bệnh hen hoặc rối loạn<br />
<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu: khám<br />
<br />
hô hấp, có thói quen thở miệng. Phim sọ<br />
<br />
sàng lọc đối tượng nghiên cứu. Lựa chọn<br />
<br />
mặt nghiêng từ xa không đạt tiêu chuẩn.<br />
<br />
đối tượng nghiên cứu và chụp phim sọ<br />
nghiêng từ xa, đo đạc các chỉ số.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang trên phim sọ nghiêng.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu: 521 sinh viên,<br />
tuổi từ 18 - 25 tại Hà Nội (232 nam và<br />
<br />
* Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu:<br />
sử dụng máy chụp phim Orthophos XG5.<br />
Tiến hành đo các chỉ số trên phim sọ nghiêng<br />
bằng phần mềm VNCeph.<br />
<br />
289 nữ), tự nguyện tham gia đề tài cấp<br />
<br />
* Các điểm chuẩn sử dụng trong nghiên<br />
<br />
Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân<br />
<br />
cứu: điểm Porion (Po): điểm ống tai ngoài;<br />
<br />
trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng<br />
<br />
Oribitale (Or): điểm bờ dưới ổ mắt; Collumela<br />
<br />
dụng trong y học”, đang thực hiện tại Viện<br />
<br />
point (Cm): điểm trụ mũi trước; Subnasale<br />
<br />
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y<br />
<br />
(Sn): điểm dưới mũi; Lip superius (Ls): điểm<br />
<br />
Hà Nội (2017).<br />
<br />
môi trên.<br />
<br />
Bảng 1: Các chỉ số được khảo sát trong nghiên cứu.<br />
TT<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
1<br />
<br />
Cm-Sn-Ls<br />
<br />
0°<br />
<br />
2<br />
<br />
N/FH<br />
<br />
0°<br />
<br />
3<br />
<br />
L/FH<br />
<br />
0°<br />
<br />
Tên<br />
Góc mũi môi<br />
Độ nghiêng bờ dưới mũi<br />
(với mặt phẳng Frankfort)<br />
Độ nghiêng của môi trên<br />
(với mặt phẳng Frankfort)<br />
<br />
Định nghĩa<br />
Góc mũi môi: góc tạo bởi ba điểm Cm,<br />
Sn và Ls<br />
Góc tạo bởi đường viền dưới mũi đi<br />
qua điểm Cm với mặt phẳng Frankfort<br />
Góc tạo bởi tiếp tuyến môi trên đi qua<br />
điểm Ls với mặt phẳng Frankfort<br />
<br />
* Xử lý số liệu: xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.<br />
* Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tuân thủ hoàn toàn theo các quy định trong<br />
đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam<br />
để ứng dụng trong y học” đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội thông qua và cấp chấp thuận nghiên cứu theo quyết định<br />
số 202/HĐĐĐĐHYHN.<br />
473<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.<br />
Nam 44,5%, nữ 55,4%. Khớp cắn Angle loại I 48,9%, loại II 33,0%, loại III 18,0%.<br />
Không có sự khác biệt về tỷ lệ sai lệch khớp cắn theo Angle giữa nam và nữ (p > 0,05).<br />
2. Đặc điểm các góc vùng mũi môi.<br />
Bảng 2: Giá trị trung bình góc mũi môi và độ nghiêng bờ dưới mũi, môi trên.<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam (n = 232)<br />
<br />
Nữ (n = 289)<br />
<br />
Chung (n = 521)<br />
<br />
p<br />
<br />
Góc<br />
<br />
X( )<br />
<br />
SD ( )<br />
<br />
X( )<br />
<br />
SD ( )<br />
<br />
X( )<br />
<br />
SD ( )<br />
<br />
Góc mũi môi (Cm-Sn-Ls)<br />
<br />
95,18<br />
<br />
10,72<br />
<br />
94,40<br />
<br />
11,63<br />
<br />
94,75<br />
<br />
11,23<br />
<br />
0,4346<br />
<br />
Độ nghiêng của môi trên<br />
(L/FH)<br />
<br />
69,57<br />
<br />
7,91<br />
<br />
69,37<br />
<br />
7,36<br />
<br />
69,46<br />
<br />
7,60<br />
<br />
0,7682<br />
<br />
Độ nghiêng của bờ dưới<br />
mũi (N/FH)<br />
<br />
25,61<br />
<br />
7,63<br />
<br />
25,03<br />
<br />
8,47<br />
<br />
25,29<br />
<br />
8,10<br />
<br />
0,4198<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
(*Kiểm định t-test)<br />
Không có sự khác biệt về giá trị trung bình góc mũi môi và độ nghiêng của bờ dưới<br />
mũi, môi trên theo giới (p > 0,05).<br />
Bảng 3: Giá trị trung bình góc mũi môi và độ nghiêng bờ dưới mũi, môi trên theo<br />
phân loại khớp cắn Angle.<br />
Angle I<br />
<br />
Khớp cắn<br />
<br />
Angle II<br />
<br />
Angle III<br />
<br />
p<br />
<br />
Góc<br />
<br />
X( )<br />
<br />
SD ( )<br />
<br />
X( )<br />
<br />
SD ( )<br />
<br />
X( )<br />
<br />
SD ( )<br />
<br />
Góc mũi môi (Cm-Sn-Ls)<br />
<br />
96,22<br />
<br />
11,27<br />
<br />
94,39<br />
<br />
10,94<br />
<br />
91,39<br />
<br />
10,96<br />
<br />
0,0022**<br />
<br />
Độ nghiêng của môi trên<br />
(L/FH)<br />
<br />
70,91<br />
<br />
7,50<br />
<br />
68,85<br />
<br />
7,53<br />
<br />
66,63<br />
<br />
7,09<br />
<br />
0,0001**<br />
<br />
Độ nghiêng của bờ dưới<br />
mũi (N/FH)<br />
<br />
25,31<br />
<br />
8,07<br />
<br />
25,54<br />
<br />
8,17<br />
<br />
24,76<br />
<br />
8,13<br />
<br />
0,985*<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
(*Kiểm định ANOVA test, **Kiểm định Kruskal-Wallis test).<br />
Giá trị trung bình góc mũi môi, độ nghiêng môi trên có sự khác biệt giữa phân loại<br />
khớp cắn Angle (p < 0,01). Riêng độ nghiêng bờ dưới mũi không có sự khác biệt<br />
(p > 0,05).<br />
474<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Bảng 4: Mối tương quan giữa góc mũi<br />
môi với độ nghiêng của bờ dưới mũi, môi<br />
trên trên phim sọ nghiêng từ xa.<br />
Góc mũi môi (Cm-Sn-Ls)<br />
Góc<br />
r<br />
<br />
p<br />
<br />
Độ nghiêng của môi<br />
trên (L/FH)<br />
<br />
0,6923<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
Độ nghiêng của bờ<br />
dưới mũi (N/FH)<br />
<br />
0,7364<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
(* Pearson test)<br />
Độ nghiêng của bờ dưới mũi và môi<br />
trên đều có mối tương quan đồng biến với<br />
góc mũi môi (r > 0). Trong đó, độ nghiêng<br />
bờ dưới mũi có mức độ tương quan rất chặt,<br />
độ nghiêng môi trên có mức độ tương<br />
quan chặt, với mức tương quan mang<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
BÀN LUẬN<br />
- Giá trị trung bình góc mũi môi và góc<br />
môi trên với mặt phẳng Frankfort có sự<br />
khác biệt giữa phân loại khớp cắn Angle<br />
(p < 0,01), cho thấy ảnh hưởng của khớp<br />
cắn đến độ nghiêng môi trên và số đo góc<br />
mũi môi. Khớp cắn Angle loại I có giá trị<br />
góc mũi môi và góc môi trên với mặt phẳng<br />
Frankfort lớn nhất và loại III nhỏ nhất.<br />
- Giá trị trung bình góc mũi môi trong<br />
nghiên cứu là 94,75 ± 11,23 0 ở nam<br />
95,18 ± 10,720 và 94,40 ± 11,630 ở nữ.<br />
Không có khác biệt về giá trị trung bình<br />
góc mũi môi theo giới, nhưng nhìn chung<br />
góc mũi môi ở nữ nhỏ hơn không đáng<br />
kể so với nam. Giá trị trung bình góc mũi<br />
môi trong nghiên cứu của tôi tương tự<br />
<br />
với nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Trang [2]<br />
và lớn hơn so với nghiên cứu Nguyễn<br />
Thu Phương [1].<br />
- Giá trị góc mũi môi trong nghiên cứu<br />
này nhỏ hơn giá trị chuẩn của người da<br />
trắng theo Fitzgerald (114 ± 100) và người<br />
Ấn theo Nandini S (98,10 ± 10,750) [6] và<br />
lớn hơn người Nhật (90,70 ± 10,400 ở nam<br />
và 92,20 ± 9,90ở nữ) [9]. Sự khác biệt này<br />
có thể giải thích, do đặc điểm môi trên ở<br />
người Việt nhô hơn, vẩu hơn (độ nghiêng<br />
môi trên nhỏ) so với người châu Âu và<br />
người Ấn. Mũi người Việt hếch hơn (độ<br />
nghiêng bờ dưới mũi lớn) so với người<br />
Âu và Ấn và so với các nhóm cùng chủng<br />
tộc châu Á khác [9] như Trung Quốc [8].<br />
Nhận định trên phù hợp với kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi. Độ nghiêng môi<br />
trên ở người Việt nhỏ hơn và độ nghiêng<br />
bờ dưới mũi lớn hơn so với người da<br />
trắng và người Ấn Độ. Theo Fitzgerald<br />
[1], L/FH: 98 ± 5 0; N/FH: 18 ± 7 0. Theo<br />
S Nandini [2], L/FH: 80,68 ± 6,450; N/FH:<br />
17,42 ± 8,400. Sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Do vậy, mặc dù giá trị góc mũi môi<br />
không có nhiều khác biệt so với các tác<br />
giả nước ngoài cùng phương pháp nghiên<br />
cứu [3, 4, 6, 9] nhưng giá trị góc bờ dưới<br />
mũi, môi trên với mặt phẳng Frankfort khác<br />
biệt có ý nghĩa, phù hợp với đặc điểm của<br />
người Việt mũi hếch hơn và môi nhô hơn.<br />
Với cùng một độ nhô của môi trên, góc bờ<br />
dưới mũi lớn góp phần làm mũi hếch,<br />
mũi ngắn và độ nhô của mũi giảm, làm mũi<br />
tẹt hơn.<br />
475<br />
<br />