Đánh giá hoạt động nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang năm 2012 theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế
lượt xem 6
download
Với mục tiêu xác định tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn nội dung nhiệm vụ theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 tại An Giang trên 389 nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu toàn bộ, thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn và quan sát theo bộ câu hỏi và bảng kiểm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hoạt động nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang năm 2012 theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế
- ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN TẠI TỈNH AN GIANG NĂM 2012 THEO THÔNG TƯ SỐ 39/TT-BYT NGÀY 10/09/2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Võ Bá Tước, Dương Xuân Chữ Trung tâm truyền thông GDSK An Giang Tóm tắt nghiên cứu Với mục tiêu xác định tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn nội dung nhiệm vụ theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 tại An Giang trên 389 nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu toàn bộ, thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn và quan sát theo bộ câu hỏi và bảng kiểm. Kết quả, nhóm tuổi của nhân viên y tế thôn, bản từ 30-60 chiếm tỉ lệ 82%, dưới 30 chiếm 13,4% và trên 60 là 4,6%. Nữ giới chiếm tỷ lệ là 49,9% và nam giới là 50,1%. Nhân viên y tế thôn, bản có trình độ học vấn là trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm đa số với tỷ lệ là 50,1% và 48,9%, còn 1% là trình độ tiểu học. Tỷ lệ NVYTTB có trình độ chuyên môn y tế là 77,1% còn lại 22,9% không có chuyên môn y tế. Theo thông tư số 39/2010/TT-BYT, tỷ lệ NVYTTB đạt tiêu chuẩn là 93,3%; thực hiện nội dung nhiệm vụ ở mức đạt là 76,1%. Dựa trên kết quả, nghiên cứu đưa ra kiến nghị Sở Y tế tổ chức thêm nhiều lớp đào tạo cho NVYTTB theo chương trình của Bộ Y tế, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thông tư số 39/2010/TT-BYT; Các trạm y tế xã, phường, thị trấn có kế hoạch hoạt động cụ thể cho NVYTTB, phải duy trì chế độ giao ban hàng tháng, kiềm tra định kỳ với y tế thôn bản. 1. Đặt vấn đề Chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng việc nâng cao nhận thức, cung cấp kỹ năng thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng đã góp phần không nhỏ vào thành tích của các chương trình y tế, chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng cần phải kể đến vai trò của nhân viên y tế thôn bản, đây là lực lượng không nhỏ quyết định đến sự thành công của các chương trình y tế tại các xã, phường, thị trấn. Nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) có nhiệm vụ sơ cấp cứu, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân, vận động thực hiện các chương trình y tế Quốc gia…đã được quy định trong thông tư số 39/2010/TT-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Mạng lưới y tế thôn, bản trên địa bàn tỉnh An Giang đã hoàn thiện và đạt được những thành quả trong việc thực hiện các chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của mạng lưới này còn một phần hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của người dân và yêu cầu mong đợi của ngành y tế. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hoạt động nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang năm 2012 theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế”. 9
- 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 - Địa điểm: tại tỉnh An Giang 2.3. Đối tượng nghiên cứu - Nhân viên y tế thôn bản có tên trong danh sách quản lý tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn và trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh An Giang. 2.4. Chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu toàn bộ, cỡ mẫu là 389 nhân viên y tế thôn bản. 2.5. Phương pháp thu thập số liệu - Công cụ thu thập số liệu: Bảng câu hỏi phỏng vấn và bảng kiểm đánh giá thực hiện 9 nội dung nhiệm vụ nhân viên y tế thôn bản theo thông tư số 39/2010/TT-BYT. - Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi và quan sát thực tế điền vào công cụ thu thập số liệu. 2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu Bảng 1: Nhóm tuổi của NVYTTB Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 52 13,4 Từ 30 đến 60 tuổi 319 82,0 Trên 60 tuổi 18 4,6 Tổng cộng 389 100 NVYTTB tỉnh An Giang có tuổi nhỏ nhất là 20, lớn nhất là 66, tuổi trung bình là 44. Nhóm từ 30-60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (82%). Đây là nhóm tuổi lao động tốt, ổn định cuộc sống và có nhiều uy tín trong thôn, bản, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động y tế thôn bản. 10
- Nam Nữ 49,9 50,1 Biểu đồ 1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu Trong 389 NVYTTB tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới là 49,9%, tỷ lệ nam giới là 50,1%. Bảng 2: Phân bố trình độ học vấn của NVYTTB Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Tiểu học 4 1,0 Trung học cơ sở 195 50,1 Trung học phổ thông 190 48,9 Tổng cộng 389 100 Số NVYTTB có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất 1%; nhiều nhất là trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50,1%; trung học phổ thông 48,9%. Có 22,9 Không 77,1 Biểu đồ 2: Chuyên môn y tế của NVYTTB NVYTTB có chuyên môn y tế chiếm tỷ lệ 77,1%, không có chuyên môn y tế chiếm 22,9%. Có 93,3% NVYTTB đạt tiêu chuẩn theo thông tư số 39/2010/TT-BYT điều này cho thấy công tác tổ chức quản lý mạng lưới y tế thôn bản tỉnh An Giang đạt hiệu quả tốt. Cụ thể theo từng tiêu chuẩn, có 69,2% NVYTTB đạt tiêu chuẩn 1; 79,7% đối tượng đạt tiêu chuẩn 2; 100% đối tượng đạt tiêu chuẩn 3; 98,9% đối tượng đạt tiêu chuẩn 4. 11
- 3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản Bảng 3: NVYTTB đạt từng nhiệm vụ theo TT 39/2010/TT-BYT Nhiệm vụ Số lượng Tỷ lệ (%) Nhiệm vụ 1 373 95,9 Nhiệm vụ 2 365 93,8 Nhiệm vụ 3 273 70,2 Nhiệm vụ 4 242 62,2 Nhiệm vụ 5 382 98,2 Nhiệm vụ 6 238 61,2 Nhiệm vụ 7 387 99,5 Nhiệm vụ 8 266 68,4 Nhiệm vụ 9 388 99,7 NVYTTB đạt nội dung nhiệm vụ theo thông tư số 39/2010/TT-BYT chiếm tỷ lệ chưa cao 76,1% do một số khó khăn, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ như trình độ học vấn, chuyên môn còn hạn chế, thời gian tập huấn chuyên môn chưa đầy đủ, trang bị phương tiên dụng cụ còn thiếu và cũ kỹ. 4. Kết luận - Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế là 93,3%; không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ là 6,7%. - Tỷ lệ nhân viên y tế thôn bản tại tỉnh An Giang thực hiện nhiệm vụ ở mức đạt theo thông tư số 39/TT-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế là 76,1%; không đạt chiếm tỷ lệ là 23,9%. 5. Kiến nghị - Sở Y tế tổ chức thêm nhiều lớp đào tạo cho nhân viên y tế thôn bản theo chương trình của Bộ Y tế, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thông tư số 39/2010/TT-BYT. - Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều lớp ngắn hạn về tập huấn, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành các nội dung nhiệm vụ nhân viên y tế thôn bản. - Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn có kế hoạch hoạt động cụ thể cho nhân viên y tế thôn bản, cần phải duy trì chế độ giao ban hàng tháng, kiềm tra định kỳ với y tế thôn bản. 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2010), Thông tư số 39/2010/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ y tế, Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản, Hà Nội. 2. Chính Phủ (2005), Quyết Định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính Phủ, Ban hành chương trình hành động của chính Phủ thực hiện nghị quết 46-NQ/TW của bộ chính trị, Hà Nội. 3. Ngô Quang Hạnh (2009), Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Thái Nguyên năm 2009, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học về truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr 82-93. 4. Lê Thị Hồng Hạnh (2010), Thực trạng kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi của mạng lưới y tế ấp và cộng tác viên trong việc chăm sóc sức khỏe người dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2010, Trường Đại Học An Giang, tr 122-131. 5. Phan Lam, Nguyễn Thị Nhung, Phan Giang Liên (2009), Điều tra đánh giá năng lực nhân viên y tế thôn bản tỉnh Nghệ An năm 2009, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học về truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr 35-41. 6. Sở Y Tế An Giang (2013), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013, An Giang. 7. Sở Y Tế An Giang-Ban quản lý dự án hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (2009), Báo cáo thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng y tế khóm ấp (thôn bản) tỉnh An Giang năm 2009, An Giang. 8. Nguyễn Thanh Sơn (2012), Nghiên cứu tình hoạt động của nhân viên y tế thôn bản tỉnh Đồng Tháp năm 2012, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, trang 41-63. 9. Phạm Văn Tường (2009), Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động y tế thôn bản tỉnh Kiên Giang năm 2009, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học về truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2001-2010, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr 66-73. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
6 p | 222 | 48
-
Thực trạng hoạt động và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế thôn bản (ấp) tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2013
10 p | 94 | 10
-
Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế đối với người bệnh nội trú ra viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang trong 6 tháng đầu năm 2020
10 p | 53 | 7
-
Đánh giá hoạt động thể lực của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị tại khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
6 p | 47 | 5
-
Lượng giá hoạt động giáo dục sức khỏe cho thân nhân bệnh nhi về bệnh sốt xuất huyết tại khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1
6 p | 75 | 4
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2019
7 p | 6 | 3
-
Đánh giá hoạt động thể lực trên bệnh nhân suy tim mạn: Nghiên cứu cắt ngang tại Hải Dương, Việt Nam
6 p | 16 | 3
-
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Hồng Ngự và Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
14 p | 10 | 3
-
Đánh giá năng lực nghiên cứu của sinh viên điều dưỡng và các yếu tố liên quan đến việc tiếp cận năng lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên điều dưỡng
9 p | 27 | 3
-
Thực trạng thực hoạt động khám chữa bệnh và đánh giá của bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang
7 p | 28 | 3
-
Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình năm 2009-2010
7 p | 46 | 3
-
Đánh giá hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh Tây Ninh
7 p | 77 | 3
-
Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành báo cáo phản ứng có hại của thuốc của nhân viên y tế bệnh viện Phụ sản Trung ương
6 p | 77 | 3
-
Đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Bạch Mai
11 p | 8 | 2
-
Đánh giá hoạt động và chức năng tình dục nam giới mắc Klinefelter tại Bệnh viện Nam học hiếm muộn Hà Nội năm 2023 đến 2024
8 p | 6 | 1
-
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình nằm viện đến mức hoạt động hàng ngày của người cao tuổi
8 p | 33 | 1
-
Đánh giá hoạt động marketing khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn