Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT CATHETER Ổ BỤNG ĐỂ THẨM PHÂN PHÚC <br />
MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN <br />
GIAI ĐOẠN CUỐI <br />
Trần Vinh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật đặt catheter lọc màng bụng trong điều trị <br />
BN suy thận mạn giai đoạn cuối tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai từ 2004 ‐2010. Lựa chọn kỹ thuật thích hợp <br />
với điều kiện hiện tại. <br />
Đối tượng: Thời gian từ 13‐10‐2004 đến 14‐10‐2010 tại khoa ngoại bệnh viện Bạch mai chúng tôi thực <br />
hiện được 370 trường hợp là các BN với chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn IIIb; IV. Được tiến hành đặt catheter <br />
Tenckhoff ổ bụng. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả không đối chứng. <br />
Kết quả: Kết quả sau mổ: Tỷ lệ BN theo dõi sau 5 năm đạt 86,76%. Theo phân loại: Tốt 218 BN (58,91%). <br />
Trung bình 19 BN (5,14%). Kém 133 BN (35,95%). Về lựa chọn kỹ thuật của phương pháp: Hoàn thiện kỹ <br />
thuật mổ mở để đặt catheter ổ bụng là một giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Có thể thực hiện được ở tất <br />
cả các bệnh viện có khoa ngoại tổng hợp. Không cần thiết phải cắt bỏ mạc nối lớn đối với cả hai kỹ thuật trên. <br />
Kết luận: Đây là một kỹ thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả. Góp phần đáng kể trong vấn đề điều trị <br />
những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. <br />
Từ khóa: thẩm phân phúc mạc, đặt catheter ổ bụng, suy thận mạn giai đoạn cuối <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATING THE RESULTS OF ABDOMINAL CATHETER FOR PERITONEAL DIALYSIS IN <br />
THE TREATMENT OF PATIENTS WITH END‐STAGE RENAL FAILURE <br />
Tran Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 147 ‐ 152 <br />
Introduction and objective: Evaluating the results of abdominal catheter for peritoneal dialysis in the <br />
treatment of patients with end‐stage renal failure. Select appropriate techniques for current conditions <br />
Patients and method: from 10.13.2004 to 14.10.2010 at Bach Mai hospital surgery we performed 370 <br />
surgical patients with abdominal catheter placed diagnosed with chronic renal failure stage III, IV. <br />
Results: After surgery: percentage of patients after surgery 5‐year follow‐up 86.76%. The classification: <br />
Good 218 patients (58.91%). On average 19 patients (5.14%). Least 133 patients. On the technical choices: open <br />
procedure is technically simple, less expensive and can perform surgery at all. No need to cut the omentum for <br />
open and laparoscopic procedures. <br />
Conclusion: This is a technically simple, safe and effective. Can be done in the general surgical. Contribute <br />
significantly to the problems in treating patients with end‐stage renal failure. <br />
Keywords: peritoneal dialysis, abdominal catheter, end‐stage renal failure <br />
như tại Việt nam. Năm 1970 khi Tenckhoff đã <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
đưa ra một loại catheter lọc màng bụng để điều <br />
Suy thận mạn mắc phải là một loại bệnh có <br />
trị cho những BN suy thận mạn tính giai đoạn <br />
tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao trên thế giới cũng <br />
cuối. Từ đó đến nay phương pháp này ngày <br />
* Khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai <br />
Tác giả liên hệ: BS Trần Vinh <br />
ĐT: 04.8686988 – 2301<br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Email: tranvinhknbm@gmail.com<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
càng hoàn thiện, về kỹ thuật đặt catheter các tác <br />
giải đã áp dụng các kỹ thuật khác nhau như: mổ <br />
mở, mổ nội soi, có cắt mạc nối lớn hoặc không <br />
cắt mạc nối lớn, cố định mạc nối lớn vào thành <br />
bụng vv, nhưng tỷ lệ biến chứng sau mổ còn <br />
gặp tỷ lệ cao. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi <br />
tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu sau: <br />
1. Đánh giá kết quả thực hiện kỹ thuật đặt <br />
catheter lọc màng bụng trong điều trị BN suy <br />
thận mạn giai đoạn cuối tại khoa ngoại bệnh <br />
viện Bạch mai từ 2004 ‐2010. <br />
<br />
‐ Rạch da dài 4‐5 cm song song với đường <br />
trắng giữa trên rốn, cách đường này 2‐3 cm, trên <br />
rốn 3‐4 cm. Rạch tổ chức dưới da theo đường <br />
rạch da. <br />
‐ Cân cơ thẳng rạch theo đường ngang <br />
vuông góc với đường rạch da tương ứng. Tách <br />
cơ theo đường rạch da. Mở cân ngang bụng. Mở <br />
phúc mạc một lỗ nhỏ, hút dịch trong ổ bụng. <br />
<br />
2. Lựa chọn kỹ thuật thích hợp với điều kiện <br />
hiện tại. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Thời gian từ 13‐10‐2004 đến 14‐10‐2010 tại <br />
khoa ngoại bệnh viện Bạch mai chúng tôi thực <br />
hiện được 370 trường hợp là các BN với chẩn <br />
đoán suy thận mạn giai đoạn IIIb; IV. Được tiến <br />
hành đặt catheter Tenckhoff ổ bụng. <br />
<br />
Hình 1. Cố định cuff I <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến <br />
hành <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả <br />
không đối chứng. <br />
Xử lý số liệu <br />
Các số liệu được xử lý theo phần mềm INFO <br />
6.0 dùng trong y tế. <br />
Các bước tiến hành <br />
Tất cả các bệnh nhân được xếp lịch mổ phiên <br />
và được chuẩn bị theo thường quy. Tất cả các <br />
BN đều được đặt catheter Tenckhoff đầu cong <br />
dài 25‐30 cm có 2 cuff bằng Dacron và xử dụng <br />
dịch lọc của công ty Baxter loại 1,5%, 2,5% và <br />
4,25% lọc 4 túi/ ngày loại 2000ml/túi. Theo dõi <br />
sau mổ và đánh giá kết quả. <br />
Phương pháp phẫu thuật <br />
Phương pháp mổ mở đặt catheter có cắt một phần <br />
mạc nối lớn <br />
Gây tê tại chỗ, gây tê ngoài màng cứng, hoặc <br />
gây mê nội khí quản. <br />
<br />
148<br />
<br />
<br />
Hình 2. Tạo đường hầm cho catheter <br />
‐ Kéo mạc nối lớn ra ngoài, cắt bỏ mạc nối <br />
lớn tối đa. Đưa catheter vào trong ổ bụng xuống <br />
túi cùng Douglase. Cố định cuff I bằng cách <br />
khâu vòng kín phúc mạc quanh chân ống dẫn l‐<br />
ưu bằng chỉ Safil 3.0, cuff II đặt dưới lớp cân cơ <br />
ngoài, sau đó đặt cathetr dưới da theo một <br />
đường vòng cung xuống dưới một khoảng 5‐10 <br />
cm. Lỗ ra của catheter được đưa ra ở vị trí cách <br />
vết mổ 5‐6 cm và thấp hơn điểm cuối của vết mổ <br />
5‐10 cm. Trước khi đóng vết mổ phải kiểm tra <br />
chắc chắn catheter không gập, dịch ra vào tốt và <br />
phải không có máu. <br />
‐ Lắp đầu ngoại vi với hệ thống các túi đựng <br />
dịch lọc màng bụng, rửa ổ bụng bằng dung dịch <br />
1,5% để kiểm tra sự vào ra của catheter với 2000 <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ml dịch có pha 1000 UI heparin. Lưu lại trong ổ <br />
bụng khoảng 200 ml dịch lọc.. <br />
<br />
74)(9). Varela là 35,3 ±11,3(11), của Aydin, Dalgic là <br />
34,3(2), Rui Maio là 46 (21‐81)(7). <br />
<br />
‐ Đậy nắp vô khuẩn đầu ngoài ống dẫn lưu <br />
băng kín. <br />
<br />
Về thời gian lọc so sánh với các đơn vị khác <br />
tôi thấy thời gian lọc càng dài thì tỷ lệ bệnh nhân <br />
không tiếp tục lọc giảm đi. Han SH là tác giả có <br />
thông báo số lượng BN khá lớn 2301 trong 25 <br />
năm, số BN còn lọc sau 5 năm là 69,8%, sau 10 <br />
năm là 51,8%(5). Thời gian BN còn lọc dài nhất <br />
của chúng tôi đến nay là 73,03 tháng, sau 5 năm <br />
còn 86,76%. <br />
<br />
‐ Chăm sóc vết mổ, sau một tuần thì bắt đầu <br />
tiến hành lọc màng bụng thường qui. <br />
Phương pháp mổ mở đặt catheter không cắt mạc nối lớn <br />
Các bước kỹ thuật tiến hành tương tự như <br />
trên chỉ duy nhất là không cắt mạc nối lớn. <br />
+ Phương pháp đặt catheter có hỗ trợ của nội <br />
soi ổ bụng <br />
‐ Bệnh nhân đặt tư thế nằm ngửa, đầu cao. <br />
Gây mê nội khí quản. <br />
‐ Mở một lỗ 5.0 mm dưới rốn để đặt camera, <br />
bơm CO2 dưới áp lực 10‐14 mmHg, quan sát, <br />
đánh giá tình trạng ổ bụng. Đặt 1 trocar 10.0 mm <br />
ngang rốn trên đường giữa đòn trái để đưa <br />
cahteter vào ổ bụng và đặt đúng túi cùng <br />
Douglas (dưới sự giám sát của camera). Đặt 1 <br />
trocar 5 mm trên xương mu, qua đó lấy sợi chỉ <br />
lin đã được buộc sẵn trước khi đưa catheter vào <br />
ổ bụng sau đó khâu cố định catheter vào thành <br />
bụng trước. Cuff 1 được điều chỉnh nằm giữa <br />
phúc mạc và cân ngang bụng, khâu cố định với <br />
phúc mạc bằng chỉ Safil 3.0. Dùng dùi cong tạo <br />
một đường hầm dưới da theo quy trình trên. <br />
Cuff II được cố định dưới da. <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu <br />
Thời gian từ 13‐10‐2004 đến 14‐10‐2010 <br />
chúng tôi thực hiện được 370 trường hợp, với tỷ <br />
lệ BN nam là 204, nữ 166. Tuổi trung bình là 43,6 <br />
trong đó nhỏ nhất là 6 tuổi, cao tuổi nhất là 80. <br />
Hiện còn đang lọc là 237 đạt tỷ lệ 64,05%. Số <br />
bệnh nhân thôi không lọc là 133 chiếm 35,95% <br />
với các lý do khác nhau. Về độ tuổi thì chúng tôi <br />
thấy tỷ lệ ở độ tuổi 30‐ 60 gặp khá cao 252/370 <br />
chiếm 68,1%%. So với các tác giả khác thì tỷ lệ <br />
tuổi và tỷ lệ nam nữ của nhóm nghiên cứu <br />
không có khác biệt: Phạm Văn Bùi BV Bình Dân; <br />
Tuổi trung bình là: 47,1 (nhỏ nhất 24, lớn nhất <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Các tai biến ngoại khoa <br />
Viêm phúc mạc <br />
Viêm phúc mạc là một biến chứng nặng nề <br />
nhất, là mối lo ngại của các nhà thận học. <br />
Nguyên nhân do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn vì <br />
catheter liên thông ổ bụng với môi trường bên <br />
ngoài, mà nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân <br />
không tuân thủ chế độ đảm bảo vô khuẩn khi <br />
thực hiện quá trình lọc. Tỷ lệ của chúng tôi là 10‐<br />
10.25%. Khi viêm phúc mạc thì BN có những <br />
biểu hiện sau: sốt, đau bụng, dịch sau lọc ra đục. <br />
Xét nghiệm cấy tế bào dịch màng bụng có trên <br />
1000 BC/1ml, 3 BN cấy có E.Coli, 1BN có <br />
Klebshiella, 12 BN có Staphylococcus 16 BN âm <br />
tính. Không có trường hợp nào cấy máu dương <br />
tính. Các bệnh nhân vẫn được tiếp tục lọc màng <br />
bụng, và điều trị kết hợp kháng sinh TM, 3 BN <br />
có Coli chúng tôi cho tiến hành rửa ổ bụng bằng <br />
huyết thanh mặn 0,9% có pha kháng sinh, trong <br />
số BN bị VPM có 15 BN chúng tôi phải rút <br />
catheter và chuyển TNT. Theo Phạm Văn Bùi <br />
cũng nhận định VPM thường gặp nhất, thường <br />
tái phát nhiều lần trên cùng một BN, chủ yếu do <br />
BN không tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn <br />
trong thao tác thay đổi dịch, tỷ lệ VPM của tác <br />
giả là: 36,2%(9). M Burkart với n =565 gặp 6% <br />
viêm phúc mạc, trong đó 19% có E.Coli, 15% là <br />
Staphylococcus Một vài tác giả khác có thông <br />
báo về hiện tượng viêm phúc mạc do lao nhưng <br />
với tỷ lệ rất thấp như; B Cakir gặp 4,7%, Holley <br />
HP, Tucker CT. Chúng tôi chưa gặp trường hợp <br />
nào. Kalishian có báo cáo một trường hợp viêm <br />
phúc mạc do nấm Aspergillus(1). Chúng tôi gặp 4 <br />
trường hợp nhiễm nấm. <br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nhiễm trùng chân catheter <br />
Tỷ lệ này của chúng tôi gặp 11,31‐16%, phải <br />
chuyển bên đặt catheter cho 1 BN để điều trị <br />
nhiễm trùng chân và đường hầm của catheter. <br />
Còn những trường hợp khác chỉ cần thay băng <br />
và kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân, trong <br />
quá trình đó bệnh nhân vẫn được tiến hành lọc <br />
màng bụng. Phạm Văn Bùi cũng chỉ gặp 1/47(9). <br />
Tại viện nhi là 28,57%(4). Rui Mario 5/100 chiếm <br />
chỉ 2%(7). Các tác giả cũng nhận thấy rằng đối với <br />
các trường hợp nhiễm trùng chân catheter phần <br />
lớn chỉ cần thay băng, điều trị kháng sinh toàn <br />
thân là đạt kết quả tốt, sau đó bệnh nhân lại có <br />
thể tiếp tục lọc màng bụng Chúng tôi cũng như <br />
các tác giả thấy: nhiễm trùng chân catheter hoặc <br />
đường hầm là một trong những nguyên nhân <br />
gây nên VPM thứ phát. <br />
Dò dịch ổ bụng tại chân catheter <br />
Chủ yếu là do lỗi kỹ thuật khi khâu cố định <br />
cuff I với phúc mạc không chắc và lỗi khi tạo <br />
đường hầm bằng dùi cong. Chúng tôi gặp 1 <br />
trường hợp do lỗi kỹ thuật khi dùi vòng vào <br />
trong ổ bụng rồi mới đưa đầu ngoài ra da. Hiện <br />
tượng rò dịch qua chân cuff I chúng tôi gặp 1,41‐<br />
2%. Phạm Văn Bùi là: 4,3%, tác giả cho rằng <br />
nguyên nhân do thực hiện thẩm phâm phúc <br />
mạc quá sớm (01 ngày sau mổ)(9). G Del Peso <br />
gặp 3,7% n=108)(5). Viện nhi thông báo 6/14 bị rò <br />
dịch quanh chân catheter(4). <br />
Tắc và di lệch vị trí catheter trong ổ bụng <br />
Tỷ lệ của chúng tôi là 5,41‐12.01%, thường <br />
là tắc đi kèm với di lệch vị trí. Nguyên nhân <br />
gây ra tắc khác nhau: tắc cơ học do sự di <br />
chuyển của đầu catheter không đúng vị trí, do <br />
sự chèn ép của các tạng lân cận, xoắn vặn ống <br />
bên ngoài catheter, táo bón và tắc bên trong <br />
lòng catheter do nút fibrin, cục máu đông. <br />
Trong đó nguyên nhân chính là do mạc nối lớn <br />
cuộn ôm lấy catheter, khi đó có hiên tượng <br />
dịch vào thì tốt nhưng dịch ra rất chậm hoặc <br />
tắc hoàn toàn, như van một chiều, những <br />
trường hợp này chúng tôi tiến hành mở một lỗ <br />
dưới rốn lấy catheter ra khỏi ổ bụng, tiến hành <br />
cắt mạc nối lớn, bơm dưới áp lực để làm thông <br />
<br />
150<br />
<br />
catheter. Cục fibrin không gây tắc hoàn toàn <br />
được catheter vì đầu catheter rất nhiều lỗ bên, <br />
khi bị hiện tượng này thì dịch ra vào chậm, chỉ <br />
cần bơm rửa là thông tốt. Chúng tôi chỉ mổ để <br />
xử lý hiện tượng tắc này sau khi đã cho bệnh <br />
nhân thay đổi tư thế khi cho dịch vào, ra nhiều <br />
lần thất bại. Hoặc chụp XQ xác định vị trí của <br />
catheter nằm ở phía trên ổ bụng. <br />
Có 5 trường hợp chúng tôi gỡ dính qua nội <br />
soi ổ bụng, qua nội soi thường thấy mạc nối co <br />
kéo catheter lên phía trên ổ bụng. Theo chúng <br />
tôi, cũng như Stefano Santarelli: áp dụng nội soi <br />
ổ bụng can thiệp cho những trường hợp tắc <br />
catheter nhằm kéo dài sự lọc màng bụng là một <br />
giải pháp hữu ích(2). Theo Ram Gocal hiện tượng <br />
tắc catheter là một biến chứng có thể gặp sớm <br />
nhất chỉ sau 2 tuần lọc màng bụng hoặc có thể <br />
liên quan đến biến chứng của viêm phúc mạc. <br />
Viện nhi thông báo 1/14(4). Phạm văn Bùi có tỷ lệ <br />
là 5/47 trong đó 4 do VPM, 1 do mạc nối quấn và <br />
đều phải rút bỏ cả 5(9). Stefano Santarelli thông <br />
báo trong 21 trường hợp tắc catheter phải mổ <br />
nội soi lại thấy 12 trường hợp là mạc nối bọc đầu <br />
catheter, 5 trường hợp đầu catheter di lệch khỏi <br />
vị trí(10). <br />
<br />
Chảy máu trong ổ bụng sau mổ <br />
Chúng tôi không gặp trường hợp nào kể cả <br />
ở nhóm có cắt bỏ mạc nối. Những trường hợp <br />
ngay sau mổ dịch ổ bụng có ra dịch hồng thì <br />
chúng tôi tiến hành rửa ổ bụng bằng huyết <br />
thanh mặn 0,9% có pha thêm 5000UI heparin/lit, <br />
sau 2‐3 túi rửa liên tục cho đến khi trong. <br />
Arnoud Peppelenbosch cũng nhận xét: chảy <br />
máu là một biến chứng sớm sau mổ, nhưng ít <br />
gặp, dịch hồng có thể hết trong một vài ngày sau <br />
mổ (8). Đặc biệt ở bệnh nhân là phụ nữ thì phải <br />
chú ý thời kỳ kinh nguyệt nếu không sẽ chẩn <br />
đoán nhầm với chảy máu do catheter làm tổn <br />
thương thành phần nào đó trong ổ bụng. Viện <br />
nhi thông báo 1/14 bị chảy máu ổ bụng(4). <br />
Đau bụng <br />
Đau bụng vùng đáy chậu và hậu môn, <br />
bệnh nhân có cảm giác đau thường xuất hiện ở <br />
cuối giai đoạn ra dịch và hết khi quá trình trao <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
đổi dịch chấm dứt và thường hết sau 1‐2 tuần <br />
sau lọc. Hiện tượng này gặp phần lớn ở những <br />
bệnh nhân bị táo bón nên sau khi thụt tháo và <br />
điều trị thuốc chống táo bón thì hết. Tỷ lệ này <br />
gặp 25% trong nhóm nghiên cứu. Đinh Thị <br />
Kim Dung là 30%(4). <br />
<br />
Những biến chứng khác <br />
‐ Tắc ruột: chúng tôi chưa gặp trường hợp <br />
nào. Stefano gặp 1cas. Giãn ruột do dính Cakir B <br />
thông báo 3/42 BN (7,1%)(1,10). <br />
‐ Thủng ruột là một biến chứng có thể gặp <br />
khi: đặt trocar đầu tiên vì phải đặt mù, do sự cọ <br />
sát của cathetẻ với thành ruột. Hoặc hiện tượng <br />
thiếu máu cục bộ của thành ruột trên cơ địa <br />
những BN có tiền sử viêm loét. Chúng tôi chưa <br />
gặp trường hợp nào. Arnout gặp gần 1% khi mổ <br />
nội soi. B Cakir gặp 2/42 (4,7%) trong đó 1 BN <br />
thủng ruột non, 1 BN thủng đại tràng sigma(1). <br />
‐Thoát vị vết mổ, thoát vị bẹn, thoát vị cơ <br />
hoành: thường gặp ở bệnh nhân có thành bụng <br />
yếu trong khi đó dịch trong ổ bụng luôn làm cho <br />
áp lực ổ bụng tăng. Phạm Văn Bùi gặp 1/47(9). G <br />
Del Peso trong thời gian 5 năm có tới 12% thoát <br />
vị(3). Man Fai Lam gặp 19/743 BN(6). Cakir B gặp <br />
5/42 (11,9%)(1). <br />
‐ Tràn dịch màng phổi, màng tinh hoàn, sau <br />
phúc mạc: đây cũng là những tai biến thường <br />
gặp và bệnh nhân phải ngừng lọc một thời gian <br />
thì hiện tượng này hết. Chúng tôi gặp 15 BN có <br />
tràn dịch màng tinh hoàn. Man Fai Lam gặp <br />
17/743 BN tràn dịch màng phổi(6), G Del Peso <br />
gặp 5,6% tràn dịch màng phổi, 21,3% tràn dịch <br />
sau phúc mạc(3). <br />
‐ Máu tụ trong ổ bụng và thành bụng: chúng <br />
tôi chỉ gặp 1 trường hợp tụ máu thành bụng, tụ <br />
máu trong ổ bụng chưa gặp trường hợp nào, <br />
nhưng các tác giả có thông báo B Cakir gặp 5/42 <br />
(11,9%)(1). <br />
‐ Abscess sau phúc mạc, cơ đái chậu: chúng <br />
tôi chưa gặp trường hợp nào nhưng các tác giả <br />
có nói tới: Belma Cevik gặp 3 trường hợp, trong <br />
đó 1 ở vùng tiểu khung, 2 ở sau phúc mạc abcess <br />
cơ đái chậu trái. <br />
<br />
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
‐ Viêm tụy cấp thể không có nguyên nhân cơ <br />
giới, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào nhưng <br />
có tác giả thông báo: Ismail Kirbas gặp 2/42 <br />
trong đó 1 BN bị 5 lần, 1 BN khác bị 3 lần. <br />
‐ Sốc nhiễm khuẩn: đây là một biến chứng <br />
rất nặng có thể gây tử vong cho BN. Chúng tôi <br />
chưa gặp trường hợp nào, nhưng tác giả Cakir B <br />
thông báo gặp 2/5 trường hợp tử vong và 1 BN <br />
tử vong do suy hô hấp ngừng thở(1). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
1‐ Kết quả sau mổ: Tỷ lệ BN theo dõi sau 5 <br />
năm đạt 86,76%. Theo phân loại: Tốt 218 BN <br />
(58,91%). Trung bình 19 BN (5,14%). Kém 133 <br />
BN (35,95%). <br />
2‐ Về lựa chọn kỹ thuật của phương pháp: <br />
Đây là một kỹ thuật đơn giản, an toàn và hiệu <br />
quả. Hoàn thiện kỹ thuật mổ mở một giải pháp <br />
hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Có thể thực <br />
hiện được ở tất cả các bệnh viện có khoa ngoại <br />
tổng hợp. Không cần thiết phải cắt bỏ mạc nối <br />
lớn đối với cả hai kỹ thuật trên. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Cakir B, Kirbas I, Cevik B (2008) Complications of continuous <br />
ambulatory peritoneal dialysis: evaluation with CT, Diagn <br />
Interv Radiol 14:212‐220. <br />
Dalgic A, Ersoy E, Anderson ME, Lewis J, Engin A, <br />
DʹAlessandro AM. (2002). A Novel Minimally Invasive <br />
Technique for Insertion of Peritoneal Dialysis Catheter <br />
Surgical Laparoscopy, Endoscopy Percutaneous Techniques; <br />
Volume 12‐ Issue 4‐ pp 252‐254. <br />
Del Peso G, Bajo MA, Costero O, Hevia C, Gil F, Diaz C, <br />
Aguilera A, and Selgas R (2003) Risk factors for abdominal <br />
wal complications in peritoneal dialysis patients; Peritoneal <br />
Dialysis International, Vol 23, Issue 3, pp 249‐254. <br />
Đinh Thị Kim Dung, Trần Vinh (2006), Bước đầu áp dụng và <br />
đánh giá hiệu quả của lọc màng bụng liên tục ngoại trú sau 3 <br />
tháng điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối, <br />
Y học lâm sàng số 5; tr 42‐47. <br />
Henderson S (2009), Safety and efficacy of percutaneous <br />
insertion of peritoneal dialysis catheter under sedation and <br />
local anaesthetic; Oxford Journals Nephrology Dialysis <br />
Transplantation, Volume 24(11), pp 3499‐3504. <br />
Lam MF, Lo WK (2009) Retropeeitoneal leakage as a cause of <br />
acute ultrafiltration failure: its associated risk factors in <br />
peritoneal dialysis 29(5): 542‐547. <br />
Maio R, Figueiredo N, and Costa P (2008). Laparascopic <br />
placement of tenckhoff catheters for peritoneal dialysis: A <br />
safe, effective, and reproducible procedure, Vol 28, pp 170‐<br />
173. <br />
Peppelenbosch A, van Kuijk WHM, Bouvy ND, van der <br />
Sande FM and Tordoir JHM (2008), Peritoneal dialysis <br />
<br />
151<br />
<br />