intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ em bằng bơm hơi đại tràng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị lồng ruột (LR) ở trẻ em bằng bơm hơi đại tràng. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu loạt ca bệnh LR được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 01/2020 đến tháng 9/2020. Các bệnh nhân (BN) được điều trị bằng bơm hơi đại tràng tại khoa ngoại tổng hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ em bằng bơm hơi đại tràng

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM BẰNG BƠM HƠI ĐẠI TRÀNG Đậu Anh Trung1, Trần Văn Trung1, Quách Thị Thanh Bình1 TÓM TẮT 82 Từ khóa: Lồng ruột, bơm hơi đại tràng, siêu Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm âm. sàng và đánh giá kết quả điều trị lồng ruột (LR) ở trẻ em bằng bơm hơi đại tràng. Đối tượng và SUMMARY phương pháp: Mô tả tiến cứu loạt ca bệnh LR EVALUATING THE RESULTS OF AIR được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ – ENEMA REDUCTION FOR tháng 01/2020 đến tháng 9/2020. Các bệnh nhân INTUSSUSCEPTION IN CHILDREN (BN) được điều trị bằng bơm hơi đại tràng tại Objectives: Describing clinical features, khoa ngoại tổng hợp. Kết quả tháo lồng được xác nonclinical features, and appraising the results of định dựa vào dấu chứng tháo lồng, x-quang và air – enema reduction (AER) for intussusception siêu âm (SA). Kết quả: Có 255 BN thuộc đối in children. Subjects and methods: Decribes the tượng nghiên cứu, tuổi trung bình là 20,6 tháng prospective of all intussusception cases treated in (3 tháng – 7 tuổi). 85,1% là LR lần đầu, 14,9% là Nghe An Obstetrics and Pediatrics Hospital from LR tái phát. Thời gian từ khi xuất hiện triệu 01/2020 to 9/2020. The patiens were treated by chứng đầu tiên đến khi bơm hơi trung vị là 9 giờ air – enenma reducation in general surgery (2 giờ - 50 giờ). 97,3% BN đau bụng cơn, 80% department. The results were determined based nôn, 16,5% ỉa máu,18% sờ thấy khối lồng. 100% on intussusceptive removal hallmarks, x-rays anh bệnh nhân có hình ảnh LR điển hình trên siêu ultrasounds. Results: 255 patients were enrolled âm, không bệnh nhân nào có nguyên nhân thực with a mean age of 20,6 months (range: 3 months thể. Kết quả tháo lồng bằng hơi thành công to 7 years). 85,1% of patients had primary IS, 98,8%, không có tai biến và tử vong. Có 8 BN 14,9 – recurrent IS. The median time from onset (3,1%) phải bơm hơi 2 lần, 5 BN (2%) phải bơm of syptoms to AER was 9 hours (ranger: 2-50 hơi 3 lần, trong đó có 3 BN (1,2%) tháo lồng thất hours). 97,3% of patients had abdominal pain, bại sau 3 lần bơm hơi được chỉ định phẫu thuật 80% - vomiting, 16,5% - bloody stool, 18% - tháo lồng. Kết luận: Điều trị LR bằng bơm hơi palpable mass. 100% of patients had typical đại tràng là một thủ thuật an toàn hiệu quả và khả ultrasound images of intussuception. AER was thi, có thể phổ biến áp dụng rộng rãi cho ngoại performed successfully in 98,8% without any khoa ngay cả tuyến y tế cơ sở. complicstion and mortality. 8 patients (3,1%) had to be carried out AER 2 time, 5 patients (2%) – 3 times, among them 3 patients (1,2%) underwent 1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. surgery reduction of IS after 3 times failed AER. Chịu trách nhiệm chính: Đậu Anh Trung Conclusions: Air – enema reducation for Email: dauanhtrung@gmail.com intussusception in children is safe, effective, Ngày nhận bài: 27.10.2020 realizable procedure, it can popularly apply for Ngày phản biện khoa học: 10.11.2020 surgery ward at grassrootshealth facilities. Ngày duyệt bài: 27.11.2020 533
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 Keywords: Intussuception, air-enema II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU reduction, ultrasound 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu loạt ca bệnh, I. ĐẶT VẤN ĐỀ bao gồm tất cả BN bị LR được điều trị bằng Lồng ruột (LR) là trạng thái bệnh lý gây phương pháp bơm hơi đại tràng tại Bệnh ra do một đoạn ruột chui vào lòng đoạn ruột viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 01 năm 2020 kế cận theo chiều nhu động. Trẻ nam bị bệnh đến tháng 9 năm 2020. nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam/nữ khoảng từ Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân gồm: 2/1 đến 3/1. Các nghiên cứu dịch tễ học ở BN được chẩn đoán xác định là LR dựa Anh cho thấy tỷ lệ LR vào khoảng 1,57/1000 – 4/1000 trẻ, ở Việt Nam tỷ lệ này là vào lâm sàng: đau bụng cơn, nôn, ỉa máu, sờ 302/100.000 [1] Mặc dù LR có thể gặp ở bất được khối lồng [1]. SA có hình ảnh của LR kỳ lứa tuổi nào, nhưng 75% trường hợp xảy điển hình (hình bia, bánh sandwich,…) [1], ra ở trẻ dưới 2 tuổi [3]. [2]. Nếu trẻ bị LR nhiều lần, chỉ lấy vào Chẩn đoán LR cấp dựa vào lâm sàng và nghiên cứu lần vào viện đầu, những lần sau siêu âm [1]. LR có thể được điều trị bằng các tính vào kết quả theo dõi. BN và gia đình biện pháp tháo lồng không phẫu thuật hoặc đồng ý tham gia nghiên cứu. bằng phẫu thuật. Phương pháp điều trị chủ Phương pháp điều trị trong nghiên cứu yếu hiện nay vẫn là các biện pháp tháo lồng * Chuẩn bị tháo lồng không phẫu thuật như: bơm hơi đại tràng, Thủ thuật được tiến hành bởi bác sĩ ngoại thụt đại tràng bằng dung dịch đẳng trương… nhi tại phòng thủ thuật khoa ngoại, dụng cụ Tỉ lệ phải mổ ngày càng giảm do được chẩn tháo lồng gồm: sonde foley, bơm tiêm, bóng đoán sớm và sự cải tiến của các phương pháp bóp và đồng hồ đo áp lực. tháo lồng không mổ [1], [2]. * Tiến hành thủ thuật Fiorito và cộng sự (1959) lần đầu mô tả - Đặt sonde Foley vào hậu môn: phương pháp tháo lồng bằng bơm hơi đại tràng có kiểm soát áp lực và theo dõi dưới + Bệnh nhân nằm ngửa co 2 chân và màn chiếu X-quang [7]. Ở Việt Nam tháo dạng chân bộc lộ hậu môn. lồng bằng hơi được tiến hành từ năm 1964 + Điều dưỡng đi găng, dùng parafin bôi và từ năm 1973 Ngô Đình Mạc nghiên cứu vào đầu sonde Foley 24, sau đó đặt vào lòng một cách hệ thống, toàn diện [1]. Nhờ những trực tràng đến hết đoạn có bóng cuff. nghiên cứu này, phương pháp tháo lồng bằng + Bơm khí căng bóng cố định sonde hơi hiện nay đã được sử dụng ở hầu hết các Foley. cơ sở. - Tiến hành bơm hơi tháo lồng: Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã ứng kỹ + Lắp bóng bóp vào đầu sonde Foley. thuật bơm hơi đại tràng để điều trị LR ở trẻ + Bơm hơi với áp lực từ 80 – 120mmHg, em từ năm 1985. Chúng tôi thực hiện nghiên có thế để tay lên bụng để đánh giá, nếu tháo cứu này nhằm hai mục tiêu: mô tả đặc điểm lồng được thấy có cảm giác khối lồng lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả “bung” ra. điều trị LR ở trẻ em bằng bơm hơi đại tràng + Có thể kết hợp nắn thành bụng khi tháo tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020. 534
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 để góp phần “đẩy” đầu khối lồng về phía tiểu + Chụp bụng không chuẩn bị thấy hơi khung (hướng về cuối manh tràng - ruột sang ruột non. non). + Tiến hành SA để kiểm tra sau bơm hơi + Một lần tháo lồng có thể có 1 hoặc không còn thấy hình ảnh khối lồng. nhiều đợt bơm hơi. Nếu tháo lồng 15 phút Sau khi tháo lồng thành công, tiếp tục không có kết quả thì tạm dừng, và sau 1 thời theo dõi BN về lâm sàng tại khoa ngoại từ 12 gian nghỉ có thể tiến hành tháo lồng lần 2. – 48 giờ. + Nếu tháo lồng lần 2 không hiệu quả 2.2. Phân tích và xử lý số liệu: Nhập và tháo lại trên phòng mổ (sau lần 2 ít nhất 60 phân tích số liệu bằng SPSS 20.0. phút). + Chuẩn bị đầy đủ bộ xét nghiệm mổ cấp III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU cứu. Tại phòng mổ, bệnh nhân được gây mê Trong thời gian nghiên cứu có tất cả 255 và tháo lồng lần 3. BN bị LR được điều trị bằng bơm hơi đại + Nếu tháo lồng lần 3 không kết quả thì tràng tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Độ chuyển phẫu thuật để tháo lồng. tuổi trung bình là 20,6 ±14,4 tháng, nhỏ nhất * Kết thúc thủ thuật tháo lồng khi: là 3 tháng, lớn nhất là 84 tháng. LR hay gặp Tháo lồng có kết quả: dừng bơm hơi khi ở trẻ dưới 24 tháng tuổi (72,2%). Tỷ lệ nam / khám thấy có ít nhất một chứng nghiệm tháo nữ là 1,3. lồng [1], [6]: Trong nghiên cứu này hầu hết trẻ bị LR + Bụng chướng tròn đều, hơi qua nhiều lần đầu (85,1%), 14,9% là LR tái phát. Phần phía ruột non. lớn BN (90,2%) đến viện trước 24 giờ từ khi + Nghe tiếng hơi qua van Bauhin. xuất hiện triệu chứng đầu tiên, chỉ 2,7% số + Không sờ thấy khối lồng. trẻ nhập viện sau 48 giờ. Không có BN nào + Áp suất giảm đột ngột trên đồng hồ bị shock, mất nước nặng. theo dõi áp suất. 97,3% 100% 90% 80% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 16,5% 18% 13,7% 20% 7,0% 10% 0% Đau bụng Nôn Ỉa má u Sờ thấ y KL 3 tri ệu 4 tri ệu cơn chứng chứng Biểu đồ 3.1. Tần suất các triệu chứng lâm sàng chính 535
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 Khám lúc vào viện thấy hầu hết trẻ có Tất cả 255 BN trong nghiên cứu đều có triệu chứng đau bụng cơn (97,3%) và nôn hình ảnh LR điển hình trên siêu âm ổ bụng. (80%), tỷ lệ gặp ỉa máu chỉ là 16,5%, có 18% Đa số vị vị trí khối lồng nằm ở vùng hạ BN sờ thấy khối lồng. Chỉ có 13,7% BN là sườn phải (95,7%) và có đường kính ≤ có 3 triệu chứng đau bụng cơn, nôn, ỉa máu 35mm (96,1%), chỉ có 3,9% trường hợp có và 7% BN có đầy đủ cả 4 triệu chứng. đường kính khối lồng trên siêu âm > 35mm. Bảng 3.1. Kết quả điều trị LR bằng bơm hơi đại tràng Kết quả bơm hơi tháo lồng Số lượng Tỷ lệ (%) 1 lần 242 94,9 2 lần 8 3,1 Thành Công 3 lần 2 0,8 Thất bại Mổ mở 3 1,2 Tổng 255 100 Tỷ lệ bơm hơi tháo lồng thành công là bơm hơi tháo lồng thành công có thời gian 98,8%, có 8 BN (3,1%) phải bơm hơi 2 lần, nằm viện trung bình là 1,1 ± 0,3 ngày. Trong 2 BN (0,8%) phải bơm hơi 3 lần. Không có khi BN tháo lồng thất bại phải chuyển mổ có trường hợp nào bị tai biến vỡ ruột khi bơm thời gian nằm viện trung bình là 7,0 ± 1,0 hơi tháo lồng. 3 BN (1,2%) tháo lồng không ngày. thành công sau 3 lần bơm hơi được chỉ định mổ cấp cứu tháo lồng bằng tay. 95,3% BN IV. BÀN LUẬN được tháo lồng thành công ở áp lực ≤ 110 Trong thời gian nghiên cứu từ tháng mmHg, chỉ 12 BN (4,7%) cần bơm hơi với 01/2020 đến tháng 9/2020, có 255 BN được áp lực từ > 110 mmHg. Thời gian tháo lồng chẩn đoán và điều trị LR bằng phương pháp bơm hơi đại tràng tại Bệnh viện Sản Nhi trung bình là 6,0 ± 1,7 phút, trung vị là 5 Nghệ An, với độ tuổi trung bình của BN là phút, nhanh nhất là 3 phút, chậm nhất 15 20,6+14,4 (3÷84) tháng. Tỷ lệ trẻ trẻ nam bị phút. LR nhiều hơn trẻ nữ kết quả này tương đồng Với p < 0,01 chúng tôi nhận thấy BN tuổi với nghiên cứu của nhiều tác giả khác [2], càng nhỏ (< 12 tháng), đến viện muộn (> 48 [6]. Hiện nay y văn vẫn chưa giải thích chính giờ) và đã có triệu chứng ỉa máu là những xác được hiện tượng này. yếu tố làm tăng tỷ lệ thất bại của bơm hơi. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận Theo dõi sau tháo lồng, đa phần BN thấy BN vào viện có các triệu chứng điển (81,7%) toàn trạng ổn định ra viện. Các triệu hình của LR như đau bụng cơn, nôn, ỉa máu, chứng có thể gặp sau bơm hơi tháo lồng là thăm khám sờ thấy khối lồng. Trong đó, triệu sốt (2,8%), ỉa lỏng (2,4%), đau bụng (9,1%). chứng đau bụng quấy khóc cơn chiếm Tuy nhiên vẫn có 33 (13,1%) trường hợp 97,3%, nôn 80%, tương tự với nhiều tác giả quay lại viện và được phát hiện tái phát. BN và nghiên cứu khác [2], [6]. 536
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Bảng 4.1. triệu chứng lâm sàng ghi nhận bởi một số tác giả Tác giả Đau bụng Nôn Ỉa máu Sờ thấy KL Trần Ngọc Sơn (2019) [2] 97,7% 72,6% 8,0% 15,0% Liu (2019) [3] 78,9% 47,4% 14,2% 5,0% Schollin (2019) [8] 88% 66% 38% 20% Nguyễn Thanh Xuân (2020) [6] 100% 82,2% 11,9% 43,2% Chúng tôi (2020) 97,3% 80% 16,5% 18% Đau bụng cơn là triệu chứng thường gặp tác giả khác [6]. Nguyên nhân có thể do trẻ nhất ở trẻ bị LR, trong nghiên cứu này quấy khóc, khối lồng thường ở vị trí dưới (97,3%) BN có triệu chứng này, giống với gan khó đánh giá, bụng chướng và cũng có nhiều nghiên cứu khác [2],[6],[8]. Nôn cũng thể do triệu chứng này thường không được là một triệu chứng cổ điển thường gặp trong nghi nhận trong hồ sơ bệnh án hoặc BN LR, tỷ lệ BN có nôn của chúng tôi là 80%, không được thăm khám lâm sàng tỷ mỉ. tương tự với một số tác giả khác như: Đối với LR, SA là phương tiện chẩn đoán Nguyễn Thanh Xuân (82,2%); Trần Ngọc có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 95,6%, và độ Sơn (72,6%) [2], nhưng thấp hơn so với một chính xác 97,8% [2]. Trong nghiên cứu của số nghiên cứu về LR ở trẻ nhũ nhi như chúng tôi, 100% BN có hình ảnh bia bắn và Nguyễn Thanh Liêm 90,2% [1]. Đại tiện hình sandwich, khối lồng chặt, khó tháo khi phân có máu là một triệu chứng khá thường đường kính khối lồng >35mm [1], [2]. gặp trong lồng ruột đặc biệt ở trẻ nhũ nhi, Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tháo lồng theo Schollin tỷ lệ ỉa máu là (38%) [8], Hu thành công của chúng tôi là 98,8%. Có 8 BN (68%) [4]. Kết quả của chúng tôi là 16,5%, (3,1%) phải bơm hơi 2 lần, 2 BN (0,8%) phải nguyên nhân có thể do có tới 90,2% BN bơm hơi 3 lần, trong đó có 3 BN (1,2%) trong nghiên cứu này vào viện sớm trước 24 không tháo lồng thành công sau 3 lần bơm giờ. Tỷ lệ sờ thấy khối lồng trong nghiên cứu hơi được chỉ định phẫu thuật tháo lồng. của chúng tôi là 18,0% thấp hơn so với các Bảng 4.2. So sánh kết quả điều trị của các tác giả Tác giả Năm n Thành công (%) Trần Ngọc Sơn [2] 2019 226 98,7% Hu [4] 2019 586 94,2% Tanger [5] 2020 48 80% Nguyễn Thanh Xuân [6] 2020 118 98,3% Chúng tôi 2020 255 98,8% BN được tháo lồng thành công ở áp lực bơm hơi từ 80 - 110 mmHg là chủ yếu (95,3%), chỉ có 4,7% với áp lực từ 110 - 120 mmHg, khá tương đồng với các tác giả khác [2], [6]. Theo dõi trong thời gian nghiên cứu thấy tỷ lệ tái phát của chúng tôi là 13,1% (33/252), tái phát trong 48 giờ là 3,6% (9/36). Thời gian nằm viện trung bình của các BN tháo lồng thành công là 1,1 ± 0,3 ngày tương tự nhiên cứu khác[2], [6]. 537
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 IV. KẾT LUẬN Surgical Reduction: a Single-Center Điều trị LR bằng phương pháp bơm hơi Experience with 568 Cases. Journal of đại tràng là một thủ thuật an toàn, khả thi và Gastrointestinal Surgery, 23(11), 2255–2262. hiệu quả, tỷ lệ thành công 98,8%, không có 5. Tanger R, Singh A, Gupta A. et al. (2020). biến chứng hay tử vong. Có thể phổ biến áp Nonavailability of ultrasound: Try dụng rộng rãi cho cả tuyến y tế cơ sở. stethoscope in pneumatic reduction. J Indian Assoc Pediatr Surg, 25(2), 76. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Thanh Xuan N, Huu Son N, and Huu 1. Nguyễn Thanh Liêm (2016). Lồng ruột. Thien H. (2020). Treatment Outcome of Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em. Nhà xuất bản y Acute Intussusception in Children Under Two học, Hà Nội, 127–144. Years of Age: A Prospective Cohort Study. 2. Trần Ngọc Sơn, Phạm Đức Hiệp, và Hà Cureus. 35(6), 1–8. Văn Quý (2019). Điều trị lồng ruột ở trẻ em 7. Sacks R.S, Anconina R, Farkas E. et al. bằng bơm hơi đại tràng tại giường dưới (2020). Sedated ultrasound guided saline hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí Y học Việt reduction (SUR) of ileocolic intussusception: Nam, 482(9), 3–9. 20 year experience. Journal of Pediatric 3. Liu X, Xia B, Yu H. et al. (2019). Atropine Surgery, 25(10), 1–4. Premedication Facilitates Ultrasound-Guided 8. Schollin Ask L, Svensson J.F, Olén O. et al. Reduction by Saline Enema in Children With (2019). Clinical presentation of Intussusception. Frontiers in Pharmacology, intussusception in Swedish children under 3 10, 1–7. years of age and the validity of diagnostic 4. Hu J, Liu M, Yu X. et al. (2019). Clinical coding. Pediatr Surg Int, 35(3), 373–381. Characteristics of Intussusception with 538
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1