Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ BICM-ID CHO<br />
TRUYỀN DẪN OFDM VÀ CHUẨN 802.11<br />
Phạm Xuân Nghĩa1, Trần Anh Thắng2*<br />
Tóm tắt: Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit (BICM: Bit Interleaved Code<br />
Modulation) và Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit kết hợp với giải mã lặp: BICM-ID<br />
(Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding) đã được đề cập nhiều<br />
trên các tạp chí có uy tín. Truyền dẫn ghép kênh phân chia theo tần số trực giao<br />
(OFDM - Orthogonal Frequency Division Multiplexing) là kỹ thuật cho phép tăng<br />
tốc độ truyền dẫn và chống fading rất tốt nên việc kết hợp giữa sơ đồ BICM-ID với<br />
OFDM được đánh giá là có tiềm năng. Tuy nhiên trong chuẩn 802.11 chưa áp dụng<br />
sơ đồ điều chế này. Vì vậy, trong bài báo này, tác giả đánh giá khả năng sử dụng sơ<br />
đồ BICM-ID kết hợp với truyền dẫn OFDM, đồng thời chỉ ra hiệu quả và đề xuất sử<br />
dụng sơ đồ đó cho chuẩn 802.11.<br />
Từ khóa: Viễn thông, Mã hóa hướng đi, Sơ đồ BICM-ID, Truyền dẫn OFDM, BICM-ID OFDM.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, sự phát triển của các kỹ thuật trong thông tin vô tuyến đã và đang đem đến<br />
cho người dùng sự tiện lợi, linh hoạt và cung cấp đa dịch vụ. Tuy nhiên, môi trường vô<br />
tuyến lại là môi trường pha - đinh, có rất nhiều yếu tố tác động làm giảm chất lượng truyền<br />
dẫn. Việc sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật như xáo trộn với mã hoá kênh [1], điều chế với<br />
mã hoá (CM: Coded Modulation) hay hoặc kỹ thuật điều chế mã lưới TCM (Trellis Coded<br />
Modulation) [2], … cho phép nâng cao chất lượng của cả hệ thống. Tuy nhiên, các biện<br />
pháp kết hợp không luôn luôn tốt trong tất cả các kênh. Sơ đồ BICM được đề xuất đầu tiên<br />
bởi Zehavi [3] và sau này, Caire et al [4] đã chỉ ra BICM tốt trên kênh pha - đinh nhưng<br />
lại kém hơn so với TCM trên kênh gao - xơ. Để khắc phục nhược điểm của sơ đồ BICM,<br />
sơ đồ BICM-ID với cấu trúc liên kết điều chế /mã (CM: Coded Modulation) sẽ phát huy<br />
hiệu quả cao cả trên kênh pha - đinh nhờ có xáo trộn dãy bit (BI: Bit Interleved) và cả trên<br />
kênh gao - xơ nhờ nguyên lý giải mã lặp (ID: Iterative Decoding) [5].<br />
Kỹ thuật OFDM với ưu điểm có thể tăng tốc độ truyền dẫn và khả năng chịu pha - đinh<br />
đa đường rất tốt nên việc kết hợp giữa OFDM với BICM-ID có thể sẽ cho hiệu quả cao.<br />
Tuy nhiên chuẩn IEEE 802.11 [6] sử dụng mã kênh là mã xoắn và mã hóa mật độ thấp<br />
(LDPC- low-density parity-check). Vì vậy, với hiệu quả cao của hệ thống BICM-ID thì<br />
việc kết hợp giữa OFDM và BICM-ID và áp dụng nó cho chuẩn 802.11 là cần thiết. Chính<br />
vì vậy bài báo xây dựng sơ đồ hệ thống BICM-ID-OFDM và mô phỏng hệ thống theo<br />
chuẩn 802.11 bằng phần mềm MATLAB để minh chứng khả năng có thể áp dụng BICM-<br />
ID cho chuẩn này.<br />
Bài báo gồm 4 nội dung chính với mục 1 là phần đặt vấn đề, mục 2 giới thiệu về sơ đồ<br />
BICM-ID và xây dựng sơ đồ BICM-ID OFDM, mục 3 trình bày các thông số mô phỏng và<br />
kết quả mô phỏng, mục cuối cùng là kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo.<br />
2. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ HỆ THỐNG<br />
2.1. Sơ đồ điều chế BICM kết hợp với giải mã lặp (BICM-ID)<br />
Sơ đồ BICM – ID đã được trình bày ở nhiều tài liệu trong đó bài báo [9] của tác giả<br />
cũng đã đề cập đến nguyên lý của sơ đồ BICM và BICM-ID đồng thời cũng có đánh giá<br />
<br />
<br />
<br />
112 P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng… OFDM và chuẩn 802.11.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
về hai sơ đồ này. Với sơ đồ BICM-ID thì cấu trúc liên kết mã hoá với điều chế thông qua<br />
bộ xáo trộn vị trí cho phép thực hiện giải mã lặp một cách rất có hiệu quả. Bộ giải điều chế<br />
cùng với bộ giải mã vòng ngoài hoạt động theo nguyên lý đầu vào mềm-đầu ra mềm<br />
(SISO - Soft Input-Soft Output), tạo thành một cấu trúc xử lý lặp. Việc quyết định mỗi bit<br />
trong một symbol tín hiệu dựa trên thông tin về các bit khác trong cùng symbol và khi đầy<br />
đủ thông tin về các bit đó (sau một số vòng lặp nhất định) thì có thể cho phép coi cặp Điều<br />
chế/Giải điều chế M mức như là log2M kênh nhị phân độc lập, và chất lượng hệ thống phụ<br />
thuộc vào cấu trúc của bộ ánh xạ hình thành nên các kênh nhị phân đó [7]. Sơ đồ BICM<br />
kết hợp với giải mã lặp (Iterative Decoding) được thể hiện ở hình 1.<br />
ut ct vt st<br />
Mã hoá Xáo trộn Điều chế<br />
Thông tin vào<br />
Kênh truyền<br />
<br />
uˆ t Giải xáo Giải điều rt<br />
Giải mã<br />
trộn chế<br />
Thông tin ra<br />
Xáo trộn<br />
Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống BICM-ID.<br />
Ở đầu phát hệ thống gồm có bộ mã hoá, bộ xáo trộn dãy bit ( ) và bộ điều chế tạo<br />
thành một liên kết nối tiếp. Ở đầu thu, giữa bộ giải mã và giải điều chế có sử dụng vòng<br />
hồi tiếp để giải mã theo thuật toán lặp. Trong hệ thống BICM-ID, bộ mã hoá thường dùng<br />
mã xoắn tốc độ k/n, với nhóm k bit thông tin đầu vào u t [u1 , u 2 ...u k ] thì đầu ra bộ mã hoá<br />
sẽ là nhóm n bit mã ct [c1 , c 2 ...c n ] . Thay cho việc hoán vị các symbol như trong các hệ<br />
thống hoán vị symbol thông thường, bộ xáo trộn giả ngẫu nhiên , chiều dài N thực hiện<br />
việc hoán vị các bit sau mã hoá ct [c11 , c12 ...c1n , c12 , c22 ...c2n , , c1N / n , cN2 / n ...cNn / n ] tạo thành các<br />
nhóm bit: v t (vt1 , vt2 , , vtm ) với m log 2 M , t 1, 2, , N / m sau đó, mỗi nhóm v t được<br />
ánh xạ vào một symbol st trong bộ tín hiệu S gồm M điểm, theo phép gán nhãn :<br />
st (v t ), st S , trong đó, ví dụ đối với tín hiệu M-PSK , ta có<br />
S (e jl 2 / M , l 0,1,..., M 1) .<br />
<br />
Qua kênh truyền, tín hiệu nhận được ở đầu thu là rt ht Es st nt , trong đó ht là hệ số<br />
pha - đinh, Es là năng lượng của symbol, nt là tạp âm cộng trắng chuẩn (AWGN). Trong<br />
trường hợp kênh pha - đinh, ht thường có phân bố Rayleigh với kỳ vọng E (ht2 ) 1 . Với<br />
kênh AWGN thì ht 1 .<br />
Trong hệ thống BICM-ID, tại đầu thu có thể dùng thuật toán giải mã quyết định cứng<br />
hoặc quyết định mềm như mô tả trên hình 2, trong đó: P (vk ; o) : thông tin ngoài, lối ra giải<br />
điều chế; P (ck ; o) : thông tin ngoài, lối ra giải mã; P (vk ; I ) : thông tin tiên nghiệm, lối vào<br />
giải điều chế; P (ck ; I ) : thông tin tiên nghiệm, lối vào giải mã; P (uk ; o) : xác suất hậu<br />
nghiệm tổng, lối ra giải mã.<br />
Trong hệ thống quyết định cứng (hình 2a), trên cơ sở tín hiệu thu được từ kênh thông<br />
tin, số đo của các bit được tính toán tại bộ giải điều chế. Các số đo này thực chất là các giá<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 113<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
trị xác suất hậu nghiệm được tính theo tiêu chuẩn xác suất hậu nghiệm cực đại (MAP-<br />
Maximum A posteriori Probability) theo hàm logarit như sau:<br />
( k b) log P( s i | r , h) (1)<br />
si Sbk<br />
<br />
<br />
uˆt<br />
Giải rt<br />
Giải mã 1<br />
Thông tin ra Viterbi Số đo điều chế<br />
bit<br />
<br />
Thông tin ngoài Thông tin tiên nghiệm<br />
a. Giải mã quyết định cứng<br />
P (uk ; o) P (ck ; I ) P (vk ; o)<br />
uˆ t rt<br />
Quyết Giải mã 1 Giải<br />
định SISO điều chế<br />
Thông tin ra<br />
P (ck ; o) P (vk ; I )<br />
<br />
b. Giải mã quyết định mềm<br />
Hình 2. Nguyên lý giải mã cứng (a) và giải mã mềm (b).<br />
Trong biểu thức (1), P ( si | r , h) là xác suất hậu nghiệm (xác suất phát tín hiệu si khi thu<br />
được tín hiệu r với hệ số pha - đinh h ). Tập Sbk là tập con của bộ tín hiệu S gồm các<br />
điểm tín hiệu mà vị trí bit thứ k có giá trị bằng b . Theo định luật Bayes ta có:<br />
p (r | si , h) P ( si )<br />
P ( si | r , h) (2)<br />
p ( r | h)<br />
Trong đó P ( si ) là xác suất tiên nghiệm (xác suất truyền tín hiệu si ). Mẫu số của (2) là<br />
hàm mật độ xác suất thu được tín hiệu r được tính là:<br />
M<br />
p (r | h) p(r | si , h) P( si ) (3)<br />
i 1<br />
<br />
Ta thấy rằng để tính được xác suất hậu nghiệm P ( si | r , h) theo (3), cần xác định xác suất<br />
tiên nghiệm P ( si ) và hàm mật độ xác suất điều kiện p ( si | r , h) . Số đo bit có thể tính là:<br />
( k b) log p(r | s , h)P(s )<br />
i i (4)<br />
si Sbk<br />
<br />
<br />
Nếu giả thiết xác suất truyền các tín hiệu si là như nhau thì (4) trở thành:<br />
(k b) log p(r |k b, h) log p(r | si , h) (5)<br />
si Sbk<br />
<br />
<br />
tức là thuật toán MAP trở thành như tiêu chuẩn hợp lẽ cực đại (ML: Maximum<br />
Likelihood).<br />
Từ bộ giải điều chế, số đo bit qua bộ giải xáo trộn được đưa tới bộ giải mã theo thuật<br />
toán Viterbi. Trên cơ sở kết quả giải mã, thông qua vòng hồi tiếp, bộ giải mã cung cấp lại<br />
cho bộ giải điều chế thông tin tiên nghiệm có giá trị chính xác hơn sau mỗi vòng lặp để<br />
tính lại số đo bit. Cứ như vậy, sau một số vòng lặp nhất định, khi đủ độ tin cậy thì bộ giải<br />
<br />
<br />
114 P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng… OFDM và chuẩn 802.11.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
mã sẽ quyết định giá trị của bit thông tin ra. Trong một symbol gồm m bit, việc quyết định<br />
một bit nào đó với điều kiện sự hiểu biết đầy đủ về (m 1) bit còn lại thì chòm tín hiệu M<br />
mức có thể coi tương đương như M / 2 kênh điều chế nhị phân độc lập. Như vậy, nếu ta<br />
chọn được một ánh xạ tốt, hệ thống BICM-ID sẽ có được cự ly ơ-cơ-lit tối thiểu lớn nhất<br />
giữa các dãy bit mã. Điều đó lý giải tại sao hệ thống BICM-ID có hiệu quả tốt cả trên kênh<br />
pha - đinh và cả trên kênh gao - xơ.<br />
Đối với hệ thống BICM-ID dùng giải mã quyết định mềm (hình 2b), bộ giải mã theo<br />
nguyên lý đầu vào mềm, đầu ra mềm (SISO-Soft In Soft Out), thay vì dùng bộ giải mã<br />
Viterbi như trong hệ thống quyết định cứng, và bộ giải điều chế cũng hoạt động theo<br />
nguyên lý giải điều chế mềm.<br />
Trong vòng lặp đầu tiên, với giả thiết xác suất truyền các tín hiệu si là như nhau (giả<br />
thiết giá trị ban đầu của thông tin tiên nghiệm), xác suất hậu nghiệm của các bit mã cũng<br />
được tính tương tự như trường hợp giải mã cứng. Giá trị xác suất đó với vai trò là thông<br />
tin ngoài (extrinsic information), qua bộ giải xáo trộn trở thành thông tin tiên nghiệm cho<br />
bộ giải mã SISO. Trên cơ sở đó, bộ giải mã SISO sẽ tính được xác suất hậu nghiệm (a<br />
posteriori probability) và qua vòng hồi tiếp trở thành thông tin tiên nghiệm cho bộ giải<br />
điều chế để tính lại số đo bit. Với bộ xáo trộn lý tưởng, m bit trong một symbol có thể coi<br />
như độc lập với nhau, thông tin tiên nghiệm cho các tín hiệu si có thể được tính như sau:<br />
m<br />
P(si ) P(v1 (si ),..., vm (si )) P(vk vk (si ); I ) (6)<br />
k 1<br />
<br />
Trong đó, vk ( si ) {0,1},1 k m là giá trị của bit thứ k trong tín hiệu si .<br />
Từ (4) và (6) có thể tính được thông tin ngoài cho vòng lặp tiếp như sau:<br />
<br />
P(r | si )P(si ) <br />
P(vk b | r) si Sbk = P(r | s ) P(v v (s ); I )<br />
P(vk b; o) <br />
P(vk b; I )<br />
<br />
P(vk b; I )<br />
i j j i (7)<br />
si Sbk i k<br />
<br />
<br />
Trong (7) ta thấy số đo của bit k là P (vk b; o) được tính trên cơ sở các giá trị xác suất<br />
tiên nghiệm của các bit còn lại khác trong cùng một symbol là P (v j ; I ); j k . Sau một số<br />
vòng lặp nhất định, bộ giải mã SISO sẽ đưa thông tin ngoài chính là tổng các xác suất hậu<br />
nghiệm tới bộ quyết định cứng để cho kết quả là dãy bit thông tin ra.<br />
Các sơ đồ BICM-ID trong thực tế chủ yếu sử dụng sơ đồ giải mã quyết định mềm và<br />
giải điều chế mềm theo thuật toán Log-MAP. Thuật toán này được xây dựng cho giải mã<br />
Turbo, thực hiện tính tỷ lệ hợp lẽ trong miền log cho từng bít, ký hiệu là LLR (Log<br />
Likelihood Ratio), dựa vào phép toán lấy log của tổng của các hàm mũ nên có số lượng<br />
phép tính rất lớn. Để đơn giản hơn, người ta thường dùng hàm Jacobian để biến thuật toán<br />
Log-MAP thành thuật toán Max-Log-MAP. Tuy ít bị ảnh hưởng hơn đối với sai số ước<br />
lượng SNR, việc lấy xấp xỉ theo hàm Jacobian làm cho Max-Log-MAP thua kém Log-<br />
MAP về chất lượng giải mã. Trong hệ thống BICM-ID, với thuật toán Max-Log-MAP thì<br />
số lượng phép tính trong giải mã lặp được giảm đi đáng kể.<br />
2.2. Sơ đồ BICM-ID kết hợp với OFDM (BICM-ID OFDM).<br />
Lý thuyết truyền dẫn OFDM đã được trình bày trong [10], trong đó các thông số cho hệ<br />
thống OFDM theo chuẩn IEEE 802.11 được thể hiện cụ thể tại [6]. Việc kết hợp truyền<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 115<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
dẫn giữa sơ đồ BICM-ID và hệ thống OFDM được thực hiện như hình 3. Trong đó, khối<br />
điều chế sẽ thực hiện ánh xạ theo luật của BICM trước khi đặt vào từng symbol của<br />
OFDM. Trong đó tác giả khảo sát với 2 loại kênh truyền: Kênh gause và kênh pha - đinh<br />
chậm lựa chọn theo tần số với mô hình kênh là mô hình kênh B của chuẩn 802.11 [11].<br />
ut ct vt OFDM st<br />
Mã hoá Xáo trộn Điều chế<br />
Transmitter<br />
Thông<br />
Kênh truyền<br />
tin vào<br />
uˆ t Giải mã cˆ t Giải xáo vˆ t Giải điều ZF OFDM rt<br />
SISO trộn chế Receiver<br />
Thông<br />
tin ra SF<br />
Xáo trộn<br />
Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống BICM-ID OFDM.<br />
Đối với kênh gao - xơ, tín hiệu thu dựa vào biểu thức: rt ht Es st nt , nhưng ở đây thì<br />
giá trị ht 1 , khi đó sơ đồ hình 3 sẽ không có khối san bằng kênh cưỡng ép về 0 (ZF -<br />
Zero Forcing). Đối với kênh pha - đinh, thì giá trị ht 1 và vì vậy tín hiệu sẽ được đưa qua<br />
khối ZF rồi mới đưa đến khối giải điều chế.<br />
3. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG VÀ KẾT QUẢ<br />
3.1. Xây dựng hệ thống và thông số mô phỏng.<br />
Hệ thống được xây dựng ở trên được tác giả mô phỏng bằng phần mềm MATLAB. Với<br />
các thông số ban đầu của cho hệ thống OFDM theo chuẩn 802.11 được cho trong tài liệu<br />
[6] với điều chế 16QAM, tốc độ mã hóa (coderate) là ½ và ¾ (kết hợp giữa mã xoắn<br />
Qualcom: [7, 171, 133] (hệ octal) và kỹ thuật đục lỗ (puncture) với tốc độ 1 hoặc 6/4). Các<br />
luật điều chế (bộ ánh xạ) dùng để mô phỏng là: tự nhiên (normal): [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,<br />
10, 11, 12, 13, 14, 15, 16]; Luật Gray (Gray): [7, 8, 3, 4, 6, 5, 2, 1, 11, 12, 15, 16, 10, 9,<br />
14, 13]; Luật tối ưu (optimum): [13, 6, 7, 16, 3, 12, 14, 5, 8, 15, 9, 2, 10, 1, 4, 11] và bình<br />
phương trọng số ơ-cơ-lít cực đại MSEW (Maximum Squared Euclidean Weight): [11 4 5<br />
14 1 10 15 8 13 6 3 12 7 16 9 2]. Các bộ ánh xạ này được tác giả ký hiệu theo sơ đồ vị trí<br />
điểm tín hiệu trong chòm sao tín hiệu 16 QAM với các giá trị thập phân để thuận tiện<br />
trong xác định vị trí điểm tín hiệu và luật ánh xạ. Kênh gao - xơ và kênh pha - đinh chậm<br />
chọn lọc theo tần số (đáp ứng kênh được thay đổi trong mỗi 5 symbol OFDM) được sử<br />
dụng trong mô phỏng theo tài liệu [11] với mô hình kênh B trong tài liệu [12]. San bằng<br />
kênh được thực hiện dựa trên thuật toán san bằng kênh cưỡng ép về 0 - ZF với thông tin<br />
kênh là hoàn hảo.<br />
3.2. Kết quả mô phỏng.<br />
Theo kết quả 5a, tại giá trị BER = 10-6 (với kênh gao – xơ), theo lý thuyết thì giá trị<br />
Eb/No cần phải đạt được là 14,5dB, khi ứng dụng sơ đồ BICM-ID ta chỉ cần Eb/No là<br />
khoảng 7dB, điều đó có nghĩa là độ lợi về Eb/No đạt được khi sử dụng sơ đồ BICM-ID<br />
cho hệ thống OFDM khoảng 7,5 dB. Cũng theo sơ đồ này, với mỗi ánh xạ khác nhau thì ta<br />
có những độ lợi khác nhau được thể hiện rõ hơn trong hình 4b. Kết quả cũng chỉ ra rằng<br />
ánh xạ Optimum và MSEW cho kết quả tốt hơn cả.<br />
<br />
<br />
<br />
116 P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng… OFDM và chuẩn 802.11.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
BICM-ID OFDM, AWGN Channel, Coderate = 3/4 0<br />
BICM-ID OFDM, AWGN Channel, Coderate = 3/4<br />
0<br />
10 10<br />
codegen=[1,133/171], Gray mapping Gray<br />
codegen=[1,133/171], mSEW mapping Normal<br />
-1 -1<br />
10 codegen=[1,133/171], optimum mapping 10 Gray LTE<br />
OFDM Theory mSEW<br />
Optimum<br />
-2 -2<br />
10 10<br />
<br />
<br />
-3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bit Error Rate<br />
-3<br />
Bit Error Rate<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 10<br />
<br />
<br />
-4 -4<br />
10 10<br />
<br />
<br />
-5 -5<br />
10 10<br />
<br />
<br />
-6 -6<br />
10 10<br />
<br />
<br />
-7 -7<br />
10 10<br />
0 2 4 6 8 10 12 14 0 1 2 3 4 5 6 7<br />
Eb/No Eb/No<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 4. BER của hệ thống BICM-ID OFDM 16QAM trên kênh gao – xơ: so sánh với hệ<br />
thống OFDM lý thuyết (a) và so sánh giữa các luật ánh xạ khác nhau (b).<br />
Đối với kênh pha - đinh chậm chọn lọc theo tần số, với 2 tốc độ mã hóa là ½ và ¾, hình<br />
5 cũng cho ta thấy độ lợi Eb/No của hệ thống BICM-ID OFDM rất lớn (khoảng 8dB và<br />
5dB tại 10-3 tương ứng với tốc độ mã hóa ½ và ¾) và ánh xạ Optimum và MSEW đều cho<br />
kết quả tốt giống như trường hợp trên kênh Gao - xơ.<br />
BICM-ID OFDM, selective fading Channel, coderate = 1/2 0<br />
BICM-ID OFDM, selective fading Channel, coderate = 3/4<br />
0<br />
10 10<br />
Gray mapping Gray mapping<br />
MSEW mapping MSEW mapping<br />
-1 Optimum mapping Optimum mapping<br />
10 -1<br />
Rayleigh fading analytic 10 Rayleigh fading analytic<br />
<br />
<br />
-2<br />
10<br />
-2<br />
10<br />
BER<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BER<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-3<br />
10<br />
<br />
-3<br />
10<br />
-4<br />
10<br />
<br />
<br />
-4<br />
-5 10<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
-6 -5<br />
10 10<br />
0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 25 30<br />
EbNo EbNo<br />
<br />
Hình 5. Hệ thống BICM-ID OFDM trên kênh pha - đinh lựa chọn tần số với các tốc độ<br />
mã hóa khác nhau.<br />
Một cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng thuật toán Max-Log-MAP trong giải mã<br />
Turbo là dùng hệ số chuẩn hoá để hiệu chỉnh thông tin ngoài (Extrinsic Information) của<br />
một bộ giải mã (bộ giải mã vòng ngoài) trước khi nó được dùng làm thông tin tiên nghiệm<br />
(a priori information) cho bộ giải mã khác (bộ giải mã vòng trong) đã được đề xuất trong<br />
[5]. Hệ thống BICM-ID là một hệ thống có cấu trúc liên kết mã nối tiếp, sử dụng nguyên<br />
lý giải mã lặp dùng thuật toán Max-Log-MAP, có thể coi tương tự như một hệ thống<br />
Turbo, trong đó bộ giải điều chế mềm với vai trò bộ giải mã vòng trong và bộ giải mã<br />
mềm có chức năng là bộ giải mã vòng ngoài. Vì vậy, tác giả đã thêm một hệ số tỷ lệ SF<br />
(Scale Factor - hình 3) tác động vào giá trị xác suất hậu nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả<br />
hệ thống, kết quả được cho trên hình 6. Kết quả này cho thấy khi sử dụng hệ số SF, với<br />
cùng một giá trị Eb/No thì hệ số tốt nhất SF=0,05 cho kết quả BER tốt gấp 10 lần so với<br />
hệ số SF=0,5 với ánh xạ Gray (đạt BER = 2.10-5 so với BER = 2.10-4 tại Eb/No = 25dB,<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 117<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
coderate = 1/2; đạt BER = 2,5.10-5 so với BER = 2,5.10-4 tại Eb/No = 30dB, coderate =<br />
3/4), 5 lần đối với ánh xạ MSEW.<br />
Gray mapping, fading channel, 6lap BICM - ID OFDM, MSEW mapping, CR=1/2, fading channel, 6lap<br />
-1 -1<br />
10 10<br />
SF=0,5<br />
SF=0,2<br />
SF=0,1<br />
-2 -2 SF=0,05<br />
10 10<br />
SF=0,01<br />
<br />
<br />
<br />
-3 -3<br />
10 10<br />
BER<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BER<br />
Coderate=1/2; SF=0,2<br />
-4 Coderate=1/2; SF=0,5 -4<br />
10 10<br />
Coderate=1/2; SF=0,05<br />
Coderate=3/4; SF=0,5<br />
Coderate=3/4; SF=0,2<br />
-5 Coderate=3/4; SF=0,1 -5<br />
10 10<br />
Coderate=3/4; SF=0,05<br />
Coderate=1/2; SF=0,1<br />
Coderate=1/2; SF=0,01<br />
Coderate=3/4; SF=0,01<br />
-6 -6<br />
10 10<br />
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 10 15 20 25<br />
EbNo EbNo<br />
<br />
Hình 6. Ảnh hưởng của giá trị SF với từng phép ánh xạ.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ những kết quả trên, bài báo cho thấy việc kết hợp sơ đồ BICM-ID với kỹ thuật<br />
OFDM, điều chế 16QAM, áp dụng cho chuẩn 802.11 đạt hiệu quả cho kênh cả kênh gao -<br />
xơ và kênh pha - đinh chậm lựa chọn tần số. Mặt khác, với hệ số SF mà bài báo đề xuất để<br />
điều chỉnh giá trị xác suất hậu nghiệm giải mã sẽ thu được kết quả tốt hơn và giá trị thích<br />
hợp là SF=0,05, giá trị này rất tốt cho ánh xạ Gray. Tuy nhiên, việc liên kết sơ đồ giải lặp<br />
mới chỉ đến phần điều chế, vì vậy hướng tiếp theo của tác giả sẽ nghiên cứu tiếp để giải<br />
thuật lặp đưa đến khối OFDM để đạt được hiệu quả giải lặp tốt hơn.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự giúp đỡ về ý tưởng khoa học của PGS TS Đinh<br />
Thế Cường - Cục CNTT - Bộ Quốc Phòng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Anh Thắng, Phan Thanh Hiền, “Hiệu quả của việc kết hợp xáo trộn và mã hóa<br />
trong hệ thống truyền dẫn vô tuyến”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Thái<br />
Nguyên, tập 99, số 11, 2012, pp121-126.<br />
[2]. G. Ungerboeck, "Channel coding with multilevel/phase signals," IEEE Trans. on<br />
Inform. Theory, vol. 28, pp. 56-67, Jan. 1982.<br />
[3]. E. Zehavi, "8-PSK trellis codes for a Rayleigh fading channel," IEEE Trans. on<br />
Commun., vol. 40, pp. 873-883, May 1992<br />
[4]. Caire, G. Taricco, and E. Biglieri, “Bit-interleaved coded modulation,” IEEE Trans.<br />
Inform. Theory, vol. 44, pp. 927–946, May 1998.<br />
[5]. X. Li and J. A. Ritcey, “Bit-interleaved coded modulation with iterative decoding,”<br />
IEEE Commun. Lett., vol. 1, pp. 169–171, Nov. 1997.<br />
[6]. “IEEE Standard for Information technology - Telecommunications and information<br />
exchange between systems Local and metropolitan area networks - Specific<br />
requirements”, IEEE Std 802.11™-2 2012<br />
[7]. Li and J. A. Ritcey, “Trellis-coded modulation with bit interleaving and iterative<br />
decoding,” IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 17, no. 4, pp. 715–724, Apr. 1999.<br />
[8]. Đỗ Công Hùng, Đinh Thế Cường, Nguyễn Quốc Bình, “Nâng cao chất lượng hệ<br />
thống OFDM bằng BICM-ID”, Chuyên san Các công trình nghiên cứu- Triển khai<br />
Viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, 12/2006.<br />
<br />
<br />
118 P. X. Nghĩa, T. A. Thắng, “Đánh giá hiệu quả sử dụng… OFDM và chuẩn 802.11.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[9]. Trần Anh Thắng, “Sơ đồ BICM-ID và hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ trong truyền<br />
dẫn viễn thông”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên, tập 102, số<br />
02, pp 145-150, 2013.<br />
[10]. Rechard Van Nee, “OFDM for wireless multimedia communication”, Artech House,<br />
Boston London, 2000.<br />
[11]. Yong Soo Cho et al, “MIMO-OFDM WIRELESS COMMUNICATIONS WITH<br />
MATLAB”, IEEE press, 2010.<br />
[12]. IEEE P802.11, “Wireless LANs TGn Channel Models” (doc:IEEE 802.11-03/940r4),<br />
May 2004.<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATING THE EFFECT OF USING BICM-ID DIAGRAM FOR OFDM<br />
TRANSMISSION AND 802.11 STANDARD<br />
Bit Interleaved Code Modulation Diagram (BICM) and Bit Interleaved Coded<br />
Modulation with Iterative Decoding Diagram (BICM-ID) have mentioned in lots of<br />
prestigious journals. Transmission by Orthogonal Frequency Division Multiplexing<br />
(OFDM) is a technique that allows to increase the transmission speed and against<br />
with fading well, so the combination of BICM-ID scheme and OFDM is evaluated<br />
potentiality but 802.11 standard has not applied for the schemes. In this paper, the<br />
authors evaluated the possibility of using BICM-ID scheme combined with OFDM<br />
transmission, simultaneously indicating the efficiency and propose to use it for<br />
802.11 standards.<br />
Keywords: Telecommunications, Feed Forword Coding, BICM-ID scheme, OFDM transmission, OFDM<br />
BICM-ID.<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Vô tuyến Điện tử - Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên;<br />
* Email: trananhthang@tnut.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 119<br />