VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT SẮN<br />
TRỒNG XEN TRONG NƯƠNG CHÈ SHAN GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT<br />
CƠ BẢN TẠI MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br />
Lê Khải Hoàn, Nguyễn Phúc Chung, Nguyễn Hữu La<br />
TÓM TẮT<br />
Trong giai đoạn 2013-2015 các thí nghiệm đánh gia về phân bón và mật độ trồng đối với cây<br />
sắn trồng xen chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được thực hiện tại xã Suối Giàng, huyện Văn<br />
Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm xác định lượng phân bón và mật độ trồng phù hợp với cây sắn để cho năng<br />
suất và hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với các<br />
mật độ: CT1: sắn trồng mật độ 7.500 cây/ha; CT2: sắn trồng mật độ 10.000 cây/ha; CT3: sắn trồng<br />
mật độ 12.500 cây/ha (đ/c); CT4: sắn trồng mật độ 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen và các mức<br />
phân bón: CT1(Đ/C): ghi lượng dinh dưỡng nguyên chất 130kg urê - 222 kg supe lân - 133 kg kali<br />
clorua / ha; CT2: 150kg urê - 255 kg supe lân - 153 kg kali/ha (tăng 15% so với đối chứng); CT3:<br />
163kg urê - 276 kg supe lân - 167 kg kali trên ha (tăng 25% so với đối chứng); CT4: 176kg urê - 300<br />
kg supe lân - 180 kg kali trên ha (tăng 35% so với đối chứng). Kết quả thực hiện cho thấy: Khi sắn<br />
được trồng ở mật độ 10.000 cây/ha cho năng suất 30 tấn năm 2013 và 29 tấn năm 2014 và bón<br />
lượng phân 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng) cho năng suất là<br />
17 tấn năm 2013. 28 tấn năm 2014; và có hiệu quả trong sử dụng đất với chỉ số LER lớn hơn 1. Mô<br />
hình canh tác sắn xen chè cho năng suất sắn 37 tấn/ha và lãi thuần đạt 29,463 triệu đồng/ha.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Miền núi phía Bắc là vùng có sự đa dạng<br />
về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đã tạo điều<br />
kiện cho nhiều loài cây trồng mang tính đặc<br />
sản phát triển trong đó có cây chè Shan. Tại<br />
Yên Bái diện tích chè toàn tỉnh hiện nay có<br />
khoảng 12.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng<br />
90 nghìn tấn. Cây chè là một trong những cây<br />
trồng góp phần cho công tác xoa đói giảm<br />
nghèo tại vùng cao. Và nói đến chè phải nhắc<br />
tới sản phẩm chè Shan ở Suối Giàng.<br />
Chè Shan Suối Giàng đã từ lâu là một<br />
thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng<br />
trong và tỉnh ưa chuộng. Chè Suối Giàng nổi<br />
tiếng bởi có chất lượng rất cao, hương thơm, vị<br />
đượm, giàu dinh dưỡng và là nguồn khởi thủy<br />
của dòng chè Shan trên thế giới (Đỗ Ngọc Quỹ<br />
và Nguyễn Kim Phong, 1997). Nguyên liệu chè<br />
đáp ứng đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ được<br />
sự đa dạng của thị trường tiêu thụ trong và<br />
ngoài nước hiện nay.<br />
Trong những năm gần đây người trồng<br />
chè đã bắt đầu trồng xen một số loại cây ngắn<br />
ngày trong các nương chè ở giai đoạn kiến thiết<br />
cơ bản (KTCB), trong đó sắn là cây trồng<br />
chiếm diện tích lớn nhất (50 ha) tuy nhiên hiệu<br />
quả mang lại từ cây trồng xen chưa cao do<br />
người dân chưa nắm vững được kỹ thuật.<br />
<br />
672<br />
<br />
Để phát triển cây chè một cách bền vững,<br />
ngoài việc được hỗ trợ từ các chính sách của<br />
Đảng, Nhà nước, tỉnh thì việc trồng xen trong<br />
giai đoạn KTCB là hết sức cần thiết vừa góp<br />
phần bảo vệ đất, vừa nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng đất nhờ việc “lấy ngắn nuôi dài”, đồng<br />
thời cũng góp phần làm giảm công lao động<br />
cho việc làm cỏ và chăm sóc chè trong giai<br />
đoạn này.<br />
Xuất phát từ những đòi hỏi từ thực tế<br />
trên trong giai đoạn 2013 - 2015 các thí<br />
nghiệm: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát<br />
triển và năng suất sắn trồng xen trong nương<br />
chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được<br />
thực hiện nhằm xác định quy trình canh tác phù<br />
hợp cho cây sắn trồng xen.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
- Chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản và<br />
sắn cao sản<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Trong năm 2013, 2014 và 2015 trên các<br />
nương có độ dốc 15-200 và cây chè tuổi 1-5 tại<br />
xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái<br />
bố trí các thí nghiệm trồng xen theo khối ngẫu<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
nhiên hoàn chỉnh nhắc lại 3 lần. Kích thức ô thí<br />
nghiệm 40 m2.<br />
- Thí nghiệm mật độ gồm các công thức<br />
CT1: sắn trồng mật độ 7.500 cây/ha<br />
CT2: sắn trồng mật độ 10.000 cây/ha<br />
CT3: sắn trồng mật độ 12.500 cây/ha (đ/c)<br />
CT4: sắn trồng mật độ 14.000 cây/ha<br />
CT5: không trồng xen<br />
Và sử dụng cùng một mức phân bón theo<br />
quy trình khuyến cáo: 130kg urê + 222 kg<br />
supe lân + 133 kg Kali – quy lượng dinh dưỡng<br />
nguyên chất, N, P2O5, K2O cho 1 năm.<br />
Với cây trồng chính (chè Shan) được<br />
trồng với khoảng cách 2,5 m x 2,5 m. Không<br />
bón bổ sung phân, không sử dụng thuốc bảo vệ<br />
thực vật.<br />
<br />
Chỉ số tương đương của đất (LER)<br />
Chỉ số tương đương của đất được tính<br />
toán để xác định việc trồng xen có lợi hay<br />
không có lợi khi sử dụng đất. Chỉ số này được<br />
tính theo phương pháp của Rao và Coe 1992<br />
với công thức<br />
Ci<br />
Ti<br />
LER =<br />
+<br />
Cs<br />
Ts<br />
Trong đó: Ci: Sản lượng cây trồng xen<br />
Cs: Sản lượng cây trồng xen khi trồng<br />
thuần<br />
Ti: Sản lượng cây trồng chính khi<br />
được trồng xen<br />
Ts: Sản lượng cây trồng chính khi<br />
trồng thuần<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
- Thí nghiệm phân bón gồm các công thức<br />
<br />
3.1. Kết quả thử nghiệm mật độ trồng đối<br />
với cây trồng xen<br />
<br />
CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân<br />
+ 133 kg Kali – quy lượng dinh dưỡng nguyên<br />
chất, N, P2O5, K2O cho 1 năm.<br />
<br />
*) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất<br />
của cây trồng xen<br />
<br />
CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân + 153<br />
kg Kali (tăng 15% so với đối chứng)<br />
CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167<br />
kg Kali (tăng 25% so với đối chứng)<br />
CT4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180<br />
kg Kali (tăng 35% so với đối chứng)<br />
Mật độ sắn 12.000 cây/ha theo mật độ<br />
trồng hiện nay của người dân địa phương.<br />
Cách bón phân - Thời gian bón phân: bón<br />
lót toàn bộ phân lân, ½ lượng đạm. Bón thúc<br />
vào giai đoạn sau khi trồng từ 50-60 ngày: ½<br />
phân đạm lượng đạm, toàn bộ phân kali.<br />
Với cây trồng chính (chè Shan) được<br />
trồng với khoảng cách 2,5 m x 2,5 m. Không<br />
bón bổ sung phân, không sử dụng thuốc bảo vệ<br />
thực vật.<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
- Cây sắn: Trong mỗi ô thí nghiệm chọn<br />
10 cây để theo dõi: Thời gian sinh trưởng, số<br />
củ/gốc, khối lượng củ/gốc, năng suất.<br />
- Cây chè: Chiều cao cây, đường kính<br />
gốc, đường kính tán, sản lượng búp tươi.<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm mật độ trồng đối với<br />
sắn khi trồng xen với chè trong 02 năm 2013<br />
và 2014 được trình bày tại bảng 1 và bảng 2:<br />
Giữa các công thức không có sự khác<br />
nhau về thời gian sinh trưởng bởi yếu tố này do<br />
đặc tính di truyền của giống quyết định. Trong<br />
khi đó, các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng<br />
suất cây trồng xen: Chiều dài củ; Đường kính<br />
củ; Số củ/khóm có sự khác nhau giữa các công<br />
thức. Ở các công thức cây trồng xen được trồng<br />
thưa có các yếu tố cấu thành năng suất cao<br />
hơn: đường kính củ ở CT1 và CT2 là 4,4 và 4,6<br />
cm trong năm 2013 và 2014; số củ/khóm ở<br />
CT1 là 8,3 và 8,0 trong năm 2013 và 2014. Kết<br />
quả trên có thể do khi cây sắn được trồng thưa<br />
sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và<br />
có đủ không gian để cho củ phát triển.<br />
Năng suất của tươi sắn cao nhất ở mật độ<br />
trồng 10.000 cây/ha (CT2) ở trong cả 2 năm<br />
nghieenc cứu đạt 30 tấn năm 2013 và 29 tấn<br />
năm 2014. Mật độ trồng sắn tăng lên năng suất<br />
có xu hướng giảm chỉ đạt 25 tấn năm 2013 và<br />
26,3 tấn năm 2014 ở CT3 (trồng mật độ 12.500<br />
cây/ha). Kết quả này có thể do khi trồng mật độ<br />
cao cây sắn cạnh tranh nhau về dinh dưỡng,<br />
ánh sáng làm ảnh hưởng đến năng suất củ tươi<br />
của cây trồng xen.<br />
<br />
673<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Bảng 1: Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất cây sắn trồng xen trong năm<br />
2013 và 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái<br />
Số củ/khóm<br />
Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều dài củ (cm) Đường kính củ (cm)<br />
CT Năm<br />
Năm<br />
Năm<br />
Năm<br />
Năm<br />
Năm 2014<br />
Năm 2014<br />
Năm 2014<br />
2013<br />
2013<br />
2014<br />
2013<br />
2013<br />
CT1 265<br />
260<br />
24,3<br />
25,5<br />
4,4<br />
4,6<br />
8,3<br />
8,0<br />
CT2 265<br />
260<br />
24,4<br />
25,7<br />
4,4<br />
4,6<br />
8,5<br />
8,0<br />
CT3 265<br />
260<br />
22,5<br />
22,8<br />
3,8<br />
4,0<br />
7,1<br />
7,2<br />
CT4<br />
CT5<br />
<br />
265<br />
-<br />
<br />
260<br />
-<br />
<br />
22,0<br />
-<br />
<br />
21,9<br />
-<br />
<br />
3,6<br />
-<br />
<br />
3,9<br />
-<br />
<br />
7,1<br />
-<br />
<br />
7,2<br />
-<br />
<br />
Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha;<br />
CT5: không trồng xen<br />
<br />
Bảng 2: Năng suất sắn trồng xen trong năm 2013 và 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn,<br />
tỉnh Yên Bái<br />
Năng suất của tươi (tấn/ha)<br />
Năm 2013<br />
Năm 2014<br />
CT1<br />
26,3<br />
27,0<br />
CT2<br />
30,0<br />
29,0<br />
CT3<br />
25,0<br />
26,3<br />
CT4<br />
21,0<br />
22,4<br />
CT5<br />
CV (%)<br />
13,1<br />
9,2<br />
LSD.05<br />
6,7<br />
4,1<br />
Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha;<br />
CT5: không trồng xen<br />
CT<br />
<br />
Khối lượng củ/cây<br />
Năm 2013<br />
Năm 2014<br />
3,5<br />
3,6<br />
3,0<br />
2,9<br />
2,0<br />
2,1<br />
1,5<br />
1,6<br />
-<br />
<br />
*) Ảnh hưởng của cây trồng xen đối với<br />
sinh trưởng cây chè Shan<br />
<br />
suất của cây trồng chính được trình bày tại<br />
bảng 3 và bảng 4.<br />
<br />
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của cây<br />
trồng xen đối với sinh trưởng, phát triển, năng<br />
Bảng 3: Một số đặc điểm sinh trưởng cây chè Shan năm 2013 và 2014 tại xã Suối Giàng,<br />
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái<br />
Chiều cao cây (cm)<br />
Đường kính gốc (cm)<br />
Đường kính tán (cm)<br />
CT<br />
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014<br />
CT1<br />
49,3<br />
65,9<br />
2,3<br />
2,5<br />
40,3<br />
52,3<br />
CT2<br />
51,3<br />
69,5<br />
2,4<br />
2,5<br />
41,2<br />
50,2<br />
CT3<br />
52,1<br />
70,4<br />
2,2<br />
2,4<br />
43,1<br />
52,4<br />
CT4<br />
53,4<br />
70,7<br />
2,4<br />
2,6<br />
40,2<br />
53,2<br />
CT5<br />
45,2<br />
63,1<br />
2,1<br />
2,3<br />
39,8<br />
51,7<br />
Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha;<br />
CT5: không trồng xen<br />
<br />
674<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
hưởng đến sinh trưởng của cây chè mà cũng có<br />
tác dụng thúc đẩy sinh trưởng. Kết quả này có<br />
thể do khi chăm sóc sắn như làm cỏ, bón phân<br />
kích thích bộ rễ chè phát triển và tăng khả năng<br />
hấp thụ dinh dưỡng.<br />
<br />
Cây chè Shan có tốc độ sinh trưởng khá<br />
chậm. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây theo dõi<br />
trong năm 2013 và 2014 không có sự khác<br />
nhau đáng kể giữa các công thức thức. Như<br />
vậy, việc trồng sắn không những không ảnh<br />
<br />
Bảng 4: Năng suất chè ở mật độ cây trồng xen khác nhau năm 2013 và năm 2014 tại xã Suối<br />
Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái<br />
CT<br />
<br />
Số lần hái<br />
<br />
Năng suất (kg/ha)<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
CT1<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
120<br />
<br />
185<br />
<br />
CT2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
117<br />
<br />
180<br />
<br />
CT3<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
100<br />
<br />
160<br />
<br />
CT4<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
100<br />
<br />
153<br />
<br />
CT5<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
130<br />
<br />
190<br />
<br />
10,1<br />
<br />
10,4<br />
<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
19,0<br />
30,5<br />
Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha;<br />
CT5: không trồng xen<br />
<br />
Cây sắn được trồng ở mật độ 7.500 cây và<br />
10.000 cây/ha cho số lần hái và năng suất tương<br />
đương với công thức không trồng xen. Trong<br />
khi đó, ở công thức sắn trồng với mật độ cao<br />
12.500 cây và 14.000 cây cho số lần hái và năng<br />
suất chè tươi thấp hơn ở mức có ý nghĩa so với<br />
không trồng xen. Kết quả này có thể do khi sắn<br />
được được với mật độ cao không chỉ gây ra hiện<br />
tượng cạnh tranh giữa cây trồng xen với nhau<br />
mà cây trồng xen còn cạnh tranh cả dinh dưỡng<br />
<br />
với cây trồng chính nên ảnh hưởng đến số lần<br />
hái và năng suất cây trồng chính.<br />
Trong phát triển nông lâm nghiệp kết<br />
hợp một trong những chỉ tiêu đánh giá việc<br />
trồng xen có lợi trong sử dụng đất hay không<br />
được căn cứ vào chỉ số tương đương của đất<br />
(LER). Kết quả tỉnh chỉ số LER được trình bày<br />
tại bảng 5:<br />
<br />
Bảng 5: Chỉ số tương đương của đất (LER) ở các mật độ cây trồng xen khác nhau năm 2013 và<br />
2014<br />
CT<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
CT1<br />
<br />
1,67<br />
<br />
1,75<br />
<br />
CT2<br />
<br />
1,76<br />
<br />
1,78<br />
<br />
CT3<br />
<br />
1,48<br />
<br />
1,59<br />
<br />
CT4<br />
<br />
1,37<br />
<br />
1,45<br />
<br />
CT5<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Chỉ số LER ở tất cả các công thức đều<br />
cho giá trị lơn hơn 1 trong cả 2 năm thử<br />
nghiệm như vậy có nghĩa là việc đưa sắn vào<br />
<br />
675<br />
<br />
trồng xen với cây chè Shan trong giai đoạn<br />
KTCB là có lợi trong việc sử dụng đất.<br />
<br />
675<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
3.2. Kết quả thử nghiệm phân bón cho cây<br />
trồng xen<br />
*) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất<br />
cây trồng xen<br />
<br />
Trong 2 năm 2013 và 2014 thí nghiệm<br />
đành giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến<br />
sinh trưởng của cây trồng xen đã được thực hiện.<br />
Kết quả được trình bày tại bảng 6 và bảng 7:<br />
<br />
Bảng 6: Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất cây sắn ở các mức bón đạm<br />
khác nhau trong năm 2013 và 2014<br />
CT<br />
CT1<br />
CT2<br />
CT3<br />
CT4<br />
<br />
Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều dài củ (cm)<br />
Năm<br />
Năm 2013<br />
Năm 2014<br />
Năm 2014<br />
2013<br />
265<br />
260<br />
23,5<br />
23,0<br />
265<br />
260<br />
24,1<br />
24,5<br />
265<br />
260<br />
24,5<br />
25,0<br />
265<br />
260<br />
24,2<br />
24,5<br />
<br />
Đường kính củ (cm)<br />
Năm<br />
Năm 2013<br />
2014<br />
4,0<br />
4,3<br />
4,3<br />
4,2<br />
4,4<br />
4,5<br />
4,0<br />
4,1<br />
<br />
Số củ/khóm<br />
Năm<br />
Năm<br />
2013<br />
2014<br />
7,5<br />
7,6<br />
8,1<br />
8,4<br />
8,5<br />
8,7<br />
8,1<br />
8,0<br />
<br />
Ghi chú: CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali; CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân +<br />
153 kg Kali (tăng 15% so với đối chứng); CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25%<br />
so với đối chứng); CT4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180 kg Kali (tăng 35% so với đối chứng)<br />
<br />
Trong các yếu tố cấu thành năng suất của<br />
sắn chiều dài củ và đường kính củ không có sự<br />
khác nhau đáng kể với các lượng phân bón<br />
khác nhau. Nhưng với yếu tố số củ/khóm thì<br />
khi lượng đạm bón tăng làm tăng số củ và đạt<br />
cao nhất khi bón lượng như CT3. Khi lượng<br />
phân bón tăng lên như ở CT4 thì số củ không<br />
<br />
những không tăng mà còn có xu hướng giảm<br />
trong cả 2 năm thử nghiệm. Điều này có thể<br />
giải thích khi sắn được bón với lượng phân quá<br />
nhiều làm bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh<br />
và kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình vận<br />
chuyển dinh dưỡng về củ.<br />
<br />
Bảng 7: Năng suất củ tươi ở các các mức đạm bón khác nhau năm 2013 và 2014.<br />
Khối lượng củ (kg/cây)<br />
CT<br />
<br />
Năng suất sắn (tấn/ha)<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
Năm 2014<br />
<br />
CT1<br />
<br />
2,2<br />
<br />
2,3<br />
<br />
22,0<br />
<br />
23,0<br />
<br />
CT2<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2,4<br />
<br />
21,0<br />
<br />
24,0<br />
<br />
CT3<br />
<br />
2,7<br />
<br />
2,8<br />
<br />
27,0<br />
<br />
28,0<br />
<br />
CT4<br />
<br />
2,0<br />
<br />
2,2<br />
<br />
20,0<br />
<br />
20,0<br />
<br />
9,2<br />
<br />
12,3<br />
<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
4,1<br />
5,8<br />
Ghi chú: CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali); CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân<br />
+ 153 kg Kali (tăng 15% so với đối chứng); CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng<br />
25% so với đối chứng); T4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180 kg Kali (tăng 35% so với đối chứng)<br />
<br />
Năng suất sắn tươi có sự khác nhau có ý<br />
nghĩa giữa các công thức phân bón khác nhau<br />
và có xu hướng tăng dần khi lượng phân đạm,<br />
lân và kali tăng lên và đạt giá trị cao nhất ở<br />
<br />
676<br />
<br />
mức bón của CT3 (27 tấn/ha năm 2013 và 28<br />
tấn/ha năm 2014). Tuy nhiên khi lượng bón<br />
tăng lên như ở CT4 năng suất sắn tươi giảm<br />
trong cả 2 năm thử nghiệm.<br />
<br />