intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng trao đổi nước và trạng thái dinh dưỡng vịnh Vũng Rô (Phú Yên)

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

60
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nguồn dữ liệu khảo sát trong thời gian: 2014 – 2015, ứng dụng mô hình LOICZ cho vực nước vịnh Vũng Rô cho thấy: Thờ i gian lưu nước của vịnh và o mù a khô là 31,4 ngày và mùa mưa là 18,5 ngày. Khả năng trao đổi nước của vịnh Vũng Rô thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại đầm Thủy Triều – vịnh Cam Ranh hay vực nước Bình Cang – Nha Phu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng trao đổi nước và trạng thái dinh dưỡng vịnh Vũng Rô (Phú Yên)

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ TRẠNG THÁI DINH DƯỠNG<br /> VỊNH VŨNG RÔ (PHÚ YÊN)<br /> ASSESSMENT OF WATER EXCHANGE AND NUTRIENT BALANCE OF VUNG RO BAY<br /> Nguyễn Thị Phương Thảo1, Nguyễn Hữu Huân1, Phan Minh Thụ1<br /> Ngày nhận bài: 26/2/2017; Ngày phản biện thông qua: 12/4/2017; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trên cơ sở nguồn dữ liệu khảo sát trong thời gian: 2014 – 2015, ứng dụng mô hình LOICZ cho vực nước<br /> vịnh Vũng Rô cho thấy: Thời gian lưu nước của vịnh vào mùa khô là 31,4 ngày và mùa mưa là 18,5 ngày. Khả<br /> năng trao đổi nước của vịnh Vũng Rô thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại đầm Thủy Triều – vịnh Cam Ranh<br /> hay vực nước Bình Cang – Nha Phu... Thủy vực Vũng Rô là một hệ thống tự dưỡng, có khả năng tổng hợp vật<br /> chất sống đủ đáp ứng cho nhu cầu của hệ với cường độ quang hợp vào mùa khô là 29,31 mmol C m-2 ngày-1 và<br /> vào mùa mưa là 35,50 mmol C m-2 ngày-1. Theo kết quả trạng thái cân bằng vật chất - dinh dưỡng, khả năng<br /> cố định ni tơ trung bình năm của vực nước đạt 3,77 mmol N m-2 ngày-1 , và đặc trưng cho hệ sinh thái cố định<br /> ni tơ. Kết quả tính toán thời gian lưu nước và trạng thái cân bằng dinh dưỡng của vịnh Vũng Rô theo mô hình<br /> LOICZ cho thấy, Vũng Rô có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng hải sản, đặc biệt là nuôi hải sản lồng,<br /> bè . Với phương châm khai thác và sử dụng vực nước đa mục đích, trong đó có an ninh, quốc phòng, bảo vệ và<br /> tôn tạo di tích lịch sử, cần quy hoạch và quản lý chặt chẽ đảm bảo phát triển hài hòa các hoạt động kinh tế-xã<br /> hội, trong đó có nuôi trồng hải sản kết hợp du lịch sinh thái nhằm đảm bảo ổn định việc làm của cư dân Vũng<br /> Rô, vừa tạo điểm tham quan thắng cảnh và di tích lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng của người Việt.<br /> Từ khóa: Thời gian lưu nước, cân bằng vật chất – dinh dưỡng, LOICZ, Vũng Rô<br /> ABSTRACT<br /> Based on the survey data from 2014 to 2015, the applied result of LOICZ methodology of Vung Ro<br /> bay water area showed that the residence time of the bay water in the dry season was 31.4 days and the<br /> rainy season was 18.5 days. Water exchange capacity of Vung Ro Bay is lower than Thuy Trieu - Cam Ranh<br /> water and Binh Cang - Nha Phu water. Vung Ro bay is an autotrophic system with the capacity of organic<br /> synthesis enough to meet the need of the ecosystem. The photosynthetic intensity was 29.31 mmol C m-2<br /> day-1 in the dry season and 35.50 mmol C m-2 day-1 in the rainy season. The average annual capability of<br /> nitrogen fixation of Vung Ro bay reached around 3.77 mmol N m-2 day-1 which characterized a typical nitrogen<br /> fixed ecosystem. The results of the water residence time and nutrient balance of Vung Ro Bay according to<br /> the LOICZ model show that Vung Ro has favorable conditions for the development of marine aquaculture,<br /> especially cage farming. To secure the exploitation and usage of multi-purpose water areas, including security,<br /> defense, protection and embellishment of historical relics, it is necessary to plan and manage closely to ensure<br /> harmonious development of socio-economic activities, including aquaculture combined ecotourism to ensure<br /> stable employment of residents of Vung Ro, as well as create attractions, historic monuments and education of<br /> traditional revolution of the Vietnamese.<br /> Keywords: Residence time of water, material – nutrient balance, LOICZ, Vung Ro Bay<br /> <br /> 1<br /> <br /> Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Vũng Rô là một vịnh nhỏ thuộc xã Hòa<br /> Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.<br /> Vịnh nằm sát chân đèo Cả, ba mặt giáp núi,<br /> cửa thông ra biển rộng khoảng 2.250 m, là<br /> một vùng nước sâu, kín gió. Việc nuôi thủy<br /> sản tự phát, không có quy hoạch tại Vũng Rô<br /> thời gian qua đã tác động xấu đến môi trường<br /> nước của vịnh. Bên cạnh đó, theo quy hoạch<br /> khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2020 và<br /> định hướng đến năm 2030, toàn bộ mặt nước<br /> khu vực Vũng Rô rộng khoảng 1.640 ha được<br /> quy hoạch thành cảng biển tổng hợp, chuyên<br /> dùng sản phẩm dầu và container [6]. Chính vì<br /> vậy, vịnh Vũng Rô rất cần những nghiên cứu<br /> phục vụ cho việc quản lý khai thác và sử dụng<br /> có hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển bền<br /> vững. Trong đó, việc đánh giá khả năng trao<br /> đổi nước của khu vực là rất quan trọng. Khả<br /> năng trao đổi nước theo phương pháp luận của<br /> LOICZ đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới<br /> nhằm tính toán thời gian cần để lượng nước<br /> trong thủy vực (với các chất ô nhiễm trong đó)<br /> được thay thế mới và làm sạch. Việc nghiên<br /> cứu đánh giá khả năng trao đổi nước và trạng<br /> thái dinh dưỡng vịnh Vũng Rô là thiết thực và<br /> cấp bách, góp phần quan trọng trong việc đánh<br /> giá khả năng tự làm sạch và sức tải môi trường<br /> tại đây, từ đó đưa ra các định hướng phát triển<br /> kinh tế biển bền vững trong tương lai.<br /> II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Khu vực nghiên cứu<br /> Vực nước Vũng Rô có diện tích mặt thoáng<br /> 12,55 triệu m2, thể tích 178,22 triệu m3 và độ<br /> sâu trung bình toàn vùng là 14,2m.<br /> 2. Tài liệu nghiên cứu<br /> Bài báo sử dụng số liệu của các chuyến<br /> khảo sát tổng hợp vực nước vịnh Vũng Rô<br /> trong khuôn khổ đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa<br /> học Công nghệ Việt Nam: “Đánh giá khả năng<br /> tự làm sạch vịnh Vũng Rô (Phú Yên) phục vụ<br /> phát triển bền vững kinh tế biển”. Bên cạnh đó,<br /> số liệu/thông tin từ các nguồn sau cũng được<br /> <br /> 88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> Hình 1. Bản đồ địa hình vịnh Vũng Rô và các trạm<br /> nghiên cứu (đơn vị độ sâu: m)<br /> <br /> tham khảo và sử dụng: niêm giám thống kê<br /> tỉnh Phú Yên năm 2013, số liệu khí tượng thủy<br /> văn trạm Tuy Hòa, Phú Yên do Đài Khí tượng<br /> Thủy văn khu vực Nam Trung bộ cung cấp, số<br /> liệu lượng nước ngầm khu vực huyện Đông<br /> Hòa, tỉnh Phú Yên từ Hội thảo về ứng dụng<br /> của đồng vị thủy văn trong điều tra tài nguyên<br /> nước và môi trường, TP. Hồ Chí Minh ngày<br /> 7/4/2014<br /> 3. Tính toán trao đổi nước - muối và đánh<br /> giá trạng thái cân bằng dinh dưỡng trong<br /> thủy vực ứng dụng mô hình LOICZ<br /> 3.1. Tính toán trao đổi nước - muối<br /> Theo phương pháp luận của LOICZ [12,<br /> 15, 16], các dòng chảy đi vào một hê thống<br /> thủy vực bao gồm dòng chảy tràn (VQ), nước<br /> mưa trực tiếp (VP) nước ngầm (VG) hay các<br /> dòng vào khác (Vo) như nước thải. Ngoài ra<br /> còn có dòng đối lưu thủy văn đi vào hệ thống<br /> (Vin). Các dòng ra bao gồm lượng bốc hơi (VE)<br /> và dòng đối lưu thủy văn đi ra khỏi hệ thống<br /> (Vout). Sự thay đổi trữ lượng nước theo thời<br /> gian (dV1/dt) có thể được hiển thị như sau:<br /> <br /> Khi áp dụng với cân bằng muối cho hệ<br /> thống thủy vực có độ muối S1, công thức trên<br /> có thể được viết lại như sau:<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> metabolism) hay (p-r) được xác định theo<br /> công thức:<br /> <br /> Trong đó: và là tổng lượng nước đi vào hệ<br /> thống trừ cho lượng bốc hơi và độ muối tương<br /> ứng, S2 là độ muối của dòng Vin.<br /> Thực tế, Vin và Vout không dễ dàng xác định<br /> được. Chênh lệch Vin và Vout (VR) có thể được<br /> viết thành:<br /> <br /> Có thể xem dV1/dt và dS1/dt là không đổi,<br /> cụ thể dV1/dt = 0, độ muối gần bằng không,<br /> dòng Vin được xác định lại là dòng trao đổi<br /> nước Vx, kết hợp 3 công thức trên ta có:<br /> <br /> Thời gian lưu nước (residence time of<br /> water) theo LOICZ được xác định theo công<br /> thức sau:<br /> <br /> Như vậy, phương pháp luận của LOICZ đã<br /> xác định được thời gian lưu nước bằng cách<br /> tối giản và lược bỏ dòng chảy mặt cắt trao đổi<br /> nước dựa trên định luật bảo toàn khối lượng<br /> nước và muối (vật chất bảo toàn không tự sinh<br /> ra và mất đi). Thời gian mà vực nước cần để<br /> tự làm sạch được xác định từ các dòng chảy đi<br /> vào và ra khỏi hệ (trừ Vin và Vout), độ muối của<br /> thủy vực và độ muối bên ngoài thủy vực.<br /> 3.2. Đánh giá trạng thái dinh dưỡng<br /> Quá trình thay đổi vật chất trong thủy vực<br /> theo LOICZ [4,12, 15, 16] có thể được khái<br /> quát bằng phương trình sau:<br /> <br /> Tại điểm cân bằng N và P, phương trình<br /> (10) được viết lại như sau:<br /> Tuy thuộc vào từng yếu tố trong mô hình<br /> Sinh địa hóa LOICZ, ∆Y có thể là ∆DIN, ∆DIP,<br /> ∆DON và ∆DOP. Dựa vào các giá trị ∆DIP<br /> và tỷ lệ nguyên tử C:P, NEM (net ecosystem<br /> <br /> Đối với hệ thực vật nổi như vịnh Vũng Rô,<br /> tỷ lệ C:P = 106:1 (Redfiel và cs., 1963) [12]<br /> được áp dụng. Đây là thông số quan trọng<br /> dùng để đánh giá khả năng đồng hóa ni tơ và<br /> phospho của thủy vực.<br /> Ngoài ra, chênh lệch giữa quá trình cố định<br /> đạm và khử nitơ (nfix – denit) từ kết quả tính<br /> toán theo phương pháp LOIZC đóng vai trò<br /> quan trọng trong xác định lượng ni tơ chuyển<br /> hóa trong hệ sinh thái biển ven bờ.<br /> 4. Phương pháp xác định các dòng vào<br /> và ra khỏi hệ<br /> 4.1. Lượng bốc hơi thực tế<br /> Lượng bốc hơi thực tế được tính theo công<br /> thức của Meyer (1915) [13, 17]<br /> EL = KM (ew – ea) (1 + u9/16)<br /> Trong đó:<br /> U9 : tốc độ gió trung bình hàng tháng theo<br /> km/h tại độ cao 9 m so với mặt nước biển<br /> Km: Hệ số cho các yếu tố khác nhau, với<br /> giá trị 0,36 cho thủy vực lớn nước sâu và 0,5<br /> cho thủy vực nhỏ nước cạn.<br /> Ew: Độ ẩm tuyệt đối được tính theo mm<br /> thủy ngân<br /> Ea: Độ ẩm tương đối được tính theo mm<br /> thủy ngân<br /> 4.2. Phương pháp ước lượng nước chảy bề mặt<br /> Lưu lượng dòng chảy ở các sông suối nhỏ<br /> của các xã ven bờ xuất hiện do mưa được tính<br /> toán dự vào lượng mưa và nhiệt độ trung bình<br /> nhiều năm theo mô hình khí hậu đơn giản sau<br /> (Schreiber 1904; Sellers 1965; Holland 1978;<br /> Kjerfve 1990): [17]<br /> <br /> Với:<br /> <br /> Trong đó, AX (km2): diện tích lưu vực; r<br /> (mm): lượng mưa trung bình; Di (ngày) số<br /> ngày trong tháng thứ i; ∆f/r: tỷ lệ dòng chảy với<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> lượng mưa; e0 (mm) lượng bốc hơi tiềm năng;<br /> và T nhiệt độ không khí trung bình tháng (0C).<br /> 4.3. Phương pháp ước lượng tải lượng từ<br /> các nguồn<br /> Tổng lượng chất thải (CT) được tính theo<br /> công thức [4, 5]:<br /> Trong đó, CTi: Tổng lượng thải của các<br /> thành phần công nghiệp (CTCN), sinh hoạt<br /> (CTSH), chăn nuôi (CTNNCN) và nuôi trồng thủy<br /> sản (CTNTTS).<br /> Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu,<br /> lượng nước thải phát sinh đi vào vịnh Vũng Rô<br /> chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt của người<br /> dân. Trong khi đó, hầu hết lượng thải Ni tơ,<br /> Phốt pho tác động lên môi trường vịnh Vũng<br /> Rô có nguồn gốc từ hoạt động nuôi trồng thủy<br /> hải sản trên biển (nuôi tôm hùm lồng và cá<br /> lồng) và nước thải sinh hoạt chiếm phần nhỏ.<br /> Phương pháp tính toán nguồn thải sinh<br /> hoạt được tham khảo từ tiêu chuẩn cấp nước<br /> (TCXDVN 33:2006) và thông tư của bộ Tài<br /> nguyên và Môi trường [1, 2]. Các hệ số thải<br /> và hệ số xả thải được tham khảo từ nghiên<br /> cứu sức tải môi trường Vịnh Hạ Long – Bái<br /> Tử Long (2012) [7], WHO (1993) [9], Phan<br /> Minh Thụ (2013) [5]. Các hệ số phát thải khác<br /> được tính toán dựa trên hệ số của San Diego<br /> McGlone (2000) [14].<br /> Ước lượng N, P thải ra môi trường từ<br /> hoạt động nuôi tôm hùm dựa theo Wallin &<br /> Hankanson (1991) [11]. Ngoài ra, nguồn thải<br /> từ hoạt động nuôi cá lồng được đánh giá dựa<br /> trên tổng sản phẩm nuôi trồng và định mức thải<br /> của hoạt động nuôi cá lồng trên biển [7].<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Đặc điểm khí tượng thủy văn vùng ven<br /> bờ vịnh Vũng Rô<br /> Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt<br /> đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa khô (từ<br /> tháng 1 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng<br /> 9 đến tháng 12). Tại đây là nơi giáp ranh giữa<br /> tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên nên đặc điểm<br /> <br /> 90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Hình 2: Lượng mưa, lượng bốc hơi khả năng<br /> và bốc hơi thực tế (mm) trung bình nhiều năm<br /> theo tháng ở Vũng Rô<br /> <br /> khí hậu, khí tượng - thủy văn của vịnh Vũng Rô<br /> được tổng hợp và tính toán từ 2 tỉnh trên.<br /> Lượng mưa cả năm tại khu vực nghiên cứu<br /> dao động từ 1030,7 - 3373,0 mm, trung bình<br /> nhiều năm là 2013,5 mm. Trung bình lượng<br /> mưa vào các tháng mùa khô đạt 70,40 mm<br /> trong khi vào mùa mưa là 362,57mm. Lượng<br /> mưa vào mùa khô chiếm 38,83% lượng mưa<br /> cả năm.<br /> Trung bình vào mùa khô, bốc hơi thực tế<br /> có giá trị 86,8 mm. Vào mùa mưa, lượng bốc<br /> hơi thực tế trung bình khoảng 77,4 mm.<br /> Vịnh Vũng Rô không có sông suối đáng kể<br /> chảy vào, cộng với địa hình hẹp được bao bọc<br /> xung quanh bởi núi làm hạn chế khả năng trao<br /> đổi của thủy vực. Hoạt động trao đổi nước tại<br /> đây chủ yếu nhờ vào tác động của thủy triều và<br /> chế độ khí tượng thủy văn.<br /> 2. Tính toán khả năng trao đổi nước vịnh<br /> Vũng Rô<br /> Các nguồn chính chảy vào/ đi ra vịnh Vũng<br /> Rô như sau:<br /> - VP: Nguồn nước mưa được (dòng vào)<br /> - VG: Nước ngầm với module nước ngầm<br /> khả dụng của huyện Đông Hòa là 2,56 m3<br /> ngày-1ha-1 (Hội thảo về ứng dụng của đồng vị<br /> thủy văn trong điều tra tài nguyên nước và môi<br /> trường, 2014) (dòng vào)<br /> - VO: Tổng nước thải sinh hoạt và nước<br /> mưa chảy tràn trên bề mặt lưu vực (dòng vào)<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2017<br /> <br /> - VE: Bốc hơi (dòng ra)<br /> Ngoài ra còn có dòng đối lưu thủy văn đi<br /> vào (Vin) và ra khỏi vực nước (Vout)<br /> Vực nước nghiên cứu có diện tích bề<br /> mặt nước là 12,55 km2, thể tích khối nước là<br /> <br /> 178,22 x 106 m3, diện tích lưu vực vịnh Vũng<br /> Rô ước tính khoảng 1704,21 ha.<br /> Kết quả tính toán cân bằng muối và nước<br /> được trình bày như sau:<br /> <br /> Hình 3, Hình 4. Cân bằng nước – muối vực nước Vũng Rô vào mùa khô và mùa mưa<br /> Đơn vị: khối nước 106 m3/ngày, muối 106 spu m3/ngày, Thời gian: ngày<br /> <br /> Như vậy, thời gian lưu nước của vịnh<br /> Vũng Rô vào mùa khô là 31,36 ngày và vào<br /> <br /> gian để thể tích nước cùng với chất ô nhiễm<br /> được thay thế mới).<br /> <br /> mùa mưa là 18,50 ngày. Tính tổng hợp cho cả<br /> <br /> So với các thủy vực có sự trao đổi nước<br /> <br /> năm thì thời gian lưu nước của vịnh Vũng Rô<br /> <br /> mạnh như vịnh Hạ Long [7], vịnh Vũng Rô cần<br /> <br /> là 25,45 ngày. Thời gian lưu nước thấp hơn<br /> <br /> thời gian tự làm sạch lâu hơn. Ngay cả những<br /> <br /> cho thấy nước trao đổi tốt hơn vào mùa mưa.<br /> <br /> thủy vực trao đổi chậm như đầm Thủy Triều -<br /> <br /> Điều này có thể lý giải do chế động thủy động<br /> <br /> vịnh Cam Ranh [5] hay vực nước Bình Cang<br /> <br /> lực vào mùa mưa (sóng gió, dòng chảy, lượng<br /> <br /> - Nha Phu [4] đều có khả năng trao đổi nước<br /> <br /> mưa, nước chảy tràn…) đã có ảnh hưởng lớn<br /> <br /> tốt hơn so với vịnh Vũng Rô (Bảng 1). Cụ thể<br /> <br /> khả năng trao đổi nước của thủy vực.<br /> <br /> là để thay mới 109 m3 nước, thì vịnh Vũng Rô<br /> <br /> Theo kết quả phân tích trao đổi nước<br /> <br /> cần thời gian là 176 ngày vào mùa khô và 104<br /> <br /> thuộc khuôn khổ của đề tài, thì tổng lượng<br /> <br /> ngày vào mùa mưa, tương ứng với đầm Thủy<br /> <br /> nước trao đổi trung bình khoảng: 66,183×10<br /> <br /> 6<br /> <br /> Triều – vịnh Cam Ranh và 29 ngày và 24 ngày,<br /> <br /> m3. Trong đó ở pha triều lên, lượng nước trao<br /> <br /> còn Bình Cang – Nha Phu là 41 ngày và 9 ngày<br /> <br /> đổi trong 1 giờ: thấp nhất: 1,35×10 m3; trung<br /> <br /> (Bảng 1). Tỷ lệ /V càng cao thì khả năng trao<br /> <br /> bình: 4,42×106m3; cao nhất: 7,32×106m3. Ở<br /> <br /> đổi nước càng tốt. Tỷ lệ này của vịnh Vũng<br /> <br /> pha triều xuống, lượng nước trao đổi trong<br /> <br /> Rô là rất thấp so với đầm Thủy Triểu - vịnh<br /> <br /> 1 giờ: thấp nhất: 2,41×10 m ; trung bình:<br /> <br /> Cam Ranh và vực nước Bình Cang - Nha Phu<br /> <br /> 7,15×10 m ; cao nhất: 10,56 ×10 m . Tuy<br /> <br /> (Bảng 1). Ở những thủy vực có sự lưu thông<br /> <br /> nhiên, kết quả đo đạc này chỉ mang tính nhất<br /> <br /> tốt, khả năng pha loãng các chất càng cao thì<br /> <br /> thời, không có tính đại diện theo mùa hay cả<br /> <br /> khả năng làm mới nước càng mạnh. Với vị trí<br /> <br /> năm như mô hình LOICZ, đồng thời không<br /> <br /> địa lý và đặc điểm khí tượng thủy văn như trên<br /> <br /> đầy đủ ý nghĩa về mặt môi trường về khả<br /> <br /> đã làm hạn chế khả năng tự làm sạch nhờ quá<br /> <br /> năng tự làm sạch của thủy vực (khoảng thời<br /> <br /> trình động lực của vịnh.<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2