Nghiên cứu – Nghiệp vụ<br />
<br />
21<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ<br />
QUA WEBSITE THƯ VIỆN<br />
Ths. Dương Thị Phương Chi<br />
Khoa Thư viện – Thông tin học<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM<br />
<br />
Tóm tắt: Trình bày một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá<br />
qua website thư viện.<br />
Hoạt động quảng bá trực tuyến đã được thực hiện từ nhiều năm nay trong<br />
các thư viện ở Việt Nam. Về nội dung quảng bá, các thư viện đều giới thiệu<br />
thông tin về thư viện, các nguồn lực và sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện<br />
hiện có. Tuy nhiên, hình thức quảng bá trực tuyến chỉ được thực hiện chủ yếu<br />
thông qua các kênh là quảng bá qua email, qua các trang mạng xã hội và qua<br />
website thư viện. Trong đó, quảng bá qua website thư viện là hình thức quảng bá<br />
phổ biến nhất hiện nay.<br />
Hiệu quả quảng bá qua website thư viện được đánh giá dựa trên sự kết<br />
hợp nhiều tiêu chí khác nhau như lượt truy cập website, chỉ số thống kê từ các<br />
công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá website từ góc độ người dùng<br />
tin cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá trực tuyến thông<br />
qua website thư viện.<br />
Tổng số lượt truy cập website<br />
Tổng số lượt truy cập website (GPI – Gross page impressions) đo lường<br />
tổng số lượt ghé thăm website. Đó là số lượng truy cập của một người bất kỳ, bất<br />
kể là một người truy cập nhiều lần hay chỉ một lần duy nhất. Dữ liệu về lượt truy<br />
cập website có thể lấy từ nhật ký máy chủ - những chương trình phần mềm tự<br />
động lưu lại từng lượt ghé vào website của người dùng tin. Ngoài ra, các thư viện<br />
có thể tạo các bộ đếm lượt truy cập cho website bằng ASP.NET (công nghệ để<br />
phát triển các ứng dụng về mạng) hoặc Google Analytics cũng là công cụ theo<br />
dõi, thống kê website hiệu quả với các thông số được thể hiện dưới dạng biểu đồ<br />
hoặc bảng biểu về số lượng người truy cập website của tổ chức, số trang họ đã<br />
xem, số người quay lại website,…<br />
Chỉ số GPI được các thư viện sử dụng để xác định mức độ thu hút sự quan<br />
tâm từ người dùng tin cũng như tần suất sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào.<br />
Chỉ số Google pagerank và Alexa rank<br />
Google pagerank là công cụ được Google phát triển để xếp hạng các<br />
website trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Chỉ số Google pagerank là chỉ<br />
số đánh giá mức độ quan trọng của một website. Chỉ số này được chia thành 10<br />
<br />
Thông tin & Thư viện Phía Nam<br />
<br />
Số 37/2014<br />
<br />
Nghiên cứu – Nghiệp vụ<br />
<br />
22<br />
<br />
bậc với giá trị tăng dần từ 1 đến 10. Google xem mỗi website liên kết đến<br />
website của tổ chức là một phiếu bầu, tầm quan trọng nội tại của website liên kết<br />
đến và độ tương quan về nội dung giữa các website sẽ tạo nên giá trị hay chất<br />
lượng website được liên kết. Như vậy, Google pagerank là hệ thống kiểm định<br />
giá trị liên kết nhận được, dựa vào số lượng và chất lượng liên kết để quyết định<br />
tầm quan trọng của một website. Google pagerank còn được tính dựa trên những<br />
yếu tố khác mà Google không công khai.<br />
Công thức Google sử dụng để tính pagerank cho từng trang cụ thể<br />
(webpage) là [5]:<br />
PR(T1)<br />
<br />
PR( A) (1 d ) d <br />
<br />
<br />
<br />
C (T1)<br />
<br />
... <br />
<br />
PR(Tn) <br />
<br />
C (Tn) <br />
<br />
trong đó:<br />
PR(A): pagerank của trang A<br />
T1,…,Tn: tất cả các trang có liên kết đến trang A<br />
C(T1),…,C(Tn): tổng số liên kết ra ngoài (link outbound) của trang<br />
T1,…,Tn<br />
d: biến số có giá trị từ 0 đến 1 (Google sử dụng giá trị 0.85)<br />
Hiện nay, nhiều cá nhân/tổ chức sử dụng Google pagerank như là một<br />
thước đo giá trị nội dung, độ tin cậy của website. Vì vậy, thư viện cũng có thể<br />
dùng chỉ số này để đánh giá chất lượng website của mình. Trong môi trường ảo,<br />
các website có nội dung phù hợp, có giá trị với người dùng thì sẽ có chỉ số<br />
Google pagerank cao, có thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm của Google<br />
và website có thứ hạng cao luôn luôn thu hút được người truy cập.<br />
Alexa rank là công cụ được Amazon sử dụng để xếp hạng các website.<br />
Chỉ số Alexa rank là chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của website. Thông qua<br />
việc thống kê hoạt động của người truy cập website, Alexa có thể đưa ra danh<br />
sách xếp hạng những website theo mức độ phổ biến và được nhiều người truy<br />
cập.<br />
Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ hai yếu<br />
tố là số webpage được người dùng xem (page views) và số người truy cập<br />
website (reach). Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập<br />
từ người dùng cài đặt Alexa toolbar. Với cách tính này thì chỉ số Alexa của một<br />
website sẽ phản ánh số lượng người truy cập vào website đó và số lượng các<br />
trang trên website đó được những người dùng này truy cập vào. Đây cũng chính<br />
là hai yếu tố cơ bản thể hiện mức độ phổ biến của website. Trong hoạt động<br />
quảng cáo trực tuyến của thư viện, Alexa rank có thể được sử dụng để đánh giá<br />
giá trị quảng cáo của website thư viện.<br />
Đánh giá từ người dùng tin<br />
Việc đánh giá hiệu quả quảng bá của website thư viện từ góc độ người<br />
dùng tin thường được dựa trên nội dung, cấu trúc/cách trình bày, khả năng định<br />
<br />
Thông tin & Thư viện Phía Nam<br />
<br />
Số 37/2014<br />
<br />
Nghiên cứu – Nghiệp vụ<br />
<br />
23<br />
<br />
vị và truy cập, tính thân thiện/dễ sử dụng của giao diện người dùng, mức độ dễ<br />
tiếp cận của website/của thông tin quảng bá trên website,… sao cho thu hút sự<br />
chú ý của người truy cập vào website thư viện, kích thích sự quan tâm của họ đến<br />
các thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện trên website, thuyết phục<br />
họ sử dụng chúng.<br />
– Nội dung website thư viện: nội dung website được đánh giá dựa trên các<br />
tiêu chí:<br />
Tính đầy đủ: nội dung các chuyên mục thông tin trong website thư<br />
viện cần trình bày các thông tin về:<br />
Các nguồn tài nguyên thông tin: cung cấp các thông tin và/hoặc<br />
giúp người dùng tin truy cập đến các nguồn thông tin được cung<br />
cấp bởi thư viện và thông qua thư viện. Website phải trình bày<br />
được đặc trưng của nguồn tài nguyên thông tin nhằm mục đích thu<br />
hút, tạo ấn tượng đối với người dùng tin.<br />
Các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện: website phải cung cấp<br />
thông tin đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ của thư viện.<br />
Thông tin trợ giúp, hướng dẫn trực tuyến: cung cấp các thông tin<br />
hướng dẫn người dùng tin sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin<br />
– thư viện như cách tìm kiếm thông tin trên internet, hướng dẫn tra<br />
tìm tài liệu thư viện, tìm tin trên các cơ sở dữ liệu,…<br />
Thông tin chung: cung cấp các thông tin về thư viện hoặc liên quan<br />
đến thư viện như mô tả về các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ<br />
chức, nguồn nhân lực, chính sách, kế hoạch và các dự án của thư<br />
viện, các thông báo, tin tức và sự kiện của thư viện,… giúp cho<br />
người dùng tin có nhận biết tổng quan về thư viện.<br />
Tính chính xác và sự thống nhất về nội dung thông tin: thông tin được<br />
trình bày trong website thư viện phải đúng đắn, xác thực và nội dung<br />
các chuyên mục phải thống nhất, không mâu thuẩn lẫn nhau.<br />
Tính cập nhật và kịp thời: thông tin trong website cần được cập nhật<br />
thường xuyên theo định kỳ phù hợp với mục đích sử dụng và vai trò<br />
của website.<br />
– Khả năng truy cập và định vị của website:<br />
Định vị website nhanh: người dùng tin ít khi nhớ được địa chỉ website,<br />
do đó những website có tên miền dễ phát âm, dễ nhớ, đơn giản nhưng<br />
vẫn thể hiện được lĩnh vực hoạt động hoặc loại hình của tổ chức luôn<br />
được đánh giá cao. Vì vậy, website thư viện cần cung cấp thông tin<br />
cho người duyệt web và cho các công cụ tìm kiếm dễ nhận dạng và tìm<br />
thấy nó trong môi trường internet. Website thư viện cũng cần có những<br />
dòng thông tin mô tả đặc trưng để người dùng tin dễ dàng tìm được<br />
website khi sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trong môi trường ảo.<br />
<br />
Thông tin & Thư viện Phía Nam<br />
<br />
Số 37/2014<br />
<br />
Nghiên cứu – Nghiệp vụ<br />
<br />
24<br />
<br />
Truy cập nhanh nội dung: website thư viện cần có tốc độ trình duyệt<br />
nhanh, không bị nghẽn mạng hay gián đoạn khi có nhiều người truy<br />
cập trong cùng một lúc để người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ<br />
cần và cả những gì thư viện đang tiếp thị cho họ.<br />
Tương thích với nhiều trình duyệt: nhiều website khi xây dựng chỉ<br />
được kiểm tra thử với trình duyệt Internet Explorer nên chúng thường<br />
sẽ hiển thị không đúng khi người dùng sử dụng trình duyệt khác để<br />
truy cập. Do đó, đối với người dùng thì một website tương thích với<br />
nhiều trình duyệt phổ dụng như Internet Explorer, Firefox, Opera,… sẽ<br />
được đánh giá cao.<br />
Truy xuất thông tin, chia sẻ nội dung web theo tiêu chuẩn: khi website<br />
sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong việc kết nối và tích<br />
hợp dữ liệu thì người truy cập có thể khai thác, sử dụng dễ dàng.<br />
Người dùng luôn mong muốn truy cập website thuận lợi mà không phụ<br />
thuộc vào phần cứng hoặc phần mềm đặc biệt nào. Một website thư<br />
viện có khả năng truy cập tốt là website cho phép người dùng tiếp cận<br />
được thông tin trong website đó nhanh chóng, dễ dàng.<br />
Liên kết được cập nhật: các liên kết trên website phải được cập nhật<br />
thường xuyên.<br />
– Tính thân thiện, dễ sử dụng của cấu trúc website và giao diện người dùng:<br />
Thuận tiện cho các thao tác sử dụng: website cần có chức năng “tìm<br />
kiếm” và các thanh định hướng truy cập website (navigation bar) phải<br />
được đặt ở những vị trí rõ ràng, dễ thấy để người dùng không phải di<br />
chuyển lòng vòng từ trang này sang trang khác của website để tìm<br />
thông tin cần thiết.<br />
Cấu trúc chuyên mục thông tin chặt chẽ, cách viết rõ ràng.<br />
Thiết kế đẹp, bảng màu phù hợp: người truy cập dễ đọc thông tin hơn<br />
khi website sử dụng những màu sắc có độ tương phản so với nền màu<br />
của website.<br />
Phông chữ: website phải sử dụng bộ mã chuẩn để đảm bảo được tính<br />
tương thích trong quá trình duyệt web.<br />
– Tính tương tác:<br />
Địa chỉ liên lạc rõ ràng: website cần có những thông tin về địa chỉ, số<br />
điện thoại hoặc email để người truy cập có thể liên hệ khi cần.<br />
Thực hiện diễn đàn trao đổi: tiêu chí này được đánh giá bằng khả năng<br />
thực hiện các diễn đàn thảo luận trực tiếp hoặc diễn đàn hỏi đáp cho<br />
phép cán bộ thư viện và người dùng tin trao đổi thông tin trên website<br />
thư viện.<br />
Trao đổi liên kết: đây là tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện kết nối<br />
website, trao đổi liên kết với website của các cơ quan, tổ chức khác.<br />
<br />
Thông tin & Thư viện Phía Nam<br />
<br />
Số 37/2014<br />
<br />
Nghiên cứu – Nghiệp vụ<br />
<br />
25<br />
<br />
Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả quảng bá qua website thư viện sẽ giúp thư<br />
viện hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng website thư viện. Website thư viện<br />
không chỉ để cung cấp thông tin trực tuyến về các nguồn lực của thư viện, giúp<br />
người dùng tin truy cập tới các nguồn lực dạng số mà còn là công cụ quảng bá<br />
thư viện, cung cấp thông tin cho người dùng tin về các sản phẩm, dịch vụ thông<br />
tin – thư viện, xây dựng hình ảnh và các mối quan hệ với người dùng tin.<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Bộ Khoa học và Công nghệ. Các tiêu chí cơ bản đánh giá trang thông tin<br />
điện tử trên mạng internet của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công<br />
nghệ (ban hành kèm theo Quyết định số 2444/QĐ-BKHCN ngày 05/11/2008<br />
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).<br />
2. Davis John (2011). Đo lường tiếp thị : 103 công cụ đo lường thiết yếu cho<br />
các chuyên gia marketing, Nhà xuất bản Tổng hợp, Tp.Hồ Chí Minh.<br />
3. Dinesh Gupta, Réjean Savard (2011). Marketing libraries in a Web 2.0<br />
World, De Gruyter Saur, Berlin ; New York.<br />
4. Ninh Thị Kim Thoa, “Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học<br />
trên địa bàn thành phố hồ Chí Minh”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4(24).<br />
5. Search Engine Optimization process // http://www.slideshare.net (truy cập<br />
ngày 04 tháng 05 năm 2014).<br />
<br />
Thông tin & Thư viện Phía Nam<br />
<br />
Số 37/2014<br />
<br />