Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TỈNH VĨNH LONG<br />
Lê Ngọc Tuấn1, Trần Thị Thuý2, Huỳnh Anh Kiệt3*<br />
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được quan<br />
tâm bởi sự tác động ngày càng mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống của con người, đòi<br />
hỏi sự thích ứng của mọi đối tượng trong xã hội. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh<br />
giá khả năng thích ứng (KNTU) với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long<br />
(thành thị và nông thôn) theo 5 mức độ: kém, trung bình, khá, tốt và rất tốt. Bằng<br />
phương pháp tổng hợp tài liệu, điều tra xã hội học và phân tích đa tiêu chí, KNTU<br />
với BĐKH được xem xét trên 4 khía cạnh: (1) Con người, (2) Cơ sở vật chất, (3)<br />
Năng lực tài chính và (4) Xã hội. Kết quả đánh giá cho thấy đa phần người dân có<br />
KNTU với BĐKH ở mức khá, trong đó, thanh phố Vĩnh Long và huyện Tam Bình<br />
lần lượt có KNTU cao nhất và thấp nhất toàn tỉnh. Bên cạnh đó, các mắt xích khiếm<br />
khuyết trong KNTU với BĐKH của cộng đồng cũng được xác định, là cơ sở để<br />
hoạch định các biện pháp cải thiện.<br />
Từ khóa: Khả năng thích ứng, Biến đổi khí hậu, Cộng đồng.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Biến đổi khí hậu (BĐKH) - mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng<br />
(NBD) - là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các<br />
hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng là mối lo ngại hàng đầu của nhiều<br />
quốc gia, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là các vùng đồng bằng và dải ven biển<br />
như đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với nguy cơ ngập khoảng 39% diện tích<br />
nếu nước biển dâng 1m [1]. Theo đó, tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế,<br />
xã hội (KTXH) cần được đánh giá -cung cấp cơ sở để thực hiện các quy hoạch, kế<br />
hoạch có liên quan, góp phần nâng cao khả năng thích ứng (KNTU) của hệ thống.<br />
Đánh giá KNTU với BĐKH là công tác quan trọng để xác định khả năng dễ bị<br />
tổn thương. Trong đó, cộng đồng dân cư (CĐDC) là đối tượng vừa chịu tác động,<br />
vừa thực thi các giải pháp ứng phó với BĐKH, theo đó, cần quan tâm đánh giá.<br />
KNTU của một hệ thống có thể được hình thành cơ bản dựa trên các hoạt động của<br />
con người như giáo dục, thu nhập, sức khỏe, thể chế và công nghệ [2]. Một số<br />
nghiên cứu về đánh giá KNTU thường dựa trên 4 khía cạnh [3-5]: (i) Con người [3,<br />
6-11], (ii) Xã hội [3, 11-13], (iii) Cơ sở vật chất [14, 15] và (iv) Tài chính [5, 11,<br />
16]. Từ cách tiếp cận và các khía cạnh thể hiện KNTU nêu trên, việc áp dụng các<br />
phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng khía cạnh là yếu tố quyết định độ tin<br />
cậy của kết quả đánh giá. Các phương pháp đánh giá KNTU với BĐKH thường<br />
được sử dụng như: (i) Phương pháp đánh giá bằng chỉ số [17], (ii) Phương pháp<br />
đánh giá bằng chi phí - lợi ích [18], (iii) Phương pháp phân tích ma trận đa mục<br />
tiêu [18]. Nhìn chung, tùy vào mục tiêu và quy mô nghiên cứu, các phương pháp<br />
nghiên cứu được lựa chọn sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp một cách phù hợp.<br />
Vĩnh Long là một trong các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long<br />
(ĐBSCL) ở hạ lưu sông Mê Kông. Các điều kiện canh tác, cơ sở hạ tầng, kinh tế<br />
cũng như tập quán sinh sống gắn kết mật thiết với thiên nhiên nên rất nhạy cảm với<br />
các tác động của BĐKH và thiên tai. Trong khi đó, Vĩnh Long là khu vực được<br />
cảnh báo là ngập nặng nhất trong bối cảnh nước biển ngày càng dâng cao [1]. Thời<br />
<br />
<br />
162 L. N. Tuấn, Tr. T. Thúy, H. A. Kiệt, “Đánh giá khả năng… dân cư tỉnh Vĩnh Long.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
gian đất bị ngập trung bình từ 2 – 4 tháng. Ngoài ra, xâm nhập mặn (XNM) cũng là<br />
vấn đề đáng quan tâm khi diễn biến độ mặn cực đại theo không gian trên các con<br />
sông chính tỉnh Vĩnh Long tăng dần qua các năm (2007-2016) và ngày càng lấn<br />
sâu vào nội địa. Các thiên tai như sạt lở, giông lốc, hạn hán… cũng xảy ra khá<br />
thường xuyên [19], theo đó là nguy cơ gây tác động nghiêm trọng đến đời sống của<br />
CĐDC, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH.<br />
Vì vậy, việc đánh giá KNTU với BĐKH của cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Long<br />
đóng vai trò quan trọng, cung cấp cơ sở hoạch định các chính sách, chiến lược,<br />
biện pháp thích ứng phù hợp trong từng điều kiện cụ thể, góp phần giảm thiểu rủi<br />
ro, đảm bảo phát triển bền vững tại địa phương.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu tập trung phân tích KNTU với BĐKH của CĐDC thuộc 06 huyện<br />
(Trà Ôn, Tam Bình, Bình Tân, Mang Thít, Long Hồ, Vũng Liêm), thành phố Vĩnh<br />
Long và thị xã Bình Minh.<br />
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu<br />
Các tài liệu, số liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, KTXH, tình hình BĐKH,<br />
kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH… được thu thập từ các cơ quan hữu quan<br />
tại địa phương, đảm bảo độ tin cậy phục vụ nghiên cứu.<br />
2.2. Phương pháp điều tra khảo sát<br />
Được áp dụng để ghi nhận nhận thức của CĐDC về BĐKH và các thông tin có<br />
liên quan – tạo cơ sở đánh giá KNTU với BĐKH. Nhận thức về BĐKH được đánh<br />
giá thông qua các khía cạnh: (i) Nguyên nhân gây ra BĐKH; (ii) Biểu hiện của<br />
BĐKH; (iii) Mối quan hệ của hiệu ứng nhà kính và BĐKH và (iv) Các giải pháp<br />
thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH…<br />
Khu vực khảo sát bao gồm: khu vực đô thị (TP Vĩnh Long) và nông thôn (huyện<br />
Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm) –đây cũng là nơi chịu tác động đáng kể bởi<br />
XNM và ngập lụt. Cụ thể: phường 1, phường 5 và phường Tân Hòa (TP Vĩnh<br />
Long); Thị trấn Tam Bình, xã Hòa Thạnh và xã Phú Thịnh (huyện Tam Bình); Thị<br />
trấn Trà Ôn, xã Tích Thiện và xã Hòa Bình (huyện Trà Ôn); Thị trấn Vũng Liêm,<br />
xã Quới Thiện và xã Trung Nghĩa (huyện Vũng Liêm).<br />
Số lượng phiếu khảo sát: 600 phiếu khả sát được thực hiện (phân bố 150<br />
phiếu/khu vực với độ tin cậy 92%).<br />
N<br />
n<br />
1 N * e2<br />
Trong đó: n - Số đơn vị tổng thể mẫu<br />
N - Số đơn vị tổng thể chung<br />
e - Phạm vi sai số chọn mẫu<br />
2.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Phần mềm Excel được ứng dụng để xử lý thông tin từ phiếu khảo sát. Trên cơ<br />
sở phiếu khảo sát nhận thức và KNTU của cán bộ quản lý về BĐKH, thực hiện<br />
đánh giá (chuẩn hóa) các nhận định (phương án trả lời) (chi tiết không được trình<br />
bày trong báo cáo này).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 163<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
2.4. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí<br />
Được áp dụng để đánh giá KNTU với BĐKH của CĐDC tỉnh Vĩnh Long thông<br />
qua việc cho điểm các tiêu chí (Bảng 1) với các mức độ khác nhau (bảng 2).<br />
Bảng 1. Các tiêu chí đánh giá KNTU với BĐKH của CĐDC.<br />
Đối Nhóm Ký<br />
Tiêu chí thành phần<br />
tượng tiêu chí hiệu<br />
Nhận thức về BĐKH [13] CN1<br />
Con<br />
Tỷ lệ tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH [11] CN2<br />
người<br />
Tỷ lệ người dân sinh sống ở nơi bị ảnh hưởng BĐKH<br />
[3-5] CN3<br />
có kinh nghiệm thích ứng [16]<br />
Thu nhập bình quân đầu người [5] TC1<br />
Tài chính<br />
Sự hỗ trợ của chính quyền trong việc khắc phục thiên<br />
[3-5] TC2<br />
tai [16]<br />
Cộng Giao thông [20] VC1<br />
đồng Cơ sở vật Công trình thủy lợi [20] VC2<br />
dân cư chất CSVC nội tại, gồm: Cấu trúc nhà ở; Tỷ lệ người dân<br />
(CSVC) sử dụng mạng lưới điện quốc gia; Tỷ lệ người dân tiếp<br />
VC3<br />
[3-5] cận với nguồn nước tập trung; Khả năng tiếp cận thông<br />
tin… [21]<br />
Tỷ lệ Giáo viên/Học sinh [3] XH1<br />
Xã hội Tỷ lệ Nhân viên y tế/Dân số [3] XH2<br />
[3-5] Tỷ lệ lao động có việc làm [11] XH3<br />
Tỷ lệ được tuyên truyền về BĐKH [13] XH4<br />
Trọng số giữa các tiêu chí thành phần và giữa các nhóm tiêu chí được quy ước<br />
bằng nhau, tức là: chỉ số ACnhóm được tính toán bằng trung bình cộng của chỉ số<br />
ACthành phần; tương tự, chỉ số ACđối tượng được tính bằng trung bình cộng của chỉ số<br />
ACnhóm.<br />
Bảng 2. Thang điểm đánh giá KNTU với BĐKH [18].<br />
Điểm số Mức độ đánh giá<br />
0 –