intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hàm lượng hederacosid C và α hederin trong dược liệu thường xuân trồng tại Đà Lạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàm lượng hederacosid C và α-hederin trong 53 mẫu lá thường xuân trồng tại Đà Lạt được xác định bằng phương pháp HPLC trong khoảng 4,98 – 12,58% và 0 – 1,66%, trong 4 mẫu thân là 3,63 – 4,69% và 0 – 0,13% tính theo khối lượng khô tuyệt đối. Hederacosid C có xu hướng lích lũy trong lá cao hơn trong thân, vào mùa mưa cao hơn mùa khô, trong lá trưởng thành nhiều hơn trong lá non, trong giống lá xanh cao hơn giống lá viền vàng. Hàm lượng α-hederin biến đổi nhiều ở các mẫu không theo xu hướng nào rõ rệt ngoại trừ tích lũy trong lá cao hơn trong thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hàm lượng hederacosid C và α hederin trong dược liệu thường xuân trồng tại Đà Lạt

  1. www.vanlongco.com Tài liệu tham khảo 1. Viện Dược liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, tập 2, 746-747. 2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, tập 2, 703-704. 3. Fang P. L., Liu H. I., Zhong H. M. (2012), A new eudesmane sesquiterpenoid lactone from Chloranthus japonicus. Chinese Journal of Natural Medicines, 10(1), 24-27. 4. Kawabata J., Fukushi Y., Tahara S., Mizutani J. (1984), Structures of novel sesquiterpene alcohols from Chloranthus japonicus (Chloranthaceae). Agricultural and Biological Chemistry, 48(3), 713–717. 5. Kwon O. E., Lee H. S., Lee S. W., Bae K., Kim K., Hayashi M., Rho M. C., Kim Y. K. (2006), Dimeric sesquiterpenoid isolated from Chloranthus japonicus inhibited the expression of cells adhesion molecules, Journal of Ethnopharmacology, 104(1-2), 270-277. 6. Fang P. L., Cao Y. L., Yan H., Pan L. L., Liu S. C., Gong N. B., Lü Y., Chen C. X., Zhong H. M., Guo Y., Liu H. Y. (2011), Lindenane disesquiterpenoids with anti-HIV-1 activity from Chloranthus japonicus, Journal of Natural Products,74(6), 1408-1413. 7. Trần Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Oanh, Phạm Thanh Kỳ, Phương Thiện Thương (2014), Serquiterpen lacton phân lập từ cây sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.) thu hái tại Việt Nam, Tạp chí Dược học, 460(8), 39. 8. Đỗ Thị Oanh, Phạm Thanh Kỳ, Lê Việt Dũng (2015), Ba Lindenan-sesquiterpen phân lập từ rễ cây sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.) thu hái tại Việt Nam, Tạp chí Dược học, 472(8), 47-51. 9. Đỗ Thị Oanh, Phạm Thanh Kỳ, Lê Việt Dũng (2016), Hai coumarin phân lập từ cây sói Nhật (Chloranthus japonicus Sieb.) thu hái tại Việt Nam, Tạp chí Dược học, 477(1), 36-39. 10. Shen Y.-M., Mu Q.- Z.(1990), New furans from Cirsium chiorolepis, Planta Medica, 56, 472-474. 11. Bao G.-H., Wang L.-Q. (2003), Diterpenoid and phenolic glycosides from the roots of Rhododendron molle, Planta Medica, 69(5), 434 - 439 (2003). 12. Yoshteru I., Yohko, Masumi O. (1994), Phenolic constituent of Phelondendron amurense Bank., Phytochemisstry, 35, 209 -215. 13. Kuang H. X., Xia Y. G., Yang B. Y., Wang Q. H., Lü S. W. (2009), Lignan constituents from Chloranthus japonicus Sieb., Archives of Pharmacal Research, 32(3), 329-334, 14. Li Y., Zhang D. M., Li J. B., Yu S. S., Li Y., Luo Y. M. (2006), Hepatoprotective sesquiterpene glycosides from Sarcandra glabra, Journal of Natural Products, 69(4), 616-620. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 (Trang 45 -50) ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG HEDERACOSID C VÀ α-HEDERIN TRONG DƯỢC LIỆU THƯỜNG XUÂN TRỒNG TẠI ĐÀ LẠT Trịnh Thị Điệp1,*, Nguyễn Thị Hoàng Mai1, Phùng Văn Trung2 1 Đại học Đà Lạt; 2Viện Công nghệ Hóa học *Email: dieptt@dlu.edu.vn (Nhận bài ngày 26 tháng 12 năm 2016) Tóm tắt Hàm lượng hederacosid C và α-hederin trong 53 mẫu lá thường xuân trồng tại Đà Lạt được xác định bằng phương pháp HPLC trong khoảng 4,98 – 12,58% và 0 – 1,66%, trong 4 mẫu thân là 3,63 – 4,69% và 0 – 0,13% tính theo khối lượng khô tuyệt đối. Hederacosid C có xu hướng lích lũy trong lá cao hơn trong thân, vào mùa mưa cao hơn mùa khô, trong lá trưởng thành nhiều hơn trong lá non, trong giống lá xanh cao hơn giống lá viền vàng. Hàm lượng α-hederin biến đổi nhiều ở các mẫu không theo xu hướng nào rõ rệt ngoại trừ tích lũy trong lá cao hơn trong thân. Từ khóa: Cây thường xuân, Hederacosid C, α-hederin, HPLC. Summary Evaluation of Hederacoside C and α-Hederin Contents in Hedera helix L. Cultivated in Dalat The contents of hederacoside C and α-hederin in 53 samples of ivy leaves and 4 samples of ivy stems collected in Dalat were determined by HPLC to be 4.98 – 12.48% and 0 – 1.66%, and 3.63 – 4.69% and 0 – 0.13%, calculated to the dry materials, respectively. Hederacoside C was accumulated in the leaves more than in the stems, in the wet season more than in the dry season, in the adult leaves more than in the juvenile leaves, and in the full green leaf cultivar higher than in the variegated cultivar. The contents of α-hederin varied a lot without any obvious trend except for the higher accumulation in the leaves than the stems. Keywords: Hedera helix L., Hederacoside C, α-hederin, HPLC. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 45
  2. www.vanlongco.com 1. Đặt vấn đề Cây thường xuân (Hedera helix L.) là loại cây dây leo thân gỗ thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) có nguồn gốc từ châu Âu và Tây Á. Trong Y học dân gian các nước châu Âu, lá thường xuân được dùng làm thuốc điều trị viêm đường hô hấp, bệnh gout và thấp khớp. Cao chiết từ lá thường xuân đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản mãn tính và ho kéo dài ở cả người Hederacosid C R: -α-L-rha(1→4)−β-D-glc(1→6)- β-D-glc lớn và trẻ nhỏ [1], [2] [3]. Hederacosid C và α- α-Hederin R: -H hederin là hai triterpen saponin chính được tìm Hình 1. Cấu trúc hóa học của hederacosid C và α-hederin thấy trong lá thường xuân đồng thời cũng được 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu coi là thành phần hoạt chất chính với nhiều tác 2.1. Nguyên liệu dụng sinh học như tác dụng kháng khuẩn, kháng Mẫu dược liệu: Mẫu lá và thân cây thường virus, chống viêm, chống phù nề và chống oxy xuân được thu hái tại các địa điểm khác nhau ở hóa [3], [4], [5], [6], [7]. Hiện nay, có rất nhiều Đà Lạt từ tháng 12/2015 đến tháng 11/2016. Mẫu chế phẩm thuốc từ cây thường xuân được sử được ThS. Lương Văn Dũng, Khoa Sinh học, Đại dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy học Đà Lạt, thẩm định tên khoa học và lưu tại nhiên, ở Việt Nam loại cây này chỉ được trồng Phòng thí nghiệm Hợp chất tự nhiên, Khoa Hóa chủ yếu với mục đích làm cảnh tại Đà Lạt mà học, Đại học Đà Lạt. Các địa điểm thu mẫu và chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng theo hướng dùng đặc điểm hình thái phân biệt các mẫu như sau: làm dược liệu. Để góp phần đánh giá nguồn - Chân núi Langbiang, lá xanh, leo trên hàng nguyên liệu này chúng tôi đã nghiên cứu phân lập rào kẽm (ký hiệu LBX) được hederacosid C và α-hederin [8], xây dựng - Chân núi Langbiang, lá viền vàng, leo trên phương pháp định lượng hai hoạt chất này bằng tường đá (ký hiệu LBV) HPLC [9]. Trong bài báo này chúng tôi báo cáo - Phường 8 Đà Lạt, lá viền vàng, leo trên về kết quả định lượng các hoạt chất này trong lá tường đá (ký hiệu P8V) và thân cây thường xuân thu hái tại các địa điểm - Làng hoa Vạn Thành, lá viền vàng, leo trên khác nhau ở Đà Lạt. hàng rào kẽm (ký hiệu VTV) A B Hình 1. Hình ảnh hai giống lá thường xuân có tại Đà Lạt A - Giống lá xanh; B - Giống lá viền vàng 46 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017
  3. www.vanlongco.com Nguyên liệu được thu mỗi tháng một lần, từ 2.2.3. Dung dịch mẫu chuẩn: Cân chất chuẩn tháng 12/2015 đến 11/2016, tách riêng lá và thân, và hòa tan trong methanol 80% để thu được dãy phân loại lá theo độ non – già của lá. Lá non là lá dung dịch chuẩn của hederacosid C có nồng độ ở gần đầu chồi, còn mềm, lá già là lá đã trưởng chính xác: 25, 250, 500, 1000, 1500µg/ml và α- thành. Nguyên liệu sau khi thu hái được rửa sạch, hederin có nồng độ chính xác: 10, 25, 100, 250, phơi khô tự nhiên, bảo quản trong túi nilon kín. 500µg/ml. Dung môi hóa chất: Methanol (Scharlau, 2.2.4. Cách tiến hành: HPLC-grade), acetonitril (Scharlau, HPLC- Tiêm lần lượt các dung dịch chất chuẩn vào grade) và nước cất hai lần (đạt tiêu chuẩn HPLC), máy sắc ký, tiến hành sắc ký theo như mô tả ở acid formic PA; các dung môi dùng để chiết xuất mục 2.2.1, ghi nhận các sắc ký đồ. Thiết lập các mẫu đạt tiêu chuẩn phân tích. đường chuẩn của hederacosid C và α-hederin Chất chuẩn hederacosid C (94,6 %) do Sigma- giữa nồng độ của dung dịch (mg/ml) và diện tích Aldrich cung cấp. Chất chuẩn α-hederin (98%) do Viện Công nghệ Hóa học cung cấp. pic tương ứng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tiêm dung dịch thử vào máy sắc ký, tiến 2.2.1. Điều kiện sắc ký: hành sắc ký theo như mô tả ở mục 2.2.1, ghi Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HP nhận sắc ký đồ. Tính toán nồng độ của Hewlett Packard Series 1050, detector DAD. hederacosid C và α-hederin trong dung dịch thử Cột: C18 Intertsil ODS-3, (5µm, 4,6 x 250mm), (mg/ml) dựa trên phương trình các đường chuẩn Nhiệt độ cột: Nhiệt độ phòng tương ứng đã xây dựng. Thể tích tiêm: 20µl Hàm lượng phần trăm của hederacosid C và Tốc độ dòng: 1ml/phút α-hederin trong mẫu dược liệu khô tuyệt đối Bước sóng phát hiện: 210nm được tính theo công thức: Pha động: Acetonitril (A) và dung dịch acid X% = formic 0,1% (B) Rửa giải theo chương trình gradient như Trong đó: X là hàm lượng của hederacosid C Bảng 1. hoặc α-hederin trong mẫu dược liệu khô (%) Bảng 1. Chương trình dung môi rửa giải C là nồng độ hederacosid C hoặc α-hederin Thời gian (phút) A (%) B (%) trong dung dịch mẫu đo (µg/ml) tính từ đường 0 20 80 chuẩn tương ứng 20 60 40 M: lượng cân của bột dược liệu đem đi chiết (g) 24 100 0 P: độ ẩm của mẫu (%) 30 100 0 2.2.5. Phương pháp xác định độ ẩm của mẫu 2.2.2. Chuẩn bị dung dịch mẫu thử: Cân chính thử: Độ ẩm của mẫu được xác định bằng phương xác khoảng 0,10g bột dược liệu, thêm chính xác pháp xác định mất khối lượng do sấy khô theo khoảng 5ml methanol 80%, siêu âm 15 phút ở Dược điển Việt Nam 4, Phụ lục 9.6. Cân chính 400C, ly tâm ở tốc độ 3 500 vòng/phút trong 5 xác khoảng 1,00g bột dược liệu vào đĩa petri, phút, gạn dịch nổi phía trên vào bình định mức đem sấy trong tủ sấy ở 105oC đến khối lượng 10ml. Chiết lặp lại lần lượt với 3ml và 2ml dung môi. Gộp chung dịch chiết, để nguội, định mức không đổi (3 giờ). đến 10ml, lọc qua màng lọc 0,45μm lấy dung 2.2.6. Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý dịch tiêm sắc ký. thống kê, so sánh dựa trên T-test. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 47
  4. www.vanlongco.com 3. Kết quả và bàn luận Kết quả định lượng hederacosid C và α- 3.1. Hàm lượng hederacosid C và α-hederin hederin trong các mẫu lá thường xuân 2 giống trong lá thường xuân thu ở các địa điểm và thời khác nhau thu tại 4 địa điểm ở Đà Lạt theo thời gian khác nhau trong năm gian trong năm được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. So sánh hàm lượng hederacosid C và α-hederin trong lá thường xuân theo tháng, theo vị trí lấy mẫu và theo đặc điểm hình thái của lá Tháng P8V VTV LBV LBX He-C (%) α-He (%) He-C (%) α-He (%) He-C (%) α-He (%) He-C (%) α-He (%) 12 6,18 0,36 8,37 0,60 1 5,04 0,26 5,42 0,62 7,82 0,42 2 7,62 0,40 5,33 0,56 4,98 0,68 7,26 0,11 3 11,12 0,06 6,88 0,22 8,08 0,42 11,61 0,10 4 10,59 0,32 6,16 1,21 8,95 0,36 5,35 0,40 5 9,40 1,10 7,71 0,62 12,70 - 12,13 0,17 6 12,47 - 5,76 1,20 11,59 0,64 10,04 0,92 7 12,58 0,20 5,80 0,86 9,80 0,55 9,44 0,62 8 10,01 0,66 6,87 0,63 9,01 0,71 11,32 0,22 9 9,89 0,72 6,40 1,66 7,33 1,52 10,03 0,90 10 8,62 0,30 11,53 - 11,10 - 10,10 - 11 8,76 0,27 10,09 0,42 8,70 0,58 10,89 0,27 TB 9,36 0,39 7,19 0,72 9,22 0,55 9,64 0,38 Ghi chú: He-C: Hàm lượng hederacosid C; α-He: Hàm lượng α-hederin; P8V: Mẫu thu tại Phường 8, Đà Lạt, lá viền vàng; VTV: Mẫu thu tại làng hoa Vạn Thành, lá viền vàng; LBV: Mẫu thu tại chân núi Langbiang, lá viền vàng; LBX: Mẫu thu tại chân núi Langbiang, lá xanh. Các kết quả trên cho thấy hàm lượng hederin [10]. hederacosid C và α-hederin trong lá thường xuân So với tiêu chuẩn dược liệu lá thường xuân thu ở các địa điểm và thời gian khác nhau có sự theo Dược điển châu Âu (hàm lượng hederacosid chênh lệch đáng kể. Hàm lượng hederacosid C C phải đạt tối thiểu 3%) [3] thì tất cả các mẫu đã thay đổi trong khoảng từ 4,98 – 12,58% tính theo khảo sát đều đạt, trong đó phần lớn các mẫu đạt khối lượng khô tuyệt đối, thấp nhất ở mẫu lá có mức cao gấp khoảng 3 lần so với mức tiêu chuẩn viền vàng thu vào tháng 2 tại chân núi Langbiang, này. Điều đó cho thấy dây thường xuân trồng tại cao nhất ở mẫu lá có viền vàng thu vào tháng 7 Đà Lạt là một nguồn dược liệu có chất lượng tốt. tại Phường 8. Hàm lượng α-hederin thay đổi So sánh số liệu định lượng trung bình của các trong khoảng 0 – 1,66%. Sự chênh lệch về hàm mẫu thu trong cả năm ở 4 địa điểm khác nhau có lượng hederacosid C và α-hederin trong các mẫu thể thấy ở các mẫu thu ở phường 8 và chân núi lá thường xuân cũng được nhận thấy ở nghiên Langbiang, hàm lượng hederacosid C trung bình cứu của Demirci B.và cs. (2004) trên nguyên liệu khá gần nhau (9,22 – 9,64%) và cao hơn hẳn so lá thường xuân thu ở các địa điểm khác nhau ở với mẫu thu tại làng hoa Vạn Thành (7,19%). Đức và Anh với các giá trị định lượng được thay Tuy nhiên, ngược lại với hederacosid C, α- đổi từ 0 – 14,63% hederacosid C và 0 – 6,17% α- hederin lại có xu hướng tích lũy trung bình cao 48 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017
  5. www.vanlongco.com nhất ở các mẫu thu tại làng hoa Vạn Thành α-hederin cao nhất gặp ở các mẫu thu vào tháng 9. (0,72%) và thấp hơn ở các địa điểm còn lại. Ảnh hưởng của các giống thường xuân tới khả Theo dõi sự biến đổi hàm lượng các saponin ở năng tích lũy saponin trên các mẫu khảo sát chưa các thời điểm khác nhau trong năm, có thể thấy ở thể hiện rõ. Các mẫu lá thường xuân xanh có hàm cây trồng ở Phường 8 và chân núi Langbiang có lượng hederacosid C trung bình cao hơn các mẫu sự tích lũy hederacosid C trong lá thấp hơn vào lá có viền vàng nhưng sự khác biệt không lớn, các tháng 12, 1 và 2 và cao hơn vào các tháng sau chưa có ý nghĩa thống kê (9,64% so với 9,22%, p đó, tương ứng với khả năng tích lũy nhiều = 0,22). hederacosid C hơn vào mùa mưa và giảm tích lũy 3.2. Hàm lượng hederacosid C và α-hederin vào mùa khô. Tuy nhiên, cây trồng ở làng hoa trong lá non Vạn Thành thì lại có hàm lượng hederacosid C ít Để tìm hiểu về sự tích lũy của các hoạt chất dao động hơn từ tháng 12 đến tháng 9 (trong trong lá cây thường xuân theo sự trưởng thành khoảng 5,33 – 8,37%) và cao nhất vào tháng 10 – của lá, các lá non (ở gần đầu chồi, còn mềm) và 11 (10,09 – 11,53%). Có thể là do cây trồng ở lá già (đã trưởng thành) từ cùng một cây được thu làng hoa Vạn Thành được cung cấp đầy đủ nước và phân loại riêng làm mẫu phân tích. Kết quả tưới trong suốt cả mùa khô. Về hàm lượng α- phân tích hàm lượng hederacosid C và α-hederin hederin, khó có thể nhận thấy có xu hướng tích trong các mẫu lá non và lá già thu ở chân núi lũy nào theo thời gian trong năm ở tất cả các địa Langbiang và Phường 8 được trình bày trong điểm thu mẫu. Tuy nhiên, có thể thấy hàm lượng Bảng 3. Bảng 3. So sánh hàm lượng hederacosid C và α-hederin trong lá non và lá già Lá non Lá già Mẫu He-C (%) α-He (%) He-C (%) α-He (%) LBV-9 8,17 1,39 9,57 1,00 LBV-11 7,92 0,56 8,85 0,55 LBX-9 11,91 0,92 12,25 0,84 P8-11 9,03 0,25 10,19 0,31 Kết quả phân tích thu được cho thấy, sự tích lũy Lá thường xuân đã được khẳng định là bộ hederacosid C trong lá có xu hướng tăng lên theo phận dùng làm dược liệu, còn thân là bộ phận độ trưởng thành của lá, các mẫu lá già đều chứa luôn đi kèm với khối lượng lớn hơn cũng được hàm lượng hederacosid C cao hơn trong lá non ở biết có nhiều thành phần saponin tương tự lá. Để cùng một điểm thu mẫu từ 3 đến 17% (sự khác biệt tìm hiểu khả năng dùng bộ phận này làm nguyên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05), còn sự tích lũy α- liệu chiết saponin, các mẫu thân thường xuân thu hederin thì không theo xu hướng nào rõ rệt. tại 4 địa điểm khác nhau đã được phân tích hàm 3.3. Hàm lượng hederacosid C và α-hederin lượng hederacosid C và α-hederin. Kết quả được trong thân thường xuân trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. So sánh hàm lượng hederacosid C và α-hederin trong thân và lá thường xuân Lá Thân Mẫu He-C (%) α-He (%) He-C (%) α-He (%) P8-3 11,12 0,06 3,90 - VT-3 6,88 0,22 4,16 0,20 LBV-3 8,08 0,42 3,63 0,13 LBX-3 5,35 0,10 4,69 0,09 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 49
  6. www.vanlongco.com Kết quả thu được cho thấy trong các mẫu 4. Kết luận khảo sát, thân thường xuân có chứa cả hai thành Hàm lượng hederacosid C và α-hederin trong phần saponin chính như ở lá với hàm lượng 53 mẫu lá thường xuân trồng tại Đà Lạt được xác hederacosid C thay đổi từ 3,63 – 4,69% và α- định lần lượt là 4,98 – 12,58% và 0 – 1,66%, hederin từ 0 – 0,13%. Hàm lượng hederacosid C trong 4 mẫu thân là 3,63 – 4,69% và 0 – 0,13% và α-hederin trong thân thấp hơn trong lá rõ rệt (p tính theo khối lượng khô tuyệt đối. Hederacosid < 0,05). Ở giống cây có lá viền vàng, sự chênh C có xu hướng lích lũy trong lá cao hơn trong lệch về hàm lượng các chất này giữa lá và thân thân, vào mùa mưa cao hơn mùa khô, trong lá lớn hơn so với giống cây có lá xanh hoàn toàn. trưởng thành nhiều hơn trong lá non, trong giống Tất cả các mẫu thân đã khảo sát đều chứa hàm lá xanh cao hơn giống lá viền vàng. Hàm lượng lượng hederacosid C > 3%, đạt tiêu chuẩn về hàm α-hederin biến đổi nhiều ở các mẫu không theo lượng hoạt chất này trong dược liệu theo Dược xu hướng nào rõ rệt ngoại trừ tích lũy trong lá điển châu Âu [3]. Từ các kết quả này, có thể thấy cao hơn trong thân. rằng thân thường xuân mặc dù chứa ít hoạt chất Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn hơn lá vẫn là một nguồn nguyên liệu chiết sự tài trợ kinh phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đề tài saponin tiềm năng. mã số B2016-TDL-02). Tài liệu tham khảo 1. Fazio S., Pouso J., Dolinsky D., Fernandez A., Hernandez M., Clavier G., Hecker M. (2009), Tolerance, safety and efficacy of Hedera helix extract in inflammatory bronchial diseases under clinical practice conditions: a prospective, open, multicentre postmarketing study in 9657 patients, Phytomedicine, 16(1), 17-24. 2. Hofmann D., Hecker M., Volp A. (2003), Efficacy of dry extract of ivy leaves in children with bronchial asthma a review of randomized controlled trials, Phytomedicine, 10(2-3), 213-220. 3. European Pharmacopoeia 5.1 (2005), Ivy leaves - Hederae folium, 2954-2955. 4. Süleyman H., Mshvildadze V., Gepdiremen A., Elias R. (2003), Acute and chronic antiinflammatory profile of the ivy plant Hedera helix in rats, Phytomedicine, 10(5), 370-375. 5. Danloy S., Quetin-Leclercq J., Coucke P., et al (1994), Effects of alpha-hederin, a saponin extracted from Hedera helix, on cells cultured in vitro, Planta Medica, 60(1), 45-49. 6. Gepdiremen A., Mshvildadze V., Süleyman H., Elias R. (2005), Acute anti-inflammatory activity of four saponins isolated from ivy: alpha-hederin, hederasaponin-C, hederacolchiside-E and hederacolchiside-F in carrageenan-induced rat paw edema, Phytomedicine, 12(6-7), 440-444. 7. Gülçin I., Mshvildadze V., Gepdiremen A., Elias R. (2004), Antioxidant activity of saponins isolated from ivy: alpha-hederin, hederasaponin-C, hederacolchiside-E and hederacolchiside-F. Planta Medica, 70(6), 561-563. 8. Trinh Thi Diep, Huynh Thanh Truc, Tran Thi Thanh Phuc (2015), Isolation of hederacoside C and α- hederin from Hedera helix L., cultivated in Da Lat, Journal of Medicinal Materials, 20(3), 144-149. 9. Nguyễn Thị Hoàng Mai, Trịnh Thị Điệp, Phùng Văn Trung (2016), Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời hederacosid C và α-hederin trong lá thường xuân (Hedera helix L.) bằng HPLC, Tạp chí Dược liệu, 21(6), 388-393. 10. Demirci B., Goppel M., Demirci F., Franz G. (2004), HPLC profiling and quantification of active principles in leaves of Hedera helix L., Pharmazie, 59(10), 770-774. 50 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0