Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam
lượt xem 4
download
Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê về quá trình phát triển của ngành thủy sản, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố, bài viết "Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam" đã đề cập đến khái niệm phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác hải sản. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM Trần Huy Cương Đoàn Văn Phụ Tóm tắt Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê về quá trình phát triển của ngành thủy sản, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố, bài viết này đã đề cập đến khái niệm PTBV trong lĩnh vực khai thác hải sản. Từ hiện trạng khai thác hải sản, bài viết đã phân tích, lựa chọn các tiêu chí quan trọng để đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động khai thác hải sản đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, đồng thời đánh giá hệ thống chính sách liên quan đã được các cấp có thẩm quyền ban hành trong thời gian qua. Những đánh giá trên quan điểm PTBV sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn trong việc đưa ra các quyết sách phù hợp, để vừa đạt mục tiêu phát triển đất nước hôm nay, vừa cho sự phát triển của các thế hệ mai sau.Quan điểm PTBV về lĩnh vực khai thác hải sản muốn thành công, cần phải có sự đồng thuận của cả trung ương, của cả địa phương và đặc biệt là cộng đồng ngư dân ven biển. Mở đầu Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế thực hiện đầy đủ Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững (PTBV). Sự cam kết này được thể hiện ở Chỉ thị số 36 ‐ CT/TW ngày 25‐ 06‐1998 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm PTBV cũng được khẳng định lại tại Đại hội Đảng lần thứ IX và trong Chiến lược phát triển kinh tế‐ xã hội năm 2000 ‐ 2010 là: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngành thủy sản là ngành kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên tái tạo được. Việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững không chỉ đảm bảo cho phát triển đất nước ngày hôm nay mà còn để cho muôn đời con cháu sau này. Trước mắt, PTBV ngành thủy sản tập trung vào 3 lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản. Ở mỗi lĩnh vực, PTBV được đánh giá theo các yếu tố: kinh tế ‐ xã hội, bảo vệ môi trường nguồn lợi và thực hiện các thể chế chính sách đã được ban hành liên quan đến hoạt động thủy sản. Bài viết này giới hạn trong đánh giá lĩnh vực khai thác hải sản. PTBV là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Những nội dung trình bày sau đây mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu. 1. Hiện trạng khai thác Tàu thuyền gắn máy tăng mạnh, từ 29.584 chiếc (1981) lên 90.880 chiếc (2005), tốc độ tăng bình quân 4,79%/năm, tương ứng 2.554 chiếc / năm. Tổng công suất tăng rất mạnh, từ 453.871 CV (1981) lên 5.314.447 CV (2005), tốc độ tăng bình quân 10,80%/năm, tương ứng với mức tăng 202.524 CV/năm. Trong tổng số tàu thuyền, loại 32 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản tàu có công suất
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản Biểu đồ năng suất khai thác 1 3,50 0,9 3,00 0,8 0,7 2,50 Tấn /ngườ i/năm Tấn /CV/năm 0,6 2,00 0,5 0,4 1,50 0,3 1,00 0,2 0,50 0,1 0 0,00 9 0 91 92 9 3 94 95 96 9 7 98 99 0 0 0 1 02 03 0 4 05 19 1 9 19 19 1 9 1 9 19 19 19 19 20 20 2 0 20 20 20 Năng suất (tấn/cv/năm) Năng suất lao động (tấn/người/năm) Nhận xét chung: ‐ Theo số liệu thống kê, số lượng tàu thuyền khai thác và tổng công suất tăng khá nhanh, nhưng trong thực tế còn có một số khá lớn tàu thuyền khai thác xa bờ, sản xuất không hiệu quả nên nằm tại bờ không thống kê được cụ thể. Vì vậy số liệu trên còn thiếu sức thuyết phục. Chính do số liệu thiếu chính xác nên chỉ tiêu hiệu suất khai thác (tấn/cv/năm) chưa phản ánh đúng thực tế sản xuất. ‐ Xu hướng số lượng tàu gắn máy khai thác ngày càng giảm do triển khai Quyết định số 10/2006/QĐ‐ TTg, theo đó sẽ ổn định khoảng 50.000 chiếc vào năm 2010. Tốc độ tăng công suất cũng thấp hơn thời gian vừa qua một mặt do giảm số lượng tàu, mặt khác do chí phí nhiên liệu tăng nên đầu tư để đóng mới các tàu công suất lớn sẽ hạn chế. ‐ Xu hướng tăng sản lượng cũng sẽ hạn chế vì theo tính toán của các nhà khoa học, sản lượng khai thác đã đến giới hạn cho phép, và cũng phù hợp với tinh thần của Quyết định số 10 nói trên. ‐ Lao động khai thác sẽ giảm do số lượng tàu thuyền khai thác giảm, một phần do tác động của Quyết định số 10 sẽ ổn định số lượng lao động vào năm 2010, phần khác do nghề khai thác nhiều rủi ro nên một số con em ngư dân không muốn theo nghề. ‐ Lực lượng sản xuất tăng mạnh gồm số lượng tàu thuyền máy, công suất, công suất bình quân/tàu và lực lượng lao động tăng hàng năm nhưng quan hệ sản xuất chưa phù hợp, khâu tổ chức sản xuất chưa được chú trọng, hiệu quả sản xuất thấp. 2. Đánh giá khai thác hải sản từ góc độ kinh tế Trong giai đoạn 1981‐2005, công suất khai thác tăng bình quân 202.524 CV/năm. Để đầu tư cho 1 CV cần 4‐5 triệu đồng theo giá hiện hành (tính toán của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản), như vậy mỗi năm đã đầu tư từ 810‐ 1.012 tỷ đồng để đóng mới các tàu cá. Việc đầu tư này thể hiện mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, từng bước chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu sản phẩm trong khai thác hải sản, vươn ra khai thác xa bờ nhằm tăng sản lượng khai thác. 34 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản Sản lượng hải sản tăng đã cung cấp nguồn nguyên liệu ngày càng nhiều cho các cơ sở chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu để đầu tư lại cho ngành và tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đóng góp thêm lượng đạm động vật từ thủy sản trong thành phần dinh dưỡng của người dân. Giá trị sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động của lĩnh vực khai thác hải sản. Từ năm 1990 đến năm 2004, trong khi tốc độ tăng sản lượng khai thác bình quân là 5,5‐6 %/năm, thì tốc độ tăng giá trị sản xuất là 7,4 %/năm. Như vậy giá bán sản phẩm (theo giá so sánh năm 1990) đã có lợi cho người sản xuất, cơ cấu mặt hàng thay đổi theo hướng khai thác nhiều hơn các loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Vốn đầu tư là chỉ tiêu quan trọng phản ánh lượng tiền cần bỏ ra để đầu tư cho tàu thuyền và ngư lưới cụ để có thể tiến hành khai thác được ở một số nghề: Nghề lưới kéo đơn xa bờ:, loại tàu công suất từ 151‐ 300 CV: đầu tư cao nhất là vùng biển vịnh Bắc Bộ (778 triệu đồng), Tây Nam Bộ ( 396 triệu đồng), Đông Nam Bộ (321 triệu đồng). Loại tàu từ 90‐ 150 CV ở vùng biển miền Trung có mức đầu tư 164 triệu đồng. Nghề kéo đôi xa bờ, loại tàu từ 151‐300 CV: đầu tư cao nhất là vùng biển miền Trung ( 2.228 tỷ đồng), vịnh Bắc Bộ (1,860 tỷ đồng), Đông Nam Bộ (1,032 tỷ đồng) và thấp nhất là khu vực Tây Nam Bộ (1,008 tỷ đồng). Nghề lưới vây, loại tàu từ 151‐300CV: đầu tư cao nhất là vùng biển Đông– Tây Nam Bộ (809,5 triệu đồng), vịnh Bắc Bộ (788 triệu) và thấp nhất là vùng biển miền Trung (gần 640 triệu đồng). Nghề lưới rê, loại tàu từ 141‐299 CV: đầu tư ở vùng biển Đông Nam Bộ (1,115 tỷ đồng) và ở vùng biển miền Trung (713 triệu đồng). Nghề câu vàng chỉ phát triển ở các tỉnh Nam Trung Bộ, loại tàu từ 141‐ 299 CV có mức đầu tư 786 triệu đồng. Nghề chụp mực chủ yếu có ở các tỉnh phía bắc, loại tàu từ 151‐ 300 CV có mức đầu tư 564 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế của một số nghề khai thác Chúng tôi chỉ sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/tổng vốn đầu tư) phản ánh việc đầu tư 1 đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nghề lưới kéo đơn: loại tàu từ 90‐ 150 CV: tỷ suất lợi nhuận cao nhất là ở vùng biển miền Trung là 1,13. Loại tàu từ 151‐ 300 CV: tỷ suất lợi nhuận ở khu vực Tây Nam Bộ (0,25), Đông Nam Bộ ( 0,155 ) và thấp nhất ở vùng biển vịnh Bắc Bộ (0,004 ). Nghề lưới kéo đôi: loại tàu từ 151‐ 300 CV: tỷ suất lợi nhuận cao nhất là ở khu vực Tây Nam Bộ (0,28), vùng biển Đông Nam Bộ (0,11), khu vực vịnh Bắc Bộ (0,045). Riêng vùng biển miền Trung bị lỗ (‐ 0,009 ). Nghề lưới vây: tỷ suất lợi nhuận của loại tàu từ 151‐300 CV, cao nhất là khu vực biển Đông‐ Tây Nam Bộ (0,35), tiếp đến vịnh Bắc Bộ (0,22) và thấp nhất là khu vực biển miền Trung (0,19). Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận" 35
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản Nghề lưới rê: tỷ suất lợi nhuận của loại tàu từ 141‐ 299 CV, ở vùng biển miền Trung (0,13 ) và vùng biển Đông Nam Bộ là (0,10 ). Nghề câu vàng: tỷ suất lợi nhuận của loại tàu từ 141‐ 299 CV ở vùng biển Nam Trung Bộ là 0,025 . Nghề chụp mực: tỷ suất lợi nhuận của loại tàu từ 151‐ 300 CV ở vùng biển vịnh Bắc Bộ là 0,13. 3. Đánh giá khai thác hải sản từ góc độ xã hội Tổ chức sản xuất kém hiệu quả: Việc nghiên cứu, tìm ngư trường mới chưa thực sự có hiệu quả, không chỉ ra được cho ngư dân địa điểm khai thác; Các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất còn ít, hoặc nếu có cũng chỉ tồn tại một cách hình thức; Hệ thống cung ứng và dịch vụ cho khai thác, nhất là các tàu xa bờ chưa được tổ chức tốt, còn mang tính tự phát; Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn sơ sài; Thiếu sự tham gia quản lý của cộng đồng dẫn đến việc khai thác quá mức cho phép ở vùng biển gần bờ. Việc thu hút được lượng lớn lao động hàng năm (bình quân 50.400 người /năm) đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,tăng thu nhập và nâng dần mức sống của ngư dân. Trình độ lao động khai thác hải sản (trừ khối quốc doanh) còn thấp: số lao động có trình độ văn hoá cấp 2 chỉ chiếm khoảng 20 %, còn lại là trình độ cấp 1 và chưa biết chữ. Hầu hết ngư dân đi biển theo kinh nghiệm cha truyền con nối. Số lao động ngoài quốc doanh (chiếm trên 90 % tổng số lao động khai thác) đa số là những người nghèo không mua sắm được phương tiện khai thác phải đi làm thuê (thợ bạn) cho các chủ tàu. Nghề khai thác là một nghề nặng nhọc và đầy rủi ro, kể cả tính mạng con người và phương tiện khai thác. Đời sống của ngư dân còn thấp (thu nhập của 1 ngư dân năm 2003 chỉ đạt khoảng 2,4 triệu đồng/ năm), khó có điều kiện chuyển sang các nghề khác, con em họ cũng khó có điều kiện đi học ở cấp phổ thông trung học và cao hơn. Vấn đề cạnh tranh trong khai thác hải sản chưa được giải quyết: Đó là cạnh tranh giữa tàu cá trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa tàu cá của các địa phương khác nhau và cạnh tranh giữa nghề khai thác xa bờ và ven bờ. Xây dựng nông thôn mới ven biển: Hệ thống các cơ sở dịch vụ được mở rộng, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như điện, nước, đường giao thông, trường học, bệnh xá …làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Lực lượng lao động khai thác thường xuyên bám biển để sản xuất cũng đã góp phần cùng các lực lượng khác giữ gìn an ninh trên biển. Ngư dân ra biển khai thác góp phần đảm bảo an ninh và quốc phòng. 4. Đánh giá khai thác hải sản từ góc độ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản Tình trạng đánh bắt có tính tận diệt và huỷ diệt vẫn chưa chấm dứt: Từ năm 1998‐ 2000, các cơ quan chuyên ngành đã bắt 843 trường hợp sử dụng chất nổ, 19.658 vụ sử dụng xung điện và 106 trường hợp dùng hoá chất độc khai thác hải sản. Ngoài ra, hiện tượng khai thác rạn 36 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản san hô để bán cho các nhà máy sản xuất xi măng và khách du lịch diễn ra khá thường xuyên ở khu vực biển miền Trung. Hầu hết các ngư cụ sử dụng để khai thác hải sản đều vi phạm quy định về kích thước mắt lưới. Do vậy tỷ lệ cá tạp và cá nhỏ trong mẻ lưới cao: chiếm 60‐ 80% trong sản lượng của các mẻ lưới kéo tôm; 40 –80% đối với lưới kéo cá; 90% đối với lưới đáy; 90‐ 93 % đối với lưới te, xiệp. Các ngư cụ bị cấm vì huỷ diệt nhiều cá con như đăng, đáy cửa sông, te đẩy vẫn hoạt động. Lượng rác thải vẫn xả trực tiếp xuống biển: Các đội tàu khai thác hải sản hàng ngày thải xuống biển những chất rắn như chất thải sinh hoạt, các ngư cụ hỏng, các túi nylon bảo quản cá…làm cho môi trường biển bị ô nhiễm. Trong số các chất thải, nguy hiểm nhất là lưới hỏng vì sau khi vứt xuống biển sẽ làm cho một số loài hải sản bị đóng lưới và chết. Ngư dân thường không ý thức được hậu quả của những hành động vô tình này. Hiện tượng ô nhiễm dầu tăng: Theo đánh giá sơ bộ có khoảng 61,5‐ 86,5 % tổng lượng dầu rò rỉ trong quá trình khai thác, sửa chữa của các tàu cá chảy ra biển. Hệ số ô nhiễm dầu ở các cửa sông phía bắc đã tăng từ 0,8mg/l/ năm (1995) lên 2,2 mg/l (năm 2001). Tại 4 cảng cá miền Bắc gồm Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Đồ Sơn và Diêm Điền đều có dấu hiệu ô nhiễm dầu, trong đó cao nhất là cảng cá Cát Bà (0,28 mg/l) và thấp nhất là Bạch Long Vĩ (0,01 mg/l). Tháng 8/1998, hàm lượng dầu đo được tại vùng giữa vịnh Bắc Bộ là 0,108 mg/l. Nguồn lợi hải sản ven bờ có dấu hiệu suy giảm: Hơn 80 % tổng sản lượng khai thác là ở vùng nước ven bờ, thành phần sản lượng và kích thước khai thác của các loài có giá trị kinh tế cao ngày một giảm. 5. Đánh giá các thể chế chính sách liên quan đến khai thác hải sản Các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác thuỷ sản đã được ban hành khá đầy đủ: 12 văn bản từ Luật Thủy sản, các nghị định, thông tư của Chính phủ và các quyết định của Bộ Thủy sản...), 4 chính sách (chủ yếu là miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi). Các văn bản này đã đề cập đến tính PTBV, nhưng khi đi vào cuộc sống ít đạt hiệu quả, chưa phát huy được tác dụng trong thực tế. Lực lượng giám sát và thực thi các văn bản liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (chủ yếu là lực lượng thanh tra thủy sản) chưa đủ mạnh, các vụ vi phạm chưa được ngăn chặn có hiệu quả. 6 . Kết luận và kiến nghị Kết luận Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển , số lượng tàu thuyền, công suất và lực lượng lao động đều tăng, nhưng quan hệ sản xuất (tổ chức sản xuất) chưa phù hợp đã làm giảm hiệu quả khai thác. Khai thác có tính tận diệt và hủy diệt chưa chấm dứt, mắt lưới quá nhỏ so với quy định, sử dụng xung điện, thuốc nổ và hóa chất độc hại chưa được ngăn chặn đã làm cho nguồn lợi ngày càng suy giảm. Sản lượng khai thác hải sản ven bờ đã vượt quá ngưỡng khai thác cho phép, lượng cá con trong các mẻ lưới ngày càng tăng. Đời sống của đại bộ phận ngư dân còn thấp, khó có điều kiện để đầu tư đóng mới tàu thuyền khai thác và tạo sinh kế khác. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận" 37
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản Kiến nghị Triển khai sớm Quyết định số 10/2006/QĐ_TTg nhằm duy trì và giữ ổn định sản lượng khai thác từ 1,5 ‐1,8 triệu tấn vào năm 2010 và các năm tiếp theo. Giảm lượng tàu thuyền khai thác hải sản còn 50.000 chiếc vào năm 2010 và giữ ổn định ở các năm tiếp theo. Khẩn trương nghiên cứu và đề xuất các phương án tổ chức sản xuất khai thác phù hợp. Cần rà soát lại các quy hoạch, nhất là quy hoạch khai thác hải sản để giảm sức ép khai thác vùng ven bờ và vươn ra khai thác xa bờ. Sớm xây dựng và áp dụng mô hình quản lý cộng đồng, trong đó có việc giao quản lý vùng biển cho các cấp chính quyền địa phương. Cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, có thể chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hợp lý trong thời gian tới nhằm đảm bảo cho lĩnh vực khai thác hải sản ngày càng hiệu quả và bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam 2003: Luật Thủy sản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Thủ tướng Chính phủ 2005: Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020‐ Hà Nội. 3. Bộ Thủy sản: Các văn bản pháp luật liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 4. Viện nghiên cứu Hải sản 2005: Dự án ALMRV. 5. Viện nghiên cứu Hải sản 2004: Dự án ven bờ. 6. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản 2005: Số liệu điều tra. 7. Niên giám thống kê các năm từ 1995‐2004, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Chiêm và nhóm chuyên gia Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Báo cáo chuyên đề 2006: Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 8. Đào Mạnh Sơn‐ Viện nghiên cứu Hải sản 2004: Đề tài Cá nổi lớn. 10. Phạm Huy Sơn ‐Viện nghiên cứu Hải sản 2003: Dự án xa bờ. 38 Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
- Trần Huy Cương, Đoàn Văn Thụ, Đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ngành thuỷ sản REVIEW THE STATUS OF SUSTAINABLE FISHERIES DEVELOPMENT IN VIET NAM Abstract This paper will focus on the concept of sustainable development in fishing field based on statistic data analyzed on the development of fisheries sector and taking over relevant published results. Considering marine fisheries exploitation status, key criteria for assessment of the positive and negative impacts of fishing activities on the socio‐ economic development and protection of environment and natural resources as well as assessment of relevant legal system in the recent time will be analyzed and selected. Assessment based on sustainable development point of view will help policies makers having more comprehensive vision in putting forward appropriate policies in order to achieve development objectives of the country for today as well as development of next generation. Sustainable development in marine exploitation field is successfully achieved only if getting consensus between national, provincial and especially coastal community levels. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận" 39
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước các ao tôm nuôi thâm canh ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
12 p | 90 | 7
-
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi cá tra trọng điểm thuộc tỉnh An Giang năm 2022
13 p | 16 | 5
-
Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
15 p | 18 | 5
-
Bước đầu nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ vùng trung du và miền núi phía Bắc
7 p | 9 | 5
-
Đánh giá hiện trạng nuôi tôm tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 18 | 5
-
Thực trạng phát triển sản phẩm mây tre đan tại hợp tác xã mây tre đan bao la, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 87 | 4
-
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước mặt tại làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
9 p | 11 | 4
-
Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá hiện trạng phát triển rừng cây keo, rừng cây thông tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 14 | 4
-
Đánh giá hiện trạng và tác động của sự cố thủy sản chết hàng loạt tại Việt Nam
11 p | 11 | 4
-
Đánh giá thực trạng sử dụng đất và quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
10 p | 100 | 4
-
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh
5 p | 93 | 4
-
Đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác ảnh hưởng tới nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
8 p | 7 | 3
-
Hiện trạng chăn nuôi gia súc ăn cỏ tại Tiền Giang
11 p | 21 | 3
-
Hiện trạng và giải pháp phát triển ngành trồng dứa ở huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang)
11 p | 52 | 3
-
Đánh giá hiện trạng canh tác và đề xuất một số giải pháp phát triển cây quýt hôi tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 6 | 2
-
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất lúa gạo tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020
10 p | 30 | 2
-
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò H'Mông tại vùng Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang
10 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn